Bản chụp trang đầu tiên bản gốc có tựa đề “White paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt:
Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Việt Nam Cộng Hòa
Bộ Ngoại Giao
Sài-gòn, 1975
Lời mở đầu
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nằm ở ngoài khơi của Việt Nam trên biển Nam Hải. Kích thước khiêm nhường của hai quần đảo này không có nghĩa là chúng không quan trọng đối với người Việt Nam: đối với người Việt Nam, những lãnh thổ xa xôi này đều thân thương như bất cứ phần lãnh thổ nào của tổ tiên. Quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc bị quân đội Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cưỡng chiếm bằng vũ lực vào ngày 20 tháng Giêng năm 1974, sau một hành động xâm lăng vô-liêm-sỉ làm cả thế giới phẫn nộ. Tương tự cho quần đảo Trường Sa 500 cây số về phía Nam, hai lực lượng nước ngoài khác đang chiếm đóng bất hợp pháp 4 đảo thuộc quần đảo này.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và dân tộc Việt Nam nhất quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, cương quyết phản đối sự chiếm cứ của quân đội nước ngoài trên các lãnh thổ này. Xét về quần đảo Hoàng Sa, không những đó là sự vi phạm chủ quyền Việt Nam của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mà còn là một sự thách đố luật lệ quốc tế và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: cho đến bây giờ việc một cường quốc xử dụng vũ lực chống lại một quốc gia nhỏ bé ở Á châu, điều đó cũng bao hàm một sự đe dọa nền hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Trong trường hợp Trường Sa, mặc dù sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài đã không gây đổ máu, nhưng nó cũng thể hiện việc vi phạm nghiêm trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Cộng
Hòa. Quyền lợi của dân tộc Việt Nam trên các đảo này cũng luôn được xác định mạnh mẽ như đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam Cộng Hòa đáp ứng mọi quy định quốc tế để tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo này. Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam đã chứng minh chủ quyền của mình trên đảo Hoàng Sa. Đầu thế kỷ thứ 19, một chính sách trấn đóng có hệ thống và hiệu quả đã được đề ra bởi các triều vua Việt Nam. Quần đảo Trường Sa, được biết đến và khám phá bởi các ngư phủ và nhân công Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, được chính thức xáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam bởi nước Pháp nhân danh nước Việt Nam. Trên cả hai quần đảo này, các viên chức Việt Nam đã thực thi một cách ôn hòa và đầy hiệu quả luật pháp Việt Nam. Tính cách liên tục của chính quyền kết hợp với ý chí kiên định của dân tộc Việt Nam thể hiện chủ quyền chính thống của Việt Nam đối với các quần đảo này. Vì vậy, việc phòng thủ các quần đảo này và những nỗ lực ngoại giao đã được đặt
ra để chống lại sự đòi hỏi sai lầm của những quốc gia trong khu vực. Vì không thể tranh cãi đối với chủ quyền của Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chọn lựa giải pháp quân sự để bất ngờ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Hai quốc gia khác cũng đã lợi dụng tình trạng chiến tranh ở Việt Nam để dùng quân đội chiếm đóng vài hòn đảo của Trường Sa mà họ
không có chủ quyền. Bởi vì cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm duới vỹ tuyến 17,
đây là vấn đề quan tâm chính yếu của Việt Nam Cộng Hòa.
Bạch thư này được thực hiện để làm sáng tỏ giá trị của việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Nó cũng là lời kêu gọi cho công lý đến lương tâm của tất cả các quốc gia tôn trọng luật pháp và yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Tuyên cáo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1974)
Sứ mạng quan trọng và cao quý nhất của một Chính Phủ là bảo vệ chủ quyền, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Quốc Gia. Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa quyết tâm theo đuổi trọng trách này, bất kể các gian nan có thể phải đối đầu và bất kể các chướng ngại vô cớ xuất phát từ bất cứ nơi đâu.
Trước sự xâm lấn quân sự bất hợp pháp của Trung Cộng trên các quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa cần long trọng tuyên bố trước dư luận thế giới, cũng như đến bạn và thù rằng:
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời được của Việt Nam Cộng Hòa. Chính Phủ và Nhân Dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền trên các đảo đó.
Ngày nào một hải đảo đơn độc của một phần lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng chiếm bởi một quốc gia khác, ngày đó Chính Phủ và Nhân Dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục chiến đấu để dành lại chủ quyền chính đáng của họ.
Những kẻ chiếm cứ bất hợp pháp sẽ phải chịu mọi trách nhiệm cho bất cứ sự căng thẳng xẩy đến bất cứ từ đâu.
Nhân cơ hội này, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi của miền Trung và Nam Việt Nam, mà đã được kiên định xác nhận như là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những căn bản không thể phủ nhận được về địa lý, lịch sử, pháp lý và trên nhiều sự kiện thực tế.
Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa nhất quyết bảo vệ chủ quyền Quốc Gia trên các đảo này bằng bất cứ giá nào.
Trong việc giữ gìn chính sách ôn hòa truyền thống, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng
giải quyết, qua thương thảo, các tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về các đảo này, nhưng điều đó không có nghĩa là chấp nhận từ bỏ chủ quyền trên bất cứ phần nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
(Tuyên cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng Hai 1974)
Chương I
Chủ quyền về lịch sử trong những ngày đầu của Việt Nam
Người Việt Nam đã nhận biết về quần đảo Hoàng Sa từ hồi xa xưa trước khi người Tây Phương khám phá ra vùng biển Nam Hải và đặt tên gọi quốc tế là Paracels (Hoàng Sa) cho phần đất này. Có những bằng chứng khoa học cho thấy sự hiện diện của người Việt Nam trên quần đảo này từ đầu thế kỷ 15. Sự khai thác có hệ thống các tài nguyên trên đảo đã bắt đầu ngay sau đó và làm nảy sinh sự quan tâm của người Việt Nam đối với các lãnh thổ này, cho đến thế kỷ 18 dẫn đến một quốc sách là thành lập một Đại Đội Hoàng Sa để bảo đảm sự khai thác hợp lý trên các đảo này. Một bằng cớ đáng tin cậy của ngoại quốc và Việt Nam cho thấy, Việt Nam tiến đến việc xác nhận chủ quyền của mình và quần đảo Hoàng Sa được chính thức coi là lãnh thổ của Việt Nam vào năm 1816.
Vị trí địa lý
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm một dãy những đảo nhỏ ngoài khơi Việt Nam giữa 111 và 113 kinh độ Đông Greenwich, và giữa 15 độ 45 phút và 17 độ 15 phút vỹ tuyến Bắc. Đảo gần nhất trong quần đảo có khoảng cách tương đương như từ bờ biển Việt Nam đến bờ nam đảo Hải Nam của Trung Hoa. Dùng đảo Hoàng Sa, đảo lớn nhất trong nhóm, làm điểm tham chiếu, các khoảng cách đo được như sau:
Hoàng Sa đến cảng Đà Nẳng: 200 hải lý. (Hoàng Sa đến bờ biền gần nhất của Cù Lao Ré: 123 hải lý)
Hoàng Sa đến bờ biển gần nhất của đảo Hải Nam: 150 hải lý Hoàng Sa đến bờ biển gần nhất của Phi Luật Tân: 450 hải lý. Hoàng Sa đến bờ biển gần nhất của Đài Loan: 620 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa được chia thành hai nhóm: về hướng Đông quần đảo Tuyên Đức
(Amphitrite) và về hướng Tây quần đảo Nguyệt Thiềm (Crescent). Những đảo chính là: Nhóm Tuyên Đức:
Đảo Bắc - North Island Đảo Trung- Middle Island Đảo Nam - South Island Phú Lâm - Wooded Island Hòn Đá - Rocky Island
Đảo Linh Côn - Lincoln Island
Đảo Cư Mộc - Tree Island Đảo Côn Nam - South Bank Nhóm Nguyệt Thiềm:
Đảo Hoàng Sa - Prattle Island Đảo Cam Tuyền - Robert Island Đảo Vỹnh Lạc - Money Island Đảo Quang Hoa - Duncan Island
Đảo Duy Mộng - Drummond Island Đảo Bạch Qui - Passu Kea Island Đảo Tri Tôn - Triton Island
Ngoại trừ đảo Hoàng Sa, chỉ có một đảo lớn khác là đảo Phú Lâm hay Wooded Island trong
nhóm Tuyên Đức. Tổng số diện tích bề mặt của hai nhóm đảo này khoảng 10 cây số vuông hay 5 dậm vuông. Đa số những đảo nhỏ nguyên thủy là những rặng đá san hô ngầm và có hình dạng
của những đồi cát trơ trụi, ngoại trừ đảo Phú Lâm và Hoàng Sa, nổi tiếng là có nhiều dừa. Các đảo này được bao bọc bởi những vòng đá ngầm làm cho tàu bè khó đến gần vì nguy hiểm. Rất nhiều rùa, ốc biển và các sinh vật dưới biển được tìm thấy ở đó. Thềm lục địa rất dồi dào phốt- phát được tạo ra bởi phản ứng của phân chim biển với mưa nhiệt đới và đá vôi san hô. Khí hậu trên các quần đảo này được ghi nhận là ẩm ướt thường xuyên và ít khác biệt với nhiệt độ trung bình. Về mặt kinh tế, quần đảo Hoàng Sa đã được thường xuyên viếng thăm bởi ngư phủ Việt Nam từ xưa và hiện thu hút rất nhiều công ty khai thác phốt-phát.
Tài liệu ban đầu của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa
Bằng chứng chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã có từ hơn ba trăm năm trước. Tài liệu xưa nhất của Việt Nam về phần di sản quốc gia này là nỗ lực được thực hiện trong khoảng thời gian giữa 1630 và 1653 bởi một học giả tên là Đỗ Bá, cũng được biết dưới bút hiệu Đào
Phú. Đó là những bản đồ Việt Nam gồm có phần thứ ba của bức ‘’Bản đồ đời Hồng Đức’’ (1): Bản đồ này được khởi sự thực hiện dưới triều vua Lê Thánh Tông hiệu là Hồng Đức (1460-
1497). Những ghi chú trên bản đồ nói rõ rằng ngược thời gian xa xưa vào đầu thế kỷ 17, triều
đình Việt Nam đã thường xuyên gởi tàu bè và thủy thủ đến các đảo này, ở thời điểm đó có tên là
‘’Cát Vàng’’ (cả 2 tên ‘’Cát Vàng’’ và ‘’Hoàng Sa’’ đều có nghĩa là ‘’cát vàng’’). Những đảo này ngày nay được quốc tế biết đến dưới tên ‘’Hoàng Sa’’.
Bản dịch sau đây là từ phần ghi chú của Đỗ Bá:
''Ở làng Kim Hồ, trên hai bên bờ sông, có hai ngọn núi mỗi ngọn đều có mỏ vàng được khai thác dưới sự kiểm soát của chính phủ. Ở hải phận quốc tế, có một quần đảo dài 400 ly và rộng 200 ly (2) có tên là ''Bãi Cát Vàng'' nhô lên từ đáy biển hướng về phía duyên hải giữa hai cảng Đại Chiêm và Sa Vinh (3). Vào mùa mưa Tây-Nam, các thương thuyền từ các quốc gia khác nhau qua lại gần bờ thường bị đắm ở các khu vực quần đảo này. Điều tương tự cũng xảy ra trong mùa mưa Đông-Bắc cho các thương thuyền qua lại trên vùng biển quốc tế. Tất cả mọi người trên tàu bị đắm ở khu vực này thường bị chết đói. Nhiều loại thương thuyền khác nhau bị đắm trôi dạt vào các đảo này. Mỗi năm trong suốt tháng cuối cùng của mùa đông, các vị vua nhà Nguyễn thường phái đến các đảo này một hạm đội gồm 18 tàu buồm để vớt các chiếc tàu đắm. Họ thu
được rất nhiều vàng, bạc, tiền đúc, súng ống và đạn dược. Từ cảng Đại Chiêm phải mất một ngày rưỡi để đến quần đảo này, trong khi chỉ mất có một ngày nếu khởi đi từ Sa Ky (4).''
Mặc dầu sự mô tả về địa lý của các thời xa xưa không được chính xác như bây giờ, nó cho thấy rõ ràng từ bên trên rằng bãi ''cát vàng'' hay đảo Hoàng Sa đã là một phần di sản kinh tế của Đế Chế Việt Nam ít ra là trước 1653, năm cuối cùng khi Đỗ Bá có thể đã vẽ xong bản đồ của ông. Hơn nữa, một nhà sử học và học giả Việt Nam nổi tiếng tên Võ Long Tê, đã có thể xác định rằng xem xét những sự kiện khác trong văn tự của Đỗ Bá (nghỉa là tham chiếu lịch sử và kiểu hành văn), các cuộc thám hiểm vớt tàu được mô tả trong đó thật sự bắt đầu vào thế kỷ 15 (5).
Chứng cớ đầu tiên từ các nguồn tin ngoại quốc
Các học giả Việt Nam không phải là những người duy nhất ghi nhận rằng Việt Nam, trước đây được biết như là 'Đế Quốc An Nam'', xưa kia đã chứng tỏ chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa. Thực tế các nguồn tin ngoại quốc đã chính xác hơn về các ngày tháng liên quan đến chủ quyền. Như đã được trình bày ở trên, đặt trên căn bản bút tích của Đỗ Bá, sự khai thác kinh tế trên các đảo Hoàng Sa bởi nguời Việt Nam đã bắt đầu, ít ra là trước năm 1653. Tuy nhiên, trước đó vào năm 1634, tờ báo Batavia, ấn hành bởi Đông Indies của Hòa Lan, ghi nhận những sự việc cho thấy thẩm quyền của Việt Nam vào lúc đó đã được công nhận bởi những công dân của các quốc gia khác.
Theo tờ Batavia ấn hành vào năm 1634 - 1636, (6) vào ngày 20 tháng Bảy năm 1634, 3 chiếc tàu Hòa Lan có tên Veenhuizen, Schagen (7) và Grootebroek rời Touron (nay gọi là Đà Nẵng) trên đường đi đến Formosa, sau khi đã đến từ Batavia (nay gọi là Djakarta). Vào ngày 21, ba chiếc
tàu này bị kẹt trong một trận bão và tất cả bị mất liên lạc lẫn nhau. Chiếc Veehuizen đến
Formosavào ngày 2 tháng Tám và chiếc Schagen ngày 10 tháng Tám. Nhưng chiếc Grootebroek bị lật gần quần đảo Trường Sa, Bắc vỹ tuyến 17. Kiện hàng trị giá ước độ 153.690 đồng tiền vàng, chỉ còn lại số hàng hóa trị giá 82.995 đồng tiền vàng được thủy thủ đoàn còn sống sót khôi phục lại, phần còn lại chìm dưới biển sâu. Có chín thuỷ thủ bị mất tích.
Sau khi ông ta đã đã bố trí để cất dấu an toàn phần còn lại của kiện hàng trên quần đảo, dưới sự canh gác của 50 thủy thủ, thuyền trưởng của chiếc tàu Grootebroek đi ra biển cùng với 12 thủy thủ khác và hướng về bờ biển Việt Nam để tìm sự giúp đỡ trong lãnh thổ của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, khi nhóm người này đến bờ, họ bị những ngư phủ bắt giữ làm tù binh và tiền của họ bị tịch thu. Điều này dẫn đến một sự tranh cãi với chính quyền Việt Nam. Sự tranh cãi dẫn đến nhiều sự viếng thăm hơn nữa của các tàu Hòa Lan đến triều đình Việt Nam (và cuối cùng, dẫn đến việc chấp thuận về quyền mậu dịch tự do cho người Hòa Lan và việc thiết lập một cơ xưởng
Hòa Lan đầu tiên ở Việt Nam, dẫn đầu bởi Abraham Duijcker). Tuy nhiên, chúng tôi muốn nói ở đây, sự kiện quan trọng là khi chiếc Grootebroek bị đắm, các thủy thủ đã chọn đi đến Việt Nam thay vì Trung Quốc, mặc dầu Trung Quốc gần hơn. Điều này không nghi ngờ gì bởi vì họ coi quốc gia nào đang có chủ quyền trên phần vỡ nát của chiếc tàu sẽ đương nhiên cung ứng sự cấp cứu và sẽ đáp ứng sự đòi hỏi của họ nhiều hơn.
Bằng chứng của sử gia Việt Nam Lê Quí Đôn
Những tham khảo khác về các quyền lợi lịch sử của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa (được gọi là ''Pracels'' trong bài viết trên báo Batavia) được thực hiện bởi nhà biên tập bách khoa toàn thư Lê Quí Đôn (1726-1784) trong tác phẩm về lịch sử của ông tên là Phủ Biên Tập Lục trong việc bình định các tỉnh biên giới (Miscellaneous Records on the Pacification of the Frontiers). Lê Quí Đôn là một vị quan lại được triều đình phái vào miền Nam để phục vụ như là người quản lý hành chánh trong lãnh thổ vừa mới chiếm được bởi triều đình chúa Nguyễn (vì vậy có cái tên
''Các Tỉnh Biên Giới'' cho các vùng đất này trên tựa đề của quyển sách).
Trong tác phẩm này, Lê Quí Đôn ghi nhận rất nhiều điều tai nghe mắt thấy trong khi đang thi hành nhiệm vụ trên lãnh thổ phía Nam. Kết quả là, có nhiều tham chiếu về các đảo này cho thấy thuộc về nhà Nguyễn. Phần tham chiếu chính xác và chi tiết nhất về quần đảo Hoàng Sa trên các trang sách nói như sau:
''Làng An Vinh, Quận Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, nằm cạnh biển. Về hướng Đông-Bắc của làng có nhiều đảo và các loại núi đá khác nhau nhô ra ngoài biển, tổng số các loại khoảng 130. Từ những mỏm núi đá ra đến các hòn đảo, đôi khi mất một ngày (đường biển) hay ít ra một vài phiên gác. Trên đỉnh núi đá đôi khi có những suối nước mát. Nối với các hòn đảo là một dãy cát vàng dài khoảng 30 ly, bằng phẳng và trải rộng mênh mông nơi nước biển trong có thể thấy tận đáy.''
Trên trang tiếp theo, động vật và thảo mộc của Trường Sa được mô tả rất chi tiết, vì vậy giúp người ta so sánh chúng với những sự mô tả khoa học sau này được thực hiện trong thế kỷ hai mươi: chim yến và các tổ chim quý giá của chúng (trong số hàng ngàn loại chim được khám phá trên quần đảo), những con ốc xà cừ khổng lồ được gọi là ''ốc tai tượng'', ngọc trai, rùa khổng lồ và các loại rùa nhỏ hơn, nhím biển và nhiều nữa.''
Nói về sự ích lợi của các quần đảo này và sự khai thác của nó, Lê Quí Đôn đã nói điều này: ''Khi họ gặp phải gió to, các tàu đi biển lớn thường tìm nơi trú ẩn trên các đảo này''.
Trong quá khứ, nhà Nguyễn đã lập ra một Đại Đội Hoàng Sa gồm có 70 người chọn từ những người dân làng An Vinh. Mỗi năm họ thay phiên nhau đi ra biển, khởi hành trong suốt tháng đầu tiên của âm lịch theo chỉ thị hướng dẫn về sứ mạng của họ. Mỗi người trong Đại Đội được cung cấp sáu tháng lương khô. Họ chèo trong năm chiếc thuyền đánh cá và mất 3 ngày để đi đến các đảo này. Họ được tự do thâu lượm bất cứ vật gì họ muốn, bắt chim chóc khi cần thiết và câu cá để ăn. Họ (đôi khi) tìm được xác của các tàu bị đắm còn chứa những vật như kiếm và các con ngựa bằng đồng, huy chương và tiền bằng bạc, nhẫn bạc và những sản phẩm bằng đồng khác,
nén bằng nhôm và chì, súng và ngà voi, sáp tổ ong bằng vàng, mền nỉ, chậu sứ, vân vân. Họ
cũng thâu thập rất nhiều mu rùa, nhím biển và ốc xà cừ sọc với số lượng ưa thích.
''Đại Đội Hoàng Sa này không trở về cho đến tháng tám trong năm. Họ đi đến Phú Xuân (nay gọi là Huế) để giao lại những đồ vật họ đã thu thập để được cân và xác nhận, rồi cho biết giá cả
trước khi họ tiến hành bán các con ốc xà cừ, nhím biển, rùa biển. Chỉ đến lúc đó Đại Đội mới được cấp một giấy chứng nhận, với nó họ có thể được về nhà. Những sự thu thập hàng năm này đôi khi rất có kết quả và những lần khác thì thất vọng hơn, nó tùy thuộc vào từng năm. Đôi khi xảy ra việc Đại Đội có thể ra đi và trở về tay không.
''Tôi (Lê Quí Đôn) đã có cơ hội kiểm soát các hồ sơ của cựu Bá Tước Thuyên Đức và đã tìm thấy những kết quả sau đây:
''Năm Nhâm Ngọ (1702), Đại Đội Hoàng Sa đã thâu được 30 nén bạc.
''Năm Giáp Thân (1704), 5.100 catty (1 catty=500g) nhôm được mang về.
''Năm Ất Dậu (1704), 126 nén bạc được thâu về.
''Từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713) nghĩa là trong 5 năm liên tục, đại đội đã tìm cách thu thập được chỉ một vài catty (1 catty=500g) vỏ rùa và nhím biển. Có một lần, họ thu nhập được gồm có một ít thanh kim loại, một ít chén đá và hai súng đại bác bằng đồng''.
Rõ ràng từ bên trên rằng ít ra trong thế kỷ 18, các chúa Nguyễn của Nam Việt Nam rất quan tâm đến khả năng tiềm tàng về kinh tế của quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và thật ra đã tổ chức khai thác hàng năm trên quần đảo này. Sự kiện mà không có bất cứ các quốc gia nào khác công bố ngược lại, là bằng cớ hiển nhiên rằng chủ quyền trên đảo Hoàng Sa của nhà Nguyễn đã không có quốc gia nào phản đối.
Một nơi khác trong quyển sách, Lê Quí Đôn cũng đã ghi nhận một sự việc bắt đầu từ năm 1753, đưa ra thêm ánh sáng vấn đề quan hệ Trung Quốc-Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa. ''Bờ biển quần đảo Hoàng Sa không xa với tỉnh Liên Chu thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. (Vì lý do đó) tàu của chúng ta đôi khi gặp các tàu đánh cá của người láng giềng phương Bắc (Trung Quốc) ở hải phận quốc tế. Các thủy thủ đồng nghiệp từ cả hai quốc gia thường thăm hỏi nhau ở giữa biển... Có một lần, có một báo cáo từ một viên chức trách nhiệm về điều tra hải lưu ở quận Wen- ch'ang, tỉnh Ch'iung-chou (đảo Hải Nam, Trung Quốc) nói rằng: ''Trong năm thứ 18 của Ch'ien- lung (1753), 10 quân sĩ từ làng An Bình thuộc Đại Đội Hoàng Sa, quận Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Annam, khởi hành trong suốt tháng thứ bảy để đi đến Vạn Lý Trường Sa (7) để thu thập hải sản. Tám trong số mười người đi lên bờ để thu thập hải sản, và hai người ở lại tàu để canh gác. Chẳng bao lâu một trận bão nổi lên làm đứt dây neo, và hai người trên tàu bị trôi vào cảng Ch'ing-lan. Sau khi thẩm vấn, nhân viên Trung Quốc nhận thấy lời khai là đúng sự thật và sau đó đã cho hộ tống hai người Việt Nam trở về làng của họ. Chúa Nguyễn Phúc Chu sau đó đã truyền lệnh cho quan tuần phủ Thuận Hóa (nay gọi là Thừa Thiên) viết một lá thư lễ độ cám ơn sự giúp đỡ của vị quan chức Wen-ch'ang.''
Câu chuyện này cho thấy một số điểm, ngoài sự giao tế lịch sự đã có rồi lúc đó giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nó cũng cho thấy rõ rằng viên chức Trung Quốc từ Wen-ch'ang đã không đếm xỉa gì đến việc những người Việt Nam đang vi phạm lãnh hải của Trung Quốc khi họ đi đến Vạn Lý Trường Sa. Cái quan tâm duy nhất của vị quan chức này là tìm ra liệu những lời khai của hai
thủy thủ Việt Nam có bằng cớ hay không. Nói cách khác, viên chức Trung Quốc chỉ lo lắng về việc những người Việt Nam có thể là gián điệp được gởi vào Hải Nam, giả vờ bị bão ngoài biển. Khi điều này được chứng tỏ không đúng, người Trung Quốc liền lập tức thả người Việt Nam và đối xử với họ rất tử tế bằng cách hộ tống họ về nhà. Cả một sự việc chứng minh rõ ràng sự khai khẩn kinh tế các tài nguyên trên quần đảo Hoàng Sa của người Việt Nam vào thế kỷ thứ 18 là một sinh hoạt công khai, được thực hiện ôn hòa và được người Trung Quốc biết đến là một sự thực thi chủ quyền trên quần đảo này.
Một quyển sách địa lý nổi tiếng được viết bởi Phan Huy Chú và xuất bản vào năm 1834 với tựa đề Hoàng Việt Địa Dư Chí bao gồm bài viết về quần đảo Hoàng Sa mà không đưa ra những chi tiết mới mẻ so với những tin tức từ quyển sách của Lê Quí Đôn. Chỉ có hai sự khác biệt nhỏ được tìm thấy:
- Đại đội Hoàng Sa, theo quyển sách địa lý này, cũng vẫn gồm có 70 người từ làng An Vinh. Tuy nhiên, họ nhận lương khô và nhận chỉ thị ra khơi vào tháng thứ ba của âm lịch (chớ không phải
là tháng đầu tiên như ghi nhận của Lê Quí Đôn. Họ bắt đầu cuộc hành trình trở về trong tháng thứ sáu)
- Trong tháng thứ tám, họ trở về nhà qua cảng Eo (Thuận An).
Từ bên trên, người ta có thể thấy rằng việc khai thác trên quần đảo Hoàng Sa đã trở nên giảm bớt hoạt động, trở về sớm hơn vào đầu thế kỷ thứ 19, vì vậy việc cần thiết viếng đảo chỉ có 2 tháng, thay vì cần đến 6 tháng vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, quyền lợi của người Việt Nam trên các quần đảo này không chỉ về kinh tế, như có thể thấy trong những dẫn chứng sau đây:
Sự xác nhận từ những nguồn tin nước ngoài.
Nhiều tác giả ngoại quốc khác nhau đều xác nhận rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn là một
phần lãnh thổ của Việt Nam ngay từ thế kỷ 18. Thí dụ, lời chứng từ một nhà truyền giáo vào năm
1701 lúc đang hành trình trên quần đảo này (tường trình rằng chiếc tàu Pháp đầu tiên tiến vào vùng biển Nam -Trung Quốc vào cuối thế kỷ 17) mô tả những sự nguy hiểm đáng sợ chứng kiến bởi các tàu trong khu vực lân cận với đảo Hoàng Sa, nhắc đến một cách đặc biệt rằng quần đảo này thuộc về Vương Quốc An Nam nghĩa là một tên gọi trước đây của Việt Nam (8).
Một tài liệu khác viết ngày 10 tháng Tư năm 1768 và có tên là ''Note sur l'Asie demandee par M. de la Borde a M. d'Estaing" (hiện đang lưu giữ trong văn khố Pháp) (9) cung cấp chứng cớ
những chiến dịch tuần tiễu nghiêm ngặt giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam của những đơn vị hải quân Việt Nam. Khi Hải quân Đô Đốc d'Estaing của Pháp đang hoạch định một cuộc tấn công vào thành phố Huế của Việt Nam để thiết lập một thể chế Pháp ở Đông Dương, ông ta tường trình rằng có các tàu Việt Nam thường xuyên qua lại giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển
và vì vậy,''sẽ phải báo cáo về sự đến gần của ông ta''. Sự kiện này đương nhiên làm cho ông ta phải hủy bỏ việc tấn công Việt Nam như đã được hoạch định. Điều này chứng tỏ cách đây hai thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa đã được xát nhập vào trong hệ thống bảo vệ quốc phòng của Việt Nam rồi và những hành động có chứng cớ nhất trong việc thực thi chủ quyền quốc gia đã được chính phủ Việt Nam thường xuyên thực hiện.
Trong hồ sơ tương tự, Đề Đốc d'Estaing cũng đã đưa ra những mô tả chi tiết về sự thiết lập việc phòng vệ trên bờ biển. Ông ta viết rằng ''Kinh thành Huế chứa 1.200 súng đại bác, trong số đó
800 được làm bằng đồng, rất nhiều được đóng dấu Bồ Đào Nha và khắc năm 1661. Cũng có nhiều vũ khí nhỏ hơn (đóng dấu Cambodia lồng vào hàng chữ British Company of India) đã được tu sửa lại từ những tàu đắm ở quần đảo Hoàng Sa.''
Trong một đề nghị khác được đưa ra vào thời gian 1758-59 cho Pháp tấn công Việt Nam và được trình bày trong Memoire pour une entreprise sur la Cochinchine proposee a M. de Magon par
M. d'Estaing (10) của ông ta, Đề Đốc d'Estaing đã lưu ý lần nữa về quần đảo Hoàng Sa trong sự mô tả của ông về hệ thống phòng thủ ở cung điện của chúa Võ Vương. Được xây trên bờ sông, ông ta báo cáo ''cung điện được bao bọc bởi một bức tường cao từ 8 đến 9 bộ mà không có vật liệu nào làm vững chắc thêm. Có rất nhiều súng đại bác được sản xuất để trang trí, không phải để xử dụng. Đề Đốc d'Estaing cho con số súng đại bác là 400, rất nhiều là của Bồ Đào Nha ''được mang ra đây từ những thuyền bị đắm ở đảo Hoàng Sa''.
Trong một quyển sách xuất bản ở Luân Đôn vào năm 1806: ''Một cuộc hành trình đến Cochinchina (Nam Kỳ)'', John Barrow kể một câu chuyện về chuyến du hành của người Anh đến Việt Nam và đã xác định rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần của thế giới kinh tế của Việt
Nam. Cuộc hành trình mô tả trong quyển sách được thực hiện bởi Bá Tước McCartney, lúc đó là tùy viên quân sự Anh ở triều đình Trung Quốc. Rời Anh quốc vào ngày 2 tháng Chín 1792, Bá Tước McCartney ngừng ở Tourane (Đà Nẵng) giữa 24 tháng Năm và 16 tháng Sáu 1793 để vào diện kiến đức vua Nam (chúa Nguyễn). Trong 3 tuần lễ ở đó đã cho John Barrow nhiều lạc thú
để nghiên cứu về các tàu thuyền Việt Nam. Vì vậy, ông ta đã ghi lại trong quyển sách của ông một sự mô tả chi tiết của những loại tàu khác nhau được dùng bởi người Nam kỳ để đi đến những nơi xa xôi, trong số có đảo Hoàng Sa nơi họ thâu thập hải sâm và tổ yến (11).
Như vậy các nguồn tin ngoại quốc và Việt Nam đều chung quy rằng quần đảo Hoàng Sa đã, trong nhiều thế kỷ, được kể nằm trong phạm vi mục đích và quyền lợi của Việt Nam. Những nguồn tin này công nhận hoàn toàn danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam trong mối liên hệ đến các quốc gia khác. Sự gia tăng tuần tiễu của Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa đi đến một quyết định không thay đổi vào đầu thế kỷ 19, khi triều đại nhà Nguyễn đang trị vì, là đề xướng một chính sách có hệ thống về sự hội nhập hoàn toàn của quần đảo này vào cộng đồng quốc gia.
CHƯƠNG II
THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Dưới triều đại nhà Nguyễn, từ 1802 trở đi, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa ngày càng được củng cố. Các đời vua Nguyễn nối tiếp nhau bổ sung hệ thống hành chánh, quốc phòng, phương tiện vận chuyển và khai thác kinh tế; gọi chung là chính sách Hoàng Sa.
Vua Gia Long Chính Thức Xác Định Chủ Quyền
Vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn, Gia Long, vị đại diện cho dân tộc Việt Nam để xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách chính thức sát nhập quần đảo này vào lãnh thổ Việt Nam. Theo nhiều tài liệu lịch sử, vào năm 1816 cờ Việt Nam được chính thức cắm trên đảo trong một buổi lễ long trọng. Năm 1837, giám mục Jean-Louis Taberd, giám mục của giáo phận Isauropolis, đã viết trong ''Tập Địa Lý Nam Kỳ, in trong tạp chí Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, India (12) như sau:
''Hoàng Sa, cũng được gọi là Pracel hay Paracels, bao gồm nhiều đảo nhỏ, đá, và bãi cát, kéo dài cho tới vỹ tuyến 11 Bắc, nằm trên kinh tuyến thứ 107 từ Paris. Một số nhà hàng hải đã táo bạo vượt qua vùng biển cạn này nhờ may mắn nhiều hơn là cẩn trọng, nhưng một số khác đã bị nạn. Người Nam kỳ gọi vùng này là Cồn Vàng. Tuy quần đảo này chẳng có gì ngoài đá và biển sâu, hứa hẹn nhiều bất lợi hơn là tiện lợi, vua Gia Long tin rằng ngài đã nới rộng lãnh thổ với sự sát nhập không có lợi này. Năm 1816, ngài long trọng cắm cờ và chính thức đặt chủ quyền trên những khối đá này, điều mà chắc chẳng có ai sẽ tranh đoạt với ngài.
Giáo sĩ Jean-Louis Taberd không phải là người duy nhất làm chứng cho chủ quyền Việt Nam
trên quần đảo Hoàng Sa. Một người Pháp khác đã sống nhiều năm trong vùng Viễn Đông, là một nhân chứng hiện đại, viết rằng (13):
''Đông Dương, nơi vị vua đương thời mang hiệu Hoàng Đế, gồm có Đông Dương trên đất liền, đảo Hải Nam là một vùng đảo ít người ở không xa bờ biển là bao, và quần đảo Hoàng Sa bao gồm các đảo nhỏ, đảo san hô và núi đá không có người ở. Vào năm 1816, vị Hoàng đế đương thời là Gia Long đã đặt chủ quyền trên quần đảo này.''
Củng cố chủ quyền dưới các đế vương nối tiếp
Vô số tài liệu trong văn khố Việt Nam cung cấp những bằng chứng rành rành về sự thể hiện quyền lực của triều đại nhà Nguyễn trên đảo Hoàng Sa. Một bằng chứng nổi bật là năm 1833 vua Minh Mạng đã truyền chỉ cho Bộ Công Nghiệp trồng cây trên đảo Hoàng Sa, vì ''cây sẽ lớn
thành rừng, để cho các tàu biển trông thấy và tránh bị đắm trong vùng nước cạn. Việc này sẽ có lợi ích cho ngàn thế hệ mai sau'' (14). Hãy lưu ý tới điểm đa số các tàu bị đắm là tàu ngoại quốc, hẳn nhiên Việt Nam đã thi hành trách nhiệm quốc tế của mình.
Như thế, qua sự cam kết với các quốc gia và công dân các nước, với tư cách đại diện trên mặt bang giao quốc tế về quần đảo Hoàng Sa, nước Việt Nam càng thể hiện rõ về chủ quyền của mình đối với các lãnh thổ này (15).
Một năm sau, 1834, vua Minh Mạng sai ông Trương Phúc Sĩ mang 20 quân ra vẽ bản đồ quần
đảo Hoàng Sa (16). Sứ mạng này không đáp ứng yêu cầu của Bộ Công Nghiệp, vì hai năm sau
Bộ Công Nghiệp đệ trình vua Minh Mạng rằng vì diện tích của khu vực này, ''chỉ có một hòn đảo được vẽ trên bản đồ, mà cũng không được chính xác và đủ chi tiết như ý muốn''. Bản tường trình còn nói vì các đảo này ''không có tầm chiến lược quan trọng trong hải phận'', cho nên hàng năm ta có thể gửi một phái đoàn ra để thám hiểm cả quần đảo, và để am tường đường biển ra đó.
Bản tường trình còn đề nghị cho thám hiểm tất cả các đảo, đảo nhỏ và cồn cát để tả chi tiết kích thước, tọa độ, và khoảng cách. Vua chấp thuận và ra lệnh cho hải quân thi hành những đề nghị
đó vào năm 1836. Thuyền thám hiểm mang theo 10 cái mốc để cắm trên đảo. Trên mỗi cái mốc có khắc ''Năm Bính Thân, năm thứ 17 triều vua Minh Mạng, Đô Đốc Phạm Hữu Nhật, tuân lệnh vua ra thám hiểm Hoàng Sa để vẽ bản đồ, đã đổ bộ nơi đây, và cắm mốc để đánh dấu sự kiện một cách vỹnh viễn'' (17). Dữ kiện thu thập được đã được vẽ nên Bản Đồ Nước Đại Nam vào năm 1838, xem hình 8, (18). Mặc dù bản đồ vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không đúng chỗ, nhưng đã ghi đúng tên của 2 quần đảo này. Vùng đảo mang tên Paracels và Spratlys đã rõ ràng và không thể chối cãi được thuộc về lãnh thổ Việt Nam.
Trong phạm vi quyền hạn quốc gia, vua Minh Mạng đã ra lệnh xây một ngôi đền trên đảo Hoàng Sa vào 1835, tức là năm thứ 16 tại vị. Sử ghi rằng (19): ''Trong quần đảo Hoàng Sa nằm trong hải phận Quảng Nghĩa, tức là tỉnh Quảng Nam ngày nay, có đảo Bạch Sa, nghĩa là Cát Trắng, nơi mà cây cối xanh tươi. Giữa hòn đảo có giếng nước; phía Tây Nam của đảo có ngôi chùa,
trên cổng có tấm bảng khắc dòng chữ Vạn Lý Ba Bình, nghĩa là Sóng Yên Ngàn Dặm. Phía bắc của đảo có một đảo san hô khác, chu vi 340 trượng 2 xích, và cao 1 trượng 3 thước (20). Nó cao bằng đảo Cát Trắng, và có tên Bàn Thân Thạch (21). Năm ngoái 1834, vua có ý định xây chùa và dựng bia trên Bàn Thân Thạch, nhưng chương trình bị trì hoãn vì thời tiết xấu. Năm nay
1835, vua ra lệnh cho Đô đốc Phạm Văn Nguyên thống lãnh đơn vị đồn trú thuê thuyền trong tỉnh Quảng Nghĩa và Bình Định để chuyên chở vật liệu xây chùa trên đảo Bàn Thân Thạch. Chùa này cách chùa Vạn Lý Ba Bình 7 trượng, có bia đá phía bên trái, và tường gạch ở mặt
trước. Sau mười ngày, công trình hoàn tất, họ trở về đất liền (22)''. Một tài liệu khác chép rằng
tấm bia đó cao 1 thước 5 tấc, rộng 1 thước 2 tấc (23). Dưới triều vua Minh Mạng, sự liên lạc giữa Hoàng Sa và đất liền diễn ra rất thường xuyên, đến độ có một ngôi đền được xây để thờ thần đảo Hoàng Sa trên bờ tỉnh Quảng Ngãi năm 1835. Hải cảng chính để tàu thuyền giao thông với các đảo nằm tại đây (24).
Thời gian có lẽ đã xóa nhòa dấu tích của những công trình xây dựng từ khoảng 140 năm trước, do phần lớn là vật liệu nhẹ được sử dụng. Nhưng tất cả các tài liệu tham khảo là các văn bản chính thức, được lưu trữ cho tới nay trong văn khố Việt Nam và cơ quan danh tiếng các nước Tây phương. Những tài liệu đáng tin cậy này ghi lại sinh hoạt của nước Việt Nam, đã chứng minh rõ ràng mối quan tâm của triều Nguyễn là ấn định chủ quyền lên quần đảo Hoàng Sa. Kết quả là quyền hạn pháp lý của Việt Nam trở nên hiển nhiên đối với các nước làm nhân chứng cận đại, khiến họ không hề nghĩ đến việc tranh đoạt. Chúng tôi đã dẫn chứng Giám mục Jean-Louis Taberd, và J.B. Chaigneau, nhưng các văn bản ngoại quốc hồi thế kỷ 19 cũng đã công nhận
quyền sở hữu của Việt Nam: bản đồ Tây Phương vẽ năm 1838 ghi chú quần đảo Hoàng Sa thuộc về lãnh thổ nước An Nam (25). Sách địa lý viết dưới sự bảo trợ của hội Ethnography Society của Pháp chép rằng quần đảo Hoàng Sa là một trong vô số đảo và quần đảo thuộc về Việt Nam (26). Cần phải nhấn mạnh rằng các tài liệu của Pháp lúc đó đã được in khi Pháp chưa cai trị Việt Nam, và vì thế, không cần phải bênh vực cho quyền lợi của Pháp.
Duy trì chủ quyền dưới thời thực dân Pháp
Vào hậu bán thế kỷ 19, Nam kỳ trực thuộc Pháp, 1867. Sau đó Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi
Việt Nam, 1883. Do đó Pháp nắm lấy trách nhiệm bảo vệ nguyên vẹn lãnh thổ Đế Quốc An
Nam. Thay mặt cho Việt Nam, thực dân Pháp tiếp tục duy trì chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Thực dân Pháp đã làm tròn trách nhiệm. Tuy bận rộn với việc củng cố quyền lực trên bán đảo Đông Dương, họ không quên những hòn đảo xa xôi, và đã áp dụng mọi biện pháp để bảo đảm một nền hành chánh có quy củ, một sự phòng vệ thích đáng, và am hiểu nhiều hơn về vùng đảo mà một tác giả Pháp gọi là ’’những đảo nhỏ li ti trong thuộc địa của ta’’ (27). Chủ quyền của Việt Nam không những được duy trì mà còn được củng cố. Mặt khác, vô số nghiên cứu khoa học về quần đảo chỉ có thể thực hiện được nếu quần đảo Hoàng Sa nằm chắc trong sự kiểm soát của Pháp-Việt.
Trách nhiệm quốc tế mà các vua triều Nguyễn đã thi hành trên phương diện giúp an toàn cho thuyền ngoại quốc lưu thông đã được thực dân Pháp lưu tâm. Năm 1899 họ hoàn tất việc nghiên cứu xây ngọn hải đăng. Nhưng tiếc thay dự án này tuy được Toàn quyền Paul Doumer ủng hộ nhưng bất thành vì thiếu ngân quỹ. Tuy nhiên, hải quân Pháp tuần tiễu vùng biển để giữ an ninh và cứu giúp các thuyền bị đắm. Đầu năm 1920, sau khi Pháp bắt gặp nhiều thuyền khả nghi trong vùng đảo Hoàng Sa, quan thuế Pháp bắt đầu khám xét đảo để kiểm tra nạn buôn lậu. Vào cuối
thế chiến thứ nhất, sự kiểm soát của Pháp gắt gao đến độ người Nhật tin là Pháp giành khai thác phốt-phát. Trường hợp hãng Mitsui Bussan Kaisha, đã từ lâu khai thác phốt-phát trên hai đảo Ile Boisee (Phú Lâm), và Ile Roberts (Cam Tuyền). Chính phủ Nhật công nhận quyền hạn pháp lý của Pháp năm 1927. Trong bản tường trình cho Bộ Thuộc Địa tại Paris viết ngày 20 tháng ba năm 1930, chính phủ thực dân Pháp tường thuật rằng vào năm 1927 Lãnh Sự Nhật tại Hà Nội, ông Kurosawa, đã thay mặt chính phủ Nhật hỏi Pháp về tình trạng một số đảo trong vùng biển Nam Hải. Nhưng Lãnh Sự Nhật tuyên bố rằng, theo chỉ thị của chính phủ Nhật, quần đảo Hoàng Sa dứt khoát không được bàn đến, vì Nhật không hề tranh luận chủ quyền của Hoàng Sa với Pháp (Nhật lúc đó đang tranh luận về chủ quyền quần đảo Trường Sa, còn gọi là Spratly).
Quyền hạn pháp lý của Pháp vững chắc, và yên ổn đủ để cho phép các cuộc thám hiểm khoa học trên quần đảo Hoàng Sa. Một danh sách đáng kể gồm các công trình nghiên cứu khoa học trong mọi lãnh vực đã được công bố bởi các viện thuộc địa và học giả. Từ 1925, sau sứ mạng khoa học lần đầu tiên trên thuyền De Lanessan do các khoa học gia thuộc Hải Học Viện Nha Trang nổi tiếng thực hiện, những kiến thức về quần đảo Hoàng Sa được thu thập nhiều. Chuyến hải hành của thuyền De Lanessan xác nhận nhiều mỏ phốt-phát, đề tài của nhiều cuộc nghiên cứu. Ví dụ:
- Maurice Clerget, Contribution a l’etude des îles Paracels; les phosphates. Nha Trang, Việt Nam
1932.
- A. Lacroix, Les ressources minérales de la France d’Outre-Mer, tome IV (Paracels’ phosphates:
trang 165), Paris 1935.
- United Nations, ECAFE, Phosphate Resources of Mekong Basin Countries; 4. Việt Nam, (1): Paracel Islands; Bangkok 1972.
Sứ mạng nghiên cứu của thuyền De Lanessan đã xác nhận thềm lục địa kéo dài từ bờ biển Việt Nam ra tới quần đảo Hoàng Sa, do đó Hoàng Sa nối liền với đất liền bằng chân tường dưới đáy biển. Những năm sau đó, nhiều thuyền Pháp đã đi vào lịch sử quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: các thuyền Alerte, Astrobale, Ingenieur-en-Chef Girod đã đo đạc các đảo Hoàng Sa. Kết quả là có nhiều công trình khảo cứu về mọi lãnh vực đã được ấn hành. Ví dụ:
- A. Krempf, La forme des recifs coralliens et le régime des vents alternants, Saigon 1927.
- J. Delacour and P. Jabouille, Oiseaux des iles Paracels, Nha Trang 1928.
- Vô số bản tường trình gọi là Notes của Hải Học Viện Nha Trang chứa các dữ kiện khoa học
đáng giá về quần đảo Hoàng Sa, thí dụ như Notes thứ 5 (1925-1926), và Notes thứ 22 (1934).
Các khoa học gia Pháp tiếp tục làm việc cho Việt Nam trong những năm đầu sau khi được độc lập và tiếp tục đóng góp cho kiến thức của chúng ta. Trong số đó là ông E. Saurin, tác giả của vô số nghiên cứu đáng giá:
- Notes sur les îles Paracels (Geologic archives of Việt Nam No. 3), Saigon 1955.
- A Propos des galets exotiques des îles Paracels (Geologic archives of Việt Nam No. 4), Saigon
1957.
- Faune Malacologique terrestre des îles Paracels (Journal de Conchiliologie, Vol. XCVIII), Paris
1958.
-Gasteropodes marins des îles Paracels, Faculty of Schiences, Saigon, Vol. I: 1960; Vol. II: 1961. Khoa học gia Pháp, H. Fontaine, cộng tác với một đồng nghiệp người Việt để nghiên cứu thực
vật trên quần đảo Hoàng Sa, viết ’’Contribution de la connaissance de la flore des îles Paracels’’ (Faculty of Sciences, Saigon 1957). Những thành quả khoa học này, được thực hiện trong một thời gian dài, chỉ đạt kết quả khi một quốc gia có chủ quyền trên đảo thi hành tối đa khả năng của mình. Thực vậy, Việt Nam không e ngại rủi ro nào khi thách đố các nước láng giềng đang giành chủ quyền trên đảo Hoàng Sa bằng cách dẫn chứng các tài liệu nghiên cứu khoa học từ xưa đã được ấn hành.
Bằng những hành động kể trên, người Pháp nhận lấy pháp quyền và trách nhiệm giao nhượng cho họ từ người Việt Nam bị bảo hộ, tiếp tục bảo đảm quyền hạn pháp lý thay mặt cho người Việt Nam. Tuy nhiên, khi đối diện với yêu sách không căn cứ và hành động bất hợp pháp của Trung Hoa về quần đảo Hoàng Sa năm 1932, người Pháp cảm thấy cần phải có biện pháp phòng thủ. Từ năm 1909, Trung Quốc thỉnh thoảng đòi chủ quyền trên đảo. Một lần trong năm 1909, chính quyền tỉnh Kuang Tung cho tàu chiến ra thám hiểm đảo. Ngày 20 tháng ba, 1921 tỉnh trưởng Kuang Tung ký một sắc lệnh kỳ lạ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào lãnh thổ đảo Hải Nam. Tuy nhiên, hành động của ông không ai biết đến, vì nó chỉ được ghi chép trong văn bản của địa phương, do đó thế giới không biết đến để bình phẩm hoặc chống lại. Tuy Trung Quốc không đưa người ra chiếm đảo, nhưng Pháp thấy rằng những hành động đó khiến Pháp phải ra
tay trước. Thí dụ, năm 1930 thủy thủ đoàn trên tàu La Malicieuse đổ bộ lên nhiều đảo trong quần
đảo Hoàng Sa để cắm cờ và mốc chủ quyền.
Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc có âm mưu mời gọi đấu thầu khai thác mỏ phốt-phát trên đảo. Khi biết được ý định của Trung Quốc, chính phủ Pháp phản đối bằng cách gửi thư cho đại sứ Trung Quốc tại Paris ngày 4 tháng 12, 1931. Vài tháng sau, khi Trung Quốc chính thức mời đấu thầu, Pháp gửi thư phản đối lần nữa ngày 24 tháng 4, 1932. Lần này Pháp quyết liệt xác định chủ
quyền với bằng chứng cụ thể, như là chủ quyền của triều Nguyễn trước thời thực dân, hành động chính thức xác nhận chủ quyền của vua Gia Long năm 1816, và sự đóng quân trú phòng trên đảo, v.v... Ngày 29 tháng 9, 1932, chính quyền Trung Quốc bác bỏ sự phản đối của Pháp, viện lý do
là khi vua Gia Long đặt chủ quyền lên đảo Hoàng Sa, Việt Nam là nước chư hầu của Trung Quốc. Đúng theo lịch sử, Việt Nam có nhiều lần là nước chư hầu, nhưng không rõ tình trạng đó bắt đầu từ khi nào, và chấm dứt khi nào, nhưng qua cách lý luận này, Trung Quốc đã công nhận Việt Nam đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Trung Quốc dường như lầm lẫn không phân biệt được chủ quyền và bá quyền: ngay cả nếu Việt Nam là một nước chư hầu của Trung Quốc năm 1816, sự tương quan bá quyền không thể ngăn cản những hành động thực thi quyền làm chủ của Việt Nam như mở mang bờ cõi.
Tự tin vào sự hợp pháp của mình, Pháp chọn giải pháp ngoại giao bằng cách gửi thư cho Trung Quốc ngày 28 tháng 2, 1937, đề nghị dàn xếp sự bất đồng qua một cuộc phân xử quốc tế. Nhưng Trung Quốc biết cách này có thể gặp rủi ro bất lợi, nên từ chối. Thế rồi Trung Quốc trả lời một cách đơn giản bằng cách lập lại chủ quyền của họ trên đảo. Thái độ tiêu cực đó khiến Pháp gửi lính ra quần đảo để phòng vệ, trong đó có cả lính Việt Nam, gọi là Garde Indochinoise (28). Những đội lính này cắm nhiều mốc chủ quyền trên các đảo, hiện giờ có ảnh lưu trữ. Mốc trên đảo Pattle được khắc tiếng Pháp: ’’République Francaise, Empire d’Annam, Archipel des Paracels, 1816 - Ile de Pattle 1938’’. Những niên kỷ này đánh dấu năm vua Gia Long xác nhận chủ quyền, và năm Pháp đóng mốc (29).
Các đội lính này do sĩ quan Pháp chỉ huy, đóng trên các đảo cho đến năm 1956, và chỉ bị đình chỉ trong một thời gian ngắn sau năm 1941. Khi quân Nhật chiếm Hoàng Sa và Trường Sa năm
1941, chỉ có Pháp lên tiếng phản đối. Năm 1946, sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, Pháp trở lại Đông Dương và đưa quân theo tàu Savorgnan de Brazza ra đóng trên quần đảo. Tuy nhiên, chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh bùng nổ, khiến Pháp phải thu quân trú phòng về vào tháng 9,
1946. Khi biết được lính Trung Quốc (lên đảo để giải giới quân Nhật thua trận theo quyết định của phe đồng minh) tiếp tục chiếm giữ quần đảo, Pháp chính thức phản đối ngày 13 tháng giêng
1947. Sau đó Pháp gửi tàu chiến Le Tonkinois đến quần đảo. Quân Trung Quốc còn đóng trên
đảo Phú Lâm (Boisee, ngày 17 tháng giêng, 1947). Họ không chịu rút ra, và vì quân số ít hơn
nên quân Pháp-Việt phải rút quân khỏi đảo Pattle nơi họ đã lập tổng hành dinh. Họ cũng đã tu bổ lại đài khí tượng, đã từng hoạt động được 6 năm từ 1938 - 1944. Đài khí tượng mới tái hoạt động vào năm 1947, và dưới số hiệu quốc tế là 48860, đài tiếp tục cung cấp dữ kiện cho thế giới suốt
26 năm nữa, cho đến khi quân cộng sản Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực ngày 20 tháng giêng, 1974.
Kể từ thập niên 1930, những xung đột với Trung Hoa đã thúc đẩy Pháp thi hành những biện pháp mạnh hơn qua việc tổ chức hành chánh. Sắc luật số 156-SC ngày 15 tháng sáu 1932, Toàn quyền Pháp đặt tên cho Hoàng Sa là Délégation des Paracels, và trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Sắc luật này được Vua Bảo Đại phê chuẩn ngày 30 tháng ba 1938 (vua phải phê chuẩn vì quần đảo
Hoàng Sa trước kia thuộc về tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thuộc Trung Kỳ). Một sắc luật ngày
5 tháng năm 1939 ký bởi Toàn quyền Pháp đã chia quần đảo thành hai: Crescent et
Dependences, và Amphitrite et Dependences.
Những biện pháp hành chánh đã được hoàn tất qua sự tổ chức các cơ quan phục vụ trên đảo. Thí dụ, nhân công đuợc khám sức khỏe định kỳ. Tiếp đó, công chức được bổ nhiệm đều đặn. Các
viên chức này phải định cư trên đảo Pattle (cho vùng Crescent et Dependences) hay đảo Boisee (cho vùng Amphitrite et Dependences). Tuy nhiên vì thời tiết trên đảo xấu, họ được phép nghỉ hè khá lâu trên đất liền, và được thuyên chuyển khỏi đảo sau một thời gian tại chức ngắn. Một cựu viên chức là ông Mahamedbhay Mohsine, công dân Pháp, rất giận khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã sẵn sàng làm nhân chứng cho quyền làm chủ của Việt Nam. Từ ngày 5 tháng năm 1939 tới 13 tháng ba năm 1942, ông Mohsine giữ chức Administrative Officer hay Delegue Administratif tại Hoàng Sa. Ông phục vụ trên đảo Pattle; đến ngày 14 tháng Bảy 1941, ông được lệnh thuyên chuyển sang đảo Boisee, thay thế cho Deputy-Inspector Willaume. Sau
này ông Mohsine được tưởng thưởng cho công lao đóng góp vào sự mở mang vùng hẻo lánh của
Đông Dương (30).
Ông Mohsine là một trong nhiều công chức và quân nhân qua sự phục vụ chính phủ thực dân
Pháp trên đảo Hoàng Sa, đã trực tiếp đóng góp vào sự bảo tồn quyền làm chủ của Việt Nam.
Khởi thủy, Pháp hành động nhát gừng, không liên tục, nhưng không hề bất xứng với việc bảo tồn các quyền lợi, nhưng trong 30 năm cuối của thời thực dân, Pháp đã làm trọn bổn phận của người giữ chủ quyền. Do đó Pháp đã hoàn thành công tác bảo vệ quyền làm chủ hợp pháp của Việt
Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Trả quyền làm chủ lại cho Việt Nam
Sau hiệp ước Pháp Việt ngày 8 tháng Ba 1949, Việt Nam dần dần lấy lại độc lập. Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam ngày 14 tháng Mười 1950, nhưng quân Pháp tiếp tục trú đóng không liên tục cho đến 1956. Tướng Phan Văn Giáo, thống đốc Trung Kỳ, đã đích thân đến đảo Pattle để làm lễ bàn giao. Tướng Giáo đã đến đảo xa xôi và cô lập nhất vì ông đã tường trình với Thủ Tướng Trần Văn Hữu tại Saigon như sau:
’’Tôi đã được thuyết phục là sự hiện diện của tôi trước các binh sĩ Việt Binh Đoàn sẽ nâng tinh thần anh em trong ngày họ nhận trọng trách’’ (31).
Thủ tướng Trần Văn Hữu hiển nhiên đã hài lòng với công việc của tướng Giáo, vì vào năm 1951 khi ông tham dự Hội nghị Hòa bình San Francisco với Nhật, ông đã trịnh trọng và minh bạch tái xác định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi thua trận năm
1945, Nhật trả lại tất cả các đảo họ từng chiếm đóng. Chuyện này sẽ được đề cập tới trong một chương khác.
Khi Việt Nam nhận lại tất cả trách nhiệm về quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cảm thấy thực tiễn nhất là sát nhập quần đảo này vào tỉnh Quảng Nam (như đã từng làm trước sắc luật của Pháp năm 1932), bởi vì con đường liên lạc giữa vùng đảo xa xôi và đất liền luôn bắt đầu từ thủ phủ Quảng Nam là Đà Nẵng. Năm 1951 chính quyền địa phương Huế đề nghị như vậy (32), nhưng phải 10 năm sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới ký sắc luật (33) chuyển đơn vị hành chánh
của quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam. Toàn thể quần đảo được xếp vào cấp xã. Tổ chức hành chánh được hoàn chỉnh một lần nữa vào tám năm sau: bằng một sắc lệnh của Thủ Tướng (34) quần đảo này trở thành một phần của xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Phần lớn các công chức bổ nhiệm trên Hoàng Sa đến từ tỉnh Quảng Nam, và họ thường đi công tác trên đảo khoảng một năm trước khi trở về nhiệm sở trên đất liền. Ông Nguyễn Bá Thước là
người công chức đầu tiên được bổ nhiệm dưới thời Việt Nam độc lập (văn bản số 241-
13NV/NV/3, ngày 14 tháng 12, năm 1960). Nhưng sau 1963, vì tình trạng chiến tranh ở nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có các quân nhân được bổ nhiệm vào các chức vụ hành chánh. Họ thường là hạ sĩ quan chỉ huy Địa Phương Quân, trấn đóng trên đảo Duncan. Do đó họ mang tước hiệu ’’Tư lệnh Đảo Duncan’’, kiêm nhiệm công việc hành chánh của quần đảo Hoàng Sa.
Dù là công chức hay quân nhân, họ bảo đảm chủ quyền Việt Nam trên đảo một cách an bình. Các khoa học gia Việt Nam tiếp tục cộng tác với đồng nghiệp Pháp trong các cuộc khảo cứu khoa học nhằm học hỏi thêm về vùng đảo xa xôi. Đài khí tượng trên đảo Pattle được các chuyên viên Việt Nam trông nom, tiếp tục hoạt động cung cấp dữ kiện cho thế giới cho tới khi bị buộc đình chỉ năm 1974. Mỏ phốt-phát được tái khai thác sau 1956, với số lượng như sau:
1957 - 1958 - 1959: 8000 tấn
1960: 1570 tấn
1961: 2654 tấn
1962 về sau: 12000 tấn được đào nhưng còn để lại trên đảo.
Năm 1956 Bộ Kinh Tế cấp giấy phép khai thác phốt-phát trên ba đảo Vỹnh Lạc (Money Island), Cam Tuyền (Roberts) và Hoàng Sa (Pattle) cho thương gia Saigon tên Lê Văn Cang. Năm 1959, giấy phép được cấp cho công ty Phân Bón Việt Nam, họ đã ký hợp đồng đào mỏ và chuyên chở với công ty Yew Huatt của Singapore (địa chỉ 4, New Bridge Road, Singapore 1). Trong các điều khoản của hợp đồng, công ty Phân Bón Việt Nam chịu trách nhiệm xin với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa giấy phép miễn thuế, và đặc quyền sử dụng đài phát thanh số 4 tại đài khí tượng
Pattle. Sau năm 1960, hãng Việt Nam Phosphate được phép khai thác trên đảo Pattle, nhưng họ đã đình chỉ hoạt động vào năm 1963 vì mức thu hoạch không được nhiều. Người ta tái lưu ý đến việc khai thác phốt-phát khi Việt Nam Cộng Hòa gặp cảnh khan hiếm phân bón năm 1974.
Vào tháng Tám năm đó, công ty Vietnam Fertilizer Industry Company hoàn tất cuộc điều nghiên tính khả thi cùng với công ty Nhật Marubeni Corporation ở Tokyo. Hãng Marubeni cung cấp kỹ sư và cuộc điều nghiên tốn 2 tuần.
Không có gì đáng kinh ngạc khi những hoạt động của quyền làm chủ bình thường của nước Việt Nam Cộng Hòa phải đi kèm với những hoạt động ít nhiều có tính cách quân sự. Trực diện với những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc tại Hoàng Sa, quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải luôn luôn cảnh giác. Thí dụ, khi lính Trung Hoa Dân Quốc từ chối rút khỏi đảo Phú Lâm (Boisee) năm
1947, nhưng sau rốt rút lui vào năm 1950 sau khi Tưởng Giới Thạch thua cộng sản; quân Trung Cộng liền đổ bộ để tiếp tục chiếm đảo bất hợp pháp. Một đơn vị hải quân Việt Nam Cộng Hòa lãnh trách nhiệm phòng thủ Hoàng Sa năm 1956. Qua năm sau một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến thay thế Hải Quân. Sau 1959, nhiệm vụ được trao phó cho Địa Phương Quân tỉnh Quảng Nam. Hải quân Việt Nam tuần tiễu trong vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn sự chiếm đóng bất hợp pháp. Trên phương diện này, lính Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa áp dụng chiến thuật du kích: ban đầu họ lén đưa ngư phủ, rồi tới lính, lên lãnh thổ Việt Nam. Họ đã xây đồn kiên cố trên đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 22 tháng Hai năm 1959, hải quân Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ 80 ngư phủ từ Trung Hoa lục địa trên ba đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quảng Hòa. Các ngư phủ được đối xử tử tế, và được trả tự do nhanh chóng cùng với tất cả tài sản sau khi bị giải về Đà Nẵng.
Những hoạt động rộng rãi về nhiều phương diện của chính quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là những bằng chứng không thể chối cãi quyền làm chủ của Việt Nam. Những hoạt động này gồm có: phê chuẩn các giao kèo quốc tế liên quan đến sinh hoạt kinh tế của đảo; hoạt động của cảnh sát chống kẻ lạ xâm nhập; khai thác tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm cho các nước khác; v.v.... Chủ quyền của Việt Nam đã được thiết lập từ thế kỷ 15 - 18, đại diện cho dân tộc Việt
Nam bởi các vua triều Nguyễn, rồi tạm thời tiếp nhận bởi Pháp, và cuối cùng trở về nước Việt Nam độc lập. Những việc làm trong quyền hạn pháp lý của Việt Nam đã được thể hiện một cách hiệu quả dưới nhiều dạng. Những hoạt động đó cởi mở, hòa bình, chứ không phải hiếu chiến như Trung Cộng tuyên bố. Việt Nam và Pháp luôn phản đối cấp kỳ những hành động cản trở chủ quyền của Việt Nam bởi bạo lực phi pháp của các nước ngoài. Vững tin vào công lý, Việt Nam
sẽ không bao giờ mơ tưởng thỏa hiệp trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ (xem chương IV).
CHƯƠNG III
Quần đảo Trường Sa thuộc về Việt Nam
Một hòn đảo còn được quốc tế gọi là quần đảo Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Đảo
nầy tọa lạc ngoài khơi hải phận Việt Nam giữa các vỹ tuyến 8-11.40 Bắc. Trong chiều dài lịch sử quốc gia Việt Nam người Việt Nam đã có nhiều tiếp cận liên tục với các quần đảo nầy hiểu biết tường tận những nơi nguy hiểm cùng cách lui tới sao cho an toàn. Khác hẳn với đảo Hòang Sa, các triều đại vua Việt Nam khi xưa đã không nghĩ đến việc thực hiện hay kiện tòan các cơ chế hành chánh nhằm quản trị các đảo nầy. Tuy nhiên, kể từ khi người Pháp thiết lập nền đô hộ tại miền Nam Việt Nam, lập tên mới cho vùng nầy là Đông Dương, họ đã dùng mọi biện pháp để thiết lập nền tảng pháp lý nhằm thủ đắc chủ quyền trên đảo nầy do chiếm cứ. Năm 1933, quần đảo Trường Sa hoàn toàn nằm trong quản hạt của thuộc địa Đông Dương và kể từ đó có một cấu trúc hành chánh nhằm quản lý đảo Trường Sa một cách chu đáo.
Tuy thuộc địa Pháp có trải qua một gián đọan nhỏ vào năm 1941 khi có sự xâm lăng của quân Nhật. Nhưng ngay sau khi Nhật thua trận trong năm 1945, chính phủ Pháp đã nhượng chủ quyền Đông Dương lại cho Việt Nam, và cũng thể theo đó Việt Nam thủ đắc tất cả các quyền nằm
trong quản hạt của thuộc địa Pháp. Chẳng bao lâu sau khi thu hồi chủ quyền chính trị trên các đảo Trường Sa, Việt Nam phải đương đầu ngay với những đòi hỏi về chủ quyền vô căn cứ của một số quốc gia vì các quốc gia nầy cho là quân đội của họ đã có lần chiếm cứ các đảo nầy.
Địa lý và lịch sử các quần đảo:
Về mặt địa lý quần đảo Trường Sa có chiều dài hàng trăm dặm chạy dài dọc theo bờ biển Phía
Nam. Tuy nhiên, Trường Sa bao gồm 9 đảo tí hon khác có tên là:
Trường Sa (Spratley)
An Bằng (Amboyana Cay) Sinh Tồn (Sincowe)
Nam Yết (Nam Yit) Thái Bình (Itu-Aba)
Loại Ta (Loaita)
Cồn Song Tử Tây (Southwest Cay) Cồn Song Tử Đông (Northeast Cay) Sơn Ca (Sand)
Dựa vào kích thước, vùng quần đảo nầy được chia thành nhiều nhóm đảo. Trường Sa là địa danh được dùng như một biểu tượng cho toàn thể quần đảo nầy và Trường Sa nằm cách các quốc gia lân cận với những khoảng cách liệt kê dưới đây:
Cách Phan Thiết (VNCH) 280 hải lý.
Cách bờ biển Palawan (Phi Luật Tân) 310 hải lý
Cách bờ biển Đài Loan ít nhất là 800 hải lý
Không khác với Hoàng Sa về mặt địa dư, quần đảo Trường Sa bao gồm nhiều đảo tí hon được bao bọc bởi các cồn, đá nổi, đá chìm và các bãi ngầm khác. Vì các đảo này nằm chạy dọc theo
bờ biển miền Nam Việt Nam nên các ngư phủ Việt Nam cũng thường xuyên ghé vào các đảo nầy và có khi nán lại đây trong một thời gian lâu dài. Các sử sách Việt Nam cũng có nhiều ghi nhận về Đại Trường Sa Đảo, ngôn từ ám chỉ cho cả Hòang Sa và Trường Sa nói lên chủ quyền các đảo nầy từ xưa đã thuộc về Việt Nam (50). Theo bản đồ do Phan Huy Chu phát hành vào khoảng
năm 1938 còn có tên gọi là ’’Đại Nam Nhật Thông Toán Đồ’’ (Hình 81, trang 32) công khai xác nhận các đảo Trường Sa với danh xưng Vạn Lý Trường Sa là một phần trong lãnh thổ Việt Nam, mặc dù đảo nầy khi đó chưa được định vị chính xác vì khiếm khuyết phương tiện đo đạc lúc bấy giờ. Các vua chúa Việt Nam lúc trước có lơ là thiếu để ý đến các đảo nầy. Nhiều triều đại không hề thiết lập một chính sách thiết lập chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, như đã chu đáo hơn trong việc quản lý đảo Hòang Sa. Hơn nữa, các triều đại vua Việt Nam không tỏ ra lưu ý đến các đảo ngòai khơi bờ biển Đông Dương khi Pháp áp đặt chính sách thuộc địa tại Đông Dương từ năm 1852. Để củng cố chủ quyền trên các đảo nầy, Pháp đã thực hiện những bước tiến cần thiết hầu dẫn đến việc xác định chủ quyền. Bước đầu tiên mà Pháp thực hiện là cuộc thám hiểm khoa học về quần đảo Trường Sa do chiến hạm De Lanessan thực hiện sau cuộc dọ thám các đảo trong năm 1927. Sau cuộc thám hiểm khoa học nầy, Pháp đã thực hiện hải hành năm 1930 bằng tàu chiến La Malicieuse và trong suốt cuộc hải hành này cờ Pháp đã được treo lên trên cao điểm trên quần đảo.
Nền tảng pháp lý về chủ quyền của Việt Nam
Năm 1933, chính quyền Pháp quyết định thiết lập chủ quyền trên các đảo nầy. Sự chiếm cứ nầy được thể hiện bằng sự có mặt của ba tàu chiến Pháp Alerte, Astrolabe, và Del Lanessan. Sau đây là những ghi nhận của tác giả H. Cucheroussel trong quyển L’Eveil Economique De L’indochine (số 790 xuất bản ngày 28 tháng 5, năm 1933):
“Ba chiến hạm viếng thăm quần đảo Trường Sa và công khai xác nhận chủ quyền thuộc về Pháp quốc qua văn kiện do các thuyền trưởng của ba chiến hạm nầy thiết lập và văn bản nầy được bỏ trong một cái chai được trám lại bằng xi măng.”
“Chiến hạm Astrolabe xuôi buồm về phía Tây nơi cách Trường Sa 70 dậm và cách Nam Dương
200 dậm và đến cồn Sơn Ca (Sandy) vùng Am Bang (Amboine) phía cực Bắc trũng Bombay
Castle. Chủ quyền các đảo nầy được chính thức xác nhận bằng thể thức nêu trên. Nơi nầy có một hang đá nổi nhô lên mặt nước cao hơn 2 thước 40 lúc thủy triều dâng cao.
“Cồn được cấu tạo bằng hai phần ba đá bao bọc bởi lớp phân chim dầy, mà người Nhật dường như chưa hoàn toàn khai phá.”
“Trong khi đó, chiến hạm Alerte thả buồm về phía hòn đá Chữ Thập (Fiery Cross) (hoặc điều tra) tại một điểm cách Trường Sa 80 dậm về phía Tây Bắc và cách một khoảng cách tương tự so với Padaran và điểm cực Nam của đảo Palawan của Phi Luật Tân. Phần nầy là phần đá nổi nhô lên vài cụm đá nổi trên mặt biển.
“Cùng lúc nầy, chiến hạm De Lanessan tiến đến hòn đá nổi Luân Đôn, cách 20 dậm phia Đông Bắc đảo Trường Sa. Tại đây chúng tôi tìm thấy xác tàu François Xavier bị chìm năm 1927 trên đường từ Noumea đến Đông Dương khi đi ngang qua phần biển Đông nầy, nơi có một độ cực sâu nhưng sĩ quan hải hành đã không được hướng dẫn để căng buồm cẩn thận hơn.
“Cồn Thái Bình (Itu Aba) bao bọc bởi nhiều hòn đá nổi, được đề cập trong cẩm nang hải huấn năm 1919 như là một hòn đá nổi bao bọc bởi nhiều bụi rặm, nhiều tổ hải yến dầy đặc, và một số cây chuối và cây dừa mọc xung quanh miệng hồ do chuỗi đá nổi nầy tạo nên”
“Tàu De Lanessan và Astrolabe thẳng buồm về hướng Bắc nơi cách bờ sông Tizark 20 dặm, tọa lạc tại bờ cồn Loại Tá, có dạng của một hồ nước vòng tròn nối lại bằng chuỗi đá nổi. Hai tàu nầy chiếm cứ chủ quyền quần đảo có nhiều cây trái và đầy vôi nầy. Loại Tá là một đảo do cát trắng cấu tạo có nhiều bụi rậm và có đường kính khoảng 30 thước.”
“Về phần chiến hạm Alerte chiến hạm nầy ghé qua vùng đá nổi Thi Tứ cách xa bờ Loại Tá
chừng 20 dặm về hướng Bắc, và chiếm cứ cao điểm của đảo nầy theo cùng thể thức chiếm cứ các đảo khác. Đảo thấp và tí hon nầy có một cái giếng, và một số bụi rậm, cùng một số dừa lùn. Tàu được thả neo bên bờ phía Nam của đảo.”
Xa xa về phía Bắc về hướng Nha Trang là cồn đá hình lưỡi liềm bao quanh nước tựa như miệng hồ có tên là “Hiểm Nguy Phương Bắc”, chiến hạm Alerte chiếm cứ hai cồn nơi có dấu tích đánh cá của người Nhật. Chiến hạm De Lanessan cũng có đến và khám phá cồn nầy. Cồn Hiểm Nguy Phương Bắc tươmg đối cao hơn các đảo khác nơi đỉnh cao nhất cao lối 5 thước. Cồn nầy còn có nhiều chất vôi mà ngư dân người Nhật thường hay khai thác.
Sau khi thủ đắc chủ quyền các đảo nầy do chiếm cứ, Bộ Ngọai Giao Pháp đã công bố quyền thủ đắc nầy trong sổ bộ ngày 26 tháng 7 năm 1933 (Trang 7837)
“Công bố quyền thủ đắc do chiếm cứ các đảo do các đơn vị Hải Quân Pháp thực hiện.”
Chính phủ Pháp quốc nay long trọng công bố sự kiện chiếm cứ các đảo nêu trên do Hải Quân
Pháp thực hiện.
1. Trường Sa, tọa lạc tại vỹ tuyến 8 độ 39 Bắc và 111 độ kinh Tuyến Đông cùng một số đảo nhỏ khác trong vùng (chiếm cứ ngày 13 tháng 4 năm 1930).
2. Cồn Am Bang (Amboine) tọa lạc tại vỹ tuyến 7 độ 52 Bắc và kinh tuyến 115 độ 55 Đông cùng một số đảo nhỏ trong vùng (Chiếm cứ ngày 7 tháng 4 năm 1933)
3. Đảo Thái Bình (Ita Aba) tọa lạc tại vỹ tuyến 10 độ 2 Bắc và kinh tuyến 114 độ 21 Đông cùng một số đảo khác trong vùng (chiếm cứ ngày 10 tháng 4 năm 1933)
4. Nhóm hai đảo tọa lạc tại vỹ tuyến 111 độ 29 Bắc, kinh tuyến 114 độ 21 Đông cùng một số đảo nhỏ khác trong vùng (36) (Chiếm cứ ngày 10 tháng 4 năm 1933)
5. Loại Tá (Loaita) tọa lạc tại vỹ tuyến 10 độ 42 Bắc kinh tuyến 114 độ 25 Đông cùng một số đảo nhỏ khác. (Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933)
6. Đảo Thị Tứ (Thitu) tọa lạc tại vỹ tuyến 11 độ 7 Bắc và kinh tuyến 114 độ 16 Đông cùng một số đảo khác (Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933)
Tất cả các đảo nêu trên sẽ thuộc chủ quyền của nước Pháp kể từ ngày hôm nay (công bố nầy có hiệu lực hủy bỏ tất cả các công bố được liệt vào sổ bộ trước đây), ngày 25 tháng 7 năm 1933.
Chính phủ Pháp đã thông báo về chủ quyền các đảo nầy đến tất cả các quốc gia liên hệ từ ngày
24 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 1933. Ngoại trừ Nhật Bản tuyệt nhiên không có quốc gia nào lên tiếng chống đối quyền thụ đắc nầy. Ba quốc gia xem như là những quốc gia có thẩm quyền lúc bấy giờ duy trì sự im lặng hoặc tỏ ra không quan tâm bao gồm Hoa Kỳ (là nước chiếm cứ Phi Luật Tân), Trung Hoa và Tích Lan (chiếm cứ Nam Dương). Tại Anh Quốc, Thứ Trưởng Ngọai Giao Anh ông Butler tuyên bố: sau đó 6 năm là Pháp quốc nắm chủ quyền Trường Sa và tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trường Sa đều thuộc về Pháp quốc (37).
Nhật Bản phản đối quyền thụ đắc do chiếm cứ dựa trên lập luận là trước đó Nhật Bản đã có mặt trên các quần đảo nầy qua sự hiện diện của công dân Nhật khi họ đến đây khai thác vôi cùng Hải Yến. Trên thực tế có nhiều công ty Nhật đã họat động trên các đảo Trường Sa không xin phép của Pháp hoặc Pháp không hề hay biết. Nhưng Nhật đã không có những nỗ lực nhằm chiếm cứ các đảo nầy. Năm 1933, chính phủ quân phiệt Nhật cố ý đòi hỏi quyền hạn: Nhật Bản tuyên bố quyết định đặt các đảo Trường Sa cùng các đảo Phong Vũ ngoài khơi Đông Dương dưới quyền quản hạt của Nhật. Lúc ban đầu quyết định nầy chỉ thể hiện trên giấy tờ thôi, nhưng hai năm sau, năm 1941 Nhật xua quân lên chiếm cứ các đảo nầy. Tuy vậy, qua hiệp ước Hòa Bình San Francisco 1951, Nhật hoàn toàn giao trả chủ quyền các đảo mà Nhật đã chiếm cứ trước đó. Tưởng cũng nên lưu ý là việc Pháp chiếm cứ Trừơng Sa năm 1933 đã không gây một phản ứng nào về phía Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ đang có vai trò đại diện quốc gia Phi Luật Tân. Năm trước đó Hoa Kỳ đã tranh chấp với Tích Lan về các đảo ngoài khơi Phi Luật Tân (38). Bởi vì Hoa Kỳ không có hành động nào để Phi Luật Tân có thể nêu lên quyền thụ đắc, sự im lặng đó đã không cho Phi Luật Tân có một chỗ đứng để có thể tranh chấp chủ quyền các đảo nầy. Mãi cho đến 35 năm sau khi Pháp đã công khai chiếm cứ Trường Sa, Phi Luật Tân mới lợi dụng tình trạng chiến tranh quốc cộng mà Việt Nam Cộng Hòa đang đương đầu để xua quân chiếm cứ các đảo:
- Loại Tá (Nằm ở vỹ tuyến 10 độ 41 Bắc - Kinh tuyến 114 độ 25 Đông)
- Thị Tứ (Nằm ở vỹ tuyến 11 độ 03 Bắc - Kinh Tuyến 114 độ 17 Đông)
- Song Tử Đông (Nằm ở vỹ tuyến 11 độ 27 Bắc- Kinh Tuyến 114 độ 21 Đông)
Tất cả ba đảo nầy đều thuộc vào các đảo mà Pháp đã công khai công bố chủ quyền trước đây có nằm trong Công Bạ Bộ Ngoại Giao Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 mà các đơn vị Hải Quân Pháp đã thực hiện. Vị trí pháp lý của Phi Luật Tân khi xứ nầy cho rằng các đảo họ chiếm cứ
không thuộc về Trường Sa là một luận điệu vô căn cứ. Tất cả ba đảo này tuy tên gọi na ná như thổ ngữ giữa Mã Lai Á và Tây Ban Nha nhưng đều là một phần của Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hơn thế nữa, cũng còn tùy thuộc vào cách ứng xử bằng tình hữu nghị giữa các quốc gia đồng minh với nhau cố giải quyết tranh chấp trong ôn hòa để từ đó chủ quyến các đảo nầy mới ngã ngũ thuộc về quốc gia nào. Liên quan đến điểm nầy cũng nên nhắc lại là trước đây khi Pháp
chiếm cứ đảo Trường Sa họ chỉ liệt kê tên đảo chính trong sổ Công Bạ của Bộ Ngọai Giao và chỉ
mô tả tổng quát về các đảo trực thuộc đảo chính chớ không nêu đích xác từng cái một.
Chính phủ Phi Luật Tân cũng có lập luận một số đảo thuộc Trường Sa (những đảo mà quân đội Phi Luật Tân chưa trú đóng) cũng còn tùy thuộc vào quyết định giữa các đồng minh liên quân trong các thế chiến trước đó. Theo giả thuyết nầy khi quân đội Nhật Bản trao trả chủ quyền các đảo mà Nhật chiếm cứ theo Hiệp Ước San Francisco 1951 khi đó quyền thụ đắc được chuyển sang các đồng minh dù cho họ chưa có dịp trao trả chủ quyền cho bất cứ quốc gia nào. Lập luận nầy là một lập luận yếu ớt bởi lẽ Trường Sa từ trước thế chiến thứ hai đã là một phần lãnh thổ Việt Nam rồi. Quân đội Nhật chỉ thực hiện cuộc đóng quân tạm thời trên đất nước Việt Nam, giống như Nhật đã có lần đóng quân tại Mindora và đảo Guam để rồi Nhật cũng phải hoàn trả chủ quyền cho quốc chủ các đảo nầy. Điều hiển nhiên cho thấy là sự tiến quân của họ không cho Nhật cái quyền đương nhiên tước đọat chủ quyền bất di bất dịch trên các quốc gia mà Nhật có quân xâm lấn. Và cũng theo đó Việt Nam tái khẳng định chủ quyền nầy sau cuộc thua trận của Nhật. Trong Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951 có ghi nhận vắn tắt rằng:
“Nhật Bản từ bỏ các quyền hạn trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa“
Trước đó, Tuyên Cáo Cairo (1943) về Hiệp Ước Yalta cùng công bố Postdam năm 1945 là những văn kiện nền tảng nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thời hậu chiến không hề có mâu thuẫn nào liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cũng chưa hề có một văn kiện nào liên kết các đảo nầy vô bất cứ quốc gia nào- Chính Phủ Phi Luật Tân cũng chia xẻ cùng quan điểm nầy.
Bởi lẽ đó, chủ quyền chỉ có thể hợp lý trả về quốc gia nguyên chủ. Việt Nam đã thụ đắc chủ
quyền nầy từ năm 1945 do chính phủ Pháp trao lại. Vì thế Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco
1951 chỉ làm sáng tỏ thêm sự kiện chủ quyền trên các đảo nầy người Nhật đã tuyệt đối từ bỏ.
Có lẽ một thiện chí tốt cũng đáng kể khi chính phủ Phi Luật Tân tránh không dính líu đến một hành vi có tính chất khá khôi hài của một công dân gốc Phi Luật Tân tên là Tomas Cloma, khi ông giả vờ như tự khám phá ĐảoTrường Sa vốn dĩ của Vịêt Nam năm 1956 và ông tự tuyên bố như phần đất do công ông khám phá là phần đất tự do, độc lâp bao gồm hầu hết đảo Trường Sa (39). Nhưng mãi cho đến bây giờ quân đội Phi Luật Tân vẫn còn tiếp tục đóng quân trên phần đất mà ông Cloma tuyên bố tự do, độc lập.
Vấn đề phải được giải quyết dựa trên công pháp quốc tế và dựa đúng theo tinh thần hiến chương
Liên Hiệp Quốc.
Nhân dân Việt Nam tin rằng cơ chế pháp lý dựa trên nguyên tắc công bình sẽ tái xác nhận chủ
quyền nầy không thuộc về ai hơn là quốc gia Việt Nam.
Về phần trong nước điểm nổi bật là chưa hề có ai đã thấy rằng Trung Quốc xác nhận chủ quyền các đảo nầy trong quá khứ (40). Bỗng nhiên ngày 24 tháng 8 năm 1954 Trung Quốc tại Bắc Kinh lần đầu tiên bầy tỏ thái độ chống đối sự kiện Pháp và cả Phi Luật Tân về sự tranh chấp chủ
quyền trên đảo nầy giữa hai quốc gia đó. Theo đó Trung quốc cho rằng đây là phần đảo mà Trung Quốc xem là tiền đồn thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tiếp tục đe dọa sẽ quyết tâm dùng vũ lực để chiếm Trường Sa (41). Trên thực tế chính phủ Cộng Hòa Trung Quốc (Đài Loan) đã tràn quân từ Đài Loan để chiếm cứ đảo Thái Bình (Itu Aba) vào ngày 8 tháng 6 năm 1956. Đảo Thái Bình là một trong những đảo lớn nhất của Trường Sa và vì thế nơi nầy được xem như là kinh đô của Trường Sa nơi Pháp đặt trụ sở hành chánh chính yếu. Mãi cho đến tháng 12 năm 1973 Báo Kinh Tế Viễn Đông của Hồng Kông còn ghi nhận là tượng đá khắc ghi - Thái Bình Phần Đất lệ thuộc Pháp quốc- ngày 20 tháng 8 năm 1933 (42) vẫn còn đậm nét.
Xử dụng quyền hạn quốc gia
Tổng hành dinh của viên chức chỉ huy hành chánh Pháp quốc đã được đặt tại đảo Thái Bình để chỉ huy đoàn phòng ngự an ninh đảo. Vì vị trí xa xôi cùng điều kiện sinh sống khó khăn tại địa phương chỉ có các quan chức tình nguyện được phái đến đây để làm việc. Nhiều lúc thiếu quan chức tình nguyện đến đây nên chính phủ Đông Dương phải tuyển mộ người hội đủ điều kiện để đảm nhiệm trách vụ nầy theo khế ước thường niên. Để có thể thâu dụng người có khả năng chịu đảm trách vai trò nầy từ trong đất liền khế ước thâu dụng thường mang theo nhiều phụ cấp rộng rãi cùng nhiều đặc quyền. Một trong những viên chức được thâu dụng là ông Buroullaud đã làm việc trong hai năm (1938-1940). Chính phủ Pháp đã không kém phần vất vả để tìm cho được người chịu thay thế ông Buroullaud. Cuối cùng Toàn Quyền Pháp từ Hà Nội đã phải gởi công văn ký ngày 22 tháng 8 năm 1940 đến không chỉ tòan bán đảo Đông Dương mà cả đến Quảng Châu Trung Quốc để tuyển mộ người gốc Âu Châu cho vai trò nầy. Người đảm nhận vai trò nầy cũng là người kém may mắn nhất vì thể theo lời nhân chứng kể lại quân Nhật đã đem trói ông vào cột cờ khi tiến quân chiếm đảo Trường Sa năm 1941 (43).
Về mặt hành chánh, chỉ trong 3 tháng sau khi xác định chủ quyền đảo Trường Sa Toàn Quyền Đông Dương đã ký nghị định số 4762-CP ngày 21 tháng 12 năm 1933 sát nhập đảo nầy vô tỉnh lỵ Bà Rịa. Sau khi Đông Dương được trao trả cho chính phủ Vịêt Nam, cơ chế hành chánh này được Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ký nghị định thừa nhận chủ quyền (44). 17 năm sau đó Trường Sa nhập vào một làng cùng tỉnh Bà Rịa sau này đổi tên thành Tỉnh Phước Tuy, làng Phước Hải, Quận Đất Đỏ (45).
Sinh hoạt của quốc gia trên đảo Trường Sa đương nhiên cần giới hạn vì đảo ở quá xa đất liền và không có ai sống trên đó. Vào năm 1938, Sở Khí Tượng Đông Dương (Indochina Meteorological Service) thiết lập một trạm thời tiết tại Itu-Aba, là nơi được coi là tốt nhất tại Biển Đông để cung cấp dữ kiện về thời tiết cho những quốc gia trong vùng. Trạm được người Pháp quản trị trong vòng 3 năm đầu, sau đó thì người ta tin là Trạm vận hành dưới sự kiểm soát của quân đội Nhật Bản. Trước khi rơi vào tay quân đội Nhật, trạm Itu-Aba quan trọng tới mức được cấp mã số quốc tế là 48919. Những dữ kiện do trạm cung cấp được lưu trữ khắp nơi trên thế giới dưới tên French
Indochina - Cochinchina.... Người Pháp cũng tiếp tục thực hiện những cuộc thăm dò khoa học các đảo Trường Sa sau năm 1933. Một thí dụ là tài liệu nghiên cứu địa lý và địa chất đảo Trường Sa rất giá trị đã được để tham khảo trong bản tường trình số 22 của Hải Học Viện Đông Dương (Oceanographic Institute of Indochina) (46).
Vì vậy, nhân danh Việt Nam, người Pháp đã có nhiều sinh hoạt chứng minh chủ quyền trên một lãnh thổ. Những sinh hoạt này cũng bao gồm những hoạt động ngoại giao để bảo đảm sự bảo vệ quyền sở hữu của chính quyền đang kiểm soát. Nước Pháp đã thành công trong việc bảo vệ Trường Sa chống lại quân Nhật. Bộ Trưởng Ngoại Giao tại Ba-Lê đã phản đối mạnh mẽ vào ngày 4/4/1939 khi Nhật Bản tuyên bố ’’đặt đảo Trường Sa nằm trong phạm vi quyền hạn của Nhật Bản’’. Nước Pháp tiếp tục tại quyền cho đến năm 1956 khi họ rút hết quân đội khỏi Đông Dương. Mãi đến tháng 5 năm 1956, sau khi ông Tomas Cloma thiết lập cái được gọi là ’’Đất Tự Do’’ (Freedomland) của ông ta thì Đặc Sứ Pháp tại Manila đã nhắc nhở chính phủ Phi Luật Tân về quyền hạn của nước Pháp đến từ việc chiếm đóng vào năm 1933. (47)
Trong cùng thời gian đó, chiếc tàu của Hải Quân Pháp Dumont d’Urville ghé thăm Itu-Aba để bày tỏ sự quan tâm Pháp-Việt đối với quần đảo này. Bộ Ngoại Giao của nước Việt Nam Cộng Hoà cũng đã có một bản tuyên bố nhắc lại chủ quyền của Việt Nam. Hai tuần sau, Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hoà là Vũ Văn Mẫu tái xác nhận một cách cặn kẽ vị trí chính đáng của nước của ông ta. Một trong những dữ kiện ông ta nhắc lại là, trước đó năm năm, trưởng Phái Đoàn Việt Nam tại Hội Nghị Hoà Bình tại San Francisco đã long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, và đã không có một quốc gia nào phản đối tuyên bố đó kể cả Trung Quốc và Phi Luật Tân.
Từ năm 1956 trở đi, trước những yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc và Phi Luật Tân, Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà bắt đầu tung ra những cuộc hành quân để tái xác định quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa. Các binh sĩ hải quân đã dựng những cột bia trên hầu hết các đảo và xây những
cột cờ để trương cờ Việt Nam. Tàu tuần dương Tụy Động (HQ-04) đã được giao trách nhiệm này vào Tháng 8, 1956. Vào năm 1961, hai chiếc tuần dương hạm Vạn Kiếp và Vân Đồn cặp bến tại các đảo Song Tử Tây (Tây-Nam Cay), Thị Tứ, Loại Tá và An Bang. Hai đảo khác là Trường Sa (Spratly proper) và Nam Ai (Nam Yit) cũng được các tuần dương hạm Tụy Động và Tây Kết tới viếng thăm vào năm sau đó. Cuối cùng, vào năm 1963, tất cả những cột mốc đánh dấu chủ quyền trên các đảo chính đã được xây dựng lại một cách có hệ thống bởi các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hoa:
19/5/1963, các cột mốc trên Đảo Trường Sa (Spratly proper)
20/5/1963, các cột mốc trên Đảo An Bang
22/5/1963, các cột mốc trên các đảo Thị Tứ và Loại Tá.
24/5/1963, các cột mốc trên Song Tử Đông (North East Cay) và Song Tử Tây (South West Cay)
Nhịp độ của các cuộc hành quân và kiểm soát này được giảm xuống sau năm 1963 vì tình hình chiến tranh của Việt Nam Cộng Hoà. Tuy nhiên, việc này không có nghiã là chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa giảm đi, cho dù các thế lực ngoại quốc lợi dụng tình thế để xâm nhập bất hợp pháp trên một số đảo. Chủ quyền này đã được công khai thiết lập nhân danh Việt Nam khi người Pháp sát nhập quần đảo này vào Đông Dương. Hơn nữa, trong quá khứ, những lãnh thổ này từ trước đến giờ vẫn được người Việt biết và lui tới. Hành động của nước Pháp năm
1933 hoàn toàn phù hợp với luật lệ quốc tế. Không quốc gia nào phản đối hành động của Pháp ngoại trừ Nhật Bản mà sau đó cũng từ bỏ các đòi hỏi của họ. Một sự hiện diện thật sự và một sự thực thi chủ quyền một cách hoà bình đã được bảo đảm vững chắc. Tình trạng này chỉ bị gián đoạn tạm thời một lần khi Nhật Bản chiếm đóng quần đảo Trường Sa bằng võ lực vào năm 1941. Cũng giống trường hợp quần đảo Hoàng Sa, sự hiện diện của một lực lượng quân sự ngoại bang đã không và sẽ không phá vỡ được quyết tâm làm chủ duy nhất những phần lãnh thổ này của người Việt Nam. Vì thế, xin được nhắc nhở rằng những hòn đảo nay bị xâm chiếm bất hợp pháp bởi những lực lượng ngoại bang vẫn là những phần không thể bị chia cắt của quần đảo Trường
Sa thuộc về dân tộc Việt Nam.
Chương IV
Bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam
Trong những chương trước, Việt Nam luôn luôn khẳng định sự bảo vệ thích đáng chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quân đội Pháp và Việt Nam đã đóng quân thường trực trên hai quần đảo này trong sự biểu dương quyền lực chứng tỏ Việt Nam thừa hưởng chủ quyền một cách chính đáng. Về lãnh vực ngoại giao, cần nhớ rằng nước Pháp cho đến năm
1956 vẫn tích cực bảo vệ chủ quyền này nhân danh nước Việt Nam. Năm 1932 và năm 1939, Pháp đã phản đối một cách mạnh mẽ yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và của Nhật Bản đối với Trường Sa.
Nước Việt Nam độc lập sau đó đã đối diện với những thách đố về chủ quyền trên những quần
đảo này. Tại Hội nghị Hoà bình San Francisco năm 1951, Việt Nam đã xác định rõ rệt chủ quyền của mình đối với hai quần đảo nói trên. Đại diện phái đoàn Việt Nam phát biểu lập trường là chỉ có Việt Nam có tư cách tiếp nhận Hoàng Sa và Trường Sa từ Nhật Bản, trong việc dàn xếp
những vấn đề lãnh thổ phát sinh bởi chiến tranh thế giới lần thứ hai. Lập trường này được thể
hiện liên tục trong những năm sau đó. Đối phó với cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào ngày 19-
20 tháng một năm 1974, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng trước một lực lượng lớn mạnh hơn. Sự ủng hộ của nhiều thành phần quần chúng thể hiện truyền thống của người Việt Nam là sự mất mát tạm thời quyền kiểm soát những lãnh thổ này không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền chính đáng của mình.
Từ Hội nghị Hoà bình San Francisco đến năm 1973
Khi sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản chấm dứt vào năm 1945, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trao trả lại cho chủ nhân hợp pháp của nó. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn do chiến tranh gây ra đã khiến nhiều quốc gia nhảy vào đưa ra những đòi hỏi vô căn cứ. Đặc biệt, Cộng Hòa Trung Hoa tiếp tục cho đồn trú bất hợp pháp trên vài hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa những toán quân được phái tới để giải giới quân Nhật theo hòa ước Postdam. Vì vậy, chính phủ kế nhiệm của nước Việt Nam độc lập đã tiếp tục làm mọi cách để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Cơ hội đầu tiên là Hội nghị San Francisco tổ chức năm 1951 nhằm soạn thảo hiệp ước hoà bình với Nhật Bản. Hội nghị có sự tham dự của 51 quốc gia. Theo thỏa thuận đạt được, Nhật Bản từ bỏ mọi yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cầm đầu phái đoàn Việt Nam tại hội nghị này là Thủ Tướng Trần Văn Hữu, cũng là bộ trưởng Ngoại Giao.
Vào ngày 7 tháng 9 năm 1951, trong phiên họp lần thứ bảy của Hội nghị, Phái đoàn Việt Nam
đưa ra những tuyên bố sau đây:
’’,,, bởi vì chúng tôi phải thật sự đón nhận những lợi ích mang lại cho chúng tôi hầu dập tắt
những mầm mống bất hòa, chúng tôi xác định chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa, vốn đã luôn luôn thuộc về Việt Nam’’.
Lời tuyên bố này không gặp phản ứng của 51 quốc gia tham dự. Điều này được coi như là sự chấp nhận toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo nói trên. Bản tuyên bố của thủ tướng Trần Văn Hữu xác nhận chủ quyền đã hiện hữu, vì vậy nó có (ảnh hưởng) tác dụng erga omnes (tức là đối với tất cả), ngay cả đối với những quốc gia không có mặt tại Hội nghị (thí dụ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa).
Thêm nữa, toàn văn Điều 2 của Hiệp Ước Hoà bình cho thấy hai quần đảo nói trên được bao gồm trong vấn đề giàn xếp về lãnh thổ:
Chương 2: Lãnh Thổ
Điều 2:
a) Nhật Bản, công nhận nền độc lập của Đại Hàn, từ bỏ chủ quyền và yêu sách đối với Đại
Hàn, bao gồm đảo Quelpart, Port Hamilton và Dagelet.
b) Nhật Bản từ bỏ chủ quyền và yêu sách đối với Đài Loan và Pescadores.
c) Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền, và yêu sách về đảo Kurile, một phần của đảo Sakhalin và những đảo lân cận mà Nhật Bản làm chủ do kết quả của Hòa Ước Portsmouth ngày 5 tháng 9 năm 1905.
d) Nhật Bản từ bỏ quyền, chủ quyền, và yêu sách liên quan đến việc uỷ nhiệm của Hội Quốc
Liên, và chấp nhận quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 2 tháng 4 năm 1947, mở rộng hệ thống quản trị đối với các đảo Thái Bình Dương nguyên thuộc quyền quản trị của Nhật.
e) Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi yêu sách về quyền hay chủ quyền hay quyền lợi liên quan đến bất cứ nơi nào ở Nam cực, cho dù xuất phát từ những hoạt động của Nhật hay bất cứ quốc gia nào khác.
f) Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền hay yêu sách về quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa.
Hiệp ước không nêu tên nước nào sẽ làm chủ những lãnh thổ do Nhật Bản bỏ lại. Tuy nhiên, từ những điều trên, rất rõ ràng là mỗi đề mục đều liên quan đến quyền của một quốc gia, thí dụ:
Đề mục (b): Quyền của Trung Hoa.
Đề mục (c): Quyền của Liên Bang Xô Viết. Đề mục (d): Quyền liên quan tới Hoa Kỳ. Đề mục (f): Quyền của Việt Nam
Sự giải thích trên được xác nhận qua việc Hội nghị đã bác bỏ bản bổ sung của Xô Viết muốn trao cho Trung Hoa chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Sự bổ sung của Xô Viết có nội dung như sau:
‘’1. Thay đổi về điều 2.
’’(a) Thay vì đề mục (b) và (f) là đoạn văn sau đây: Nhật Bản công nhận chủ quyền toàn vẹn của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Mãn Châu, Đài Loan (Formosa) với những đảo lân cận của nó, đảo Penlinletao (The Pescadores), đảoTunshatsuntao (The Pratas Islands), cũng như quần đảo Sishatsunta và Chunshatsuntao (quần đảo Hoàng Sa, nhóm đảo Amphitrites, Maxfield) và quần đảo Nanshatsuntao bao gồm quần đảo Trường Sa, đồng thời Nhật từ bỏ tất cả quyền, chủ quyền và yêu sách đối với những lãnh thổ nói trên.
Thay đổi của Xô Viết bị thất bại trong phiên họp lần thứ 8 của Hội Nghị. Chủ tịch hội nghị đã loại bỏ yêu cầu này ra khỏi nghị trình qua cuộc bầu phiếu với tỷ lệ 46 trên 3 và một phiếu trắng (49). Yêu sách của Trung Hoa đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bác bỏ bởi đa số áp đảo.
Một thời gian sau, chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa đã nêu lại những yêu sách trên trong một hoà ước ký kết riêng với Nhật Bản (28 tháng 4 năm 1952). Trên thực tế, việc đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa trong bản hiệp ước này chỉ là sự tái lập nguyên văn điều 2(f) của hiệp ước San Francisco. Một lần nữa, Nhật Bản từ chối nêu rõ tên nước nào sẽ tiếp nhận những phần lãnh thổ đã bị Nhật chiếm đóng. Trong mọi trường hợp, cần nhấn mạnh rằng đã có những luật lệ căn bản là một nước (trong trường hợp này là nước Nhật) không thể chuyển nhượng những quyền nào ngoài quyền riêng của họ, phù hợp với thành ngữ không cho nhiều hơn những gì mình có. Nói một cách tổng quát, yêu sách của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là không chính đáng bởi vì Trung Hoa không hề trấn đóng những quần đảo này. Đúng là ngư phủ ở đảo Hải Nam thường ghé qua những quần đảo này trong quá khứ và những du khách Trung
Hoa thỉnh thoảng dừng chân ở đây. Nhưng không giống những điều mà Việt Nam đã làm, những gì mà người Trung Hoa đã làm với tính cách cá nhân chưa bao giờ được chính phủ thực hiện. Cho đến cuối năm 1943, mặc dù thống chế Tưởng Giới Thạch đại diện cho quốc gia duy nhất tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa tại hội nghị Cairo, nhưng ông ta cũng không đề cập đến những quần đảo này trong bản tuyên bố chung cuộc (mà nêu rằng Mãn Châu, Đài
Loan và Pescadores phải trả lại cho Trung Hoa). Bởi vì những lập luận yếu kém, Trung Hoa luôn luôn từ chối đề nghị do Pháp nhiều lần nêu lên trong quá khứ là những tranh chấp nên được giải quyết trước tòa án quốc tế.
Vì lý do tương tự, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đưa ra những khẳng định vô lý, hăm dọa và bạo lực để xác định yêu sách của họ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những yêu sách này là sự phục hồi chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa cổ xưa mà các nước
Đông Nam Á đều biết tới. Những quần đảo, đảo nhỏ, những bãi cạn, những ụ đất mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa coi như là mảnh đất tiền đồn của Trung Hoa, bao gồm toàn vùng biển Nam Hải, và sẽ biến toàn vùng biển này trở thành một cái hồ của Trung Cộng.
Sau Hội nghị Hòa Bình San Francisco, chính phủ kế nhiệm của Việt Nam khẳng định việc bảo vệ một cách có hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với mọi phương tiện có thể được của một quốc gia có chủ quyền. Sau năm 1956, khi tình hình Việt Nam Cộng Hòa trở lại ổn định sau Hiệp Định Geneva 1954, những nỗ lực quân sự và ngoại giao càng được gia tăng mạnh hơn. Như đã nói ở trên, việc tuần dương của hải quân được xúc tiến đều đặn. Khi thực sự cần thiết, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lập lại một cách trọng thể chủ quyền của mình đối với những quần đảo này (bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao ngày 1 tháng 6 năm 1956 và 15 tháng 7 năm 1971). Những nỗ lực cần thiết cũng được thực hiện đối với những quốc gia liên hệ để xác định chủ quyền của Việt Nam. Thí dụ, công hàm gửi chính phủ Mã Lai ngày 20 tháng 4 năm 1971, bao gồm những lý lẽ rất thuyết phục chứng minh chủ quyền của Việt Nam. Chủ quyền này hết sức hiển nhiên và chỉ có thể bị tranh đoạt bằng bạo lực.
Cuôc xâm lăng ngày 19-20 tháng Giêng 1974 của Trung cộng.
Trước năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã cho quảng bá rải rác yêu sách đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đôi khi, họ thực hiện những hành động bí mật như cho ngư phủ xâm nhập những vùng không có dân cư ngụ của Việt Nam. Tuy nhiên, vào đầu năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã xử dụng chiến thuật xâm lăng hung hãn để chiếm đóng Hoàng Sa bằng quân sự. Sau đây là phần tường trình về cuộc xâm lăng của Trung cộng, do bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Trước tình hình hết sức tệ hại tạo ra bởi hành động đế quốc của Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc đã triệu tập các phái bộ Ngoại Giao ở Sài Gòn vào ngày 21 tháng 1 năm 1974 và đưa ra lời tuyên bố như sau:
Thưa quý Ông quý Bà,
’’Tôi mời quý ông bà tới đây để trình bày đến quý vị về những biến cố gần đây trong vùng quần đảo Hoàng Sa ngoài bờ biển trung phần Việt Nam. Những biến cố này tạo ra một tình hình nguy hiểm cho nền hoà bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á và thế giới.
’’Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của nước Việt Nam Cộng Hòa. Chủ quyền của nước chúng tôi lên những quần đảo này không chối cãi được dựa trên lịch sử, địa lý và pháp lý cũng như là quản lý hành chính hữu hiệu.
’’Vào ngày 11 tháng 1 năm 1974, bộ ngoại giao Trung Cộng bất thần tuyên bố chủ quyền lên trên những quần đảo này. Bộ ngoại giao của chúng tôi ngay lập tức bác bỏ lý lẽ thiếu căn cứ trên.
’’Từ lúc đó, Trung Cộng lựa chọn quân sự để chiếm một phần lãnh thổ của chúng tôi. Họ đưa quân và tàu chiến vào vùng quần đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drumond) của quần đảo Hoàng Sa, và đổ quân lên quần đảo này.
’’Vào ngày 16 tháng Giêng năm 1974, bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên cáo những hành động bất hợp pháp này.
’’Cũng vào lúc này, tuân theo luật pháp quốc tế, những đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng Hòa đã điều hướng những người này và tàu đang xâm phạm lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi vùng này.
’’Giới hữu trách Trung Cộng không những không từ bỏ ý định xâm chiếm bất hợp pháp mà còn tăng cường thêm quân và tàu chiếm. Họ nổ súng vào những đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng Hòa, gây tổn thất về nhân mạng và vật chất. Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa ra thông cáo ngày 19 tháng 1 cảnh giác cộng đồng thế giới về những hành động gây hấn này.
’’Ngày 20 tháng 1 năm 1974, nhà cầm quyền Cộng Hòa Trung Hoa đã gia tăng dùng sức mạnh đối với một nước độc lập và chủ quyền. Họ gửi chiến đấu cơ oanh tạc 3 đảo: Cam Tuyến (Robert), Vĩnh Lạc (Money) và Hoàng Sa (Pattle), nơi những lực lựơng của Việt Nam Cộng Hòa đang đóng quân và đổ quân - với mục đích chiếm những đảo này.
’’Trung Cộng qua đó đã dùng vũ lực để xâm lăng một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, tức là vi phạm luật quốc tế, hiến chương của Liên Hiệp Quốc, Hòa ước Paris vào ngày 27 thámg
1 năm 1973 mà họ hứa tôn trọng và văn bản sau cùng vào ngày 2 tháng 3 năm 1973 của Hội
Nghị Quốc Tế về Việt Nam mà họ đã ký tên.
’’Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ không nhún nhường những hành động xâm lược trắng trợn. Họ nhứt định bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
’’Tôi trân trọng yêu cầu quý vị báo cáo cho chính phủ của quý vị về trường hợp tệ hại này.
Chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa ước mong chính phủ của quý vị có một thái độ và một hành động thích hợp về những hành động gần đây của Trung Cộng về Hoàng Sa, một sự coi thường luật lệ quốc tế và chủ quyền của nước khác.
Xin cám ơn.
Trong trận hải chiến, những chiến binh Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu anh dũng mặc dù họ ít quân và hỏa lực yếu hơn. Họ bị tổn thất 18 nhân mạng và 43 bị thương, thêm vào đó, 48 nhân sự bị bắt giữ bất hợp pháp bởi Trung cộng. Trong số đó có 4 nhân viên dân sự đài khí tượng Pattle: đây là bằng chứng mà chính quyền Việt Nam thực hiện những hoạt động hòa bình trên đảo trước khi quân được gởi đến để đối phó với sự thách thức của Trung cộng. Bị thế giới lên án, chính
phủ Trung Cộng bị buộc phải thả những nhân sự này trong vòng 3 tuần trong một cố gắng làm dịu đi sự phẫn nỗ gây ra bằng những vi phạm về luật lệ quốc tế. Những dư luận thông cảm với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Á, nơi mà Việt Nam được coi như là quốc gia chống lại sự bành trướng của cộng sản. Ngay cả báo Pravda của Xô Viết
cũng tố cáo Trung Cộng đã qúa vội vàng dùng vũ lực để áp đặt lên vùng Đông Nam Á, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (50). Cũng ở Moscow, hãng thông tấn Tass cung cấp một bài tổng kết từ tờ ’’New Times’’ - (Tuần báo chính trị của Xô Viết). Bài báo nêu lên việc hỗ trợ của Trung Cộng cho những phong trào ly khai ở Burma, Bangladesh và Ấn Độ, là những hàng
động khiêu khích của Bắc Kinh để gia tăng áp lực lên những quốc gia độc lập ở Á Châu. Theo tờ
New Times, chuyện này trùng hợp với những hành động quân sự của Bắc Kinh lên quần đảo
Hòang Sa (51).
Tin tưởng vào lẽ phải của chúng tôi, nước Việt Nam Cộng Hòa đã kêu gọi dư luận thế giới cũng như kêu gọi sự can thiệp của những cơ quan có thể đóng góp cho những giải pháp hòa bình. Ngày 16 tháng Giêng năm 1974, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi một công hàm cho Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lưu ý về tình hình căng thẳng gây ra từ những yêu sách sai lầm của Trung Cộng. Sau khi đưa ra những lý lẽ về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hòang Sa, Bộ trưởng Vương Văn Bắc viết: ’’Những sự thật chính xác nêu trên, sự thách đố bất thình
lình của Trung Cộng trước chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa và sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa là không chấp nhận được. Họ tạo ra sự hăm dọa cho nền hòa bình và an ninh trong vùng.
’’Chính phủ và nhân dân Việt Nam dứt khoát bảo vệ chủ quyền của mình và toàn vẹn lãnh thổ và không ngại có những hành động thích hợp để kết thúc sự việc này.
Nước Việt Nam Cộng Hòa cho rằng tình hình gây ra do hành động của Trung Cộng nêu trên là mối nguy hiểm cho nền hòa bình và an ninh thế giới. Vì vậy chính phủ Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có những biện pháp cần thiết để điều chỉnh lại tình hình.
’’
Ông Bộ trưởng đã kêu gọi sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc thêm một lần nữa vào ngày 20 tháng
1 năm 1974, trong lúc quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục chống lại những kẻ xâm lược trong vùng biển Hoàng Sa. Ông viết cho ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc thông báo về sự gây hấn bắt đầu vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi phía Trung Hoa nổ súng lên những bảo vệ quân Việt Nam. Sau khi tố cáo hành động xâm lược qua biên giới quốc tế của Trung Cộng đối với một quốc gia có chủ quyền và độc lập, Bộ trưởng Vương Văn Bắc đã yêu cầu ông Tổng Thư ký, theo điều 99 hiến chương Liên Hiệp Quốc, lưu ý Hội Đồng Bào An về hành động nghiêm trọng này. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận trước những ràng buộc theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và đặt niềm tin vào Liên Hiệp Quốc, những mục đích và nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Mặc dầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà biết rằng Trung Hoa là một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết (một sự thật dường như không có hy vọng cho một cuộc thảo luận và hành động xây dựng và tích cực), vẫn yêu cầu một phiên họp ngay lập tức. Hội Đồng Bảo An phải lưu ý về tình trạng tệ hại do hành động xâm lược của Trung Hoa bởi vì, như Bộ trưởng Bắc nêu lên trong lưu ý của ông vào ngày 24 tháng 1 năm
1974 đến Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An (Đại sứ Gondola Facio): ’’Hội Đồng Bảo An và thành viên phải có nhiệm vụ và quyết định những việc cần được tiến hành để sửa đổi tình hình căng thẳng này.’’ Quả nhiên, Trung Hoa ngay lập tức cố gắng điều chỉnh hành động xâm lăng của mình
bằng cách trình bày một văn bản hoàn toàn bóp méo. Bản tuyên bố quay sang những hành động của chính phủ Nam Việt Nam đã gửi hải quân và không quân xâm phạm lên vùng đảo Hsisha của Trung Hoa (!)
Trong cuộc họp báo ngày 25 tháng 1 năm 1974, Chủ tịch Hội Đồng Bảo An phát biểu rằng yêu cầu của Việt Nam có căn bản pháp lý đáng để được xem xét, vì vậy ông ta lấy làm tiếc là một phiên họp Hội Đồng đã không được triệu tập cho mục đích đó.
Tính cách chính thống về quyền sở hữu đã thúc đẩy Việt Nam Cộng Hòa dùng mọi phương tiện sẵn có để bảo vệ lập trường chính đáng của mình. Chúng tôi đang dự định nhờ đến Tòa Án Quốc Tế cứu xét. Ngày 22 tháng 1 năm 1974, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã gửi thư riêng cho nguyên thủ của những quốc gia đồng minh. Sau khi ông đã trình bày rằng sự vi phạm của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa lên chủ quyền Việt Nam tạo ra một sự đe dọa cho nền hòa bình ở Đông Nam Á, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kết luận:
’’Vì vậy tôi viết cho quý vị... chân thành yêu cầu quý vị lên tiếng để bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng và lên án một cách cương quyết về sự vi phạm của Trung Hoa lên chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa.’’. Qua một hành động khác để bảo vệ chủ quyền Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa xác định lại một cách trân trọng trước hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 về luật biển ở Caracas, rằng nhân dân Việt Nam sẽ không nhượng bước về những hành động bạo lực của Trung Hoa và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ từ bỏ bất cứ phần đảo nào của mình (28 tháng 6 năm 1974). Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng gửi công hàm vào ngày 21 tháng 1 năm 1974 cho những nước đã ký vào Hội nghị quốc tế về Việt Nam (2 tháng 3 năm 1973). Văn kiện này được ký tại Paris bởi 12 quốc gia, bao gồm luôn cả Trung Hoa, trước sự chứng kiến của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc bảo đảm những điều khoản để kết thúc chiến tranh được ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Trước tiên, Việt Nam trình bày những dữ kiện liên quan đến sự xâm lược của Trung Hoa, sau đó nêu lên rằng:
’’Rõ ràng ngay từ những lúc tiến triển, chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã cố ý dùng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ, một hành động vi phạm một cách trắng trợn Hiệp ước kết thúc chiến tranh và khôi phục hòa bình ký ở Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 và Đạo luật Quốc tế về Việt Nam ký ở Paris vào ngày 2 tháng 3 năm 1973.
’’Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ước mong các bên tham gia vào điều 1 của hiệp ước Paris và điều 4 về đạo luật của Hội Nghị Quốc Tế ở Paris, mà cả hai hiệp ước công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải được tôn trọng bởi tất cả và đặc biệt bởi những quốc gia đã ký vào Văn Bản Cuối Cùng.
’’Trước sự nghiêm trọng của tình hình hiện tại, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thỉnh cầu tới mọi bên, vì quyền lợi của hòa bình và ổn định trong vùng phía Tây của Thái Bình Dương, bằng mọi cách mà mình thấy thích hợp như đã ghi trong điều 7 về luật về Việt Nam (52). Mục đích xâm lăng của Trung Hoa không chỉ giới hạn ở quần đảo Hoàng Sa. Đã có những dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Hoa chuẩn bị tiến tới quần đảo Trường Sa sau khi chiếm được quần đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974 (53). Vào tháng 2 năm 1974, Phi Luật Tân và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã bắt đầu tuyên bố đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng Hòa bác bỏ những đòi hỏi vô căn cứ bằng những công hàm gởi cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (29 tháng 1 năm 1974) và cho Phi Luật Tân (12 tháng 2 năm 1974). Nhưng Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cảm thấy cần thiết nói lên quan điểm của mình cho "bạn cũng như thù", cũng
như nhu cầu xác định lại về chủ quyền của mình trước thế giới. Vì vậy, tuyên cáo trang trọng ở mức chính phủ đã được phổ biến vào ngày 14 tháng 2 năm 1974. Tuyên ngôn này là văn bản được trình bày ở phần đầu giới thiệu Bạch Thư này.
KẾT LUẬN
NHÂN DÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỒNG LÒNG CHỐNG NGOẠI XÂM
Những diễn biến trong tháng Giêng năm 1974 đã có tác dụng đoàn kết toàn dân Việt Nam lại thành một khối để bảo vệ chủ quyền đất nước. Sau cuộc xâm chiếm của binh sĩ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả báo chí (luôn cả của phe đối lập) và các giới truyền thông khác tại Sài Gòn đồng lòng ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã kiên quyết đấu tranh cho quần đảo Hoàng Sa. Suy nghĩ của giới truyền thông và cảm xúc của người dân có thể tóm tắt bằng bình
luận của nhật báo Dân Chủ: “Trong lúc phải chiến đấu để đẩy lui 400,000 binh sĩ Bắc Việt về lại phương Bắc và cùng lúc gắng sức phát triển kinh tế, trận chiến Hoàng Sa là một gánh nặng khác trên vai chúng ta. Cuộc hải chiến giữa chúng ta và Trung Quốc hiện tạm ngưng với tổn thất sinh mạng và vật chất nặng nề cho cả đôi bên. Nhưng trên thực tế cuộc chiến chỉ mới bắt đầu.
Phương thức chiến đấu sẽ linh động tùy theo tình hình nhưng mục tiêu vẫn luôn không thay đổi. Người dân miền Nam Việt Nam sẽ không khoanh tay đứng yên để nhìn quê cha đất tổ bị ngoại
bang xâm chiếm.”
Mặc dầu người dân Việt Nam có mệt mỏi với chiến tranh nhưng những cuộc xuống đường đầy khí thế đã diễn ra khắp mọi thành phố và thị trấn để lên án hành động xâm lăng của Trung Quốc. Quần chúng ở khắp nơi đồng lòng ra nghị quyết lên án trước công luận việc xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam. Đa số nghị quyết này kêu gọi Chính Phủ và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa có những biện pháp thích ứng với quân xâm lược. Tàu chiến Lý Thường Kiệt đã được đám đông chào đón nhiệt liệt khi trở về bến từ cuộc hải chiến Hoàng Sa. Vào ngày 21 tháng Giêng năm
1974 Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nhận định rằng Cộng sản Trung Hoa đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng khi xâm phạm chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa và thách thức tinh thần quốc gia của người Việt từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn ra tuyên bố với sinh viên trên toàn thế giới để lên án sự xâm lược. Hội Cựu Chiến Sĩ đã long trọng ra tuyên cáo lên án Trung Cộng vi phạm luật lệ quốc tế - và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các chiến sĩ Việt Nam trong trận chiến anh dũng chống ngoại xâm. Tại nước ngoài, sinh viên và kiều bào Việt Nam biểu tình tại nhiều quốc gia để cảnh báo dư luận quốc tế: tại Tokyo, Ottawa, New York, v.v… sinh viên Việt Nam biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Cộng; tại Geneva sinh viên Việt Nam tuyệt thực để tạo sự chú ý đến việc vi phạm trật tự thế giới của Trung Cộng.
Sự phẫn nộ của toàn thể người dân Việt Nam trong và ngoài nước đã được thể hiện rõ rệt qua bản tuyên bố của Quốc Hội (Thượng viện & Hạ viện) Việt Nam Cộng Hòa. Bản tuyên bố lên tiếng rằng “Cộng sản Trung Hoa đã cho thấy rõ ràng âm mưu xâm lược và bành trướng của họ, và là mối đe dọa trầm trọng cho sự ổn định trong vùng Thái Bình Dương. Do đó Quốc Hội tố cáo trước công luận trong và ngoài nước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Cộng đã vi phạm lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa - khẩn cấp kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Tòa Án Quốc Tế và các quốc gia yêu chuộng hòa bình hãy có những hành động cụ thể tích cực để chấm dứt hành vi xâm lược trắng trợn này …”
Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cùng đồng lòng xác định việc bảo vệ toàn bộ chủ quyền của lãnh thổ Việt Nam. Thay mặt cho đất nước Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa cương quyết đòi hỏi tất cả lãnh thổ Việt Nam đang bị chiếm đóng bất hợp pháp phải trở về lại chủ quyền của Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cực lực lên án hành động xâm lược trắng trợn quần đảo Hoàng
Sa bởi binh sĩ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào tháng Giêng năm 1974. Việt Nam lên án tất cả những hành động bất hợp pháp của bất cứ quốc gia nào khác với quần đảo Trường Sa. Việt Nam bác bỏ tất cả mọi tuyên bố về chủ quyền trên các quần đảo này của bất cứ quốc gia nào
khác và xem tất cả những toan tính chiếm đóng các quần đảo này là sự vi phạm công ước quốc tế và chủ quyền của Việt Nam. Tuy yêu chuộng hòa bình, Việt Nam Cộng Hòa dành toàn quyền sử dụng tất cả những phương tiện hành động nếu các lực lượng chiếm đóng không chịu theo các phương thức giải quyết ôn hòa và hợp pháp để trả lại chủ quyền cho Việt Nam
Quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa tạm thời bị chiếm đoạt. Tuy thế các lãnh thổ trên biển cả này sống mãi trong tâm khảm của nhân dân Việt Nam và ngày nào đó sẽ được phục hồi lại với quê cha đất tổ.
----------------------
Sử Liệu Tham Khảo:
1- Ấn hành của chính phủ
- Quốc Sử Quan. Đại Nam Thực Lực Chiến Binh Tập L, LII, CIV, CLIV và CLIV; ấn hành năm
1848
- Bộ Công Chính, Khâm Định Đại Hải Nam Hội Điền Dử Lệ, Phần 204; 1851
- Quốc Sử Quan. Đại Nam Nhất Thống Chí (Tập 6: Tỉnh Quảng Nghĩa); lần in sau cùng: 1910 ấn bản đầu in bằng Hán ngữ, được ông Cao Xuân Đức dịch ra Việt ngữ. Sài Gòn năm 1964.
- Quốc Sử Quan. Quốc Triều Chính Biên Tóat Yếu. Tập 3. Ấn phẩm chót: 1925S; ấn bản đầu in bằng Hán Việt, về sau được nhóm Nghiên Cứu Sử Địa dịch sang tiếng Việt, Năm 1972.
- Chế Độ Bảo Hộ Annam, Sổ Bộ Hành Chính Miền Nam, Huế, các năm 1932 và 1938 đến năm
1945.
- Bộ Kinh Tế, Việt Nam Cộng Hòa, Bản Đồ Phân Phối Thực Vật, Việt Nam Cộng Hòa; Bản Đồ Cấu Trúc Địa Chất của Việt Nam Cộng Hòa; Bản Đồ Mỏ Kim Khí của Việt Nam Cộng Hòa. Sài Gòn.
- Bộ Thông Tin và Chiêu Hồi, VNCH, Hoàng Sa, Lãnh thổ VNCH, Sài Gòn năm 1974.
2. Các Ấn Phẩm Khác In Tại Việt Nam
Các ấn phẩm nguyên thủy bằng Hán Việt
- Đỗ Bá. Tòan Tập Tự Chí Tự Do Thư. Ấn Hành lối năm 1653, Bản Đồ Tỉnh Quảng Ngãi cùng các ghi chú do Truơng Bửu Lâm dịch thuật. Hồng Đức Bản Đồ Ấn Bản của Viện Nghiên Cứu Sử Học Huế, Sài Gòn năm 1962.
- Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, do ông Lê Xuân Giáo dịch thành tiếng Việt, Sài Gòn năm 1972.
- Phan Huy Chú, Lịch TrìnhHiến Chương Loại Chí; Năm ấn bản đầu tiên không rõ; do ông
Nguyễn Thọ Đức dịch ra tiếng Việt năm 1971.
Ấn Phẩm Mới
- Clayes, Jean Yves.: ’’Người Việt Nam cùng Hải Phận’’ Tam Cá Nguyệt Văn Hóa Á Châu, Tập
III, Tháng sáu năm 1953, tại Sài Gòn.
- Đinh Phan Cư. ’’Chủ Quyền Quần Đảo Hoang Sa và Trường Sa’’, Học Viện Quốc Gia Hành
Chính, Sài Gòn Năm 1972.
- Cucherouset, Henri:
Các Vấn Nạn về các đảo Hòang Sa, Kinh Tế Đông Dương, Hà Nội số ngày 27 tháng Giêng Năm
1929, ngày 31 tháng 5, 1931. Sự Cập Nhật về các đảo Hòang Sa, ấn bản ngày 3 tháng 7, 1932; và ngày 17 tháng 7, 1932.
Sự Tích vôi trên các đảo Trường Sa ấn bản ngày 28 tháng Năm, 1933. Người Việt cùng quê hương Mẹ. ấn bản ngày 25 tháng 2 năm 1934
- Lacombe, A.E. ’’Sự cập nhật về các đảo Hòang Sa’’ ấn bản ngày 22 tháng 5, 1933.
- Lam Giang, ’’NhữngSử Liệu Tây Phương ChứngMinh chủ quyềnvề Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa’’, Sử Địa Review, số 29 tháng Giêng-tháng Ba năm 1975; Sài Gòn.
- Lê Thanh Khê. ’’Chủ Quyền Việt Nam Cộng Hòa trên hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa’’ Ôn
Cố Chính Trị và Công Dân, kỳ Ngày 1 tháng Giêng năm 1972.
- Malleret, Louis. "Sự Kém Hiểu Biết của Tập Đoàn Pháp về Đông Dương thế kỷ 18" Báo Cáo
Nghiên Cứu Đông Duơng, số 1, Hà Nội, 1942.
- Pasquier,P. ’’Sự Cập Nhật về các Đảo Hòang Sa’’ Kinh Tế Đông Dương, ấn bản ngày 12 tháng 6, 1932.
- Phạm Quang Dương.’’Vấn Đề Chủ Quyền Trên Đảo HoàngSa’’ In Sử Địa, Đà Lạt, ấn bản
Tháng 11, 1971.
- Sale, Gustave. ’’Các Đảo Hòang Sa’’ Avenir de Tonkin, Hanoi, ấn bản Tháng 4, 1931.
- Salles, A. ’’Hồi Ký về Đông Dương do J.B Chaignau, Bulletin des amis du Vieux Hue’’ Hanoi,
ấn bản Tháng 4-6, 1923.
- Ông và Bà Trần Đăng Đại. ’’Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của hội Truyền Giáo Ba Lê’’ Sử
Địa, ấn bản tháng Giêng Tháng Ba, 1973.
- Tú Minh ’’Cuộc Tranh Chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’’ Bách Khoa, ấn bản ngày 9 tháng 2, 1914.
- Võ Long Tề.’’Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử và Địa Dư Việt Nam’’ Sài Gòn 1974.
Nghiên Cứu Khoa Học
- Chevey, Pierre, Nhiệt Độ cùng Độ Mặn Nước Muối Trên Biển xung quanh các đảo Hoàng Sa
(Báo Cáo Thứ 43 do Viện Nghiên Cứu Hải Dương Học) Sài Gòn 1974.
- Clerget, Maurice, Cống Hiến Do Nghiên Cứu Mang Lại. Les Phosphates, Nha Trang, 1932.
- Dlacour, J and Jaboullem, P. Di Tích các Hải Đảo, Sài Gòn 1930.
- Fountaine, Henri sọan cùng Lê Văn Hội. ’’Thám Hiểm Đáy Biển xung quanh các đảo Hoàng
Sa’’ Phân Khoa ĐH Khoa Học, Sài Gòn 1957.
- Krempf, A. Các cồn cùng các luồng gió. Sài Gòn 1921.
- Kunst, J,’’Die stritigen Insln in Sudchineschen Meer’’, Zeitschrift fur Geopolitik, Berlin/ Heidelberg, 1933.
- Saurn. E.’’Điều Liên Quang Đến Các Đảo Hòang Sa’’ Ngân Khố Địa Dư Việt Nam, Sài Gòn
1955; Fanne malcologique des iles Paracels. In Journal de Conchilliogie, volume SCVIII, Paris
1958, Gasteropodes marins des iles Paracels, Facultyof Science, Saigon1960 (1), 1961 (II), Lamellibranches des iles Paracels, Saigon 1962.
3. TÀI LIỆU NGOẠI QUỐC:
- Barrow, John. A Voyage to Cochinchina, London 1806.
- Boudet. Paul and Masson, Andre. Iconoraphie historique de L'lndochine francaise, Paris 1907.
- D'Estaing (Admiral). Note sur l'Asie demandee par M. de la Borde a M. d'Estaing, manuscript
(1768), archives of the French Government.
- Government of the French Republic. Journal Officiel, July 26, 1933, Ministere de la Marine:
Depot des cartes et plans. Les Paracels, Paris.
- Manguin, Pierre Yves. Les Portugais sur les cotes du Vietnam et du Campa PEFEO, Paris
1972.
- Rousseau, Charles. Le differend concernant rappartenance des lles Spratly et Paracels, in
Revue generale de Droit international public, July-September, 1972, p. 826, Paris
- Saix, Olivier. Iles Paracels, in La Geographie, issue of November-December 1933, Paris.
- Sauvaire, Jourdan. "Les Paracels infiniment petits de notre domaine colonial", in La Nature, issue of November 1, 1933, Paris.
- Serene, R. "Petite histoire des iles Paracels", in Sud Est Asiatique, issue January 19, l9S1, Brussels.
- Silvestre, Jules. L'Empire d'Annam et le peuple annamite, Paris 1889
- Taberd, Jean Louis. "Note on the Geography of Cochinchina", in Journal of the Royal Asiatic
Society of Bengal, India, issue of April 1837.
- United Nations. ECAFE. Phosphate Resources of Mekong Basin Countries, Bangkok 1972.
- United States Government. The Spratly / Paracels Islands Dispute, U.S. Army Analysis
Q1066; Conference for the Conclusion and Signature of the Treaty of Peace with Japan, Dept. of
State Publication 4392; Washington D.C.
- Vivielle, J. "Les llots des mers de Chine", in Monde colonial illustre, September 1933, Paris.
----
Ghi chú:
1. Atlas đang được lưu trữ tại trường "Ecole Francaise d'Extreme Orient", Tokyo Bunko
Library in Tokyo, Japan, có một micrôfim dưới số tham khảo 100891.
2. Ly là một đơn vị đo lường cổ (1 ly: 483 meters or 528 yards).
3. Đại Chiêm: bây giờ có tên là Cửa Đại, thuộc tỉnh Quảng Nam; Sa Vinh: bây giờ tên là Sa
Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Dường như tác giả đã để 3 đảo chính và đá ngầm của quần đảo Hoàng Sa gần bờ biển Việt Nam hơn là các đảo có tên là Paracels vào thế kỷ 20. Điều này giải thích tại sao đi đến một vài đảo chỉ mất có một ngày.
5. Những sử gia người Việt được thế giới biết tới đã, một cách trực tiếp hay gián tiếp, góp phần vào việc xác định ngày tháng của tài liệu Đỗ Bá. Trong số đó có Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và sử gia Trương Bửu Lâm, người đã cộng tác với nhiều đại học Hoa Kỳ. Những chi tiết liên quan đến vấn đề này có thể tìm thấy ở Võ Long Tề, Les Archipels de Hoang Sa et Truong Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d'Histoire et de Geographie. - Saigon. 1974.
6. Tóm tắt và phê chú trong Bulletin de l'Ecole Francaise d'Extreme Orient, Vol. XXXVI,
1936.
7. Từ ngữ này thường được dùng để chỉ tất cả những hòn đảo xa xôi của Việt Nam.
8. Lettres edifiantes et curieuses des Missionnaires de Chine, quoted in the Revue
Indochine, No. 46, p. 7.
9. Tài liệu được in lại trong Bulletin des etudes indochinoises, tome XVII, No. l Hanoi,
1942.
10. Tài liệu lưu trữ của French Navy, Ministere de la Marine, Paris. Tài liệu được in lại trong
Bulletin de la Societe des Etudes indochinoises, tome XVIII, No. 1, Hanoi, 1942.
11. Dịch sang tiếng Pháp từ Arrow's book lưu trữ tại Paul Boudet and Andre Masson.
Iconographie historique de l'Indochine Francaise, p. 250-300. Paris, editions G. Van Oest,
1907.
12. Issue of April 1837. pp. 737-745.
13. Jean Baptiste Chaigneau, Notice sur la Cochinchine, presented and commented by A.
Salles in Bulletin des amis du Vieux Hue, No. 2, April - June 1923, p. 253-283.
14. History annals called - Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 1833, 104th Volume).
15. Principle of international law established after the Palmas Island dispute (1928). See
United Nations - Reports of International Arbitral Awards, pp. 829-855.
16. History annals Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 122nd volume.
17. History annals Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 165th volume.
18. In Vietnamese: - Đại Nam Nhất Thống Toàn Đô - Dai Nam is a former name for
Vietnam.
19. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 154th Volume. Dai Nam Nhat Thong Chi (Dai Nam Comprehensive Encyclopedia), 6th Volume devoted to Quang Nghia, bây giờ là Quảng Nam, Province cũng diễn tả như vậy.
20. Trượng, xích, thước là những đơn vị đo lường cổ (1 truong: 3.91 yards or 3.51 meters ; I
xich or thuoc: 14.1 inches or 0.36 m.).
21. Hòn đảo này đã được gọi nhầm tên là Ban-Na trong những tài liệu khác, thí dụ Sauvaire Jourdan "Les Paracels infiniment petits de notre domaine colonial". La Nature Review, Nov.1, 1933.
22. Annals Đại Nam Thực Lục Chính Biên, 154th Volume.
23. Kham Dinh Dai Nam Hoi Dien Su Le, or Administrative records of the Dai Nam, Ministry of Public Works, p. 25.
24. History Annals Su Quoc trieu chanh bien toat yeu; Year of original publication unknown.
Reprinted in 1935.
25. Map named Tabula Geographica Imperii Annamitici 1838, reprinted in J. Silvestre, I'Empire d'Annam et le peuple annamite, Paris 1889, Felix Alean, editeur.
26. E. Cortambert and L. de Rosny, Tableau de la Cochinchine, Paris 1862.-Armand Le
Chevalier, editeur.
27. Sauvaire Jourdan "Les Paracels infiniment petite de notre domains colonial" in La
Nature, issue of November 1, 1933, Paris.
28. Reported by the French Daily Le temps, Paris, July 5, 1938.
29. The French engineer who supervised the work, Mr. Andre Faucheux, is presently 75 years old and lives in Paris.
30. Mr. Mohsine currently lives at 18-R Vithei Sva, Phnom Penh, Khmer Republic.
31. Memorandum No. l104 VP/CT/M dated October 30, 1950.
32. Memorandum No. 1220-VP/CT/M dated September 17, 1951 and signed by the Director of Political and Legal Affairs, Government Delegation to Central Vietnam.
33. Decree No. 174-NV dated July 13, 1961.
34. Decree No. 709-BNV/HCDP/26 dated October 21, 1969 signed by Mr. Tran Thien
Khiem.
35. ???Reported by the French Daily Le temps, Paris, July 7, 1939.
36. Những tọa độ này phù hợp với toạ độ của Song Tử Đông (North East Cay) and Shira
Island.
37. Báo cáo bởi the French Daily Le temps, Paris, July 7, 1939
38. Nên nhớ rằng những nguyên tắc do Toà Án Quốc Tế lập ra trong quyết định Palmas decision (1928) chỉ có thể củng cố chủ quyền của Việt Nam, thí dụ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi chủ quyền chứ không phải chỉ là sự tiếp giáp (see Reports of International Arbitral Awards, United Nations. p. 829).
39. Sự thiếu nghiêm chỉnh của quyết tâm này không đáng để phê bình thêm. Được biết là Ông Tomas Cloma đã bị cảnh sát Phi Luật Tân bắt vào Tháng 11, 1974 về tội phá hoại chính quyền trên đảo.
40. Thí dụ, một cuộc khảo cứu rộng rãi của quần đảo Trường Sa với những câu hỏi của Professor Charles Rousseau in Revue Generale de Droit International Public, July- September 1972, không hề nhắc tới đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với quần đảo này trước năm 1951.
41. New China; bulletin dated February 4, 1974.
42. Far-Eastern Economic Review, HongKong, Dec 21, 1973
43. Mr. Tran Van Manh hiện là Trưởng sở khí tượng Tuy Hòa Meteorological Service, Republic of Vietnam.
44. Decree No. 143-NV signed on October 22, 1956 by the laie President Ngo Dinh Diem.
45. Arrete No. 420-BNV/HCDP/25X signed on September 6, 1973 by the Minister of the
Interior.
46. Báo cáo về sự vận hành của Institut Oceanographique de l’Indochine, 22, Note, Saigon
1934.
47. Reported by Prof. Charles Rousseau in Revue General de Droit International Public July- September 1972, p.830.
48. Vietnam Press, dated June 14, 1958.
49. Hội thảo về Hiệp Định Hoà Bình giữa Việt Nam và Nhật Bản - Record of Proceedings: U.S. Dept. of State Publication 4392, December 1951. page 292.
50. Tin Agence France Presse phát đi từ Moscow, February 10, 1974.
51. Tin Reuter phát đi từ Moscow, February 21, 1974.
52. Article 7 (a): Trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Ước hay Quy Ước đe doạ hoà bình, sự độc lập, chủ quyền, sự độc nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, hay quyền tự trị của nhân dân Việt Nam là quốc gia ký kết hiệp ước và Quy Ước, thì với tính cách cá nhân hay làm cùng với ai khác, tham khảo với các đối tác trong đạo luật này với mục đích tìm ra những biện pháp giải quyết.
53. Như đã trình bày trong Chapter III. on February 4, 1974, Trung Quốc đã đưa ra một công bố đặc biết có tính cách rất gây hấn liên quan đến quần đảo Trường Sa.
54. Ải Nam Quan đánh dấu biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa.
___________
Người dịch: Trần Đình Hoành Washington DC, Mỹ
(Tác giả là luật sư tranh tụng tại Washington DC. Tác giả tư vấn cho một số chính phủ về các vấn đề pháp lý và chính trị quốc tế, và là người thành lập UNCLOSforum.com)
Thư của Đại sứ CHXHCN Việt Nam gửi Liên Hợp Quốc về lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa, 2014.
Ngày 3/7/2014, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, đề nghị lưu hành như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ (khóa 68)
Nguồn:
Daisukybiendong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét