Nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa
Nơi lưu trử tư liệu từ những mảnh ghép cuộc chiến nhằm tìm hiểu những ngày tháng đó thực sự đã diễn ra thế nào và vì sao VNCH để mất trọn Hoàng Sa về tay Trung Quốc xâm lược.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017
Hai điện tín của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngày 20-21/1/1974
....
Một số tài liệu liên quan đến trận “hải chiến Hoàng Sa” được công bố trong thời gian qua cho rằng: do Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, không ứng cứu lực lượng VNCH khiến Hoàng Sa thất thủ, đồng thời ngăn cản VNCH phản công tái chiếm Hoàng Sa; hoặc do phía VNCH do tự lượng sức mình, thấy khó có thể tái chiếm Hoàng Sa nếu không có sự yểm trợ từ phía Mỹ nên đã ngưng việc phản công. Tuy nhiên, đó chỉ là những phỏng đoán chưa được kiểm chứng.
Gần đây, khi tìm kiếm các tư liệu về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi có tiếp cận hai bức điện tín do Graham Martin, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngay sau khi xảy ra biến cố Hoàng Sa. Nội dung hai điện tín này đề cập nhiều vấn đề, trong đó có nguyên nhân khiến VNCH hủy bỏ lệnh không kích tái chiếm Hoàng Sa.
* Bức điện thứ nhất do Đại sứ Martin gửi đến Nhà Trắng, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 20/1/1974.
Bức điện gồm 8 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:
- Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã gọi điện cho Đại sứ Martin vào lúc 4g15 ngày 20/1/1974 để báo tin về tình hình nghiêm trọng ở Hoàng Sa. Cuộc gọi này thực hiện theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, nhằm thông qua Đại sứ Martin để báo tin đến Tổng thống Mỹ Nixon về tình hình tại quần đảo Hoàng Sa và kế hoạch hành động của chính quyền VNCH. Theo đó hải quân Trung Quốc với sự yểm trợ của 3 chiếc Mig, đã tấn công lực lượng VNCH đang đóng giữ trên các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Hoàng Sa, đã buộc lực lượng VNCH rút lui, để lại khoảng 70 quân nhân, có khả năng bị Trung Quốc giết hoặc bắt làm tù binh.
Một số tài liệu liên quan đến trận “hải chiến Hoàng Sa” được công bố trong thời gian qua cho rằng: do Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, không ứng cứu lực lượng VNCH khiến Hoàng Sa thất thủ, đồng thời ngăn cản VNCH phản công tái chiếm Hoàng Sa; hoặc do phía VNCH do tự lượng sức mình, thấy khó có thể tái chiếm Hoàng Sa nếu không có sự yểm trợ từ phía Mỹ nên đã ngưng việc phản công. Tuy nhiên, đó chỉ là những phỏng đoán chưa được kiểm chứng.
Gần đây, khi tìm kiếm các tư liệu về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi có tiếp cận hai bức điện tín do Graham Martin, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngay sau khi xảy ra biến cố Hoàng Sa. Nội dung hai điện tín này đề cập nhiều vấn đề, trong đó có nguyên nhân khiến VNCH hủy bỏ lệnh không kích tái chiếm Hoàng Sa.
* Bức điện thứ nhất do Đại sứ Martin gửi đến Nhà Trắng, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 20/1/1974.
Bức điện gồm 8 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:
- Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã gọi điện cho Đại sứ Martin vào lúc 4g15 ngày 20/1/1974 để báo tin về tình hình nghiêm trọng ở Hoàng Sa. Cuộc gọi này thực hiện theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, nhằm thông qua Đại sứ Martin để báo tin đến Tổng thống Mỹ Nixon về tình hình tại quần đảo Hoàng Sa và kế hoạch hành động của chính quyền VNCH. Theo đó hải quân Trung Quốc với sự yểm trợ của 3 chiếc Mig, đã tấn công lực lượng VNCH đang đóng giữ trên các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Hoàng Sa, đã buộc lực lượng VNCH rút lui, để lại khoảng 70 quân nhân, có khả năng bị Trung Quốc giết hoặc bắt làm tù binh.
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017
Danh-sách những Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ Hoàng-Sa ngày cuối cùng.
(bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)
Tổng-số Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ cuối cùng ở Hoàng-Sa, bị
Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974 gồm có 49 người, chia ra như sau:
- 14 quân-nhân
Hải-Quân,
- 25 quân-nhân
Địa-Phương-Quân
- 1
người Mỹ tên
Gerald Emile Kosh,
- 5 người
thuộc
Quân-Đoàn I & Công-Binh,
- 4 nhân-viên
Khí-tượng.
Ngày 27-1-1974, Trung-Cộng thả 6 người là
Gerald Emile Kosh, 4 thương-binh Việt-Nam (gồm: 1 Hải-Quân, 2 Địa-Phương-Quân, 1
Công-Binh) & 1 Nhân-viên
Khí-tượng
Ngày 17 tháng 02 năm 1974, Trung-Cộng thả 43 người còn lại.
Danh-sách dưới đây là
tài liệu riêng của ông Thuận Châu Phan Văn Khải, ghi nhận hồi tháng 2 năm
1974.
Sau 33 năm, nhiều chỗ đã bị mờ. Do đó, có thể tính danh của những
người trong cuộc không mấy chính xác. Ông Thuận Châu mong quí vị thông cảm.
1/-Những
SQ & BS Hải quân (1):
1-HQ Trung úy Lê Văn Trung
2-Trung sĩ Trịnh Vàng
3-Trung sĩ Phan Văn Bạc
4-Trung sĩ Đặng Văn Lân
5-Trung sĩ Thạch Cung
6-Trung sĩ Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ Lư Chấn Hưng
1-HQ Trung úy Lê Văn Trung
2-Trung sĩ Trịnh Vàng
3-Trung sĩ Phan Văn Bạc
4-Trung sĩ Đặng Văn Lân
5-Trung sĩ Thạch Cung
6-Trung sĩ Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ Lư Chấn Hưng
Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa (báo TN)
Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc
Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả
lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa
hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc
chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần
đảo của Việt Nam.
Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ "thời kỳ trăng mật" trong quan hệ với Trung Quốc.
(TNO) Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.
Thủ tướng Trung Quốc Chu n Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon (giữa) trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis |
Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ "thời kỳ trăng mật" trong quan hệ với Trung Quốc.
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Toshi Yoshihara: Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College
Trần H Sa lược dịch
(Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho nên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), và nêu ý kiến cá nhân trong phần ghi chú ở cuối bài; ngoài ra các ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .)
Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College
Trần H Sa lược dịch
(Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập". Cho nên, người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), và nêu ý kiến cá nhân trong phần ghi chú ở cuối bài; ngoài ra các ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .)
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á
Hải chiến Hoàng Sa trong sách 'South China Sea: the struggle for power in Asia'
Song Phan
17 Tháng 1 lúc 10:47 ·
Vào những ngày này cách đây 42 năm, hải quân miền Nam đã cố tìm cách chặn lại cuộc xâm của hải quân Tàu đối với các đảo ở cụm phía Tây quần đảo Hoàng Sa và dẫn đến trận hải chiến ngày 17/1/1974 với kết quả là Tàu nắm quyền toàn bộ quần đảo này cho tới nay. Xin trích lại phần nói về trận chiến này trong chương 3 cuốn 'Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á' (South China Sea: the struggle for power in Asia) của Bill Hayton mà tôi đã giới thiệu (https://drive.google.com/…/0B_lidFOs3N1XQXlsbDVCYk5hc…/view…):
"....Hiện nay chúng ta biết rằng chiến dịch [Hoàng Sa – ND] đã được lên kế hoạch trong một thời gian trước đó. Lịch sử chính thức của Hải quân Trung Quốc xuất bản tại Bắc Kinh vào năm 1987 cho chúng ta biết rằng lệnh được đến từ nơi chóp bu nhất: nó đã được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đưa ra vào năm 1973. Người được họ giao trách nhiệm là Đặng Tiểu Bình, về sau là lãnh đạo ‘trên thực tế’ của đất nước này nhưng vào thời điểm đó, chỉ vừa mới được gọi về lại thủ đô sau 6 năm sống trong ô nhục chính trị. Việc chuẩn bị đã được giữ bí mật rất cao nhưng theo một tài liệu quân sự Mĩ giải mật sau này do Gerald Kosh viết đã cho chúng ta biết rằng quân đội Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện cho một loại chiến dịch nào đó vào khoảng tháng 9 năm 1973. Một nguồn của Tình báo Mĩ ở cảng Bắc Hải của Trung Quốc đã báo cáo về việc thắt chặt an ninh ở đây quanh thời gian này - mặc dù liên kết với những gì đã xảy ra về sau sẽ chỉ được thực hiện sau này. Từ giữa tháng 12 trở đi, mỗi ngày người ta đều thấy hàng trăm lính đặc nhiệm Trung Quốc rời cảng trên 6 tàu đánh cá và trở về vào mỗi tối. Điều này tiếp diễn trong khoảng 10 ngày. Họ đã sẵn sàng cho hành động vào đầu tháng 1.[22]
Khi người Việt chuẩn bị Tết, tin về nhiều tàu lạ xuất hiện quanh Quần đảo Hoàng Sa truyền tới Sài Gòn. Một tàu Hải quân Việt Nam được phái đi để tìm xem chuyện gì đang xảy ra. Ngày Thứ Hai, 14 tháng 1 những lo ngại của chỉ huy cao cấp đã được khẳng định. Hai tàu đánh cá của Trung Quốc bỏ neo cách đảo Hữu Nhật (Robert Island) 300 mét. Đột nhiên, hải quân phải tăng tốc, họ đã quen với việc yểm trợ các cuộc hành quân trên đất liền hoặc tuần tra các tuyến đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long, bây giờ phải đối mặt với khả năng đánh nhau trên biển. Đồng thời các chỉ huy không thể loại trừ khả năng là hoạt động này của Trung Quốc chỉ dùng để phân tâm giúp lực lượng cộng sản thực hiện một bước đột phá trên đất liền.
Song Phan
17 Tháng 1 lúc 10:47 ·
Vào những ngày này cách đây 42 năm, hải quân miền Nam đã cố tìm cách chặn lại cuộc xâm của hải quân Tàu đối với các đảo ở cụm phía Tây quần đảo Hoàng Sa và dẫn đến trận hải chiến ngày 17/1/1974 với kết quả là Tàu nắm quyền toàn bộ quần đảo này cho tới nay. Xin trích lại phần nói về trận chiến này trong chương 3 cuốn 'Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á' (South China Sea: the struggle for power in Asia) của Bill Hayton mà tôi đã giới thiệu (https://drive.google.com/…/0B_lidFOs3N1XQXlsbDVCYk5hc…/view…):
"....Hiện nay chúng ta biết rằng chiến dịch [Hoàng Sa – ND] đã được lên kế hoạch trong một thời gian trước đó. Lịch sử chính thức của Hải quân Trung Quốc xuất bản tại Bắc Kinh vào năm 1987 cho chúng ta biết rằng lệnh được đến từ nơi chóp bu nhất: nó đã được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đưa ra vào năm 1973. Người được họ giao trách nhiệm là Đặng Tiểu Bình, về sau là lãnh đạo ‘trên thực tế’ của đất nước này nhưng vào thời điểm đó, chỉ vừa mới được gọi về lại thủ đô sau 6 năm sống trong ô nhục chính trị. Việc chuẩn bị đã được giữ bí mật rất cao nhưng theo một tài liệu quân sự Mĩ giải mật sau này do Gerald Kosh viết đã cho chúng ta biết rằng quân đội Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện cho một loại chiến dịch nào đó vào khoảng tháng 9 năm 1973. Một nguồn của Tình báo Mĩ ở cảng Bắc Hải của Trung Quốc đã báo cáo về việc thắt chặt an ninh ở đây quanh thời gian này - mặc dù liên kết với những gì đã xảy ra về sau sẽ chỉ được thực hiện sau này. Từ giữa tháng 12 trở đi, mỗi ngày người ta đều thấy hàng trăm lính đặc nhiệm Trung Quốc rời cảng trên 6 tàu đánh cá và trở về vào mỗi tối. Điều này tiếp diễn trong khoảng 10 ngày. Họ đã sẵn sàng cho hành động vào đầu tháng 1.[22]
Khi người Việt chuẩn bị Tết, tin về nhiều tàu lạ xuất hiện quanh Quần đảo Hoàng Sa truyền tới Sài Gòn. Một tàu Hải quân Việt Nam được phái đi để tìm xem chuyện gì đang xảy ra. Ngày Thứ Hai, 14 tháng 1 những lo ngại của chỉ huy cao cấp đã được khẳng định. Hai tàu đánh cá của Trung Quốc bỏ neo cách đảo Hữu Nhật (Robert Island) 300 mét. Đột nhiên, hải quân phải tăng tốc, họ đã quen với việc yểm trợ các cuộc hành quân trên đất liền hoặc tuần tra các tuyến đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long, bây giờ phải đối mặt với khả năng đánh nhau trên biển. Đồng thời các chỉ huy không thể loại trừ khả năng là hoạt động này của Trung Quốc chỉ dùng để phân tâm giúp lực lượng cộng sản thực hiện một bước đột phá trên đất liền.
Mỹ đang thách thức yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở QĐ Hoàng Sa
FB Song Phan
30-1-2016
Ngày 30/1/2016 nhiều báo (chẳng hạn như CNN: Hải quân Mỹ phái tàu chạy gần đảo tranh chấp ở Biển Đông – Xem bản dịch cuối bài) cho biết, Mỹ đã cho tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burke chạy trong vòng 12 hải lí đảo Tri Tôn. Bộ Quốc Phòng cho biết, hoạt động này của Mỹ là để thách thức các yêu sách quá đáng của các nước có yêu sách ở đây.
Theo những gì tôi biết, tới giờ thì chỉ có TQ yêu sách quá đáng (vẽ đường cơ sở cho cả quần đảo mà theo UNCLOS chỉ nước quần đảo như Philippines hay Indonesia… mới có thể làm việc này, trên cở sở đó yêu sách lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ dưa theo đường cơ sở đó) và đảo Tri Tôn có nhiều khả năng là một đảo đá (tức có thể có lãnh hải 12 hải lý, không có EEZ…). Do đó, nếu Mỹ theo đúng lập trường, không đứng bên nào về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và tôn trọng UNCLOS thì khi chạy vào khu vực 12 hải lý của Tri Tôn, phải theo chế độ ‘đi qua vô hại’ (tắt radar, không cho trực thăng bay lên…).
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng cho biết là không báo cho các nước liên quan biết về hoạt động này. Điều đó có nghĩa là họ cũng thách thức quy định phải ‘báo trước’ (trái với UNCLOS) của Tàu.
Để mọi người dễ theo dõi, xin post lên bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa, có vẽ luôn đường cơ sở quần đảo HS (theo quy định của Tàu) và lãnh hãi 12 hải lý tính từ đường cơ sở này. Tôi cũng vẽ thêm lãnh hải của Tri Tôn.
Nếu Mĩ chơi ‘ngon’ như báo chí nói (thách thức yêu sách quá đáng của Trung Quốc) thì cho tàu chạy theo đường đỏ (như tôi vẽ trên bản đồ) đến đoan AB (thuộc lãnh hải của Tri Tôn) thì chuyển sang chế độ đi qua vô hại, hoặc chay theo một lô trình tương tự vậy. Khi đó Mỹ vừa thách thức yêu sách quá đáng của Tàu vừa thách thức quy định phải báo trước.
Lưu ý, đường đỏ chỉ là lộ trình giả định do tôi vẽ để minh hoạ thôi chứ chưa biết tàu Mỹ thực tế chạy theo đường nào.
* Tôi có chỉnh bản đồ lại một tí và xin giải thích thêm:
– Chạy trong đoạn CA hay BD là thách thức lãnh hải quá đáng (tính từ đường cơ sở không hợp lệ).
– Chạy trong đoạn AE, tức trong nội hải (phần bên trong đường cơ sở [không hợp pháp]) nên dù theo chế độ gì cũng là thách thức nội hải bất hợp pháp (nội hải có tính chất như lãnh thổ đất liền).
– Chay trong đoạn EB chỉ thách thức đòi hỏi ‘báo trước’ và phải chạy ở chế độ ‘đi qua vô hại’ nếu tôn trọng UNCLOS.
Ngày 30/1/2016 nhiều báo (chẳng hạn như CNN: Hải quân Mỹ phái tàu chạy gần đảo tranh chấp ở Biển Đông – Xem bản dịch cuối bài) cho biết, Mỹ đã cho tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burke chạy trong vòng 12 hải lí đảo Tri Tôn. Bộ Quốc Phòng cho biết, hoạt động này của Mỹ là để thách thức các yêu sách quá đáng của các nước có yêu sách ở đây.
Theo những gì tôi biết, tới giờ thì chỉ có TQ yêu sách quá đáng (vẽ đường cơ sở cho cả quần đảo mà theo UNCLOS chỉ nước quần đảo như Philippines hay Indonesia… mới có thể làm việc này, trên cở sở đó yêu sách lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ dưa theo đường cơ sở đó) và đảo Tri Tôn có nhiều khả năng là một đảo đá (tức có thể có lãnh hải 12 hải lý, không có EEZ…). Do đó, nếu Mỹ theo đúng lập trường, không đứng bên nào về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và tôn trọng UNCLOS thì khi chạy vào khu vực 12 hải lý của Tri Tôn, phải theo chế độ ‘đi qua vô hại’ (tắt radar, không cho trực thăng bay lên…).
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng cho biết là không báo cho các nước liên quan biết về hoạt động này. Điều đó có nghĩa là họ cũng thách thức quy định phải ‘báo trước’ (trái với UNCLOS) của Tàu.
Để mọi người dễ theo dõi, xin post lên bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa, có vẽ luôn đường cơ sở quần đảo HS (theo quy định của Tàu) và lãnh hãi 12 hải lý tính từ đường cơ sở này. Tôi cũng vẽ thêm lãnh hải của Tri Tôn.
Nếu Mĩ chơi ‘ngon’ như báo chí nói (thách thức yêu sách quá đáng của Trung Quốc) thì cho tàu chạy theo đường đỏ (như tôi vẽ trên bản đồ) đến đoan AB (thuộc lãnh hải của Tri Tôn) thì chuyển sang chế độ đi qua vô hại, hoặc chay theo một lô trình tương tự vậy. Khi đó Mỹ vừa thách thức yêu sách quá đáng của Tàu vừa thách thức quy định phải báo trước.
Lưu ý, đường đỏ chỉ là lộ trình giả định do tôi vẽ để minh hoạ thôi chứ chưa biết tàu Mỹ thực tế chạy theo đường nào.
* Tôi có chỉnh bản đồ lại một tí và xin giải thích thêm:
– Chạy trong đoạn CA hay BD là thách thức lãnh hải quá đáng (tính từ đường cơ sở không hợp lệ).
– Chạy trong đoạn AE, tức trong nội hải (phần bên trong đường cơ sở [không hợp pháp]) nên dù theo chế độ gì cũng là thách thức nội hải bất hợp pháp (nội hải có tính chất như lãnh thổ đất liền).
– Chay trong đoạn EB chỉ thách thức đòi hỏi ‘báo trước’ và phải chạy ở chế độ ‘đi qua vô hại’ nếu tôn trọng UNCLOS.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)