Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

1974, VNCH có thể giữ được Hoàng Sa?

Nhớ lại và suy ngẫm về vụ Hải Chiến Hoàng Sa (1974)



Đặt vấn đề
trích vài đánh giá ngược chiều



Bill Hayton trận hải chiến Hoàng Sa không phải là màu hồng.
Ông kết luận “Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa”
Thiếu Tá Hải Quân Trần Trọng Ngà (Khóa 12 SQ/HQNT) làm Trưởng Ban Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Mặc dù HQVNCH mất một chiến hạm và 74 quân nhân đã hy sinh nhưng chính sự hy sinh sinh mạng và hao tốn chiến cụ này đã là một chứng cớ cụ thể xác quyết quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và người Việt đã đổ máu để bảo vệ.
Đây là một bằng chứng thực tế không thể hiểu sai, bên cạnh các bằng chứng về lịch sử và địa lý, để xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam mà Trung Cộng đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Trong ý nghĩa đó, trận hải chiến Hoàng Sa là một chiến tích quan trọng của dân tộc Việt.



Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội VNCH an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc).





M

Trần Bình Nam - Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa”

Cuốn Hải Chiến Hoàng Sa do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa soạn thảo. Ủy ban được gọi tắt là Ủy Ban Hoàng Sa (UBHS) và do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử bảo trợ thành lập. UBHS ra đời năm 2004 và cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là kết quả của 6 năm làm việc không ngừng của UBHS do cựu Hải Quân Thiếu Tá Trần Trọng Ngà làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân.

Trận hải chiến Hoàng Sa giữ gìn bờ cõi giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) và Hải quân Trung quốc (HQ/TQ) ngày 19/1/1974 là trận hải chiến đầu tiên với vũ khí hiện đại trong lịch sử Việt Nam không kể những trận hải chiến bằng tàu thuyền gỗ giữa các đội thủy quân Việt Nam với Chiêm Thành và Trung quốc trong những thế kỷ trước.

Trận hải chiến Hoàng Sa đã làm mất nhiều giấy mực. Nhưng trong xúc động và xáo trộn của biến cố 30/4/1975 liền sau đó các sự việc của trận đánh (như nguyên nhân, diễn tiến, kết thúc, thắng bại, hoạt động ngoại giao…) chưa được phân tích đầy đủ. Các tài liệu được viết đã khác nhau ở rất nhiều điểm then chốt, ngay cả sự kể lại diễn tiến trận đánh của các sĩ quan chỉ huy trận đánh, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc và 3 vị hạm trưởng tham dự trận chiến còn sống sót. Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San chỉ huy chiến hạm HQ 4, Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy chiến hạm HQ 5, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ 16. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà chỉ huy chiến hạm HQ 10 đã tử trận khi lâm chiến.

Ngày 30/4/1975 khi đoàn tàu HQ/VNCH rời khỏi nước không ai mang theo các tài liệu liên quan đến trận hải chiến, trong đó có một tài liệu quan trọng là Bản Tường Trình của Ủy Ban điều tra về trận đánh của Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ). Nếu có tài liệu này sự tranh cãi giữa các nhân vật liên hệ có thể đã không diễn ra hay ít nhất cũng giới hạn được rất nhiều các điểm cần tranh cãi.

Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc. Nhưng một số hạm trưởng trong hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa của ông nhìn diễn tiến cuộc chiến qua lăng kính của chiến hạm họ chỉ huy đã nêu ra nhiều điểm khác biệt. Và trong nội bộ HQ/VNCH đã có những cái nhìn rất khác nhau ngoài mẫu số chung là HQ/VNCH đã giao chiến với HQ/TQ khi Trung quốc muốn chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sự khác biệt nhau rất rộng ngay cả sự đánh giá thắng hay bại.

Thậm chí khi Hội Bạch Đằng ở San Jose tự sưu tầm tài liệu và nhân chứng thực hiện một DVD ngắn nói về trận hải chiến Hoàng Sa được vị cựu Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn và nhiều sĩ quan HQ/VNCH khác xem là tương đối gần sự thật nhất cũng đã gặp phải sự “phiền hà” gay gắt của một trong 3 hạm trưởng còn sống sót khi DVD nói một trong 4 chiến hạm tham chiến đã gặp trở ngại tác xạ sau phát súng đại bác đầu tiên.

Có lẽ đó là lý do UBHS ra đời với mục đích nghiên cứu để viết một tài liệu lịch sử thật chính xác về cuộc hải chiến Hoàng Sa. Thiếu Tá Trần Trọng Ngà trưởng ban, và Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí, ủy viên UBHS tâm sự rằng để đạt mục đích này UBHS đã phải cố gắng hết mình gạt bỏ ra ngòai mục tiêu tuyên truyền và các xúc động cá nhân.

Thiện chí của UBHS thể hiện trong cách sắp xếp công việc của Ủy Ban không theo thủ tục thường lệ là sĩ quan thâm niên nhất làm trưởng ban. Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí khóa 10 SQHQ Nha Trang là một người nghiên cứu về “Tranh Chấp Biển Đông" với Web www.tranhchapbiendong.com của ông làm ủy viên,

và Thiếu Tá Trần Trọng Ngà khóa 12 SQHQ Nha Trang làm Trưởng Ban (đúng ra phải gọi là Chủ tịch Ủy Ban). Ông Trần Trọng Ngà được biết nhiều ở hải ngoại qua biệt danh Trần Quốc Bảo, một trong những sáng lập viên và hiện là chủ tịch Tổ chức Phục Hưng Việt Nam (thành lập năm 1978), và cũng là Trưởng ban Điều hành Phong Trào Sài Gòn, đoàn thể đã thực hiện phim "Sự thật về Hồ Chí Minh".

Trận đánh diễn ra cách đây 36 năm nên chưa đủ dài để có một lịch sử thật chính xác. Thí dụ các tài liệu mật về phía Trung quốc (Trung quốc có tiết lộ một số chi tiết với mục đích tuyên truyền). Và những sự việc quan trọng như ông Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói gì với Thủ tướng Chu An Lai khi hai người gặp nhau tại Bắc Kinh cuối năm 1973 bàn về quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.

UBHS đã dùng một số tài liệu Trung quốc công bố sau khi gạn lọc.

Nhưng về quan hệ Mỹ-Trung - có lẽ UBHS cho là một vấn đề tế nhị và chưa có bằng chứng xác thực - đã không nghiên cứu kỹ hơn, mặc dù đã có những bài viết nghiêm chỉnh đăng trên tờ Đi Tới ở Canada (1) và nhiều báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ bàn về vấn đề này (2)

Tài liệu về phía HQ/VNCH cũng thiếu sót nhiều. Vị sĩ quan hải quân Chủ tịch Ủy Ban điều tra hiện ở Hoa Kỳ cũng cho biết không còn nhớ được bao nhiêu vì thời gian. Riêng tài liệu về phía Hoa Kỳ chỉ có một bản tường trình công khai của ông cựu đại úy Gerald Kosh khi theo đoàn tàu HQ/VN ra Hoàng Sa và bị bắt trên đảo. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ còn cất giữ nhiều tài liệu về vụ Hoàng Sa. UBHS có thể dùng luật “Information Act” của Hoa Kỳ để xin giải mật những tài liệu này nhưng UBHS không đủ thời gian và phương tiện.

Cuộc phỏng vấn các sĩ quan hải quân cao cấp VNCH liên hệ còn sống tại hải ngoại trong đó có vị TL/HQ năm nay đã hơn 90 tuổi và phó Đề Đốc Tư lệnh Vùng I Duyên Hải lúc đó thì nói chung vì tuổi tác và thời gian cũng không ăn khớp với nhau. Đáng tiếc nhất là ngoài đại tá Hà Văn Ngạc đa qua đời, trong 3 vị hạm trưởng còn sống, chỉ có Trung Tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ 16 nhận trả lời phỏng vấn của UBHS.

Dù 36 năm chưa đủ dài nhưng cũng không quá ngắn để UBHS có thể viết một tài liệu đầy đủ các mặt của vấn đề. Về mặt này UBHS đã rất thành công.

Cuổn HCHS gồm 3 phần chính: Phần I nói về địa lý và lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Phần II nói về trận hải chiến. Phần III là phụ bản ghi lại nguyên văn (verbatim) các cuộc phỏng vấn, ngoại trừ cuộc trà đàm với ông Nguyễn Văn Ngân, cựu cố vấn đặc biệt tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được UB ghi lại.

Ở đây tôi không đi vào chi tiết của các phần. Cuốn HCHS tự nó đã rất đầy đủ. Tôi chỉ ghi lại những nhận xét tổng quát của từng phần .

Phần I, với nhưng bằng chứng lịch sử, diện địa, đất đai, và tài liệu ngoại giao UBHS đã chứng minh một cách hùng hồn quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành lại biển đảo đã mất sẽ rất cam go. Thế kỷ này là thế kỷ của Trung quốc trên con đường vươn lên để làm bá chủ. Trung quốc đang biến quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự nối dài về phía sau với căn cứ Hải quân tại Yulin ở cực nam đải Hải Nam, và nối dài về phía trước với quần đảo Trường Sa trong sách lược chiếm cứ Biển Đông và chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ .

Phần II miêu tả những vận chuyển chiến thuật của 4 chiến hạm VNCH khi lâm trân. HQ/VNCH đã phải nổ súng trước, khi các tàu Trung quốc ngăn cản không cho đổ lính và người nhái lên đảo. Mặt khác, nổ súng trước để lấy thế thượng phong.

HQ/VNCH cũng như HQ/TQ đều chưa có nhiều kinh nghiệm hải chiến trên đại dương nên UB không thể trình bày một thế trận theo sách vở tại các trường dạy về hải chiến. Cuối cùng HQ/VNCH quyết định triệt thối về căn cứ hải quân Đà Nẵng để bảo toàn chủ lực. HQ/TQ bắt tù binh trên đảo và trên biển, trong đó có đại úy Kosh. Sau đó Trung quốc đưa nhiều tiểu đoàn bộ binh đến đổ bộ chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung quốc đưa tất các tù binh về đảo Hải Nam và Quảng Đông, được ghi nhận đối đãi tử tế. Sau khi phỏng vấn tù binh lấy lệ, 10 ngay sau Trung quốc trả tự do cho ông Kosh và 4 quân nhân Việt Nam, và cuối tháng 2/1974 tất cả 45 tù binh sĩ quan cũng như binh sĩ VNCH còn lại đều được trả tự do tại Hồng Kông.

Phần III là phần phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn đã được UB dùng một cách có hệ thống trong suốt cuốn HCHS. Trong 16 nhân vật được phỏng vấn có 3 cuộc phỏng vấn đáng quan tâm, và đáng ra UBHS nên in lại nguyên văn bài viết “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại Tá Hà Văn Ngạc trong phần này dù ông đã qua đời .

Cuộc phỏng vấn cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc tiết lộ cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức tích cực và đúng bài bản trên diễn đàn quốc tế để chứng minh quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Trước cuộc chiến, Bộ Ngoại Giao VNCH đã đưa ra những tuyên bố tố cáo định tâm xâm lăng của Trung quốc. Và sau cuộc chiến cũng đã đệ nạp cho Liên hiệp quốc những văn kiện khiếu nại cần thiết. Các thủ tục ngoại giao quốc tế và các tài liệu để lại sẽ là căn bản pháp lý quan trọng cho công cuộc đấu tranh giành lại đất đai về sau.

Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.

Cuộc phỏng vấn thứ ba là một cuộc trà đàm không ghi âm với ông Nguyễn Văn Ngân do UB ghi lại theo trí nhớ gồm 7 điểm. Trong đó chỉ có điểm số 6 liên quan đến những gì ông Ngân nghe biết về vụ Hoàng Sa. Sáu điểm còn lại không liên quan đến vụ Hoàng Sa mà chỉ là những nhận xét chính trị của ông Ngân về quan hệ Việt –Mỹ sau Hiệp Định Paris.

Nhưng trong điểm 6 ông Ngân là người duy nhất trong 16 nhân vật được phỏng vấn nêu nghi vấn Hoa Kỳ đã thỏa thuận làm ngơ để cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa trước khi Hà Nội chiếm miền Nam Việt Nam, một điều Hoa Kỳ biết trước sau cũng xẩy ra. Ý của Hoa Kỳ là dùng Trung quốc cản đường Nga Xô sau này dựa thế đồng minh với Hà Nội tiến vào Biển Đông đe dọa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.

Rất tiếc UB không đi vào chi tiết để tìm hiểu cơ sở lý luận của ông Ngân, và đào sâu thêm nghi vấn quan trọng này trong mối quan hệ giữa VNCH và Hoa Kỳ vào giờ thứ 25.

Tuy chỉ là giả thuyết nhưng các sự việc lạ lùng về thái độ của Hoa Kỳ và Trung quốc chung quanh nó đủ cho chúng ta xây dựng một giả thuyết vững chắc về mặt sử liệu.

Vào thời điểm năm 1974 Hoa Kỳ đã rút Bộ binh và Không quân ra khỏi Việt Nam nhưng HQ/HK vẫn kiểm soát mặt Tây Thái Bình Dương và họ biết nhất cử nhất động của Trung quốc trong viêc chuẩn bị chiếm Hoàng Sa. Thế nhưng Hoa Kỳ chỉ cho HQ/VNCH biết như là một tin không quan trọng khi quân Trung quốc đã lén lút chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa.

Thứ hai, cựu đại úy Kosh khi ra đến Hoàng Sa đã xin lên đảo thay vì ở trên chiến hạm. Phải chăng ông Kosh biết sẽ có hải chiến và ở trên tàu nguy hiểm hơn?

Sau trận hải chiến thủy thủ chiến hạm HQ 10 trôi dạt trên biển Việt Nam yêu cầu các chiến hạm Hoa Kỳ của hạm đội 7 gần đó vớt nhưng hạm đội 7 đã làm ngơ.

Sau cùng Trung quốc đã trả tự do cho ông Kosh và các quân nhân VNCH bị bắt giữ một cách nhanh chóng .

Theo tiền lệ Trung quốc không trao trả tù binh, nhất là tù binh Mỹ nhanh như thế. Họ đã từng giam giữ những linh mục, mục sư Hoa Kỳ nhiều chục năm sau khi chiếm Trung quốc lục địa năm 1949.

Ngoài ra mấy tháng trước cuộc tấn công ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger đã đi Bắc Kinh trao đổi tình hình thế giới nhất là mối quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.

Ngòai những điểm nêu trên, cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.

Cuốn sách chứng minh một điều không thể chối cãi trên công pháp quốc tế và Luật Biển 1994 Hoàng Sa là của Việt Nam và nếu kiên trì tranh đấu trên mọi địa bàn thì - như cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã nói - nếu không trong thế hệ này, thế hệ con cháu chúng ta vẫn có đủ căn bản để lấy lại Hoàng Sa. Lịch sử chứng tỏ rằng sau một xáo trộn lớn (như Thế giới chiến tranh I, Thế giới chiến tranh II) ranh giới nhiều quốc gia thay đổi và “châu lại về hợp phố ”.

UBHS với số ủy viên chỉ còn 5 người khi hoàn thành cuốn Hải Chiến Hoàng Sa, đã làm việc kiên trì và liên tục trong 6 năm liền là một đóng góp lớn lao cho kho lịch sử dựng nước và giữ nước, và là một phần của lịch sử HQ/VNCH khi đất nước còn bị chia cắt.

Đây là một tài liệu sống động mang màu sắc lịch sử, nhất là trong thời điểm này lúc Trung quốc đang biến cải Hoàng Sa thành một căn cứ hải quân nhỏ với phi trường, kho tiếp liệu, kho vũ khí, đài quan sát và cũng là lúc cuộc tranh chấp về Hoàng Sa (và Trường Sa) giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang làm cho Biển Đông lại dậy sóng.

Tài liệu này là một thứ vũ khí đóng góp không nhỏ cho công cuộc tranh đấu đòi đất, đòi đảo của dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến. Ngày 24/10 Ủy Ban Hoàng Sa sẽ ra mắt cuốn Hải Chiến Hoàng Sa tại Little Sài gòn. Đây là một dịp hiếm có để đồng bào hải ngoại có cơ hội đọc một tài liệu quý, phong phú, và đầy đủ mọi mặt của vấn đề và nhất là được trình bày bởi những cựu sĩ quan quân lực VNCH nắm vững vấn đề Hoàng Sa nhất ./.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - Câu chuyện 33 năm…

VNCH và cú sốc mang tên Hoàng sa 1974 qua lời kể của những nhân chứng  
Câu chuyện 33 năm…


Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham trưởng mưu quân đội Sài Gòn năm 1975, hiện nay là uỷ viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ông là một nhân chứng lịch sử trong thời điểm xảy ra những xung đột giữa chính quyền Sài Gòn và Trung Quốc năm 1974, dẫn đến sự chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông tâm sự:

Cuối năm 1973, tôi nhận lệnh ra Đà Nẵng với chức danh là Chuẩn tướng, Tổng Thanh tra Quân đoàn I và Quân khu I.


Quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc nhóm đảo Nguyệt Thềm trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ngoài khơi phía Đà Nẵng. Nhóm này gồm có đảo lớn nhất là Hoàng Sa, phía đông Hoàng Sa có 4 đảo, phía nam có 1 đảo. Các đảo nhỏ chung quanh Hoàng Sa đều không có người ở. Dưới thời Ngô Đình Diệm, có một tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến đóng tại đây. Thuỷ quân lục chiến ngày đó đặt dưới quyền của Hải quân nên có đầy đủ phương tiện đi kiểm soát các đảo nhỏ không người ở. Trên đảo Hoàng Sa lúc ấy có đài khí tượng Thuỷ văn, có mấy mã lính từ thời Gia Long, có một ngôi Miễu Bà… Nghĩa là nó mặc nhiên thuộc về chủ quyền người Việt. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì nơi này được giao cho một trung đội địa phương quân của Tiểu khu Quảng Nam (Thuỷ quân lục chiến đã trở thành sư đoàn Tổng trù bị của quân đội Sài Gòn) nên điều kiện để bảo vệ và chống trả lực lượng Hải quân Trung Quốc lúc đó là không có.


Đầu năm 1974, Tổng thống Thiệu ra Đà Nẵng. Tại buổi tiệc chiêu đãi Tổng thống, một đại tá tư lệnh Hải quân Quân khu I (Quân đội Sài Gòn) cho biết người của Trung Quốc đã chiếm 3 hòn đảo nhỏ ở phía đông Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu bảo ngay ngày mai ông ta sẽ tới Bộ Tư lệnh Hải quân để nghe trình bày rõ hơn. Hôm sau nữa, văn phòng quân khu có cho tôi đọc một bản viết tay của ông Thiệu ra lệnh cho Đề đốc Chơn, Tư lệnh Hải quân của quân đội Sài Gòn, tổ chức hành quân đuổi người Trung Quốc ra khỏi ba đảo đã bị chiếm. Và có lẽ, đó là một sai lầm quan trọng của ông Thiệu: phát động chiến tranh với nước ngoài mà không hề thông qua Quốc hội.

Những gì diễn ra trong chiến dịch này thật là thê thảm: Bên Hải quân quân đội Sài Gòn có 4 tàu chiến đi thành hai cặp: gồm các chiếc HQ4 và HQ5, HQ10 và HQ16. Trong phút chốc 4 chiếc tàu này đã dễ dàng đuổi hết những cư dân Trung Quốc trên 3 hòn đảo Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng. Nhưng giống như có chuẩn bị sẵn, ngay lập tức, 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, trong đó có chiếc tàu Koma trang bị vũ khí điện tử. Đó là những chiếc tàu nhỏ, vũ khí mạnh hơn, di chuyển nhẹ nhàng và linh động hơn tàu chiến của quân đội Sài Gòn. Tàu Trung Quốc khiêu khích gây sự rồi cuộc chiến đã xảy ra. Hai chiếc HQ10 và HQ16 từ phía bắc bọc phía tây đảo Hoàng Sa và khi đến phía nam thì đụng độ dữ dội. Phía Trung Quốc bị chìm một tàu, phía Sài Gòn chìm chiếc HQ10 còn chiếc HQ16 bị thương nặng, nghiêng một bên không chạy được. Hai chiếc HQ4 và HQ5 cũng bị thương nhưng còn kịp kè được chiếc HQ16 thoát chạy về phía Đà Nẵng, bỏ lại toàn bộ người trên đảo Hoàng Sa. Lúc đó, trên đảo còn lại tổng cộng 41 người, có cả cố vấn Mỹ Gerald Kosh và một thiếu tá tên Hồng, trưởng phòng 2 (tình báo) của Quân khu I. Điều ngạc nhiên nhất là tàu Trung Quốc lại không hề đuổi theo tấn công hoặc chiếm tàu của phía Sài Gòn, họ chỉ đổ bộ lên đảo, bắt toàn bộ tù binh đem về. Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Số phận 41 tù binh được giải quyết đơn giản sau hai tuần giam giữ (từ 18-1 đến 31-1-1974), họ được Mỹ đưa máy bay rước về từ… Hồng Kông.

Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa.

Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu ta chìm, lính ta bị bắt, đất ta mất.. mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình. Ông Tánh cho vị đại tá trực tiếp chỉ huy chiến dịch này kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện, thậm chí, cho xem cả những tấm hình tàu Trung Quốc khiêu chiến trước mũi tàu của quân đội Sài Gòn. Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huyênh hoang nào đó.

Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị của Liên Xô và Trung Quốc có cảnh không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt của hạm đội Liên Xô… Mất Hoàng Sa, tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức báo chí bắt đầu lên tiếng, tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất, tôi nghĩ, thuộc về ông Thiệu. Lẽ ra, nếu khéo một tí, tổ chức phòng thủ trên đảo Hoàng Sa, còn 3 đảo bị chiếm đóng thì dùng nhiều giải pháp khác, ít nhất, cũng không bị rơi vào tình trạng bị khiêu khích khi lực lượng Hải quân không đủ mạnh…

Đó là câu chuyện 33 năm trước mà tôi chứng kiến, như một người trong cuộc, về sự kiện Hoàng Sa bị mất!
33 năm qua, lòng tôi đau đớn về sự kiện này. Ngày ấy, Việt Nam chỉ là một con cờ trong tay nước lớn. Vị Tổng thống có thể bình yên mà huênh hoang chút ngẫu hứng anh hùng cá nhân trong khi nước mất nhà tan…

Còn giờ đây, sau 33 năm, một nước Việt Nam thống nhất, một nhà nước Việt Nam đủ mạnh và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tôi nghĩ nên khéo léo và cương quyết giải quyết chuyện này bằng con đường ngoại giao, nếu không hiệu quả, chúng ta nên đưa việc này ra Liên Hiệp Quốc. Dẫu biết là không dễ dàng gì, có thể kéo dài 50 năm thậm chí 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng phải làm.

Thế hệ chúng tôi là người chứng kiến sự kiện chúng ta mất Hoàng Sa mà không làm được điều gì. Còn ngày nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục để như 33 năm về trước, thì thế hệ con cháu sau này sẽ nói sao với chúng ta đây?

Có thể, con đường để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là tính bằng hàng thập kỷ hay hơn nữa, thậm chí, thế hệ chúng ta nhiều khi chỉ làm nên một tiền đề để con cháu còn có cơ sở mà tiếp tục cuộc hành trình giành lấy công bằng cho quyền lợi của Tổ quốc mình… Có khó khăn bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải làm!
Nguồn: Xưa & Nay, số 301 + 302, 2/2008, tr 25

Bảng Phân tích thời gian HQ16

30/11/1973
(Trần Thế Đức)
7 giờ tối ngày 30-11-1973, chiến hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 rời hải cảng Đà Nẵng, ra khơi trực chỉ hướng đông để tới mục tiêu là đảo Hoàng Sa (Pattle), một đảo trong quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 200 hải lý.

Chiến hạm có tốc độ khá mau (chừng 20 hải lý mỗi giờ) nên khởi hành vào lúc tối. Trước kia, trong những sứ mạng tương tự, các chiến hạm khác phải khởi hành sớm hơn (lúc 4-5 giờ chiều), để cùng tới mục tiêu vào lúc 9 giờ sáng hôm sau. Bây giờ đi mất 14 tiếng đồng đồ, trước kia mất 16-17 tiếng. Những người ra Hoàng Sa nhiều lần nói rằng tàu bây giờ chạy nhanh hơn thời Pháp nhiều lắm. Xưa kia, chiếc La Mothe Piquer khởi hành lúc 4 giờ chiều, mà tới 12 giờ trưa hôm sau mới tới đảo.


Ra đảo được hai tháng, nghĩa là còn một tháng nữa thì hết kỳ hạn đóng trên đảo, một vài anh em nhận thấy ở các mỏm san hô phía đông bắc của đảo Hoàng Sa (Pattle), cũng trong nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Groupe de Croissant), có nhiều tàu xuất hiện, và neo tại đây. Anh em tưởng chỉ là các tàu đánh cá như mọi khi. Có người cảm thấy không phải chuyện bình thường.

Giữa tháng 1/1974, còn nửa tháng nữa là có tàu ra rước anh em về, để cho người khác ra thay thế, lúc 4-5 giờ chiều bỗng dưng anh em thấy hai tàu cá (21) chạy khá nhanh, gần gờ. Nó xuất hiện từ hướng tây nam vòng lên phía bắc rồi vòng ra phía đông, lại gần cầu tàu, hình như muốn ghé vào. Lúc đó anh em mới nhận ra nó sơn màu ô-liu, màu của quân đội! Trong số những người trên đảo có người đã từng đi biển, nên nhận thấy tàu này không phải là loại tàu thường, vì tàu đánh cá đâu có sơn màu ô-liu. Tàu lại mang cờ đỏ, góc có mấy ngôi sao vàng nữa. Trung úy trưởng đồn chưa biết triệu chứng bất thường. Anh em họ, bèn bảo trung úy lấy cờ quốc gia treo lên cho nó thấy để nó biết đảo này của mình. Muốn đuổi nó đi thì đâu có cách nào khác. Có là cờ đẹp, phải cất kỹ, vì gió biển ào ào, chỉ ba bữa là rách tan. Nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ bay trên đảo, hai tàu nọ bèn bỏ đi về phía nam đảo Hữu Nhật (Cam Tuyền, Robert), nấp đằng sau đảo đó. Có người biết được lá cờ đỏ đó là cờ Trung Cộng. Nhiều người không biết đó là cờ nước nào.
Trung úy trưởng đồn báo cáo vụ trên về đất liền


Sau đó, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 ra Hoàng Sa, (Pattle), thả xuống đảo Hoàng Sa (Pattle), 7 người gồm: thiếu tá Hồng, 1 đại úy hải quân, 1 trung úy công binh kiến tạo, 1 trung úy công binh chiến đấu, hai binh sĩ và một người Mỹ. (22) Sau đó chiến hạm này đi thám sát các đảo và mỏm đá ở phía đông của nhóm Nguyệt Thiềm (Groupe de Croissant).
Lúc ấy, hai "tàu cá" của Trung Cộng còn ẩn phía sau đảo Hữu Nhật (Cam Tuyên, Robert). Đuôi tàu nhô ra nên từ đảo Hoàng Sa (Pattle) còn nhận ra được. Vì đảo cao như đĩa xôi, nên không rõ Trung Cộng làm gì ở phần đảo gần chỗ hai tàu của họ đang đậu. Sau này, các nhân chứng đổ bộ lên đảo Trung Cộng mới đem vật liệu và hài cốt từ nơi khác lại xây bốn ngôi mộ. Anh em thường đào vứt xuống biển vì họ vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Tuần Dương hạm Lý Thường Kiệt tiến về phía hai "tàu cá" đuổi chúng ra khỏi đảo. Hai "tàu cá" lì ra không chịu đi. Tàu ta và tàu địch tiến gần nhau đến nỗi trông thấy cả bàn ghế trên tàu địch. Bọn lính Trung Cộng trên tàu cá chửi sang ta bằng tiếng Tàu. Sau cùng, các tàu Trung Cộng đành rút đi, lui về phía các đảo nhỏ mà Trung Cộng mới chiếm.

Sau đó, hình như nhiều tàu Trung Công tiến xuống phía nam của các đảo nhỏ, tụ tập xung quanh các đảo Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).

15/01/74
(HQ16 Đào Dân)
Sáng 15-01-1974, tàu tách bếnTiên Sa. Những tia nắng yếu ớt của một ngày cuối đông đang cố gắng chọc thủng màn mây trắng dày để tỏa ánh sáng xuống mặt biển xanh rì trước mặt. Gió Ðông-Bắc cấp 2. Biển không động, nhưng khi bắt đầu quay mũi, tàu cũng lắc lư dữ dội. Bên phải, ngọn hải-đăng Sơn-Chà đã tắt, các tháp nhọn từ từ nhú lên sau dãy núi đen ngòm, trông như các đinh nhọn, chĩa mũi lên trời. Tại đây đáng lẽ tàu chuẩn bị quay phải, xuôi Nam kết thúc một chuyến công tác như lịch trình. Nhưng không, tàu tiếp tục Ðông-tiến, trực chỉ Hoàng-Sa.
Chúng tôi nhận được lệnh đi Hoàng-Sa khi cả tàu đang nô-nức chuẩn bị lên đường về Saì Gòn. Hôm qua, ban ẩm Thực đã đi chợ xong, dầu nước đã nhận đầy đủ. Vậy mà, đùng một cái, buổi tối lại nhận lệnh mới. Sáng mai, HQ 16 phải chở ra Hoàng-Sa một phái đoàn của Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Chiến Thuật, nhằm khảo sát để thiết lập một phi trường cho C130 có thể đáp.
Bây giờ với Tuần Duyên Hạm Lý Thường Kiệt QHQ 16 bề thế, vững chãi, trọng tải lớn, tầm hoạt động dài, mới được tân trang để nhận lãnh từ Guam về, số lượng sĩ quan và thủy thủ đoàn đông hơn, nhưng trái lại thời gian công tác lại ngắn hơn chỉ 30 ngày.

Tàu chạy với vận tốc tối đa, hai máy tiến full, có thể đạt tới 16 knots. Nhưng gặp gió Ðông Bắc, dù không mạnh lắm, nhưng cũng có thể làm cho tàu chậm lại, và độ dạt cũng khá lớn.
Chúng tôi đến Hoàng Sa khi trời tối. Trăng thượng tuần mờ mờ ở phía Tây, sắp tắt

(HQ16 Đào Dân)
Buổi sáng ngày 16/1/74, chúng tôi chuẩn bị một xuồng đổ bộ và 4 nhân viên, trong đó có một hạ sĩ quan vận chuyển, chở 6 ngừơi của phái đoàn lên đảo rồi sau đó đem xuống về tàu
Ngày hôm đó nắng đẹp và có vẻ chói chang hơn hôm trước. Trời trong xanh. Tàu chúng tôi vẫn trong tình trạng thả trôi trong vùng biển yên lặng. Không một ngọn gió nào, sóng vẫn lăn tăn, và vùng biển êm như mặt hồ.
Bỗng tôi chú ý ở trước mặt đảo Robert, ngang hông chiến hạm, một chiếc tàu đang lửng lơ bên cạnh đảo. Chiếc tàu nhỏ, cỡ bằng những chiếc tàu đánh cá Ðài Loan mà tôi thường gặp trong vùng biển cận duyên.

Cứ như vậy mà tiếp tục suốt cả buổi chiều mà chẳng bên nào nhượng bộ.
Ðêm đó chúng tôi đành bỏ dở chương trình phát thanh để chạy ra xa hơn đễ giữ an toàn cho chiến hạm
(HQ16 Đào Dân)
Buổi sáng ngày 17/1/74, bổn cũ được soạn lại, Nghĩa là cũng máy phóng thanh, phát ra và trả lời, cũng mấy anh thủy thủ gốc Chợ Lớn làm xướng ngôn viên. Chỉ khác một điều là thêm một tàu đánh cá khác xuất hiện cạnh đảo Money. và trăm lá cờ Trung Cộng được cắm rãi rác dọc bờ biển trên vùng cát trắng. Chỉ có đảo Rorbert mà tàu tôi ở gần là còn trinh bạch, chưa bị hoen ố bởi cái rừng cờ màu máu đó.
HQ 4 từ phía Nam đảo Money chạy lên, HQ 16 từ đảo Pattern xuống, chúng tôi như hai gọng kềm kẹp chặt hai chiếc tàu đánh cá nhỏ bé

Trở lại chiều ngày 17/1/1974. Sau khi "đánh tan" 2 tàu Trung Cộng đi, HQ 4 cho đổ bộ khoảng 20 người nhái lên đảo Money, thu dọn cờ Trung Cộng, cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa, và HQ 16 chuẩn bị 1 xuồng đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert ngay tối hôm
đó.
(HQ16 Đào Dân)
Sáng ngày 18-01-1974, HQ5 hiện diện trong vùng như một sự tăng cường cần thiết. Ðây là một tuần dương hạm cùng loại với HQ16 (Whec) do một vị Trung Tá (Lê Văn Thự) chỉ huy.

Ðại Tá Ngạc đã hội ý cùng các Hạm trưởng qua máy truyền tin và ngay buổi trưa hôm đó, hình thành một kế hoạch mà tôi tạm gọi là "phô diễn lực lượng" sẽ khởi sự vào buổi chiều.
Buổi tối, ngay vùng biển phía bắc, giữa vùng lòng chảo của các đảo bao bọc, chỉ có một mình HQ16 đơn độc trấn đóng với một quân số chỉ hơn trăm người, HQ4 và HQ5 cùng trở về phía nam của hai đảo Quang Hòa, Duy Mộng,[1]
để rồi khoảng 10 giờ tối, HQ10 tới nơi và nhập với HQ16 trở thành phân đội 1 do HQ Trung tá Lê Văn Thự (Hạm trưởng HQ16) chỉ huy. HQ4 và HQ5 là phân đội 2 do Hạm Trưởng HQ4 chỉ huy.
Thực ra, sự phân chia thành phân đội cũng như lệnh bổ nhiệm các phân đội trưởng chỉ chính thức được ban hành cùng với lệnh hành quân do tư lệnh LLDN / Hoàng Sa gởi cho các chiến hạm vào khoảng 12 giờ đêm 18-01-1974.
Mục đích của cuộc hành quân này là chúng tôi sẽ tái chiếm 2 đảo Quang Hòa và Duy Mộng vào ngày hôm sau (19-01-1974) và chúng tôi sẽ phải hoàn tất mọi sự chuẩn bị để sẵn sàng tác chiến trước 6 giờ sang

Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ16 chuyển phái-đoàn công-binh của Quân-đoàn I sang Tuần-dương-hạm HQ 5 bằng xuồng.

(HQ5 Bùi Ngọc Nở)
ngày 18/01/1974, nơi đây đã có mặt HQ 4 và HQ 16. Sau đó Đại Tá Ngạc ra lệnh 3 chiến hạm hải hành đội hình hàng dọc từ đảo Hoàng Sa tiến về đảo Quang Hòa (Duncan), tất cả đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu pháo vẫn ở vị trí số 0, mục đích là quan sát, thăm dò sự hiện diện và phản ứng của địch. Khi tiến gần đến đảo Quang Hòa thì có 2 chiến hạm Trung Cộng loại Kronstad mang số 271 & 274 xuất hiện và nghênh cản, họ vận chuyển rất nguy hiểm bằng cách cắt ngang đường tiến của đội hình. HQ 5 và một Kronstad có trao đổi quang hiệu, cả hai bên đều nhận đảo này thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu phía bên kia hãy rời khỏi đảo, dĩ nhiên kết quả là không đi tới đâu. Thấy tình hình không ổn và hơi căng thẳng, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho đội hình quay trở lại đảo Hoàng Sa và thả trôi ở đó.
Đến chiều tối, HQ 5 chuyển 16 hải kích qua HQ 16 nghĩa là trên HQ 5 còn lại 33 hải kích, nhận từ HQ 16 một phái đoàn Công binh gồm 6 người do một Thiếu Tá làm trưởng đoàn trong đó có một cố vấn người Mỹ, sau đó vì lý do an toàn và tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, HQ 5 đã đưa phái đoàn này lên đảo Hoàng Sa.

Đường di chuyển của HQ16
 
19/01/74

(HQ16 Đào Dân)
Chúng tôi bị đánh thức dậy lúc khoảng 1 giờ sáng ngày 19-01-1974 và được lệnh tập họp tại phòng ăn đoàn viên. Hầu hết mọi người vẫn còn ngái ngủ hoặc đang mệt mỏi vì vừa giao ca xong lúc 12 giờ nên phòng ăn đông người mà vẫn yên lặng.

(HQ4 Lữ Công Bảy)
2 giờ sáng ngày 19-1, HQ 4 và HQ 5 được lệnh quay về Đà Nẵng để đánh lạc hướng theo dõi của radar tàu địch. Cách Hoàng Sa 25 hải lý thì ngoặc về phía Nam, vòng ra ngoài và hướng về phía Nam đảo Draymond (Duy Mộng). Trong khi đó khoảng 5 giờ sáng HQ 16 và HQ 10 được lệnh hướng về đảo Duy Mộng từ mặt tây Bắc để thu hút tàu TQ.

Ðúng 7 giờ, còi nhiệm sở tác chiến vang lên dồn dập, đồng thời ở mọi góc phòng, tiếng loa phóng thanh liên tục phát ra từ đài chỉ huy: "Tất cả mọi người vào nhiệm sở tác chiến".
Sau đuôi HQ16 là HQ10 đang chạy theo đội hình hàng dọc với 2 máy tiến 1
Trong vòng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ sau đó, hầu như không có gì xảy ra cho chiến hạm. Những báo cáo, chỉ thị cứ tiếp tục được truyền đến và đi. Tiếng rè rè của máy truyền tin PCR 25 đặt bên cạnh thỉnh thỏang lại phát ra tiếng nói của những giới chức thẩm quyền từ các chiến hạm bạn. Cả hai phân đội cũng đang chạy vòng vòng, chầm chậm quanh khu vực mà mình trấn thủ, trong khi hai phân đội của địch cũng như đang được chia ra để thành hình từng cặp đối diện. Riêng tôi, cứ 15 phút lại làm một "point", kiểm soát sơ qua về những gì mà hạ sĩ quan giám lộ đã ghi trong sổ hải hành.
Khoảng hơn 9 giờ, HQ16 nhận được lệnh cùng với HQ10 yểm trợ cho HQ4 đổ bộ người nhái lên đảo (tôi không nhớ là đảo nào) bằng cách cả hai chiếc chúng tôi làm một cuộc diễn hành hàng dọc nhắm thẳng hai đảo tiến tới làm như thể chúng tôi sẵn sàng áp sát đảo để đổ bộ hay tấn công gì đó.
Tuy nhiên tôi không rõ bằng cách nào mà sau đó khoảng hơn 30 phút, HQ4 báo cáo là đã đổ bộ xong toán người nhái lên đảo. Và từ đó, trên tần số thường lệ của máy PRC 25 lại vang lên thêm tiếng của một đơn vị bạn đang nằm ngay trong lòng địch.
khi chúng tôi nhận được lệnh tiến về phiá đảo, HQ10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm Trưởng HQ16 đã nhiều lần thúc dục HQ10 phải chạy sát nhau hơn. Khi chúng tôi chạy được nửa đường, hai chiến hạm Trung Cộng bắt đầu tăng tốc chạy ra ngăn cản.
Khi chúng tôi chạy được nửa đường, hai chiến hạm Trung Cộng bắt đầu tăng tốc chạy ra ngăn cản. Lúc đó là gần 10 giờ. Chúng chạy thật nhanh đến phía chúng tôi rồi lại quay mũi, chạy hàng dọc ngang qua trước mũi tàu HQ16 để làm thành cái đầu của chữ T mà chúng tôi là thân chữ T. Và mọi chuyện xảy ra lại giống chiều hôm qua nếu như HQ16 không ngoan cố cứ tiếp tục thẳng tiến. Có lẽ thấy rằng khó có thể ngăn cản nổi chúng tôi mà không xảy ra một vụ đụng tàu bất ngờ và nguy hiểm, một chiếc đã chủ động chạy ra xa hơn rồi quay lại với một vòng rộng hơn để mũi tàu không băng ngang trước mũi tàu HQ16 mà lại đâm thẳng vào hông phải chúng tôi với một góc 90ậ. Lúc đó tôi đang đứng ngay la bàn hữu hạm, tầng dưới là cabin Hạm trưởng, phía ngoài của cabin là khẩu đại bác 20 ly đôi với hai nồi đạn đang nằm trên giá và nòng súng thì lúc nào cũng chĩa thẳng vào tàu địch. Tàu địch lúc đó đang tiến về phía HQ16 với vận tốc 15 gút và vận tốc của HQ16 chỉ khoảng 6.7 gút. Nhìn chiếc tàu địch đang sừng sững tiến về phía mình, nhắm đúng vào chỗ mình đang đứng, trong tôi không còn là nỗi lo sợ, không còn là sự hoảng hốt, chỉ thấy như thân mình bay bổng lên, nhẹ tênh và các phản ứng hầu như chết lặng đi một lúc. Tôi ghì mạnh hai tay, nắm vào thành tàu, cố giữ vững thế đứng và tạo sự bình thản trên khuôn mặt như một kẻ bàng quang đứng nhìn. Khi còn cách nhau khoảng 20 mét, tôi nghe tiếng Hạm trưởng: "Lấy hết tay lái bên trái". và tôi cũng đoán rằng tàu địch cũng đang lấy hết tay laí bên phải, nên khi hai chiếc chạm nhau, mũi tàu địch đâm vào một góc rất nhỏ, quệt dài theo hông bên phải cho đến mũi tàu. Hai chiếc song song chạy như đang cập vào nhau và tôi có cảm giác nếu như tôi đưa bàn tay ra là có thể với tới một bàn tay cũng đưa ra từ bên tàu địch. Mũi nhọn của chiếc neo hữu hạm HQ16 móc vào bè đào thoát của địch làm nó rơi xuống biển. Tôi nghe một cái rùng mình nhẹ của HQ16 nhưng tàu địch thì chòng chành như có sóng lớn.
Sau đó HQ16 và HQ10 quay mũi trở về hướng bắc vì đã nhận được tin toán đổ bộ người nhái đã hoàn toàn xâm nhập đảo qua máy CR 25.
Vậy mà, chỉ chừng chưa đầy 10 phút sau đó, chúng tôi nhận được lệnh của vị Tư lệnh / LLÐN yêu cầu HQ16 và HQ10 chuẩn bị để tác xạ lên đảo để yểm trợ cho toán người nhái đang bắt đầu tiến vào
Bỗng tôi nhìn thấy HQ10 đang nằm bình yên giữa biển khơi cách HQ16 khoảng một hải lý bên hữu hạm.
Gió hiu hiu, mặt biển rất êm, HQ10 cũng lửng lờ trôi sau chúng tôi khoảng 80 - 100 thước, không còn nghe đạn nổ, chỉ còn một ít khói bốc lên, xa xa khoảng 400 thước, hướng 4 giờ là HQ16 bị bât khiển dụng, vẫn còn nghiêng, không thấy ai lui tới trên boong tàu.
    Khoảng nửa giờ ...sau, chúng tôi thấy một luồng khói đen bốc lên từ ống khói của HQ16 rồi thấy có người tới lui trên boong tàu, lúc này, nhóm chúng tôi cách HQ16 khoảng 500 - 600 thước, ai nấy đều có chút hy vọng, vui mừng vì sẽ được HQ16 ghé đón lên tàu. Chúng tôi ngâm người dưới nước biển cả tiếng rồi, lạnh cóng chân tay rồi! Nhưng mà ủa sao càng ngày HQ16 càng chạy xa, sao không quay đầu lại vớt tụi tôi? HQ16 phải trông thấy chúng tôi và HQ10 chứ ? Thất vọng quá, bây giờ chỉ còn ta với trời và sóng nước bao la.
Chừng một khoảng sau, chúng tôi thấy có khói xuất hiện ở cuối chân trời, đoán thế nào cũng có tàu ra cứu hoặc HQ16 quay lại vớt, nhưng dần dần thấy 2 chấm đen, đến gần thì ra 2 tàu của HQ/TQ, chúng chạy chầm chậm về hướng HQ10, lúc này có tiếng súng bắn ra từ HQ10, 2 chiếc tàu Trung Cộng vừa chạy vừa bắn xối xả vào HQ10, một hồi sau tiếng súng trên HQ10 im bặt, tuy nhiên một chiếc vẫn tiếp tục bắn còn chiếc kia chạy lại chổ 4 phao của chúng tôi

Khi mặt trời gần lặn, dòng nước đưa chúng tôi tới gần một hòn đảo nhỏ, cách khoảng gần 1 cây số,

(HQ4 LCông Bảy)
Sau một hồi cân nhắc, lực lượng BH và lực lượng người nhái được lệnh rút về tàu. Khi đội biệt hải đã rút về HQ 4 an toàn thì lực lượng người nhái vẫn còn lội bì bõm trong đầm nước cạn, vũ khí phải đưa lên khỏi đầu. Trên mặt biển đã thấy HQ 16 và HQ 10 đang tiến về rìa Tây Nam đảo theo sau là bốn tàu chiến TQ đang tiến vào đội hình của ta.
 
Đảo Hoàng Sa và Robert. Source Google ™

(HQ10 Hà Đăng Ngân)
Hôm nay ngày đầu tiên sau trận hải chiến Hoàng Sa, quanh đây chỉ có 5 người
Hình ảnh HQ16 lại lảng vảng trong đầu, sao lúc ấy HQ16 không trở lại đón bạn đồng đôi?

(HQ5 Hà Văn Ngạc)
Khoảng 7:00sáng ngày 20 tháng giêng thì hai chiến-hạm của Phân-đoàn I về tới căn-cứ an-toàn. Tuần-dương-hạm HQ16 cũng đã về bến trước đó ít lâu.


[1]Tối 18/01/1974Tất cả ba (3) chiến hạm HQ4, HQ5, HQ16 đều rút lui về khu vực biển gần đảo Hoàng Sa. Khuya 18/01/1974 HQ10 đến Hoàng Sa. Tại đầy bốn chiến hạm chuẫn bị cho cuộc chiến đảo Nhật Tảo vào ngày mai 19/01/1974. (Note: Sông Hồng)

Phụ lục: Tiểu sử những chỉ huy HQ VNCH



Trần Văn Chơn

Trần Văn Chơn
(1920), nguyên là Hải Quân (HQ) Đề đốc, tướng lĩnh của Việt Nam Cộng Hoà, mang quân hàm Thiếu tướng. Ông đã phục vụ trong ngành Hàng hải từ sau khi tốt nghiệp chương trình Trung học phổ thông. Sau đó được tuyển sang Quân chủng Hải quân và phục ở Quân chủng này cho đến ngày giải ngũ (1974).
Thời kỳ Thuộc địa
Năm 1941: Tốt nghiệp ngành Cơ khí hàng hải tại Sài Gòn.
Năm 1942: Tốt nghiệp ngành Vô tuyến Hàng hải.
Năm 1948: Tốt nghiệp bằng Sĩ quan Hoa tiêu Hàng hải.
Năm 1949: Tốt nghiệp bằng Thuyền trưởng Trường Hàng hải Thương thuyền.
Quân đội Quốc gia VN

Năm 1951: Cuối năm, được tuyển chọn theo học khoá 1 Trường Sĩ quan HQ Nha Trang, ngành Chỉ huy (khai giảng: 1-1-1952, mãn khoá:1-10-1952). Với tổng số 9 khoá sinh, tất cả được đưa xuống Hàng không Mẫu hạm Arromanches để huấn luyện chuyên nghiệp, sau đó luân chuyển qua các chiến hạm Viễn đông của HQ Pháp như: Foudre, Lamotte Piquet v.v... Vì trung tâm HQ Nha Trang đang trong thời gian xây dựng.

Năm 1952: Tháng 7, trở về Nha Trang để tiếp tục thụ huấn. Tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc HQ Thiếu uý. Ra trường, phục vụ trên Hải đoàn Xung phong chỉ huy 4 Trung vận đỉnh với nhiệm vụ mở đường, rà mìn và tuần tiễu.

Năm 1953: Tháng 10, thăng HQ Trung uý Chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong ở Vĩnh Long. Năm 1954: Đầu năm, Chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong Ninh Giang ở Bắc Việt. Tháng 6 Hải đoàn Ninh Giang di chuyển vào Nam, đặt căn cứ tại Mỹ Tho,và cải danh thành Hải đoàn Mỹ Tho do HQ Đại úy Lê Quang Mỹ làm Chỉ huy trưởng (CHT).
Quân đội VNCH

Năm 1955: Thăng HQ Đại uý giữ chức CHT Trợ chiến hạm Linh Kiếm, HQ 226. Cuối tháng 8, CHT Giang lực thay thế HQ Thiếu tá Lê Quang Mỹ đi làm Tư lệnh (TL) HQ.

Năm 1956: Thăng HQ Thiếu tá. Năm 1957: TL HQ thay thế HQ Đại tá Lê Quang Mỹ kiêm Giám đốc HQ CX. Năm 1958: Bàn giao chức HQ CX lại cho Đại tá Nguyễn Dần, Kỹ sư cầu cống.

Năm 1959: Bàn giao chức TL HQ lại cho HQ Thiếu tá Hồ Tấn Quyền. Ngày 26-10 thăng HQ Trung tá. Năm 1960: là vị sĩ quan cao cấp HQ đầu tiên du học lớp Chỉ huy tại Trường Hải chiến (Naval War College) Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ. Cùng năm trở về nước, tái nhiệm chức Giám đốc HQ CX kiêm phụ tá (1961) Đại tá Dương Ngọc Lắm, Tổng Giám đốc Bảo An & Dân Vệ.

Năm 1962: CHT Lực lượng Tuần giang (sau cải danh thành Liên đoàn Tuần giang Địa phương quân).

Năm 1966: Ngày 19-6 Vinh thăng HQ Đại tá và tái nhiệm chức TL HQ thay thế Trung tướng Cao Văn Viên (nguyên là Tổng Tham Mưu Trưởng QLVHCH, tạm thời kiêm TL HQ).

Năm 1968: Vinh thăng Phó Đề đốc Chuẩn tướng. Năm 1969: HQ VNCH nhận lãnh các Chiến hạm do HQ Hoa Kỳ chuyển giao gồm:
8 Tuần Duyên Đĩnh mang số từ HQ 700 đến HQ 707.
Dương Vân Hạm Vũng Tàu, HQ 503.

Năm 1970: Vinh thăng Đề đốc Thiếu tướng.
Năm 1971: Chủ toạ (CT) lễ mãn khoá 22 Trường Sĩ Quan HQ Nha Trang (SQHQNT). Thủ khoa Chuẩn Uý Nguyễn Tấn Khải.
Năm 1973: CT lễ mãn khoá 10 CS Trường SQHQNT. Thủ khoa Chuẩn uý Nguyễn Bá Thắng.

Năm 1974: Tháng 11, giải ngũ vì đáo hạn tuổi. Bàn giao chức TL HQ lại cho Đề đốc Thiếu tướng Lâm Ngươn Tánh (Nguyên TL phó HQ).
1975
Sau ngày 30-4, là vị tướng duy nhất của HQ bị tù cải tạo. Lần lượt trải qua các trại giam: Quang Trung, Yên Bái, Nam Hà cho đến ngày 14-9-1987 được trả tự do.
Năm 1991: Định cư tại San Jose, California, Hoa Kỳ.

Lâm Ngươn Tánh
(1928 tại Sa Đéc) là một Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức tư lệnh Hải quân giai đoạn 1974-1975. Năm 1974, ông đã trực tiếp chỉ huy cuộc Hải chiến Hoàng Sa chống lại Trung Quốc trên cương vị Phó tư lệnh Hải quân kiêm tư lệnh chiến dịch.

Ông đã sang tị nạn tại Hoa Kỳ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và làm việc với cương vị một kiến trúc sư hàng hải tại Trung tâm lãnh hải chiến sự, Dahlgren, Virginia. Là một người chống cộng nhiệt tình, ông còn tiếp tục hoạt động với những người Việt tị nạn sau năm 1975.
Những nét chính trong cuộc đời binh nghiệp
Năm 1948, tốt nghiệp Học viện Hải thương Sài Gòn
Năm 1952 Tốt nghiệp Khóa I Trường Sĩ quan Hải quân Quốc gia Việt Nam với cấp bậc Trung úy
Năm 1958, học trường Cao học Thủy quân Hoa Kỳ tại Monterey, California, hàm Đại úy
Năm 1960 Học viện quản lý đóng tàu tại Trân Châu Cảng, cấp bậc Thiếu tá
Năm 1965, du học tại Đại học Hải chiến tại Newport, Rhode Island, cấp bậc Trung tá
Năm 1966, Sáng lập viên và Chỉ huy trưởng trường Đại học Chiến tranh Chính trị Đà Lạt, cấp bậc Đại tá
Năm 1970, Phó tư lệnh Hải quân, cấp bậc Phó Đề đốc
Năm 1973, tu nghiệp tại Học viện Quản trị Quốc phòng tại Monterey, California,
Chỉ huy của lực lượng thủy quân miền Đông Việt Nam Cộng hòa
Chỉ huy của Hạm đội Việt Nam Cộng hòa
Chức vụ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa (trong 2 nhiệm kỳ), cấp bậc Đề đốc (từ năm 1974)
Chỉ huy của lực lượng phòng vệ bờ biển
Chỉ huy của xưởng đóng tàu Sài Gòn
Người chỉ huy các chiến dịch của thủy quân
Ông được khen thưởng Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương.
Các hoạt động trong những năm lưu vong
Tháng 4 năm 1975, Đề đốc Tánh cùng vợ rời Việt Nam sau sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuối cùng, họ định cư tại King George, Virginia. Sau đó ông đã làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong 20 năm với cương vị kỹ sư của Bộ Hải quân Hoa Kỳ tại Trung tâm lãnh hải chiến sự ở Dahlgren, Virginia.
1981–1995: Tổng thư ký Liên hiệp Hội Cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa
1989-, ông sáng lập Tổng liên đoàn Hải quân Việt Nam Cộng hòa và cũng là vị chủ tịch đầu tiên [1]





Hồ Văn Kỳ Thoại
(1933), nguyên là một tướng lãnh trong Quân chủng Hải quân (HQ) thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hoà, mang quân hàm Phó Đề đốc Chuẩn tướng. Xuất thân từ Trường Sĩ quan Hải quân VNCH. Ông có 21 năm thâm niên quân vụ.
Ông sinh vào tháng 11-1933 tại Ô Môn, Cần Thơ, miền tây, Nam phần VN.
Học Trường Tư thục Larègnère, (sau đổi tên là Lê Tấn Cát).
Học Trường Pháp Chasseloup Laubat, Sài Gòn (1946).
Học Trường Lycée Yersin, Đà Lạt (1952).
Tốt nghiệp Tú tài toàn phần.
Song thân: Cụ Hồ Văn Kỳ Trân (Giáo sư, Dân biểu Quốc hội Đệ nhứt Cộng hoà) & Cụ Liễu Cẩm Hồng (từ trần 2008 tại hoa Kỳ).
Các chú: Hồ Văn Di Thuấn (Trưởng ty Quan thuế Hải cảng Sài Gòn). Hồ Văn Ứng Kiệt (Truy thăng Thiếu tá Không quân).
Em: Hồ Văn Kỳ Tường (sinh 1938, khoá 15 SQTĐ, khoá Sĩ quan Đặc biệt HQ, chức vụ sau cùng: Thiếu tá hạm phó Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5).
Binh nghiệp

Năm 1954: Nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 53/700.008. Theo học khoá 4 Trường Sĩ quan HQ Nha Trang (khai giảng: tháng 2-1954, mãn khoá: tháng 12-1954). Tốt nghiệp với cấp bậc HQ Thiếu uý (thuộc ngành chỉ huy).

Quân đội Quốc gia

Năm 1955: Phục vụ trên Hộ tống hạm Glaive của HQ Pháp do HQ Đại uý Jacques Gauthier làm Hạm trưởng. Ngày 21-9, tham gia chiến dịch Hoàng Diệu được tuyên dương công trạng trước Quân đội. Chiến dịch kết thúc ngày 21-10 cùng năm.

Năm 1956: Trưởng phòng Truyền tin đầu tiên của Bộ Tư lệnh HQ. Cùng năm, Sĩ quan Tuỳ viên của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tháng 12, thăng cấp HQ Trung uý.

Năm 1957: Tháng 9, du học khoá General Line của US.Naval Postgraduate School, tại Monterey, và khoá Instructor tại San Diego, California, Hoa Kỳ. Tháng 7-1958 mãn khoá.

Năm 1958: Tháng 9, Chỉ huy trưởng (CHT) Trung tâm Huấn luyện Bổ túc HQ thay thế HQ Trung uý Vũ Xuân An (sinh 1930 tại Thái Bình, khoá 2 Brest HQ Pháp, sau cùng là HQ Đại tá Tư lệnh phó Lực lượng đặc nhiệm 214 HQ). Năm 1959: Tháng 8, Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính Bộ Tư lệnh HQ.

Năm 1960: Thăng HQ Đại uý, Hạm trưởng Hộ tống hạm Tuỵ Động HQ-4.

Năm 1962: Tái nhiệm Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính Bộ Tư lệnh HQ hoán chuyển với HQ Đại uý Nguyễn Xuân Sơn (sinh 1935 tại Mỹ Tho, khoá 4 SQHQ VNCH, sau cùng là HQ Đại tá Tư lệnh Hạm đội HQ Vùng 1 Duyên hải) về làm Hạm trưởng Hộ tống hạm Tuỵ Động HQ-4. Đồng thời được thăng cấp HQ Thiếu tá. Cùng năm du học khoá Cao cấp Đặc biệt Quản trị Nhân viên tại Ngũ giác đài ở Washington DC trong vòng 3 tháng.

Năm 1963: Ngày 7-11, CHT Căn cứ HQ Nha Trang & Duyên khu 2. Năm 1965: CHT Vùng 2 Duyên hải Nha Trang. Ngày 19-2, CHT cuộc Hành quân Vũng Rô.

Năm 1966: Thăng HQ Trung tá, CHT Sở Phòng vệ Duyên hải.

Nam 1969: Bàn giao chức CHT Sở Phòng vệ lại cho HQ Đại tá Nguyễn Viết Tân (sinh 1932 tại Vĩnh Long, khoá 5 SQHQ).

Năm 1970: Thăng cấp HQ Đại tá Tư kệnh HQ Vùng 1 Duyên hải kiêm Tư lệnh Liên đoàn Đặc nhiệm 213 tại Đà Nẵng.

Năm 1972: Ngày 1-11, Vinh thăng Phó Đề đốc Chuẩn tướng nhiệm chức.

Năm 1974: Ngày 19-1, Thừa lệnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ra lệnh cho Lực lượng HQ thuộc quyền khai hoả tấn công HQ Trung quốc để bảo vệ chủ quyền của VN trên Quần đảo Hoàng Sa. Ngày 1-3, Vinh thăng Phó Đề đốc thực thụ.
1975

Sang ngày 31-3 kiêm Tư lệnh các Lực lượng HQ yểm trợ chiến trường Quy Nhơn.

Đêm 29-4, từ Vũng Tàu di tản ra khơi trên Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ-802, do HQ Trung tá Vũ Quốc Công làm Hạm trưởng.

Sau ngày 30-4, Định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.




Ngụy Văn Thà

NguyVanTha.jpg
(16 tháng 1 năm 1943 - 19 tháng 1 năm 1974) là một sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 và được truy thăng cấp bậc Trung tá Hải quân.
Ông sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Ở độ tuổi trưởng thành, ông gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và theo học khóa 12 Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Nha Trang. Ông tốt nghiệp khóa Đệ nhất Song ngư, ngành Chỉ huy vào tháng 3 năm 1964 với cấp bậc thiếu úy.

Sau khi tốt nghiệp, ông thực tập trên hải vận hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải quân Việt Nam Cộng hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:
Thuyền phó Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ-17,
Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,
Thuyền trưởng tuần duyên đĩnh (Patrol Boat) Kèo Ngựa HQ-604,
Thuyền trưởng giang pháo hạm (Landing Ship Infantry Light) Tầm Sét HQ-331, và
Thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.

Ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa tặng thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu.




Hạm Trưởng HQ-5 Phạm Trọng Quỳnh

Phạm Trọng Quỳnh
Số quân: 56A 700.773
Cấp bậc cuối cùng: HQ Trung-Tá
Ngày sinh:
Ngày 05 tháng 1 năm 1936.
Sinh quán:
Hà-Đông, Bắc Phần, Việt-Nam

Địa chỉ hiện tại:
Sunnyvale, Northern California, U.S.A.
Gia cảnh:
Vợ: Nguyễn Thị Bạch-Mai.
Con: 2 gái và 2 trai. 3 cháu lớn đã lập gia-đình, còn cháu trai út năm nay nữa là xong.
Cháu ngọai: 2 trai và 1 gái.

Hoạt-động trước khi gia-nhập HQ:
Học Lycée Albert Sarraut Hà Nội và Lycée Yersin Đà-Lạt.

Chức-vụ trong HQ/VNCH:

1963-1964: SQ Đệ Tam HQ-451 (Hạm Trưởng là HQ Đại-Úy Nguyễn Hữu Tố). Sau đó làm Hạm Phó cho HQ Đại-Uùy Hà Văn Ngạc.

Cùng tầu có ông 'Nước Mém' và 'Mệ'.

1964-1966: SQ Đệ Tứ HQ-406. Cùng tầu có BB Nguyễn Tấn Đơn là SQ Đệ Tam.

Hạm Trưởng HQ Đại-Úy Trần Bình Phú.

Thăng cấp Trung Úy tháng 04/65 và trở thành Hạm-Phó qua 3 nhiệm kỳ các

Hạm Trưởng Nguyễn Ngọc Rắc,

Trần Văn Lâm và Quản An.

1966-1967: Chỉ Huy Phó TTHL/HQ Cam Ranh. Cùng đơn vị còn có ‘Trâu Nẫm’.

1967-1968: Hạm Trưởng HQ-611.

1968-1969: Hạm Trưởng HQ-471.

1969-1971: Hạm Trưởng HQ-230.

1971-1972: Hạm Trưởng HQ-406.

1972-1973: Hạm Trưởng HQ-12.

1973-1974: Hạm Trưởng HQ-800.

1974-1975: Hạm Trưởng HQ-5.


Vũ Hữu San



Sinh-quán Hoa-Lư, Ninh-Bình; học trò của các Thầy Tăng, Cao, Ngọc ở Làng Cối, Nho Quan; cựu học-sinh Chu-Văn An, cựu sinh-viên Toán các Đại-học Sài-Gòn, Đà-lạt, Huế; tốt-nghiệp các Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang (hai ngành chỉ-huy và cơ-khí) cùng Trường Chỉ-Huy Tham-Mưu Đà-Lạt. Hầu hết binh nghiệp của Ông là hải-vụ, từng làm Hạm-Trưởng qua các loại chiến hạm. Chiếc cuối cùng là chủ-lực-hạm của Hải-Quân Việt-Nam: Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4.
Tại hải ngoại, Cựu Hạm-Trưởng San tốt-nghiệp Cử Nhân Cơ-Khí, làm Kỹ-Sư, rồi làm Chuyên-gia Tin-học (IT). Về hưu từ 2002.

Không Quân TQ: Hứa Thế Hữu và mệnh lệnh “tam bất đả”

Hứa Thế Hữu và mệnh lệnh “tam bất đả”(1)
Tài-liệu này giải thích sự kiện là Không Quân Trung Cộng không tác chiến tại HoàngSa 1974.
Bài viết cũng có thể nói lên một phần sự kiện là không có phi cơ Tàu Cộng tác chiến tại Biên Giới Việt-Nam năm 1979
Chúng tôi chân thành cảm ơn Học-Giả Nguyễn Duy Chính đã giúp chúng tôi dịch bài này. VHS.
 
[Trong chiến dịch] lấy lại ba đảo Tây Sa, tướng Hứa Thế Hữu ra lệnh: “ba điều không bắn”
Gần trưa ngày 20 tháng 1 năm 1974, trong việc tiến đánh chiếm lại quần đảo Vĩnh Lạc thuộc Tây Sa bao gồm 3 đảo Cam Tuyền, San Hô và Kim Ngân, tư lệnh Quảng Châu là Hứa Thế Hữu đã ra lệnh cho quân đội tại tiền tuyến ở Tây Sa phải thi hành khẩn cấp mệnh lệnh “ba điều không bắn”: không phải phi cơ địch thì không bắn, chưa nhận rõ là phi cơ địch thì không bắn, phi cơ địch chưa tấn công ta thì không bắn.
Mệnh lệnh “ba điều không bắn” của tướng Hứa Thế Hữu nguyên do vì đâu, chúng tôi đã hỏi Tống chỉ huy tiền tuyến Tây Sa là Nguỵ Minh Sâm thì ông Nguỵ trả lời như sau:
Trong lúc tác chiến để lấy lại quần đảo Tây Sa, lực lượng phòng không của hạm đội Nam Hải chúng ta ở Tây Sa đóng tại đảo Vĩnh Hưng trên quần đảo Tuyên Đức. Đảo Vĩnh Hưng chỉ cách các đảo Cam [Tuyền], San [Hô] 100 cây số, hạm đội chỉ phái Tư lệnh không quân họ Giả đến công tác mà thôi.

Vì phi cơ tác chiến của hải không quân vẫn thường bay trên đảo Vĩnh Lạc tuần tra quan sát để yểm trợ cho quân đội chiến đấu nhưng việc thông tin giữa hạm đội và hải không quân không dùng mật ngữ mà dùng mật mã điện báo do điện đài của hạm đội gửi đi nên khi điện đài nhận được phải do điện viên thông dịch, thời gian qua lại dễ gây sơ xuất có thể khiến quân ta bắn quân ta.
Điển hình là đã hai lần, lần thứ nhất khi quân đội chuẩn bị tấn công lên đảo thì nhận được tin báo có phi cơ địch đến. Thời điểm đó mây cao 2000 m, Nguỵ Minh Sâm hỏi khoa trưởng họ Giả: “Có phải phi cơ địch sẽ xuống thấp dưới mây rồi mới tấn công mình chăng?” Giả đáp: “Đúng thế”.
Nguỵ hỏi lại: “Vậy khi phi cơ địch xuống dưới mây thì sẽ bắn chứ gì?” Giả đáp: “Có thể lắm”.
Quả nhiên chỉ 10 phút sau thấy có hai chiếc phi cơ sơn màu bạc liều lĩnh bay thấp khoảng 300m trông tiêm kích cơ 6 của quân ta. Nguỵ Minh Sâm lập tức hạ lệnh “Không được bắn” rồi hỏi lại Giả khoa trưởng có phải máy bay của mình không?. Giả đáp: “Không liên lạc được nên không rõ”.
Phi cơ bay một vòng sau đó đi mất. Nửa tiếng sau, nhận được mật điện của hạm đội thông báo là hai chiếc tiêm cơ 6 của mình đã cất cánh. Khi đó bộ đội trên hạm đĩnh trên biển có trên 100 khẩu súng máy, nếu như nhắm vào hai chiếc phi cơ đó mà bắn thì hậu quả không biết thế nào mà lường.
Lần thứ hai chúng tôi phát hiện có oanh tạc cơ bay trên trời, khi đó bộ đội đang tấn công lên đảo, nhận được từ hạm đội là”có phi cơ địch trên không”. Mười phút sau, từ phía nam bay lên phía bắc trên hai đảo Cam Tuyền San Hô cao độ 1000 m bay tới một oanh tạc cơ lớn màu trắng, không có chiến đấu cơ yểm trợ, ngang nhiên bay đến không trung hai đảo này. Bộ chỉ huy liền lập tức thông báo các lực lượng rằng “phi cơ địch đang ở trên trời, chuẩn bị chiến đấu”. Thế nhưng tư lệnh Nguỵ quan sát kỹ lưỡng thì thấy không giống như phi cơ địch nên lại hạ lệnh: “Không sẵn sàng bắn”. Nguỵ tư lệnh hỏi lại Giả khoa trưởng có phải máy bay của mình không?. Giả đáp: “Không liên lạc được nên không rõ”.
Phi cơ bay đến gần thì thấy dưới bụng màu đen, Nguỵ lại hỏi Giả: “Thế là thế nào?”. Giả đáp: “Ấy là nòng đạn đã mở ra rồi đấy”. Nguỵ Minh Sâm nói: “Cái càng ở dưới đuôi cũng mở ra rồi”. Hai mươi phút sau hạm đội thông báo: “Phi cơ oanh kích 6 của ta đang chụp ảnh ở trên không”. Nếu như chúng tôi cứ nhắm chiếc máy bay đó mà bắn thì thể nào cũng rơi.
Nguỵ Minh Sâm thấy việc quan trọng nên lập tức báo cáo cho quân khu, tư lệnh Hứa hết sức nóng ruột nên ra lệnh “ba điều không bắn” cho quân đội tiền tuyến ở Tây Sa. Đầu thập niên 70, vì điều kiện giới hạn, quân đội chúng ta lần đầu tác chiến ở xa trên biển, việc hợp đồng tác chiến hải không quân vá hạm đội còn nhiều vấn đề, quân đội tổng kết việc hợp đồng hải không quân trong trận đánh Tây Sa để về sau không xảy ra những trường hợp như thế nữa.
Đây chính là lời từ miệng lão thủ trưởng họ Nguỵ kể cho nghe, là kinh nghiệm cực quí báu trong tác chiến mong được các cấp quân đội quan tâm. Ngày 19 tháng 1 sang năm là kỷ niệm 38 năm hải chiến Tây Sa, tôi viết bài này để tưởng nhớ Hứa Thế Hữu, Nguỵ Minh Sâm là các quân sự gia lão thành của giai cấp vô sản.
---

(1) http://blog.people.com.cn/article/1323072834063.html 收复西沙三岛,许世友为啥下达三不打命令

原创于: 2011-12-05 16:13:54 thu phục tây sa tam đảo,hứa thế hữu vi hạ đạt “tam bất đả” mệnh lệnh
---
Hứa Thế Hữu là Bí thư và Tư lệnh quân khu Quảng Châu. Theo bài báo này thì ngày 20/01/1974 (tức sau trận hải chiến), ông này ra lệnh cho quân đội Trung Cộng tại Hoàng Sa phải thi hành khẩn cấp mệnh lệnh “ba điều không bắn”: (1) không phải phi cơ địch thì không bắn, (2) chưa nhận rõ là phi cơ địch thì không bắn, (3) phi cơ địch chưa tấn công ta thì không bắn.
   Nếu không nhờ mệnh lệnh này thì quân Trung Cộng tại Hoàng Sa đã ít nhất 2 lần bắn nhầm vào máy bay của phe mình, do phương tiện liên lạc phối hợp tác chiến bấy giờ của Trung Cộng còn quá lạc hậu.

  
Hứa Thế Hữu (trái) và Ngụy Minh Sâm (phải)

Các phi-cơ J-6 Jet Fighter (trái) và J-7 Jet Fighter (phải) của TC thời đó có khả năng rất hạn chế.