Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa

Lượt sử những diễn biến ngoại giao
Chủ quyền VN ở HS-TS trong các thế kỷ 17, 18, 19: tư liệu và sự thật lịch sử
Lưu Văn Lợi - Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Huynh Phan - Bằng chứng lịch sử của TQ: thật hay bịa?
Những hành động bất lợi của VNDCCH đối với HS TS



Phú LâmTrước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được cho rằng xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng đảo này. Cùng với đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa), đảo Phú Lâm đã bị quân đồng minh tấn công bằng không quân và hải quân.
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải quân Pháp gửi chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng Sa. Vì Chiến tranh Đông Dương bùng nổ dữ dội, vào tháng 9/1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng Sa.
Vào ngày 26 tháng 6 năm 1946, dựa trên Tuyên bố CairoTuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật (đáng lẽ phải làm vào năm 1945). Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng.
Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island). Đến tháng 4 năm 1950, sau khi Trung Hoa Dân Quốc chạy ra Đài Loan, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm và đảo Ba Bình.
Bảy năm sau khi làm chủ được đại lục, chính quyền CHND Trung Hoa mới bí mật cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm ngày 20, rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956.







Phụ lục bằng chứng chủ quyền của Việt Nam

Hoàng Sa Tự
Là ngôi miếu cổ của người Việt xây dựng trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa[1], đảo này Trung Quốc chiếm giữ vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.

Hoàng Sa Tự được cho rằng được xây dựng trong mười ngày. Miếu có một gian theo thể chế nhà đá. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây do quân nhân đến đảo đem theo hạt giống gieo trồng như hạt quả thủy nam. [cần dẫn nguồn]

Cửa vào miếu có khắc hai bên hai câu: Cô hồn miếu, cô hồn diễu diễu 孤魂庙,孤魂渺渺; Hoàng sa tự, bích huyết Hoàng sa 黄沙寺,碧血黄沙。 Phía trên là bức Hoành phi có ghi "海不扬波" "Hải bất dương ba" có nghĩa là "Biển không nổi sóng"

Trong miếu có ghi niên hiệu "大南皇帝 保大十四年三月初一"Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất"

Nếu căn cứ việc Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại vào ngày 8 tháng 1 năm 1926,thì Hoàng sa tự có thể được trùng tu năm 1939 sau khi bị bão làm sụp đổ chứ không phải Hoàng sa tự được xây vào ngày 01/03/1934 (Âm lịch) và sụp đổ vào năm 1939 như một số tài liệu Trung quốc đã ghi.

Sau khi Trung Quốc đổ quân chiếm đóng Phú Lâm, các nhà khảo cổ Trung Quốc đến Hoàng Sa đã phát hiện ra Hoàng Sa Tự. Trong tạp chí "Lữ hành gia" quyển 6 xuất bản năm 1957 tại Bắc Kinh đã có bài mô tả về Hoàng sa tự như đã nêu ở trên

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, Hoàng Sa Tự là "bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam" tại Hoàng Sa.[1]

Hoàng Sa tự tồn tại ít nhất đến năm 1957 nhưng ngày nay không còn nữa.
Chú thích

^ a ă TS. Nguyễn Nhã (9 tháng 8 năm 2007). “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2009.
Xem thêm
Hoàng Sa thời nhà Nguyễn
Liên kết ngoài
Các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỷ XVII đến khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam- TS Nguyễn Nhã

Phụ lục hình ảnh bằng chứng chủ quyền VN trên quần đảo Hoàng Sa

 Tài liệu nói về quản lý, bảo vệ Hoàng Sa năm 1960 của chính quyền VN Cộng hòa.Tài liệu nói về quản lý, bảo vệ Hoàng Sa năm 1960 của chính quyền VN Cộng hòa.

Một vụ chặn bắt “ngư phủ” Trung Quốc của lực lượng bảo vệ Hoàng Sa Việt Nam Cộng hòa năm 1961. (Ảnh tư liệu)
Một vụ chặn bắt “ngư phủ” Trung Quốc của lực lượng bảo vệ Hoàng Sa Việt Nam Cộng hòa năm 1961. 
Công điện số 25 của Chỉ huy đảo Ducan (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) gửi Tỉnh đoàn Bảo an Quảng Nam và Nha Bảo an TNTP về việc ngày 26.2.1961 xuất hiện một chiếc thuyền hai lườn cách khoảng 3 cây số từ hướng Đông Bắc chạy vào eo biển của đảo Ducan. Trên đảo đã cho bắn chỉ thiên để gọi nhưng chiếc thuyền này không vào mà chạy luôn về hướng Bắc rồi cập lên một đảo nhỏ cách đảo Ducan chừng 10 cây số. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)
Công điện mật của đảo Ducan gửi Bảo an Quảng Nam trình báo về nhân thân của 9 người Trung Quốc trên một chiếc thuyền từ đảo Hải Nam cập vào đảo Hoàng Sa lúc 05h35 ngày 01.03.1961, gồm 01 sĩ quan truyền tin, 01 giáo sĩ, 7 người dân. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)
Tờ trình của Cơ quan đảo Hoàng Sa gửi Đại úy Phó tỉnh trưởng Quảng Nam phụ trách nội an về việc giao và dẫn giải 9 người Trung Quốc kể trên vào đất liền. Trong đó nêu rõ, đảo Hoàng Sa do các đơn vị hải quân của Việt Nam chiếm đóng. Cơ quan trên đảo đã tiếp đón 9 người Trung Quốc. Đồng thời tỉnh Quảng Nam đã trình Bộ Nội vụ (VNCH) và Bộ đã chỉ thị cho dẫn giải 9 người này đến trạm tiếp đón ở Huế. Cơ quan trên đảo Hoàng Sa đề nghị Hải khu Đà Nẵng cho tàu đưa 9 người này vào đất liền. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)
Tờ “Sự vụ lệnh” ký ngày 14.10.1969 do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam, cấp cho Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức (số quân: 805.580, đơn vị gốc: Trung đội Hoàng Sa thuộc Tiểu khu Quảng Nam) về việc thay quân Hoàng Sa đợt 38. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)
Danh sách 35 quân nhân thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 (dự trù thay quân ngày 15.10.1969) do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam, ký ngày 13.10.1969. Trong đó, Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức là đảo trưởng, còn lại là các trung sĩ, binh nhất và binh nhì. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)
Tờ “Sự vụ lệnh” do Đại tá Lê Trí Tín, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam, ký ngày 03.02.1970, cấp cho 35 quân nhân (có tên trong danh sách) thuộc Trung đội Hoàng Sa đợt 38 mãn nhiệm kỳ. (Ảnh chụp lại từ tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam”)



Một số hình ảnh...




Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938. Hàng chữ ghi trên bia: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816- 1938 (năm 1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Hoàng Sa, năm 1938 là năm dựng bia).


Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa.














 
Tượng Phật Bà Quan Âm Trên đảo Hoàng Sa
Trạm Khí Tượng Thủy Văn Của Vn Trên đảo Hoàng Sa Trước Năm 1975
 Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Trường Sa năm 1960

Bằng chứng Trung Quốc


Atlas of the Chinese Empire (Trung Quốc địa đồ) năm 1908 không có Hoàng Sa, Trường Sa Đây là tập bản đồ được xuất bản năm 1908, bằng tiếng Anh. Atlas này gồm 1 bản đồ tổng thể (Index Map) vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 22 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản đồ đều có kích thức 31cm x 41cm. Ðây là atlas chính thức, được in lần đầu tại Trung Quốc với số lượng in giới hạn, do The China Inland Mission (Hội Truyền giáo nội địa), có trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc), London (Anh), Philadelphia (Hoa Kỳ), Toronto (Canada) và Melburn (Úc), biên soạn và phát hành với sự giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh và sự trợ giúp kỹ thuật của một người Anh tên là Edward Stanford.



Đây là ảnh bản đồ tổng thể lãnh thổ Trung Quốc trong quyển Atlas 1908, phía dưới thể hiện rõ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề có 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, như tuyên bố sai trái của họ.


Đây là ảnh bản đồ tỉnh Quảng Đông trong Atlas 1908, trong đó cũng thể hiện rõ cực nam của tỉnh này chỉ đến đảo Hải Nam (lúc bấy giờ đảo Hải Nam chưa tách thành tỉnh riêng mà đơn vị trực thuộc tỉnh Quảng Đông), không có chỗ nào liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 3
Người sưu tầm: Trần Thắng





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét