Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Hai điện tín của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngày 20-21/1/1974

....
Một số tài liệu liên quan đến trận “hải chiến Hoàng Sa” được công bố trong thời gian qua cho rằng: do Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, không ứng cứu lực lượng VNCH khiến Hoàng Sa thất thủ, đồng thời ngăn cản VNCH phản công tái chiếm Hoàng Sa; hoặc do phía VNCH do tự lượng sức mình, thấy khó có thể tái chiếm Hoàng Sa nếu không có sự yểm trợ từ phía Mỹ nên đã ngưng việc phản công. Tuy nhiên, đó chỉ là những phỏng đoán chưa được kiểm chứng.
Gần đây, khi tìm kiếm các tư liệu về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi có tiếp cận hai bức điện tín do Graham Martin, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngay sau khi xảy ra biến cố Hoàng Sa. Nội dung hai điện tín này đề cập nhiều vấn đề, trong đó có nguyên nhân khiến VNCH hủy bỏ lệnh không kích tái chiếm Hoàng Sa.
* Bức điện thứ nhất do Đại sứ Martin gửi đến Nhà Trắng, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 20/1/1974.
Bức điện gồm 8 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:
- Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã gọi điện cho Đại sứ Martin vào lúc 4g15 ngày 20/1/1974 để báo tin về tình hình nghiêm trọng ở Hoàng Sa. Cuộc gọi này thực hiện theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, nhằm thông qua Đại sứ Martin để báo tin đến Tổng thống Mỹ Nixon về tình hình tại quần đảo Hoàng Sa và kế hoạch hành động của chính quyền VNCH. Theo đó hải quân Trung Quốc với sự yểm trợ của 3 chiếc Mig, đã tấn công lực lượng VNCH đang đóng giữ trên các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Hoàng Sa, đã buộc lực lượng VNCH rút lui, để lại khoảng 70 quân nhân, có khả năng bị Trung Quốc giết hoặc bắt làm tù binh.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Danh-sách những Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ Hoàng-Sa ngày cuối cùng.

(bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)
 
Tổng-số Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ cuối cùng ở Hoàng-Sa, bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974 gồm có 49 người, chia ra như sau: 
- 14 quân-nhân Hải-Quân,
- 25 quân-nhân Địa-Phương-Quân
- 1 người Mỹ tên Gerald Emile Kosh,
- 5 người thuộc Quân-Đoàn I & Công-Binh,
- 4 nhân-viên Khí-tượng.
Ngày 27-1-1974, Trung-Cộng thả 6 người là
Gerald Emile Kosh, 4 thương-binh Việt-Nam (gồm: 1 Hải-Quân, 2 Địa-Phương-Quân, 1 Công-Binh) & 1 Nhân-viên Khí-tượng 
Ngày 17 tháng 02 năm 1974, Trung-Cộng thả 43 người còn lại.
Danh-sách dưới đây là tài liệu riêng của ông Thuận Châu Phan Văn Khải, ghi nhận hồi tháng 2 năm 1974.
Sau 33 năm, nhiều chỗ đã bị mờ. Do đó, có thể tính danh của những người trong cuộc không mấy chính xác. Ông Thuận Châu mong quí vị thông cảm.
1/-Những SQ & BS Hải quân (1):
1-HQ Trung úy Lê Văn Trung
2-Trung sĩ Trịnh Vàng
3-Trung sĩ Phan Văn Bạc
4-Trung sĩ Đặng Văn Lân
5-Trung sĩ Thạch Cung
6-Trung sĩ Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ Lư Chấn Hưng

Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa (báo TN)

Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
(TNO) Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.
Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
Thủ tướng Trung Quốc Chu n Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon (giữa) trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis
Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần đảo của Việt Nam.
Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ "thời kỳ trăng mật" trong quan hệ với Trung Quốc.