Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á

Hải chiến Hoàng Sa trong sách 'South China Sea: the struggle for power in Asia'
Song Phan
17 Tháng 1 lúc 10:47 ·
Vào những ngày này cách đây 42 năm, hải quân miền Nam đã cố tìm cách chặn lại cuộc xâm của hải quân Tàu đối với các đảo ở cụm phía Tây quần đảo Hoàng Sa và dẫn đến trận hải chiến ngày 17/1/1974 với kết quả là Tàu nắm quyền toàn bộ quần đảo này cho tới nay. Xin trích lại phần nói về trận chiến này trong chương 3 cuốn 'Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á' (South China Sea: the struggle for power in Asia) của Bill Hayton mà tôi đã giới thiệu (https://drive.google.com/…/0B_lidFOs3N1XQXlsbDVCYk5hc…/view…):
"....Hiện nay chúng ta biết rằng chiến dịch [Hoàng Sa – ND] đã được lên kế hoạch trong một thời gian trước đó. Lịch sử chính thức của Hải quân Trung Quốc xuất bản tại Bắc Kinh vào năm 1987 cho chúng ta biết rằng lệnh được đến từ nơi chóp bu nhất: nó đã được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đưa ra vào năm 1973. Người được họ giao trách nhiệm là Đặng Tiểu Bình, về sau là lãnh đạo ‘trên thực tế’ của đất nước này nhưng vào thời điểm đó, chỉ vừa mới được gọi về lại thủ đô sau 6 năm sống trong ô nhục chính trị. Việc chuẩn bị đã được giữ bí mật rất cao nhưng theo một tài liệu quân sự Mĩ giải mật sau này do Gerald Kosh viết đã cho chúng ta biết rằng quân đội Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện cho một loại chiến dịch nào đó vào khoảng tháng 9 năm 1973. Một nguồn của Tình báo Mĩ ở cảng Bắc Hải của Trung Quốc đã báo cáo về việc thắt chặt an ninh ở đây quanh thời gian này - mặc dù liên kết với những gì đã xảy ra về sau sẽ chỉ được thực hiện sau này. Từ giữa tháng 12 trở đi, mỗi ngày người ta đều thấy hàng trăm lính đặc nhiệm Trung Quốc rời cảng trên 6 tàu đánh cá và trở về vào mỗi tối. Điều này tiếp diễn trong khoảng 10 ngày. Họ đã sẵn sàng cho hành động vào đầu tháng 1.[22]
Khi người Việt chuẩn bị Tết, tin về nhiều tàu lạ xuất hiện quanh Quần đảo Hoàng Sa truyền tới Sài Gòn. Một tàu Hải quân Việt Nam được phái đi để tìm xem chuyện gì đang xảy ra. Ngày Thứ Hai, 14 tháng 1 những lo ngại của chỉ huy cao cấp đã được khẳng định. Hai tàu đánh cá của Trung Quốc bỏ neo cách đảo Hữu Nhật (Robert Island) 300 mét. Đột nhiên, hải quân phải tăng tốc, họ đã quen với việc yểm trợ các cuộc hành quân trên đất liền hoặc tuần tra các tuyến đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long, bây giờ phải đối mặt với khả năng đánh nhau trên biển. Đồng thời các chỉ huy không thể loại trừ khả năng là hoạt động này của Trung Quốc chỉ dùng để phân tâm giúp lực lượng cộng sản thực hiện một bước đột phá trên đất liền.

Mỹ đang thách thức yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở QĐ Hoàng Sa

FB Song Phan
30-1-2016
Ngày 30/1/2016 nhiều báo (chẳng hạn như CNN: Hải quân Mỹ phái tàu chạy gần đảo tranh chấp ở Biển Đông – Xem bản dịch cuối bài) cho biết, Mỹ đã cho tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burke chạy trong vòng 12 hải lí đảo Tri Tôn. Bộ Quốc Phòng cho biết, hoạt động này của Mỹ là để thách thức các yêu sách quá đáng của các nước có yêu sách ở đây.
Theo những gì tôi biết, tới giờ thì chỉ có TQ yêu sách quá đáng (vẽ đường cơ sở cho cả quần đảo mà theo UNCLOS chỉ nước quần đảo như Philippines hay Indonesia… mới có thể làm việc này, trên cở sở đó yêu sách lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ dưa theo đường cơ sở đó) và đảo Tri Tôn có nhiều khả năng là một đảo đá (tức có thể có lãnh hải 12 hải lý, không có EEZ…). Do đó, nếu Mỹ theo đúng lập trường, không đứng bên nào về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và tôn trọng UNCLOS thì khi chạy vào khu vực 12 hải lý của Tri Tôn, phải theo chế độ ‘đi qua vô hại’ (tắt radar, không cho trực thăng bay lên…).
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng cho biết là không báo cho các nước liên quan biết về hoạt động này. Điều đó có nghĩa là họ cũng thách thức quy định phải ‘báo trước’ (trái với UNCLOS) của Tàu.
Để mọi người dễ theo dõi, xin post lên bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa, có vẽ luôn đường cơ sở quần đảo HS (theo quy định của Tàu) và lãnh hãi 12 hải lý tính từ đường cơ sở này. Tôi cũng vẽ thêm lãnh hải của Tri Tôn.
Nếu Mĩ chơi ‘ngon’ như báo chí nói (thách thức yêu sách quá đáng của Trung Quốc) thì cho tàu chạy theo đường đỏ (như tôi vẽ trên bản đồ) đến đoan AB (thuộc lãnh hải của Tri Tôn) thì chuyển sang chế độ đi qua vô hại, hoặc chay theo một lô trình tương tự vậy. Khi đó Mỹ vừa thách thức yêu sách quá đáng của Tàu vừa thách thức quy định phải báo trước.
Lưu ý, đường đỏ chỉ là lộ trình giả định do tôi vẽ để minh hoạ thôi chứ chưa biết tàu Mỹ thực tế chạy theo đường nào.
* Tôi có chỉnh bản đồ lại một tí và xin giải thích thêm:
– Chạy trong đoạn CA hay BD là thách thức lãnh hải quá đáng (tính từ đường cơ sở không hợp lệ).
– Chạy trong đoạn AE, tức trong nội hải (phần bên trong đường cơ sở [không hợp pháp]) nên dù theo chế độ gì cũng là thách thức nội hải bất hợp pháp (nội hải có tính chất như lãnh thổ đất liền).
– Chay trong đoạn EB chỉ thách thức đòi hỏi ‘báo trước’ và phải chạy ở chế độ ‘đi qua vô hại’ nếu tôn trọng UNCLOS.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

So sánh Hoàng Sa 19/1/1974 và Trường Sa 14/3/1988

Cộng đồng mạng - Truyền thông Đăng ngày Thứ năm, 21 Tháng 1 2016 09:12

Việc coi những chiến sĩ hi sinh ở Trường Sa năm 1988 như những người “bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả” là một sự xúc phạm không thể dung thứ anh linh những người đã khuất.



Một bài viết trên trang mạng RFA mới đây của Tuấn Khanh - một nhạc sĩ đang sinh sống tại TP HCM - đã đăng hình ảnh tấm bia ghi hàng chữ "Nghĩa sĩ Hoàng Sa" (chụp trong buổi lễ đặt đá xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày 17/1 vừa qua) cùng một đoạn nhận xét như sau:

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Phỏng vấn Thiếu tá Không quân Hồ Kim Giàu và hồi ức Long Ly

Phỏng vấn Cựu Thiếu Tá Không Quân HỒ KIM GIÀU,
Quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa

Thiếu Tá Hồ Kim Giàu gia nhập Không Quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1961, và du học Hoa Kỳ đầu năm 1962, tốt nghiệp Trường Huấn luyện Phi công Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, tháng 3 năm 1964. Khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974, ông đang đảm nhận chức vụ quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại lúc 9:30 AM ngày 21 tháng 4 năm 2010, và được bổ túc thêm trong cuộc trao đổi điện thoại lúc 11AM ngày 27 tháng 4 năm 2010.

1. UBHS: Xin Thiếu Tá cho biết chức vụ và trách nhiệm của mình vào thời điểm xảy ra trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974?

Th/T Giàu: Tháng 6 năm 1973, tôi được đề cử đi học một khóa tu nghiệp về F-5E tại Arizona và sau đó được chuyển qua học tại Trường Không Chiến ở căn cứ Không Quân Hoa Kỳ Nellis, Las Vegas. Sau khi tốt nghiệp trở về nước ngày 23 tháng 12 năm 1973, tôi được BTL/KQVNCH chỉ định làm quyền Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn Nghênh Cản 538 tại Ðà Nẵng. Từ Sài Gòn, tôi bay ra Đà Nẵng nhận nhiệm vụ ngay ngày 24 tháng 12 năm 1973. Trận Hải Chiến Hoàng Sa xảy ra giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc ngày 19 tháng 1 năm 1974 trong lúc tôi đang chỉ huy Phi Ðoàn này. Nhiệm vụ của Phi đoàn là bảo vệ không phận VNCH, ngăn chận phi cơ Bắc Việt từ bên kia vĩ tuyến 17 tấn công lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật.

Thanh long: Nguyễn Thành Trung dựng chuyện, láo khoét...

Nguyễn Thành Trung lại dối trá, dựng chuyện, đặt điều,
láo khoét về cuộc chuẩn bị oanh tạc Đảo Hoàng Sa
của Không Quân VNCH năm 1974
Kính thưa Quý Niên Trưởng, quý chiến hữu và quý độc giả.
NT Trung đã nói nhiều điều không có thật, nếu chúng ta không lên tiếng làm sáng tỏ, tôi nghĩ sẽ có nhiều người tin NT Trung  rất “yêu Nước” và một người quan trong trong cuộc chuẩn bị hành quân ném bom Hoàng sa. Đã 40 năm, khi đến ngày 19-1 chúng ta nhớ đến những Anh Hùng Hải Quân VNCH bảo vệ Hoàng Sa đã dũng cảm chiến đấu với tàu chiến cũa Trung cộng, bắn chìm tàu Trung cộng  và đã hy sinh. Đồng thời chúng tôi cũng nhớ đến chuẩn bị oanh tạc Hoàng Sa của Không Quân VNCH
NT Trung nói “Với phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề nên tôi đánh giá phi công Trung quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra biển giống, bay ra Hoàng sa, Trường Sa là bình thường.”
Đây là một nhận xét hoàn toàn không đúng và nói láo. Khi chuẩn bị đánh Hoàng Sa, đài Kiểm Báo Panama cho biết trên không phận Hoàng Sa có hai chiếc Mig21 bay bao vùng vì thế chúng tôi tiên liệu sẽ có không chiến với Mig21 khi đến Hoàng Sa.
Ngày 20-1 chuẩn bị, ngày 21 nghe thuyết trình và sẵn sàng cất cánh nhưng cuối cùng huỷ bỏ vì Mỹ không cho đánh, ngày 22-1 lúc 3 giờ chiều, hai máy bay Mig 21  từ đảo Hải Nam  bay vào không phận chúng ta, hướng về thành phố Đà Nẵng. Đài Kiểm Báo Pannama báo động, Trung Uý Trần Tảo và tôi đã cất cánh khẩn cấp lên nghênh cản hai chiếc Mig . Tình hình rất căng thẳng, phi cơ ở 20.000 feet bay đối đầu với Mig. Phi đoàn sợ chúng tôi quên nên gọi lên Panama nhắc thả ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Chúng tôi sẵng sàng, hỏi Panaman  diễn tả mục tiêu, về  vị trí của Mig. Panama im lặng một lát rồi cho biết hai Mig21 đã bay vòng về Hải Nam. Như vậy máy bay Mig 21 của Trung cộng bay từ Hải Nam đến Đà Nẵng phải bay trên biển chứ đâu có bay trên mặt đất mà Trung nói chỉ bay trong đất liền. Sự kiện trên chứng tỏ NT Trung phi công Trung cộng không thể bay ra biển, không dám chiến đấu trên biển là hoàn toàn sai.

Nguyễn Thành Trung: Không quân VNCH lên kế hoạch đánh tàu TQ

Có một giờ G khác vào năm 1974
....
Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 - Nguyễn Văn Dũng, 536 - Đàm Thượng Vũ, 540 - Nguyễn Văn Thanh, 544 - Đặng Văn Quang, 538 - Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện "Xin được chết vì Hoàng Sa".
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào... đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Tài liệu TQ: Trận hải chiến Tây Sa Trung - Việt 19.1.1974

Nguyên Trung Thuan đã thêm 8 ảnh mới.
16 Tháng 1 lúc 8:33 ·
Xin dâng lên những người lính VNCH đã hi sinh vì Tổ quốc trong Trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974!
(Mặc dù trận chiến là do đối phương mô tả song theo mình, vẫn là nguồn tư liệu đáng để tham khảo)
-------------------------
TRẬN HẢI CHIẾN TÂY SA (1) TRUNG - VIỆT 19.1.1974 (GHI CHÉP ĐẦY ĐỦ)
(Phần 1)
Nguồn: http://bbs.tiexue.net/post_5185217_1.html
Người dịch: Mình
Trận hải chiến Tây Sa là trận tác chiến phản kích tự vệ vào tháng 1 năm 1974, được tiến hành đối với quân đội Nam Việt (2) xâm nhập vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc (3) thuộc Tây Sa, với sự hiệp đồng giữa Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc cùng các phân đội lục quân và dân binh. Đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc, đồng thời cũng là lần tác chiến hải quân đầu tiên với một nước khác của hải quân Trung Quốc kể từ sau năm 1949. Quy mô của trận hải chiến này tuy không lớn, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến thế cục chiến lược của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (4) , đủ để ghi vào sử sách mãi mãi. Hơn nữa, bản thân trận hải chiến này lại còn có thể được gọi là kì tích của lịch sử hải quân thế giới.
Quần đảo Tây Sa là một quần đảo lớn trong số 4 quần đảo lớn ở Nam Hải (5) của Trung Quốc, nằm ở vùng biển cách đảo Hải Nam về phía đông nam khoảng 330 km, được hợp thành từ 2 quần đảo Tuyên Đức (6) và Vĩnh Lạc cách nhau 42 hải lí, với tổng diện tích khoảng 10km2. Trong đó, đảo Vĩnh Hưng (7) có diện tích lớn nhất trong quần đảo Tuyên Đức, là đảo chính của Tây Sa. Quần đảo Tây Sa từ thời Hán Vũ Đế đã là lãnh thổ của Trung Quốc, các triều các đời đều đã khai thác kinh doanh, từ sau đời Tống còn đã từng điều các thủy sư đi tuần tra theo định kì.
Quần đảo Vĩnh Lạc gồm các đảo San Hô (Hoàng Sa), Cam Tuyền (Hữu Nhật), Kim Ngân (Quang Ánh), Thâm Hàng (Quang Hòa Đông), Quảng Kim (Quang Hòa Tây) Tấn Khanh (Duy Mộng), Toàn Phú (Ốc Hoa), Áp Công (Ba ba) (mấy tên đảo này em chuyển sang tiếng Việt nhé) quây lại với nhau thành một là bãi đá ngầm có hình vó ngựa, bãi đá ngầm này quây quanh một hồ đá ngầm có chu vi 100 km2.
Nhưng từ nửa sau thập kỷ 50, nhà cầm quyền Nam Việt bắt đầu thèm muốn 2 quần đảo lớn là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa trong số nhiều đảo ở Nam Hải của Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 năm 1956 đã ngang nhiên đưa ra yêu cầu về lãnh thổ. Từ năm 1956 đến năm 1958 đã lần lượt xâm chiếm 4 đảo San Hô, Cam Tuyền, Thâm Hàng và Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc, sao đó ngoài việc tiếp tục chiếm cứ đảo San Hô ra còn lần lượt rút quân khỏi 3 hòn đảo đã xâm chiếm còn lại.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Đại Tá Bùi Hữu Thư: Ký ức về Hoàng Sa và HQ10

Ký ức về Hoàng Sa và HQ10

bài viết của HQ Đại Tá Bùi Hữu Thư

Khi Pháp rút về, họ để lại trên Paracells một hải đăng và một đài khí tượng, một cầu tầu có cần trục nhỏ. Tôi có nghiên cứu về việc khai thác phân bón ở đây trong cuộc thi giải Văn Hoá Quân Đội do BTTM tổ chức. Ngưoi Pháp đã từng có kế hoạch khai thác phân chim ở đây từ lâu.
TC đã đóng từ lâu trên đảo Boise  (Wooddy) chỉ cách phía băc Hoang Sa có 20 hải lý. Có một chiến hạm đã đến đây thả neo một đêm sáng ra thấy cờ TC mói biết đi nhầm, bèn kéo neo chạy. Sau khi Pháp rút, chúng ta đã đóng quân và đã từng bắt một số ngư phủ TC giải về Đà Nẵng. Điều này minh chứng rõ ràng chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
HQ10 do ĐT Ánh lãnh về và trao cho tôi tại Phú Quốc. HQ10 sau đó đã cùng HQ11 do Ông Đào chỉ huy tham dự lễ khánh thành cầu tầu mới của căn cứ Hải Quân Đa Nẵng ở Tiên Sa năm 1964.
Khi hai chiếc cặp cầu tầu có sự chứng kiến của TL/HQ và các tướng lãnh và quan khách Việt Mỹ. Hôm đó gió mùa đông bắc thổi mạnh, tôi phải cặp cầu phía trên gió, khá run, vì va cầu tầu ngay chỗ khán đài thì mình đi đoong. Nhờ thả neo mũi nên đáp rất êm, và khi tách ra cũng dễ dàng. HQ10 đã có mặt tại bốn vùng duyên hải và đã có nhiều chiến công hiển hách tại vùng 1, 2, và 3. Rất tiếc lại phải chìm vào lòng biển sâu cả ngàn thước.
Đúng 10 năm sau thì tầu chìm mang theo HT, HP và bao nhiêu anh em HQ trong đó có nhiều người đã từng đi với tôi.
Tôi có dịp ra Hoàng Sa nhiều lần với HQ402 năm 1956, HQ329 năm 1958 1959, tuần tiểu trong hai tháng thường xuyên tiếp tế cho trung đội TQLC đóng trên đảo Duncan, Drummond, và HQ01 năm 1960 để tiếp tế khi bị bão, và phi cơ ra thả dù thì dù bay ra biển. Chuyến tiếp tế của tôi cũng  bị sóng lớn làm cho heo, gá và vịt đều bay xuống biển hết. Chỉ có mấy con bò là còn bị chặn lại. Ngoài đó không có cỏ cho bò ăn, nhưng nhiều cá và bắt rất dễ. Ngoài ra còn có trứng chim hải âu và trứng con vít, nên anh em TQLC không thiếu thức ăn. Họ biến thành người nhái suốt ngày săn cá. Họ chế ra các kiến lặn bằng mắt các đốt tre, và dùng xiên săn cá. Ngoài đảo Duncan có hai nấm mộ anh em TQLC nói là họ mượn mấy tấm ván hòm nằm cho đỡ lạnh đêm đêm bị ma đuổi. Họ xin tôi về Đà Nẵng mua vàng hương, gạch xi măng ra cho họ xây miếu thờ. Họ còn nói là có hai con ma nữ, một tóc dài, một tóc quăn mỗi đêm về thăm mấy anh lính. Sáng ra anh nào xuống biển tắm sớm là đêm trước ngủ với ma.
Hoàng Sa là một miệng núi lửa đã tắt. Lòng chảo chỉ sâu chừng 30 mét, cá nhiều vô kể, ốc tai tượng to bằng cái bàn. Cá đuối to bằng cái chiếu to, đuôi cá to như cái cột. Trên Banc de Corailles chim hải âu đậu xuống đẻ trứng, khi chúng bay lên che cả mặt trời như đàm mây. Con vít cũng lên đây đẻ trứng, ban đêm sách đèn đi lật ngửa nó lên va hốt trứng. Thịt vít ngon như thịt gà, trứng cũng ngon. Đừng ăn thịt đồi mồi mà cả tầu 402 nổi phong ngứa gần chết. Trứng hải âu có thể hốt một lúc cả 3000 trái, chiên hay luộc ăn cũng ngon nhưng hơi hôi thôi. Thịt hải âu thì tanh lắm.
Tôi có kéo 2 sà lan ra đảo Paracels đe khai thác phân bón ở đây năm 1959.
Trước 1974 lúc nào cũng có phi cơ Orion P3 cua HK bay trên đầu mỗi ngày. Vì TC biết Mỹ sẽ không can thiệp nên mới dám tấn công mình. Rất tiếc hỏa lực của HQ10 và tốc độ yếu nên bị thiệt hại nặng. Xin vinh danh những anh hùng tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa và chia xẻ với quý chiến hữu vài kỷ niệm về Hoàng Sa và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo.
B H Thư

Nguồn: Hqvnch

Yêu nước sao bỏ lảnh thổ, anh hùng sao bỏ đồng đội? - xem Diệp Mỹ Linh

Góp Ý Với Bill Hayton về Trận Hải Chiến Hoàng Sa, 19-01-1974 Posted by adminbasam on 16/01/2016
Blog Hoàng Sa
Điệp Mỹ Linh
15-1-2016
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Làm Báo
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Làm Báo
Tôi nghĩ, khi đề cập đến một trận chiến – chứ không phải viết lịch sử –  người ta thường nhìn vào tinh thần chiến đấu của người lính tham gia trận chiến đó và phản ứng thức thời, thích nghi của cấp chỉ huy của trận chiến đó.
Tôi không thích chính trị; vì không thích cho nên tôi không muốn tìm hiểu về chính trị. Nhưng, hôm nay, bất ngờ, được website truclamyentu chuyển đến một bài dịch từ bài viết của ông Bill Hayton, tôi nhận thấy có vài điều tôi muốn viết để góp ý.
Tôi nghĩ, khi đề cập đến một trận chiến – chứ không phải viết lịch sử – người ta thường nhìn vào tinh thần chiến đấu của người lính tham gia trận chiến đó và phản ứng thức thời, thích nghi của cấp chỉ huy của trận chiến đó. Còn nếu chỉ nhìn cuộc chiến đó bằng kế hoạch hành quân và những “tai nạn” khi khói lửa ngập trời mà không hề đề cập đến tinh thần của binh sĩ thì đó là một cách nhìn thiếu công bằng.
Là tác giả của cuốn tài liệu lịch sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng Hòa Ra Khơi, 1975 và cũng là một phụ nữ có chồng là một sĩ quan cao cấp Hải-Quân Việt-Nam Cộng Hòa, tôi hiểu rằng: Kế hoạch hoặc phương án hành quân và lệnh hành quân lúc nào cũng được bảo mật; sĩ quan thuộc cấp có thể biết một vài phần nhưng hạ sĩ quan và lính thì không được phép biết.
Vì lẽ đó, những Người Lính V.N.C.H. đã tham chiến trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974 – cả Địa Phương Quân lẫn Hải-Quân và Thủy Quân Lục Chiến – khi trở về đất liền được chào đón như những vị anh hùng là hoàn toàn hợp lý; bởi vì, Người Lính chỉ biết tuân lệnh, xã thân vào trận chiến vì tinh thần yêu nước, muốn bảo vệ quê hương chứ Người Lính không thể lựa chọn và cũng không cần biết ai phát họa phương án hoặc kế hoạch hành quân; phương án hoặc kế hoạch  hành quân đó tốt hay xấu, có lợi hay bất lợi; phương án hoặc kế hoạch hành quân đó là một thảm họa hay là một khúc khải hoàn ca!

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Thái độ của Hải quân Việt Nam khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa !

Hải quân Việt Nam
Thứ hai, 07 Tháng 2 2011 21:46

Khi quen thân với một vị tướng Hải quân,cách đây 3 năm , tôi mạnh miệng hỏi ông :

- "Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa 1/ 1974 thì các anh trong lực lượng hải quân Việt Nam có thái độ như thế nào ?"

Ông nói :

- " Thời gian Trung Quốc đánh Hoàng Sa , lúc đó đơn vị tôi đang đóng quân tại Hải Nam Trung Quốc.Phía Trung Quốc mời đến ăn mừng.

Chúng tôi điện về Việt Nam xin ý kiến.

Lực lượng tham mưu của Hải quân họp lại để thống nhất quan điểm.Khi đó có một sĩ quan -cấp Phó phòng -phát biểu :(ông không nhớ được tên)

“Chúng ta mà đến dự thì buộc phải vổ tay, mà vổ tay là đồng tình, vì vậy không nên đến”.

Cuối cùng từ Hải Nam chúng tôi nhận được lệnh không đến tham dự."....

Tôi tin, lời ông là sự thật.

Viết những dòng nầy để mong thế hệ sau có thể hiểu nhiều hơn về các sự kiện liên đới đến việc mất Hoàng Sa vào tháng 1/1974.

KS Doãn Mạnh Dũng