Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Âm mưu và kế hoạch thôn tính Hoàng Sa của TQ?

Vấn đề đặt ra là âm mưu thôn tính trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có từ khi nào?
Âm mưu và lên kế hoạch thực sự từ khi nào, Mỹ, VNCH, VNDCCH biết đến đâu?


Qua những gì được tiết lộ từ phía TQ tuy còn hạn chế nhưng cũng cho ta hình dung:


Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc
08/01/2014 18:40

(TNO) Những toan tính chiến lược của Trung Quốc trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa đã được ủ mưu từ lâu, theo nhận định từ hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ.

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa
Toan tính của Trung Quốc
Trung Quốc đã ủ mưu đánh chiếm cụm Lưỡi Liềm tại Hoàng Sa từ lâu

Ngày 30.1.1974, lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về cho Bộ Ngoại giao và đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo nhận định của lãnh sự quán ở Hồng Kông, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước chứ không phải chỉ tự vệ như những lời ngụy biện và lu loa của Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế. Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.
“Có bằng chứng chắc chắn về việc Trung Quốc tính trước khả năng hành động quân sự tại Hoàng Sa từ trước khi xảy ra các sự cố giữa tháng 1. Việc Trung Quốc có thực sự lên kế hoạch khiêu khích và sau đó chiếm toàn bộ quần đảo vẫn còn được để ngỏ. Song trong mọi trường hợp, một khi cuộc đụng độ bắt đầu, Bắc Kinh ra tay kiên quyết và triển khai mọi vũ lực cần thiết để đánh bật Việt Nam ra khỏi quần đảo”, bài phân tích của Lãnh sự quán Mỹ viết.
Trung Quốc nhận ra việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa có lợi ích về kinh tế và chiến lược. Có một số yếu tố thúc đẩy quyết định của Bắc Kinh. Trước hết là những quan tâm ngày càng gia tăng về tiềm năng dầu khí tại toàn bộ thềm lục địa Đông Á. Bằng việc đánh bật Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa ra lời cảnh báo đến các nước có tranh chấp lãnh thổ khác, kể cả Nhật và Hàn Quốc, kiềm chế thực hiện các hành động đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền. Việc này cũng làm chùn bước các công ty dầu muốn thăm dò ở khu vực.
Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã “tiên hạ thủ vi cường” để tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa (điều này thực tế đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất).
Cũng theo nhận định trong hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước các hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là một yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc.
“Chúng tôi hoài nghi việc Bắc Kinh lo ngại rằng Liên Xô hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên kế hoạch cho hành động trực tiếp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa ở thời điểm này, song việc tăng cường đáng kể hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong những năm gầy đây đã nhấn mạnh cho Trung Quốc thấy được tiềm năng chiến lược lâu dài của lãnh thổ tranh chấp”, hồ sơ viết.

(TNO) Bắc Kinh từng cay đắng thừa nhận trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Tưởng Giới Thạch đã không hề “giúp đỡ” đại lục, thậm chí còn chặn một số tàu của đại lục khi đi qua eo biển Đài Loan.
Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác với đại lục?

Thông tin trên được báo mạng Nhân dân (people.com.cn) đăng tải ngày 26.10.2011, sau khi dẫn lại nguồn tin từ tờ Thời báo học tập (Study Times - thời báo của Trường đảng Cộng sản Trung Quốc).
Theo People.com.cn, từ sau thập niên 1990, một số ấn phẩm báo chí và tác phẩm văn học của đại lục khi mô tả trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1.1974 đều cho biết Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh “cấp phép” cho tàu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đi qua eo biển Đài Loan để tới biển Đông. Từ đó, nhiều huyền thoại đã được thêu dệt, chẳng hạn các tình tiết: Tưởng Giới Thạch cho tàu đi theo “hộ tống”, “cung ứng”, “bật đèn hải đăng báo hiệu”… cho tàu Trung Quốc trên hành trình tới Hoàng Sa.
Theo People.com.cn, sở dĩ Đài Loan quay lưng lại với đại lục trong trận hải chiến trên bởi cũng tham vọng muốn độc chiếm Hoàng Sa, chứ không hẳn là một biểu hiện cho thấy Đài Loan muốn ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa (lúc bấy giờ là chủ sở hữu hợp pháp của quần đảo Hoàng Sa - NV).
Theo People.com.cn, sau trận hải chiến Hoàng Sa giữa Trung Quốc với Việt Nam Cộng Hòa, do lực lượng tàu chiến của PLA tại biển Đông không đủ, nên một số tàu chiến thuộc hạm đội Hoa Đông được điều tới. Số tàu này khi đi qua eo biển Đài Loan đã bị chính quyền Quốc Dân đảng cố tình chặn lại, không hề có chuyện các nhà chức trách Đài Loan lúc bấy giờ “ủng hộ, nhất trí cho qua”.
Lucy Nguyễn


Trương Vĩ Văn (Trung Quốc)
Dương Danh Dy (st và dịch)

Bauxite Việt Nam
Năm 1974, Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, mặc dù sức khỏe lúc đó đã không tốt nhưng đầu óc ông vẫn tỉnh táo, cơ trí. Vào năm này, dưới quyết sách và chỉ đạo của Mao Trạch Đông, quân đội ta đã tiến hành một trận đánh trả tự vệ trên biển qui mô không lớn nhưng ý nghĩa khác thường. Trận đánh này không chỉ là lần đầu tiên bộ đội, tầu chiến hải quân Trung Quốc tác chiến với bên ngoài mà còn là trận đánh cuối cùng theo quyết sách của Mao Trạch Đông.
Mao Trạch Đông đưa ra quyết sách chiến tranh
Một ngày tháng 1 năm 1974. Đã 10 giờ sáng, nhưng Mao Trạch Đông vẫn chưa ngủ dậy. Lúc đó một báo cáo được đặt hết sức cẩn thận lên chiếc kệ đầu giường ông. Báo cáo này do Chu Ân Lai, Thủ tướng Quốc Vụ viện, Diệp Kiếm Anh, Phó chủ tịch Quân ủy TW đưa tới. Báo cáo nêu: trong thời gian gần đây sự kiện quân đội Nam Việt xâm phạm chủ quyền nước ta tại vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc tại Tây Sa càng ngày càng dữ dội…, đồng thời nhằm thẳng vào hành vi xâm lược của quân đội Nam Việt, báo cáo đã đề xuất đối sách nên áp dụng, tức thông qua tăng cường tuần tra và các biện pháp quân sự tương ứng, bảo vệ quần đảo Tây Sa.
Sau khi ngủ dậy, Mao Trạch Đông đọc qua báo cáo rồi chìm sâu vào trong hồi ức và suy nghĩ sâu xa. Ông khá quen thuộc tình hình quần đảo Tây Sa, như nắm trong lòng bàn tay mọi động hướng tại Tây Sa của quân đội Nam Việt trong mấy năm gần đây,

Sau khi Trung Quốc mới thành lập, Chính phủ nước ta nhiều lần nghiêm chỉnh tuyên bố, luôn luôn biểu thị rõ, chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo Nam Hải là không thể tranh cãi; Tây Sa và ba đảo khác đều là một phần không thể chia cắt của lãnh thổ Trung Quốc.
Thế nhưng, nhà đương cục Nam Việt, đã không thấy những sự thực lịch sử đó. Từ “chiến tranh Việt Nam” bùng nổ không lâu, tức hậu kỳ của những năm 1950, dưới sự ủng hộ và dung túng của nước Mỹ, đã bắt đầu đề xuất yêu cầu lãnh thổ đối với ta, và trước sau đã cử quân đội xâm lược một số đảo trong quần đảo Tây Sa nước ta, và dựng cái gọi là “bia chủ quyền” trên đảo. Tuy vậy, trước nhiều lần tuyên bố nghiêm chỉnh, cảnh cáo nghiêm khắc của Chính phủ nước ta và dưới áp lực của dư luận công bằng thế giới, quân đội Nam Việt không thể không rút khỏi ba đảo Cam Tuyền, Thâm Hàng, Kim Ngân mà họ đã chiếm lĩnh phi pháp một dạo (chỉ để lại binh lực một trung đội trên đảo San hô). Đồng thời từ ngày 17 tháng 3 năm 1959, căn cứ vào chỉ thị của Chủ tịch Mao, bộ đội hải quân, chiến hạm nước ta đã đến vùng biển Tây Sa, bắt đầu chấp hành nhiệm vụ tuần tra quần đảo Tây Sa.
Năm 1973, “chiến tranh Việt Nam” bước vào giai đoạn cuối, nhưng nhà đương cục Nam Việt vẫn không ngừng nhiều lần gây sự tại vùng biển Nam hải nước ta. Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được lệnh ra tuyên bố, nghiêm khăc cảnh cáo hành vi xâm lược tàn bạo của Nam Việt, nhấn mạnh Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa…
Nhưng nhà đương cục Nam Việt, bất chấp những tuyên bố nghiêm chỉnh của Chính phủ nước ta mà còn có hành vi nghiêm trọng hơn. Ý đồ của nhà đương cục Nam Việt vô cùng rõ ràng, tức mưu đồ tồn tại quân sự trên thực tế tại quần đảo Tây Sa, buộc chính phủ Trung Quốc phải có nhượng bộ, để thực hiện yêu cầu lãnh thổ phi pháp của mình.
Trước việc này, Chính phủ Trung Quốc đưa ra loại phản ứng như thế nào, đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc ngăn chặn các loại chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng của nhà đương cục Nam Việt và các nước xung quanh nước ta, bảo vệ hòa bình và an ninh vùng châu Á, Thái Bình Dương và ổn định cục diện thế giới.
Nghĩ đến những điều đó, Mao Trạch Đông cầm lấy bút, trịnh trọng phê hai chữ :đồng ý, vào báo cáo do Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh trình, rồi, tự nói với mình: “xem ra không đánh một trận, không thể bảo vệ quyền lợi hải dương của Trung Quốc! Ý kiến của Ân Lai, Kiếm Anh rất đúng!”
Sau khi Mao Trạch Đông đưa ra quyết sách, Chu Ân Lai và lãnh đạo quân ủy lập tức chế định phương án tác chiến, điều động và bố trí binh lực, một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ tôn nghiêm và thần thánh của Tổ quốc lặng lẽ kéo màn.
Chu Ân Lai và một số người khác chế định phương án tác chiến
Đứng trước hành động khiêu chiến leo thang từng bước của quân đội Nam Việt, sau khi được Mao Trạch Đông phê đồng ý, ngay trong ngày 17 tháng 1, bộ đội, Hạm đội Nam Hải của ta đang chấp hành nhiệm vụ tuần tra tại vùng biển Nam Hải Trung Quốc, tuân theo mệnh lệnh của Quân ủy trung ương đã hiệp đồng với dân quân vũ trang do quân khu Hải Nam cử ra, cùng tiến vào đóng tại ba đảo Tấn Liễu, Thâm Hàng và Quảng Kim của quần đảo Tây Sa.
Cùng với việc này, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng bắt đầu bận rộn căng thẳng: trước hết, thân tự gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi tường tận tình hình quần đảo Tây Sa và điều kiện khi không có công sự; tiếp đó lại tự cầm bút sửa chữa phương án do Cục Tác chiến thảo thay Quân ủy, phê và trả lời Quân khu Quảng Châu việc điều động, sử dụng binh lực.
20 giờ cùng ngày, được sự ủy nhiệm và ủng hộ của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai chủ trì Hội nghị về vấn đề quần đảo Tây Sa do Trung ương Đảng, Quốc Vụ viện, Quân ủy trung ương và người phụ trách các mặt có liên quan họp tại Bắc Kinh, đã có đánh giá đầy đủ việc có thể phát sinh vũ trang xung đột. Đêm khuya, Chu Ân Lai chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, và đề nghị Quân ủy trung ương thành lập tiểu tổ 5 người do Diệp Kiếm Anh đứng đầu và Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên tham gia, thảo luận và xử lý việc lớn của Quân ủy và công việc tác chiến khẩn cấp. Một lúc sau, ông cùng Vương Hồng Văn liên danh báo cáo lên Mao Trạch Đông, một lần nữa Mao Trạch Đông biểu thị đồng ý.
Lúc này căn cứ vào mệnh lệnh của Quân ủy trung ương, Quân khu Quảng Châu của ta cũng nhanh chóng đưa ra quyết định tương ứng, một mặt cử tàu số 396, 389 Đại đội 10 thuộc Hạm đội quét thủy lôi căn cứ Quảng Châu của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271, 274 thuộc Đại đội 73 săn tàu ngầm căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển gần quần đảo Vĩnh Lạc, Tây Sa chấp hành nhiệm vụ tuần tra, và cử 4 Trung đội dân quân lần lượt tiến vào đóng tại ba đảo Tấn Liễu, Thâm Hàng, Quảng Kim; một mặt “lại cử tàu số 281, 282 Đại đội 74 săn tàu ngầm tiến vào vùng gần đảo Vĩnh Hưng, Tây Sa chấp hành nhiệm vụ chi viện; đồng thời mệnh lệnh Trung đoàn 22 không quân Hạm đội Nam Hải cử hai chiếc máy bay bay tuần tra trinh sát trên vùng trời quần đảo Vĩnh Lạc đồng thời ra lệnh cho không quân Quân khu cử một bộ phận binh lực tăng viện”.
Để đánh tốt trận này, Chu Ân Lai đã kịp thời chuyển đạt quyết định của Hội nghị Bộ Chính trị đã được Mao Trạch Đông đồng ý. Sáng sớm ngày 19, Chu Ân Lai nói với Diệp Kiếm Anh triệu tập Tiểu tổ quân sự 5 người (sau tăng thêm Tô Chấn Hoa) nghiên cứu, thảo luận phương án tác chiến cụ thể quần đảo Tây Sa, bố trí công việc đánh trả tự vệ. Sau đó, ông lại gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu: “ Tình hình Tây Sa phát triển rất nhanh, sợ rằng ngày hôm nay có khả năng đánh trận, vì vậy sau khi được trung ương nghiên cứu, quyết định: do 6 người Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa tổ thành Tổ lãnh đạo, thay trung ương Đảng xử lý vấn đề tác chiến Tây Sa, do đồng chí Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình phụ trách chung
Ngay sáng hôm đó, Diệp, Đặng và các thành viên Tiểu tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến trực tiếp bố trí và chỉ huy hành động quân sự đả kích quân hạm xâm nhập Nam Việt.
Trận hải chiến đầu tiên tại Tây Sa thắng lợi
Sáng sớm ngày 19 tháng 1, hải quân Nam Việt giống như âm mưu sắp xếp từ trước đã lâu, bất chấp nhiều lần tuyên bố và cảnh cáo nghiêm khắc của Chính phủ Trung Quốc, đã cử ba tàu khu trục và một tàu hộ vệ, một lần nữa tiến vào vùng biển đảo Vĩnh Lạc, Tây Sa. Bọn chúng ngang ngược tiến hành đe dọa vũ trang ngư dân nước ta đang tác nghiệp bình thường tại vùng biển này.
Nhằm thẳng vào sự khiêu chiến mới của hải quân Nam Việt, hạm đội Nam Hải hải quân ta nhanh chóng ra lệnh cho tàu quét lôi số 396, 389 tiến vào vùng biển Tây Bắc đảo Quảng Kim, ngăn chặn tàu khu trục “Lý Thường Kiệt” và tàu hộ vệ “Sóng nổi giận”; lệnh cho bốn tàu săn tàu ngầm số 271, 274, 281 và 389 tiến vào vùng biển Đông Nam đảo Quảng Kim, giám sát hai tàu khu trục “Trần Khánh Dư” và “Trần Bình Trọng”.
Lúc này, tình hình toàn bộ mặt trận cho thấy rõ, địch mạnh ta yếu. Hơn nữa hải quân Nam Việt với “tàu lớn, súng to” đang ở vào thế trận tuyến ngoài có lợi, phía ta đang ở vào thế trận tuyến trong bị động. Vì vậy quân hạm Nam Việt không coi quân hạm ta ra gì, tầu “Lý Thường Kiệt” mở máy đầu tiên, nghênh ngang pháo lớn xông thẳng vào biên đội hải quân Trung Quốc…
Đối mặt với đối thủ có số tấn tải trọng lớn hơn mình 4 lần, hai tầu quét lôi số 396, 389 của Hạm đội Nam Hải ta không hề sợ hãi, mà dũng cảm tiến lên nghênh chiến, đồng thời một lần nữa phát ra cảnh cáo nghiêm khắc, lệnh cho tàu kia phải rời vùng biển Trung Quốc ngay lập tức… (tới đây bài viết miêu tả tinh thần chiến đấu anh dũng của hải quân Trung Quốc và tinh thần bạc nhược của hải quân Nam Việt và cho biết kết quả cuối cùng là tàu hộ vệ “Sóng nổi dậy” của Nam Việt bị bắn cháy, sau đó bị chìm, còn 3 khu trục hạm trên phải bỏ chạy, hải quân Trung Quốc toàn thắng, chúng tôi lược đi không dịch – DDD).
Thu hồi ba đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân
Khi nghe tin chiến thắng từ mặt trận báo cáo về và tin tàu hộ vệ của hải quân Nam Việt bị bắn chìm, Diệp Kiếm Anh liên tục ngồi chỉ huy tại Cục Tác chiến, vô cùng phấn khởi, ông ra lệnh cho Cục Tác chiến nhanh chóng chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn rồi do mình ký báo cáo lên Mao Trạch Đông.
Để dạy cho kẻ xâm lược Nam Việt một bài học mạnh mẽ, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ hoàn chỉnh của Trung Quốc, sau khi báo cáo và được Mao Trach Đông phê chuẩn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người nghiên cứu quyết định: tiếp tục mở rộng chiến quả, lập tức đổ bộ tác chiến, thu hồi ba đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân từ trong tay Nam Việt.
Lần đổ bộ tác chiến này được bắt đầu ngay trong ngày 19. Đến 9,35 giờ ngày 20 tháng 1, bộ đội đổ bộ và dân quân của ta theo kế hoạch đã định, đã thu hồi xong ba đảo nói trên. Lúc này quân đội Nam Việt mất sự ủng hộ của hải quân trên thực tế, đã căn bản không còn sức chống cự. Chỉ qua 10 phút chiến đấu, kẻ địch trên đảo Cam Tuyền đã buông súng đầu hàng. Sau đó bộ đội và dân quân ta chia ba đường bao vây đảo San Hô, quân địch trên đảo chỉ chống cự đôi chút là cũng giơ tay xin hàng. Còn quân đội Nam Việt đóng tại đảo Kim Ngân vì sợ bị bắt bị giết đã theo chiến hạm bỏ chạy từ trước…
Nhà đương cục Nam Việt cảm thấy nếu đánh nữa chỉ càng thêm thua đau, nên ngày 21 tháng 1 đã đưa ra quyết định “nên tránh tác chiến với Trung Quốc bước tới”. Nhưng họ đã thông qua Nguyễn Hữu Chí, quan sát viên tại Liên hiệp quốc gửi một nghị án lên Liên hiệp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề liên quan đến quần đảo Tây Sa. Vì vậy Đại sứ thường trú tại Liên hiệp quốc của nước ta, Hoàng Hoa đã đưa ra kháng nghị mạnh mẽ, một lần nữa tuyên bố: Tây Sa là lãnh thổ thần thánh không thể tranh cãi của Trung Quốc, thuộc về “nội chính Trung Quốc” không cần Liên hiệp quốc thảo luận. Cuối cùng yêu cầu vô lý của Nam Việt bị phủ quyết.
Ngày 27 tháng 2 năm 1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố, công khai tuyên bố với toàn thế giới: chính phủ Trung Quốc sẽ thả toàn bộ 48 sĩ quan binh lính Nam Việt gồm Phạm Văn Hồng v.v.. và một sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt trong cuộc đánh trả tự vệ tại quần đảo Tây Sa. Dư luận thế giới rộ lên. Các nước đánh giá cao và ủng hộ cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ hoàn chỉnh của nhân dân Trung Quốc. Nhà đương cục Quốc dân đảng Trung Quốc cũng khiển trách mạnh mẽ hành vi phi pháp xâm phạm các đảo Trung Quốc của nhà đương cục Nam Việt như vậy, tháng 5 năm 1974, Quân ủy trung ương quyết định: “điều gấp 3 hộ vệ hạm có mang tên lửa từ Hạm đội Đông hải xuống nam, chi viện Hạm đội Nam hải”, Mao Trạch Đông yêu cầu: nhân cơ hội này “trực tiếp thông qua eo biển Đài loan” (hai mươi năm trước đây, khi từ Đông hải xuống Nam hải, Hạm đội Trung Quốc phải vòng qua quần đảo Okinawa vào Thái Bình Dương qua eo biển Bashi), nay Tưởng Giới Thạch thân tự ra lệnh, phá lệ bật tín hiệu “mời đi qua” với Hạm đội Trung Quốc.
Trận chiến bảo vệ Tây Sa này, không chỉ được các nước trên thế giới khen ngợi, và cũng được sự ủng hộ của các dân tộc trong cả nước. Thắng lợi của cuộc chiến Tây Sa, đã làm cho quân đội Trung Quốc tiến một bước vững chắc xuống Nam hải, bảo vệ và thu hồi các đảo Nam hải thần thánh của Tổ quốc.
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn Văn sử tinh hoa số 3 năm 2009, China.com.cn chuyển tải lại ngày 21/3/2009
http://www.bauxitevietnam.info/c/5612.html

"Mao Trạch Đông là người quyết định đánh... Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."


Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy/ BBC

___________

Bài trên báo GDVN: 
 Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974


Ngày 11.12.2007, đài Phượng Hoàng (news.ifeng.com) đã tiết lộ
Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng tên gọi (Hoàng Sa).

Hơn 1 năm trước (5/8/2012), Tân Hoa xã từng đưa tin, Chủ tịch Mao Trạch Đông là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 9/8/2012, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 chỉ huy trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Một số chỉ huy kể trên như Vương Xương Thái, thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc và một số đơn vị quân đội mời nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thông qua Vương Xương Thái, dư luận được biết, có tới 12 chỉ huy quân đội Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa xã cho biết, đầu năm 1974, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp để bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng khi đó giới truyền thông Trung Quốc lại cố tình bóp méo sự thật lịch sử với cái gọi là “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của mình, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và chính quyền Việt Nam cộng hòa đều bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, và vô hiệu của Bắc Kinh. Và thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nhận được sự đồng tình của Mỹ), ngày 15/1/1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã điều 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và bắn pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong ngày 17/1/1974, binh lính của Hạm đội Nam Hải đã phối hợp với quân thuộc quân khu Hải Nam tiến ra 3 đảo Duy Mộng (Trung Quốc gọi là Tấn Khanh), Quang Hòa (Trung Quốc gọi là Thâm Hàng) và Quang Hòa Tây (Trung Quốc gọi là Quảng Kim) của quần đảo Hoàng Sa. Ngay trong đêm 17/1/1974, khi nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Phó cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cùng với Nguyên soái Diệp Kiếm Anh làm báo cáo khẩn gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông đề nghị điều quân ra đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được báo cáo khẩn do Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đưa tới, Chủ tịch Mao Trạch Đông đắn đo, cân nhắc và không ngủ được bởi 10 giờ sáng hôm sau ông vẫn chưa ngủ dậy.
Sau khi ngủ dậy, Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục đọc báo cáo rồi suy nghĩ khá lâu bởi ông khá quen thuộc tình hình quần đảo Hoàng Sa, cũng như mọi động hướng tại đây của chính quyền Việt Nam cộng hòa mấy năm gần đây. Và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sau khi nhận “thánh chỉ”, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã điều binh khiển tướng, quyết đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi chi tiết tình hình quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai còn sửa phương án tác chiến do Cục Tác chiến soạn thảo, đồng thời trả lời Quân khu Quảng Châu về việc điều động binh lực. 20 giờ ngày 17/1/1974, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì hội nghị đánh Hoàng Sa với sự có mặt của các đơn vị hữu quan. Sau đó, mặc dù trời đã khuya, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn chủ trì hội nghị Bộ Chính trị và đề nghị Quân ủy Trung ương thành lập tổ lãnh đạo gồm 5 người do Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đứng đầu, cùng Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên tham gia để xử lý mọi công việc của Quân ủy Trung ương và tác chiến khẩn cấp. Sau khi thống nhất các phương án, Thủ tướng Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên danh báo cáo lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một lần nữa Chủ tịch Mao Trạch Đông đồng ý với kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Quân khu Quảng Châu điều tàu số 396, 389 thuộc Hạm đội quét thủy lôi của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271, 274 thuộc Đại đội 73 săn tàu ngầm ở căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển gần nhóm đảo Lưỡi Liềm (Trung Quốc gọi là quần đảo Vĩnh Lạc), Hoàng Sa. Đồng thời cử 4 Trung đội dân quân lần lượt tiến vào đóng tại 3 đảo Duy Mộng, Quang Hòa và Quang Hòa Tây. Ngoài ra, Quân khu Quảng Châu còn điều tàu số 281, 282 thuộc Đại đội 74 săn tàu ngầm tiến vào vùng gần đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng), Hoàng Sa làm nhiệm vụ chi viện; ra lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 máy bay bay tuần tra trinh sát trên vùng trời nhóm đảo Lưỡi Liềm…
Sáng sớm ngày 19/1/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị Nguyên soái Diệp Kiếm Anh triệu tập tổ lãnh đạo kể trên để thông báo quyết định bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào tổ này nhằm nghiên cứu, thảo luận phương án tác chiến cụ thể tại quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai còn gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu cho biết: hôm nay có khả năng khai hỏa, nên quyết định thành lập tổ lãnh đạo để thay mặt Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương giải quyết các vấn đề có liên quan tới tác chiến tại quần đảo Hoàng Sa. Tổ lãnh đạo này gồm 6 người (Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa) do Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách chung. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình cùng 4 thành viên của tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đánh Hoàng Sa.
Khi đó tàu 396, 389 nhận lệnh ngăn chặn tàu khu trục và tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hòa; còn tàu săn tàu ngầm số 271, 274, 281 và 389 được lệnh giám sát 2 tàu khu trục Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của chính quyền Việt Nam cộng hòa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam cộng hoà và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hoà bị bắn chìm, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh khi đó đang chỉ huy tại Cục Tác chiến đã ra lệnh chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn để gửi gấp lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau khi được Chủ tịch Mao Trach Đông phê chuẩn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người quyết định đổ bộ tác chiến, chiếm 3 đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là San Hô), đảo Hữu Nhật (Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), Quang Ảnh (Trung Quốc gọi là Kim Ngân) từ tay chính quyền Việt Nam cộng hòa. Cuộc đổ bộ này bắt đầu từ chiều tối ngày 19/1 và đến 9 giờ 35 ngày 20/1/1974, binh lính Trung Quốc đã chiếm được 3 đảo nói trên.


Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn đề Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao, theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.
Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.
Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa, cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.
Báo Thanh nien


Tổ lãnh đạo TC 6 người gồm Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa. Hung-hăng hiếu-chiến nhất là Đặng-Tiểu-Bình, Tuy là Phó nhưng lấn-lướt luôn quyền của Thống-Chế Diệp-Kiếm-Anh là "đầu thảo".


Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay Kỳ 37: Bùng nổ Hoàng Sa
Đăng Bởi -
Trước ngày đưa quân xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, Mao Trạch Đông đã triệu tập Tư lệnh và Chính ủy các đại quân khu về dự những cuộc họp quan trọng với nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình ngay tại thư phòng của mình ở Trung Nam Hải.
Ngày 20.12.1973, bầu trời “râm mát, từng đám mây lớn vần vũ trên không, che khuất ánh nắng mặt trời, khiến ta thấy lành lạnh”. Có cái gì bất thường phảng phất quanh căn phòng Mao đang họp.
Thường các cuộc tương tự nhóm “vào buổi chiều hoặc buổi tối tại Đại lễ đường”, lần này “tổ chức vào 9 giờ sáng” tại thư phòng của Mao là điều khá bất thường gây “cảm giác đặc biệt” cho vệ sĩ Trần Trường Giang - người luôn có mặt bên cạnh Mao Trạch Đông suốt 27 năm cho đến lúc Mao qua đời (sđd Kỳ 8, tr. 304-311) - Trần Trường Giang tường thuật tiếp (tóm lược):
“Theo thói quen, Mao ngồi trên chiếc ghế fauteuil đặt ở góc Tây Nam ngoảnh mặt ra cửa” để nhìn rõ từng đại biểu đang bước vào: hai nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn và Từ Hướng Tiền, Tư lệnh quân khu Tế Nam: Dương Đắc Chí và các tư lệnh: Tăng Tư Ngọc, Lý Đức Sinh, Đinh Thịnh, Bì Định Quân, Hàn Tiên Sở... Ngồi bên phải Mao là nguyên soái Chu Đức. Còn phía bên trái “không phải là vị trí của Chu Ân Lai, cũng không phải là của Giang Thanh, mà là chỗ ngồi của Đặng Tiểu Bình mới được khôi phục công tác không bao lâu” (3.1973). Mao và Đặng “ghé sát vào nhau” cười nói thân mật như tuồng giữa họ chưa từng xảy ra chuyện Đặng bị Mao phê đấu, đưa đi “cải tạo lao động” gần bốn năm trời (1969-1972). Giữa cuộc họp, Mao công bố chấp nhận sáng kiến của Đặng “điều động chéo” tư lệnh của tám đại quân khu, trong đó:
* Trần Tích Liên (nguyên Tư lệnh quân khu Thẩm Dương) điều về làm Tư lệnh quân khu Bắc Kinh (thành viên Ban chuyên trách “phản ứng nhanh” cục diện Hoàng Sa)
* Hứa Thế Hữu (nguyên Tư lệnh quân khu Nam Kinh) điều về làm Tư lệnh quân khu Quảng Châu (nơi xuất phát các lực lượng Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa).
Sau cuộc họp trên hai ngày, lệnh điều động được Chu Ân Lai khởi thảo và ra quyết định vào 22.12.1973. Mao nói: “Tôi vẫn có thể đánh trận. Cần đánh thì đánh, thiên hạ đại loạn, trong đó có cả Trung Quốc. Tôi còn ăn được, ngủ được, nên nếu cần đánh, tôi rất sẵn sàng”.
Trước đó liên tục trong các ngày từ 12 đến 15.12, Mao chủ trì hội nghị Bộ Chính trị và mở các cuộc họp về tình hình quốc phòng và chấn chỉnh quân đội. Ở tuổi 81, Mao vẫn hiếu chiến, hô hào:
- “Chuẩn bị ra trận, nội chiến, ngoại chiến đều xảy ra, tôi có thể đánh vài trận !” (Trần Trường Giang - sđd Kỳ 8, tr. 313). Và ở thời điểm đó (12.1973), “ngoại chiến” với ai nếu không phải là xua quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1.1974) ?
......
TT dưới đây liệu có tin cậy:
Hải chiến Hoàng Sa: Kỳ 9: Chính Mao Trạch Đông phê duyệt kế hoạch, huy động cả không quân, tàu ngầm tham chiến
http://vnafmamn.com/NAVYphoto/HQVN73.jpg

Tàu Cá Trung Quốc là tàu vỏ sắt có vủ trang giả dạng làm tàu dân sự


Về phía VNCH
Theo Đại Tá Hà Văn Ngạc, Hạm trưởng tường Thuật:
16/1, Tôi thấy có chuyện bất ổn có thể xẩy ra tại Vùng I Duyên Hải nhất là Việt Cộng có lẽ được Trung Cộng hỗ trợ tạo ra tình thế rắc rối ngoài hải đảo để thu hút lực lượng của Hải Quân Việt Nam , và đương nhiên Cộng Sản sẽ lợi dụng để tràn xuống dưới vĩ tuyến 17 như đã dự liệu.

Trong khi đó việc Hải-quân VNCH phát-hiện sự hiện-diện của họ chỉ có từ khi Tuần-dương-hạm HQ16 được lệnh đến thăm-viếng định-kỳ và chở theo phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I ra thám-sát đảo để dự-kiến việc thiết-lập một phi-đạo ngắn.

Một điều lạ là Trung-cộng có đủ khả-năng tuy khiêm-nhượng, vào lúc cuối trận-chiến, vì có thêm tăng-viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy-kích khi lực-lượng ta triệt-thoái, hay xử-dụng hỏa-tiễn hải-hải vì lực-lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu-hiệu của loại vũ-khí này. Tôi cho rằng có thể họ đã bận-tâm vào việc cứu vãn chiếc Kronstad 271 và quân bộ trên đảo Quang-Hòa, hoặc họ đã không nhận được lệnh tấn-công, và chỉ đương-nhiên chống-trả tự-vệ mà thôi. Tôi nhận rằng ước-tính của tôi về phản-ứng của địch đã cao hơn như thực-tế đã xẩy ra. Việc Hải-quân Viêt-Nam khai-hỏa tấn-công sau khi thất-bại đổ-bộ đã tạo cho Trung-cộng có nguyên-cớ vì bị tấn-công mà phải hành-động, nên đã dùng cường-lực cưỡng-chiếm các đảo vào ngày sau. 
 




Ngày


Trước đó phát hiện tàu cá vũ trang, đến ngày 18/1, mới phát hiện sự có mặt của các tàu Hải quân TQ

Phù hợp với thông tin từ Trung uý Võ Hà, Phó toán công binh lúc bấy giờ đang có mặt tại đảo Hoàng Sa kể lại rằng:
"Những ngày đầu tiên trải qua khá bình yên, nhiều anh em thoải mái ở trần, mặc quần cộc đi bắt cá, họ không cần mang súng ống đạn dược, không khí chiến tranh gần như không hề xuất hiện ở đây... Xung quanh Hoàng Sa lớn cách 1-2 hải lý là khoảng 5 đảo nhỏ. Sau khi nghỉ ngời, khảo sát trắc địa đo vẽ xong, chúng tôi chạy canô qua chơi...Tối cuối cùng trước khi trận chiến xảy ra, bọn tôi ngồi quây quần với nhau và đàn hát những bài hát của Trịnh Công Sơn... "

Chứng tỏ lực lượng quân trú đóng của VNCH không hề hay biết gì về sự lảng vảng của tàu hải quân, cũng như hoạt động trinh sát của đối phương trên các đảo khác.
Lưu ý: đảo Hoàng Sa chỉ cách đảo Cam Tuyền 3,7 km, giả như có đối phương thì lính canh gác dùng ống nhòm đã phát hiện. 
Vấn đề đặt ra:

Lực lượng đồn trú chủ quan thấy tàu dân quân vũ trang TQ, tường rằng tàu đánh cá bình thường, không cảnh giới quan sát và không dùng thuyền đi các đảo lân cận để kiểm tra tình hình.
Tàu HQ-16 phát hiện hoạt động bất thường của Trung Quốc trong khu vực thì tại sao không điện báo cho lực lượng đồn trú biết để cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu.

Cũng theo ông Võ Hà:
Ngày thứ 3 lên đảo (18/1) có một chiếc tàu đánh cá lạ xuất hiện gần đảo. Binh lính đánh cờ báo hiệu (phất cờ Việt Nam cộng hòa lên để nhận dạng) nhưng chiếc tàu kia không đáp trả. Qua ống nhòm, chúng tôi nhận ra đó là tàu cá Trung Quốc với hai từ Hán “Nam Ngự”.
2 giờ sau, HQ16 đến và áp sát muốn đuổi tàu lạ đi thì bên kia dỡ lớp ngụy trang, treo cờ Trung Quốc. Thật ra đó là một chiếc thuyền hiện đại có trang bị súng đại liên. Tàu HQ 16 sử dụng các biện pháp như đánh tín hiệu đèn, vờn sau đuôi để đuổi tàu kia đi. Sự việc xảy ra nhiều lần, số lượng tàu tham gia bên Trung Quốc đã tăng lên gần chục chiếc lớn nhỏ... Đúng 10h sáng ngày 18/1, Hạm trưởng yêu cầu nhóm trở về đảo vì chúng tôi là bộ binh, nếu có chiến sự chúng tôi sẽ tham gia tử thủ trên đảo trong trường hợp xấu nhất.
Và điều ấy đã thật sự xảy ra...
Đêm 18/1, một trung đội hải kích phía Việt Nam bất ngờ đổ bộ chiếm lại các đảo đó và treo cờ. Tôi còn nhớ rõ những tiếng pháo, súng đì đùng xung quanh và tiếng hò reo của quân mình khi thắng.
Sáng 19/1, có thêm 4 tàu Trung Quốc đến gần Hoàng Sa, số tàu của địch tăng gấp đôi.

Nhận xét:
Hải quân VNCH có thường trực để bảo vệ nhóm đảo Lưới Liềm hổ trợ quân đồn trú?
Không, theo định kỳ 3 tháng một lần, Hải quân VNCH mới phái tàu ra kiểm tra, tiếp tế cho trung đội Địa Phương quân (trừ phi có chuyện bất thường).

VNCH có biết trước ý đồ của Trung Quốc thôn tính nhóm đảo Lưới Liềm?
Hoàn toàn không biết gì hết, cho đến khi cho đến khi tàu HQ-16 đi định kỳ, đồng thời chở toán công binh ra khảo sát nhằm lập phi đạo ở đảo và để nghiên cứu việc tu sửa lại cầu tàu tại Hoàng Sa, tình cờ phát hiện một số hoạt động bất thường của Trung Quốc trong nhóm đảo Lưới Liềm, báo cáo về đất liền.

Trung Quốc có kế hoạch dùng vũ lực thôn tính nhóm đảo Lưới Liềm không? 


Ý đồ bành trướng thì có, kế hoạch dùng vũ lực thì không thấy chỉ dẫn bằng chứng nào. Ban đầu Trung Quốc khéo léo dùng dân quân giả dạng ngư dân đánh cá xâm nhập các đảo trước, tàu chiến lảng vảng vòng ngoài để tránh bị phát hiện, sẵn sàng hổ trợ lực lượng xâm nhập trái phép. Ngày 18/1 hải quân hai bên so kè nhau, tình hình nóng lên, hai bên báo cáo về Bộ tư lệnh của mình. 11 giờ tối, Hải đội trưởng VNCH nhận Lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại một cách "hòa bình" các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh.

Lực lượng Trung Quốc và Hải quân VNCH có mặt tại nhóm Lưỡi Liềm khi nào?
Có nguồn cho rằng: "Ngày 15/1/, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền." 
Ngày 16/1, HQ-16 có mặt, lực lượng đổ bộ bị phát hiện danh chính là dân quân TQ (không loại  trừ có binh lính giả dạng trà trộn).
Ngày 16-17/1, Hải quân VNCH phát hiện dấu hiệu khả nghi, đổ bộ kiểm tra, dân quân TQ tạm thời rút khỏi đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh.
Ngày 18/1, Tàu chiến hải quân TQ xuất hiện ở khu vực, 2 tàu chiến VNCH đổ bộ biệt hải lên đảo Quang Hòa và Duy Mộng thì phát hiện có bộ binh TQ bắn chặn.
10 giờ 25 phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam cộng hoà và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hoà bị bắn chìm, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh khi đó đang chỉ huy tại Cục Tác chiến đã ra lệnh chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn để gửi gấp lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau khi được Chủ tịch Mao Trach Đông phê chuẩn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người quyết định đổ bộ tác chiến, chiếm 3 đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là San Hô), đảo Hữu Nhật (Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), Quang Ảnh (Trung Quốc gọi là Kim Ngân) từ tay chính quyền Việt Nam cộng hòa. Cuộc đổ bộ này bắt đầu từ chiều tối ngày 19/1 và đến 9 giờ 35 ngày 20/1/1974, binh lính Trung Quốc đã chiếm được 3 đảo nói trên.

Chỉ thị mật của Bộ Ngoại giao yêu cầu khảo sát tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa trong những ngày tết năm 1974
Trong số hình ảnh triển lãm ấy có 1 bản công văn của Bộ Ngoại giao, chữ đánh máy, có đóng dấu Mật và Hỏa tốc, đề ngày 22-1-1974, gửi cho các nơi như này: – Đ/c Giám đốc Thư viện Nhà nước; Đ/c Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội; Đ/c Cục trưởng cục Lưu trữ; Đ/c Viện trưởng Viện Sử học.
Nội dung là:
Thủ tướng Chính phủ cần tư liệu về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Đề nghị đồng chí bố trí cán bộ làm việc trong mấy ngày Tết sưu tầm gấp các tư liệu, bản đồ về vấn đề này để trong vài ba ngày kịp trình lên đồng chí Thủ tướng.
Chúng tôi xin cử cán bộ đến trực tiếp trình bày với các đồng chí để nói rõ thêm về vấn đề này.
Công văn có dấu Bộ Ngoại giao, chữ ký của Thứ trưởng Hoàng Văn Tiến.
Ngoài ra, bên cạnh còn có bút tích ghi bằng mực màu đen: Đề nghị anh Chi tích cực thực hiện giúp. Chữ ký bên dưới đọc có lẽ là “Văn Tạo”.
Đây là công văn ra đời 3 ngày sau khi Hoàng Sa bị Trung Quốc tiến chiếm (19-1-1974). Nội dung thể hiện không khí gấp gáp của Chính phủ thông qua ý muốn của Thủ tướng cần có tư liệu, bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nên đã chỉ thị các cơ quan liên quan tìm ngay trong mấy ngày tết.
Ảnh chụp công văn này khi đưa triển lãm được chú thích là: “Chỉ thị mật của Bộ Ngoại giao yêu cầu khảo sát tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa trong những ngày tết năm 1974”.
Theo: Lamdien
___________

Vì sao TQ chọn năm 1974 để thôn tính nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm
1/ Theo Hiệp định Parí, Mỹ rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, Mỹ sẽ không can thiệp giúp VNCH
2/ Hạm đội 7 Mỹ vẫn kiểm soát toàn bộ Biển Đông nhưng không can dự và không cứu hộ
3/ Năm 1974

Ông Trung nói không sai: do Mỹ cảnh báo tổng thống Thiệu không được hành động. Trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam sắp đi vào hồi kết, Bắc Kinh đã quyết định đánh chiếm Hoàng Sa ngay trước khi Việt Nam thống nhất. Việc Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng cho việc tiến chiếm Hoàng Sa cũng được ghi nhận trong một bức điện tín được Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin gửi về cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 20.1.1974, một ngày sau khi hải chiến nổ ra: “Rõ ràng, Trung Quốc không đơn giản tăng viện lực lượng ở Hoàng Sa mà đang tiến hành một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm chiếm quần đảo”. Chính vì việc này, ông Martin đã đề nghị Washington hãy cân nhắc gây sức ép lên Bắc Kinh và đẩy mạnh các bước đi trong lĩnh vực ngoại giao. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó có vẻ như bận rộn bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc hơn là với một đồng minh hết thời. Trong bức điện tín ngày 20.1 Đại sứ Mỹ Martin đã báo cáo với Bộ Ngoại giao cho biết họ đã tức tốc đề nghị các quan chức VNCH hãy kiềm chế, tránh hành động leo thang và khẳng định quân đội Mỹ sẽ không hề can thiệp trong bất kỳ tình huống nào.

Ông Thiệu huỷ bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa là sáng suốt. Lý do: hai đánh một không chột cũng què. Vào thời điểm 1974, VNCH đánh với VC đã quá vất vả. Bom đạn bị thiếu hụt vì Mỹ đã cắt giảm trợ giúp về quân sự. Thằng Tàu Cộng lợi dụng đúng lúc hai miền VN đánh nhau nó quyết định chiếm Hoàng Sa. Nếu VNCH nhất định giữ Hoàng Sa cũng không thể giữ được. Vì ngay chỉ đánh nhau với thằng Tàu Cộng VNCH cũng không đủ sức, nếu nó nhất định chiếm cho bằng được. Nếu quyết định tái chiếm Hoàng Sa thì VNCH phải cùng một lúc đánh với hai thằng Cộng: Việt Cộng và Tàu Cộng. Hỏi làm sao mà đánh. Nên quyết định huỷ bỏ tái chiếm HS của ông Thiệu là sáng suốt.

"Nhân chứng sống" Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh Hải quân vùng 1 CT và Hoàng Đức Nhã, cố vấn TT Thiệu, là hai người trung thực, đủ thẩm quyền nhất (vẫn còn sống) trả lời về câu hỏi "phản công, tái chiếm Hoàng Sa"; đánh tan luận điệu tên phản thần "Thành... Phản"!
Tình hình chiến sự lúc ấy trong thế 'dầu sôi lửa bỏng', quân miền Bắc xâm nhập gây áp lực nặng nề trên nhiều địa bàn, Quân Lực VNCH phải tự lực chiến đấu để sinh tồn, hơn là, nếu chiếm được đảo, liệu có đủ sức giữ nó không? vận động quốc tế, lên án đòi lại chủ quyền mang tính khả thi, thích hợp nhất!

Phải công nhận Trung cộng chọn thời điềm đánh chiếm HS hợp lý.
- Mỹ bỏ rơi VNCH, chĩ muốn rút quân trong "danh dự"?
- Việt cộng đã thông qua (Trung cộng) kế hoạch đánh chiếm Miền Nam (2 năm 75- 76), vui mừng vì kế hoạch viện trợ vũ khí, đạn dược chấp thuận...
- Đánh sớm 1973, không được, đánh chậm vào 75- 76, không tiện (?)
- Lãnh đạo CS Bắc việt phải biết việc này, bằng chứng đã chuẩn bị dư luận (xem Bùi tín) đễ giãi thích trong nhân dân,
- Ghi nhận quyết tâm tái chiếm HS của VNCH, thực tế thù trong (nguy hiểm) hơn giặc ngoài, không cho phép chính quyền Miền Nam hành động.
Việc cần làm là phải đâm đơn kiện Trung cộng chiếm HS và TS của VN ra tòa án quốc tế, phải làm ngay, để lâu là không khôn ngoan.

Phạm Trần: Về chuyện VNCH hủy bỏ kế họach phái phi cơ đánh trả đũa quân Trung Cộng sau Hải chiến Hoàng Sa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét