Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Hai điện tín của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngày 20-21/1/1974

....
Một số tài liệu liên quan đến trận “hải chiến Hoàng Sa” được công bố trong thời gian qua cho rằng: do Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, không ứng cứu lực lượng VNCH khiến Hoàng Sa thất thủ, đồng thời ngăn cản VNCH phản công tái chiếm Hoàng Sa; hoặc do phía VNCH do tự lượng sức mình, thấy khó có thể tái chiếm Hoàng Sa nếu không có sự yểm trợ từ phía Mỹ nên đã ngưng việc phản công. Tuy nhiên, đó chỉ là những phỏng đoán chưa được kiểm chứng.
Gần đây, khi tìm kiếm các tư liệu về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi có tiếp cận hai bức điện tín do Graham Martin, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngay sau khi xảy ra biến cố Hoàng Sa. Nội dung hai điện tín này đề cập nhiều vấn đề, trong đó có nguyên nhân khiến VNCH hủy bỏ lệnh không kích tái chiếm Hoàng Sa.
* Bức điện thứ nhất do Đại sứ Martin gửi đến Nhà Trắng, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 20/1/1974.
Bức điện gồm 8 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:
- Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã gọi điện cho Đại sứ Martin vào lúc 4g15 ngày 20/1/1974 để báo tin về tình hình nghiêm trọng ở Hoàng Sa. Cuộc gọi này thực hiện theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, nhằm thông qua Đại sứ Martin để báo tin đến Tổng thống Mỹ Nixon về tình hình tại quần đảo Hoàng Sa và kế hoạch hành động của chính quyền VNCH. Theo đó hải quân Trung Quốc với sự yểm trợ của 3 chiếc Mig, đã tấn công lực lượng VNCH đang đóng giữ trên các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Hoàng Sa, đã buộc lực lượng VNCH rút lui, để lại khoảng 70 quân nhân, có khả năng bị Trung Quốc giết hoặc bắt làm tù binh.
- Do lực lượng Trung Quốc áp đảo, NÊN NÓ DƯỜNG NHƯ KHÔNG THỰC TẾ ĐỂ CỐ GẮNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẰNG PHƯƠNG THỨC QUÂN SỰ. KỂ CẢ PHẢN CÔNG BẰNG MÁY BAY (it did not seem practical to attempt to solve the problem by military means. Even counterattack by air was not feasible). Vì vậy Tổng thống Thiệu chỉ thị cho Ngoại trưởng Bắc tiến hành các bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận. Theo đó, VNCH sẽ đưa vụ việc ra Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (LHQ); thông báo với SEATO về hành động xâm lược của Trung Quốc; cân nhắc đưa vụ việc tranh chấp ra tòa án công lý quốc tế. Tuy nhiên, VNCH chưa quyết định việc này vì e ngại Trung Quốc sẽ không chấp nhận ra tòa.
- Thông báo cho các bên tham gia ký kết Hiệp định Paris (1973) rằng Hiệp định quy định tất cả các bên đều phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, và Trung Quốc là một bên tham gia ký kết Hiệp định này. Ngoại trưởng Bắc cũng kêu gọi một cuộc họp với các phái đoàn ngoại giao ở Sài Gòn về vụ việc và yêu cầu sự hỗ trợ từ chính phủ của họ.
- Đại sứ Martin hứa với Ngoại trưởng Bắc là sẽ cập nhật tình hình cho Ngoại trưởng Mỹ, bấy giờ là Henry Kissinger, và sẽ liên lạc với ông Bắc ngay khi có phản ứng chính thức từ Washington, đồng thời nói rằng nếu VNCH đưa vụ việc ra Hội đồng bảo an LHQ thì Mỹ sẽ lên tiếng nhưng cần cân nhắc đến những tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa của các đồng minh khác của Mỹ như Đài Loan và Philippines.
- Đại sứ Martin nghĩ rằng VNCH cần xem xét lại mối nghi ngờ khi đưa vấn đề ra Tòa án La Haye, kể cả khi Trung Quốc từ chối ra tòa thì việc này cũng chứng tỏ là VNCH đã chọn giải pháp hòa bình thay cho vũ lực. Điều này rõ ràng là có ích trong việc duy trì sự liên lạc sau này.
* Bức điện thứ hai do Đại sứ Martin gửi cho Tướng Brent Scowcroft, là trợ lý của Henry Kissinger trong Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ dưới trào Nixon, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 21/1/1974.
Bức điện gồm 10 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:
- Thông báo cho Brent Scowcroft biết diễn biến tình hình, để Brent Scowcroft báo cho Kissinger biết và quyết định cách tiếp cận của ông ta đối với Trung Quốc, nếu có. Martin cho rằng sự hiện diện của Tổng thống Thiệu ở Đà Nẵng tại thời điểm này đã tạo ra áp lực vô hình không cần thiết để xử lý vụ việc. Nếu như ông Thiệu có mặt ở Sài Gòn thì phía Mỹ sẽ biết được dự định của ông ấy và tham vấn cho ông Thiệu những hành động hợp lý hơn. Martin nói rằng, SÁNG NAY TÔI NGHE NÓI ÔNG THIỆU ĐÃ RA LỆNH CHO KHÔNG LỰC VNCH NÉM BOM QUÂN TRUNG QUỐC Ở HOÀNG SA. LỆNH ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC ĐÌNH CHỉ. (I heard this morning he had ordered RVN airforce to bomb Chinese forces in Paracels. That has been stopped).
- Cân nhắc việc tư vấn cho chính quyền VNCH rút đơn vị đồn trú ra khỏi đảo Nam Yết ở Trường Sa hay chờ đợi trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục xâm phạm Trường Sa.
- Khẳng định Mỹ KHÔNG THỂ THAM GIA TRỰC TIẾP TRONG CUỘC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC ĐỒNG MINH LÂU ĐỜI LÀ VNCH, ĐÀI LOAN VÀ PHILIPPINES, HOẶC GIỮA NHỮNG NƯỚC NÀY VỚI TRUNG QUỐC MÀ MỸ ĐANG HY VỌNG XÂY DỰNG MỘT MỐI QUAN HỆ NHIỀU HƠN TRONG TƯƠNG LAI (We cannot, I think, become directly involved in the disputes over sovereignty between our old allies - the RVN, the ROC, and the Philippines. Or between them and the PRC with whom we would hope to build a more forthcoming relationship).
- Sử dụng tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế (ICRC) để yêu cầu các bên trao trả tù binh và những binh lính tử trận, tốt nhất là tiến hành trước dịp Tết (Giáp Dần, 1974) và nơi thực hiện việc trao trả này là ở đảo Hải Nam hay Đại lục thì sẽ thuận tiện hơn so với việc trao trả ở đảo Hoàng Sa.
- Xác minh việc hãng tin UPI ở Sài Gòn đưa tin “có một người Mỹ là (Gerald) Kosh bị Trung Quốc bắt giữ tại trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa”, xem thử ông ta đã bị giết hay bị bắt giữ.
- Dựa vào những quan sát của phái đoàn Mỹ tại Liên hiệp quốc để khuyên Việt Nam chỉ gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Hội đồng bảo an, nhưng không thông tin cho báo chí và chắc chắn là không phải để bỏ phiếu (lên án Trung Quốc).
- Đại sứ Martin cho biết Tổng thống Thiệu muốn gửi thư cho Tổng thống Nixon yêu cầu can thiệp và lên án Trung Quốc, nhưng Martin đã tìm cách ngăn cản việc gửi lá thư này đến Nixon, mà chỉ đề nghị Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc yêu cầu chính phủ VNCH đưa sự vụ ra Tòa án quốc tế và gửi báo cáo tới SEATO. Dùng ảnh hưởng của cá nhân để kiềm chế bất cứ hành động thiếu cân nhắc nào của Tổng thống Thiệu.
- Cân nhắc để tìm cách sử dụng sự kiện đáng tiếc này theo cách tiến hành các mục tiêu tổng thể của Mỹ; tìm cách tiếp cận với Trung Quốc theo các hướng có ích. Không đề nghị Trung Quốc trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, vì Trung Quốc đã chiếm được nó và rõ ràng là không muốn trả lại. Chỉ khuyến nghị Trung Quốc trao trả cho VNCH những người tử trận và tù binh trong dịp Tết (Giáp Dần 1974); Giúp VNCH bảo vệ Trường Sa và những mỏ dầu tiềm năng ở đó…
Nhìn lại hai điện tín của Đại sứ Mỹ Graham Martin gửi về Washington, thấy rằng quan điểm của Martin trong việc giải quyết hậu quả “biến cố Hoàng Sa” là: không hỗ trợ VNCH giành lại Hoàng Sa, bỏ mặc cho Trung Quốc chiếm đóng quần đảo này; ngăn không cho chính quyền VNCH, đặc biệt là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, có những hành động có thể gây phương hại cho mối quan hệ Mỹ - Trung đang ấm dần lên; ủng hộ VNCH lựa chọn giải pháp hòa bình (ngoại giao và pháp lý) đối với vấn đề xung đột ở Hoàng Sa, mà không dùng giải pháp quân sự.
Tuy nhiên, phía Mỹ không trực tiếp yêu cầu VNCH hủy bỏ việc dùng không quân để phản công giành lại Hoàng Sa. Chính ông Nguyễn Văn Thiệu đã bỏ ý định này sau khi cân nhắc tương quan lực lượng và biết được thái độ của Mỹ đối với vấn đề Hoàng Sa. Song, Martin cũng khẳng định là sẽ giúp VNCH giữ Trường Sa trong trường hợp Trung Quốc manh động xâm phạm quần đảo này. Như vậy có thể thấy rằng Mỹ quyết định buông Hoàng Sa cho Trung Quốc nhưng với Trường Sa thì không.
T.Đ.A.S. (tóm lượt)
Nguồn: Anhson.tranduc
_________

Công điện của đại sứ Mỹ Graham Martin tại Việt Nam, gửi ông Brent Scowcroft vào lúc 9 giờ 25 ngày 21 tháng Giêng 1974. (Brent Scowcroft  là một tướng lãnh không quân hồi hưu, và vào thời điểm nhận công điện này ông là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia trong chính phủ  của tổng thống Gerald Ford)
Tài liệu tham khảo :
 [1] 
Dưới đây là bản dịch bức công điện, những chữ viết nghiêng trong ngoặc đơn, do người dịch (ông Nguyễn Đạt Thịnh) thêm vào để bạn đọc dễ hiểu hơn.
1. Có thể ông nên chuyển cho ông Henry (Kissinger)  biết những nhận xét dưới đây để ông ta quyết định về cách tiếp cận với PRC (People's Republic of China-Trung Cộng ).
2. Reftel (Reference Telegram-sở điều nghiên điện tín) cung cấp lời giải đáp cho nhiều câu hỏi được nêu lên. Đọc lại quân sử Hải Quân cũng là điều thích thú.
Cuối cùng thái độ khôn ngoan vẫn là hành động -phải làm một điều gì đó, chứ đừng ngồi chịu trận. Nhu cầu cần hành động  lại trở thành cần thiết hơn (chú thích: cần thiết cho Mỹ) vì sự có mặt của tổng thống Thiệu tại Đà Nẵng, và vì cái thế của ông ta không thể tỏ ra thụ động  trước  diễn biến được đơn giản diễn dịch là hành động xâm lăng trắng trợn.(hành động của Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa)
Nếu ông Thiệu đang ở Sài Gòn, và nếu tôi biết việc ông ta muốn làm, có thể tôi đã thuyết phục ông ta hành động hợp lý hơn. Thí dụ: SÁNG NAY TÔI NGHE NÓI ÔNG TA RA LỆNH CHO KHÔNG QUÂN VIỆT NAM  OANH TẠC LỰC LƯỢNG  TRUNG QUỐC TẠI ĐẢO HOÀNG SA. VIỆC ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC NGĂN CHẶN.

3. Vấn đề cần đặt ra là tình hình này sẽ đưa chúng ta tới đâu. Chúng ta nên khuyến cáo chính phủ Việt Nam làm gì về đồn binh  Nam Yết  của họ. Bảo họ rút quân à? Hay khuyên họ tăng cường lực lượng? Hay khuyên họ ngồi đó, chờ xem?
Tin Hải Quân báo trước việc chiến hạm (Trung Cộng) được gửi tới Nam Yết  hôm 15. Nhiều bản nghiên cứu địa chất đang được tiết lộ, cho biết có thể có một khối lượng dầu khổng lồ nằm dưới lòng biển Nam Hải; nếu không có tiềm năng dầu hoả  thì vùng biển này đã chẳng có giá trị gì.
Do đó mà cuộc tranh chấp càng gay go hơn. Tôi nghĩ chúng ta không thể trực tiếp liên can vào cuộc tranh chấp chủ quyền giữa những nước  đã từng là đồng minh của chúng ta như  Việt Nam Cộng Hoà, Đài Loan và Phi Luật Tân; hoặc giữa những nước này  với PRC (Trung Cộng) nơi chúng ta đang xây dựng một tương quan sắp tới.
Tuy nhiên, có thể chúng ta cũng không cần gây thương tổn cho bất cứ nước nào bằng cách êm thắm lui vào hậu trường -lập trường cố hữu của chúng ta vốn vẫn chống việc dùng sức mạnh để giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ;  và một lập trường cố hữu khác là nhờ ICRC (International Committee of the Red Cross-Hồng Thập Tự Quốc Tế) giúp thực hiện việc  trao đổi thương binh và tử sĩ.
4. Nếu PRC (Trung Cộng) thuận theo lời yêu cầu của Việt Nam trao trả những thương binh, tử sĩ dưới sự giám sát của ICRC, thì đây sẽ là một lợi khí cho chúng ta để đòi DRV (Democratic Republic of Vietnam -Việt Cộng) một chính sách trao đổi tù binh rộng rãi hơn, điều mà họ vẫn đắp mô gây trở ngại trong những cuộc hội đàm TPJMC (Two-Party Joint Military Commission-Uỷ Ban Quân Sự Hai Bên). Ngoài ra, nếu Trung Cộng -dưới danh nghĩa  "thương binh" mà trao trả toàn bộ tù binh như một món quà Tết, thì chúng ta lại có một lợi khí mạnh hơn để dùng với  Bắc Việt.
5. Tôi vừa nhận được bản tin FBIS (Foreign Broadcast Information Service-tin hải ngoại) của NCNA (New China News Agency-hãng thông tấn  Tân Hoa Xã), viết là, "những người phía bên kia bị bắt  trong cuộc chiến tranh tự vệ này sẽ được trả về nước vào thời điểm thuận tiện." Thời điểm đó  -đối với cả người Việt lẫn người Tầu- là ngày Tết.
Dĩ nhiên, chúng ta không biết những người bị bắt còn trên đảo Hoàng Sa hay họ đã bị đưa về đảo Hải Nam hoặc vào Trung Quốc lục địa; nếu họ còn trên đảo Hoàng Sa thì việc đưa họ trở về Việt Nam sẽ dễ hơn.
6. Chuyện về anh Kosh hơi phức tạp, vì hãng thông tấn UPI Sài Gòn biết chuyện này qua nguồn tin Việt Nam, họ chỉ biết anh là "một người Mỹ làm việc tại đài khí tượng Hoàng Sa, và coi như đã bị Trung Cộng bắt." Chỉ tóm tắt có ngần đó; họ không biết đến cả tên anh Kosh và không biết Kosh là một nhân viên dân sự của DAO (Defense Attache Office-Văn Phòng Tuỳ Viên Quân Sự).  UPI có hỏi ý chúng tôi, và chúng tôi không yêu cầu họ bỏ hay khoan phổ biến tin về Kosh, nhưng chỉ nói là nếu họ hoãn được 24 tiếng đồng hồ thì việc trả tự do cho Kosh sẽ dễ dàng hơn. Văn  phòng UPI Sài Gòn, chuyển lời yêu cầu này cho Bill Landry,  người đặc trách tin quốc ngoại tại văn phòng UPI Nữu Ước. Không biết anh này quyết định như thế nào.
7. Về mặt ngoại giao, chúng tôi dựa vào USUN (US Mission to the UN-Phái Đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc) để khuyến cáo chính phủ Việt Nam chỉ nên đơn giản khiếu nại với Hội Đồng Bảo An  Liên Hiệp Quốc, nhưng đừng đòi hỏi điều trần và cũng đừng đòi biểu quyết. Thiệu muốn gửi thư cho tổng thống Nixon yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp và lên án Trung Cộng.
Tôi đã bảo  ông Thiệu đừng gửi  lá thư đó, vì thư ông viết  sẽ bị trả lời không thuận lợi, tôi còn cho ổng biết  chính bản thân tôi, tôi cũng sẽ khuyến cáo Nixon trả lời từ khước. Chúng tôi còn khuyến cáo ngoại trưởng (Vương Văn) Bắc là chính phủ Việt Nam nên đưa vấn đề ra trước Toà Án Quốc Tế, và  đặt nhẹ vấn đề tại SEATO  (Southeast Asia Treaty Organization-Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á).
8.  Có thể tình hình này đem lại nhiều điều tốt. Chắc chắn tôi có thể gây ảnh hưởng mạnh hơn trong việc ngăn cản Thiệu không hành động thiếu cân nhắc, và cởi mở hơn với Lê Đức Thọ  trong việc trao đổi tù binh, và việc chính phủ Việt Nam  đề nghị  hạ thấp cường độ chiến tranh, bằng cách  giảm bớt  việc sử dụng súng cối, hoả tiễn, mìn, và mọi hình thức sát hại thường dân vô tội. Và, trên tất cả mọi việc,  việc thắt chặt hệ thống  chỉ huy và kiểm soát quân sự, rồi  nới rộng quyền cho Khiêm  phối hợp nội các dân sự là cần thiết hơn cả.
9. Cần nhắc lại, chúng ta phải tìm cách lợi dụng việc vừa xẩy ra (chú thích: lợi dụng việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa), dù việc đó đáng tiếc; lợi dụng bằng cách tiến xa hơn trong những  mục tiêu chung của Hoa Kỳ. Không tha thiết và rất vô tư, tôi tin tưởng là chúng ta nên âm thầm đến với Trung Cộng theo lộ trình tôi đề nghị. Tôi không đề nghị việc Hoa Kỳ đòi trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Trung Cộng đã  chiếm được, chắc chắn họ sẽ không trả lại.
Chúng ta chỉ yêu cầu họ đáp ứng lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam -hoàn trả cả thương binh lẫn tử sĩ lại cho Việt Nam, và thêm vào nữa, Trung Cộng có thể nhân ngày Tết thực hiện cuộc trao trả đó. Tôi nghĩ PRC (Trung Cộng) sẽ hiểu ngầm được  là chúng ta thầm lặng chấp nhận việc họ chiếm  Hoàng Sa  như một  "việc đã rồi."
Hành động như vậy, chúng ta có thể giữ lại Trường Sa , và khối lượng dầu hoả quanh quần đảo này cho chính phủ Việt Nam.
Tôi tin là chính phủ Việt Nam sẽ  thất bại  trước cuộc hành quân mà  Trung Cộng  đã  chuẩn bị kỹ lưỡng.
10. Nhìn kỹ lại, tôi thấy chúng ta sẽ thực sự hưởng thụ cùng với  Trung Cộng (chú thích: cùng nhau hưởng thụ trong việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa !), trong lúc chúng ta vẫn có vẻ giúp Việt Nam thực hiện hành động hợp lý duy nhất là khiếu nại. Và, nhìn từ khoảng cách  này, tôi không thấy một nguy hiểm nào có thể xẩy ra vì chúng ta hành động như tôi đề nghị.
Toàn văn điện tín mật của Đại sứ Maritin như sau theo tài liệu giải mật lưu trữ ở thư viện Tổng Thống Gerald R. Ford :
[Source: 417, SECRET, DECLASSIFIED, E.O. 12356, Sec. 3.4, MR 94-86, $26, 8/9/94. By NARA, Date 8/19/94. Photocopy from Gerald R. Ford Library]
 “210925Z JANUARY 1974 VIA MARTIN CHANNEL
SAIGON 0587 IMMEDIATE
JANUARY 21, 1974
TO GENERAL BRENT SCOWCROFT
FROM: AMBASSADOR GRAHAM MARTIN
REFS: A) WH 40327; B) SAIGON 924
1. You may wish to bring these further observations to Henry’s attention before he decides on the nature of his approach, if any, to the PRC.
2. Reftel provides answers to questions posed. The Naval Log is interesting to review. Characteristic caution which was countered in the end by compulsion not just to sit there and take it but to do something. This compulsion reinforced by President Thieu’s physical presence in Danang and consequent intangible pressure from necessity not to appear passive faced with what was too easily summarized as clear aggression. Had he been here in Saigon, and had we known about what he was contemplating, we could have probably talked him into more reasonable course of action. For example, I HEARD THIS MORNING HE HAD ORDERED RVNAF TO BOMB CHINESE FORCES IN PARACELS. THAT HAS BEEN STOPPED.
3. Question is where we go from here. What. for example, do we advise GVN to do about their garrison at Namyit Island in the Spratleys. Withdraw it? Reinforce it? Or sit and wait? Naval Log shows despatch of ship to Namyit on 15th. According to preliminary seismological reports beginning to leak, there is probably enormous quantities of oil under the South China Sea in the vicinity of these otherwise worthless bits of real estate.
Therefore, the stakes are pretty high. We cannot, I think, become directly involved in the disputes over sovereignty between our old allies – the RVN, the ROC, and the Philippines. Or between them and the PRC with whom we would hope to build a more forthcoming relationship. However, it would not seem that we would necessarily jeopardize any of them by reiterating quietly and behind the scenes, our traditional position opposing use of force to settle territorial disputes, and such equally traditional positions as the use of the ICRC to facilitate immediate return of dead and wounded.
4. Indeed, if the PRC were to accede to the GVN request to return the dead and wounded under ICRC auspices, it would be a rather large stick to use to push the DRV into a more forthcoming attitude on the current “prisoner exchange” issue which they are stalling now in the TPJMC discussions. If, in addition, the PRC would use the rubric of “wounded” to return all the prisoners as a Tet gesture, it would be an even greater weapon to use on the DRV.
5. I have just been handed FBIS transcript of Peking NCNA Domestic Chinese 210112Z which says, inter alia “persons captured from the other side in this war of self-defense will be repatriated at an appropriate time.” In both Chinese and Vietnamese context there could be no more appropriate time than Tet. Of course, we do not know if the captured are still on Pattle Island or have been removed to Hainan or to the Mainland. It would, of course, be much easier to repatriate them from Pattle Island.
6. Question of Kosh further complicated by fact that UPI Saigon has story from Vietnamese sources that “American with meteorlogical station on Pattle Island now presumably captured by Chinese.”
This is all they have. They do not have his name or fact that he is DAO civilian employee. When queried we did not ask they kill or hold story but observed if it not carried for 24 hours, it might greatly facilitate release. UPI Bureau Saigon is so recommending to Bill Landry, Foreign Editor, UPI, in New York. What he will decide we do not know.
7. On the diplomatic front we have based on observations of USUN, advised GVN to simply file complaint with Security Council but not to press for hearing and certainly not for vote. Thieu wishes despatch letter to President Nixon requesting intervention and condemnation of PRC. We have strongly advised no such letter be sent, since there could be only negative reply, adding that I would myself recommend such a negative reply, We have recommended to Foreign Minister Bac that the GVN take its case to the International Court, and to play any report to SEATO very low key,
8. Out of all this may come a great deal of good. Certainly I shall be able to exert a greater influence in both restraining Thieu from any further ill-considered actions and also in being more forthcoming to meet any give, if any, in Le Duc Tho’s intransigence on prisoner exchange and the GVN proposal on the lowering the intensity of violence by refraining from use of mortars, rockets, and mines and other mass killers of innocent civilians. And, above all, on tightening up both his military command and control apparatus and give Khiem more power to coordinate the civilian ministries.
9. On balance, we should be looking for ways to use this incident, regrettable as it is, in ways which advance our overall objectives. Dispassionately and objectively I still believe low key approach to Chinese along lines I suggested might be useful. I do not suggest we insist they give the Paracels back to the GVN. They have them, and obviously they are not going to return them. Our recommendations that they accede to GVN request for return of dead and wounded and, further, that they may wish to use Tet to generously return all the prisoners are really, and I think would be perceived by the PRC to be, a tacit acceptance of their “fait accompli”. It just might, also, save the Spratleys and the possible oil under them for the GVN. It is just not credible to me that this incident is not one where the GVN stumbled into a PRC operation already well under way.
10. On balance, it seems to me that we would really gain with the PRC and at the same time appear to have done the only thing it makes sense for us to do for the GVN out of all that they have and will request. And, looking at it from this distance, there seems little, if any, danger that could possibly accrue to us from taking this initiative.
Trích từ nguồn: Chinhnghia

1 nhận xét:

  1. Không có mối quan hệ đồng mình nào là vĩnh cửu, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi trường tồn. Mỹ luôn hành động trong mọi vấn đề theo cách nhằm tối ưu hóa lợi ích của Mỹ chứ không phải vì lợi ích của bất cứ đồng mính nào. Những kẻ ảo tưởng tin vào Mỹ để đặt toàn bộ sứ mệnh dân tộc mình vào tay Mỹ, mà không biết cách tạo ra sức mạnh của riêng mình, bằng thực lực của mình và từ đó đưa ra những đối sách thích hợp, thì những kẻ sớm muộn sẽ đưa đất nước của họ đi đến thất bại thảm hại

    Trả lờiXóa