Trước và trong Chiến tranh Việt Nam, HQ.VNCH là lực lượng thủy quân mạnh nhất Đông Nam Á và có lúc được xếp hạng 9 thế giới. Hệ thống tổ chức chỉ huy và các lực lượng trong thời chiến tranh của HQ.VNCH rất phức tạp.
Có 5 Vùng Duyên Hải, khu vục đảm nhiệm tính theo vùng biển từ Quảng Trị đến Hà Tiên. Một trong những nhiệm vụ là duy trì an ninh các hải đảo; quần đảo Hoàng Sa thuộc phạm vị phụ trách của Vùng I Duyên Hải.
Hạm đội gồm 13 Hải đội, trong đó: Hải đội 1 Tuần Duyên, Hải đội II Chuyển Vận, Hải đội III Tuần Dương.
VÙNG I DUYÊN-HẢI*
Tổ Chức
Bộ-Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải gồm có Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Bộ-Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải gồm có Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải kiêm
Chỉ-Huy-Trưởng Khu Quân-Sự Tiên-Sa; gồm tất cả đơn vị Hải, Lục,
Không-Quân đồn trú tại bán đảo Sơn-Chà.
Bộ-Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải đặt tại Tiên-Sa Đà-Nẵng.
Thành phần
Vùng I Duyên Hải gồm có những đơn vị sau đây:
Vùng I Duyên Hải gồm có những đơn vị sau đây:
- Hải-Đội I Duyên-Phòng.
- Giang-Đoàn 32 Xung-Phong tại Huế.
- Giang-Đoàn 92 Trục-Lôi tại Thuận-An.
- Giang-Đoàn 60 Tuần-Thám tại Thuận-An.
- Duyên-Đoàn 11 tại Cửa-Việt.
- Duyên-Đoàn 12 tại Thuận-An.
- Duyên-Đoàn 13 tại cửa Tư-Hiền.
- Duyên-Đoàn 14 tại Hội-An.
- Duyên-Đoàn 15 tại Chu-Lai.
- Duyên-Đoàn 16 tại Quảng-Ngãi.
- 4 đài kiểm-báo:
*.- 101 tại núi La-Ngữ, Huế
*.- 102 tại Sơn-Chà
*.- 103 tại Cù Lao Ré
*.- 104 tại Sa-Huỳnh
*.- 102 tại Sơn-Chà
*.- 103 tại Cù Lao Ré
*.- 104 tại Sa-Huỳnh
Các Căn Cứ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ.
Ngoài ra, vùng I Duyên-Hải còn có một số chiến hạm biệt phái.
Phạm Vi Hoạt Động
Vùng Duyên-Hải và sông rạch các tỉnh Quang-Trị, Thừa-Thiên, Đà-Nẵng và Quảng-Ngãi.
Vùng Duyên-Hải và sông rạch các tỉnh Quang-Trị, Thừa-Thiên, Đà-Nẵng và Quảng-Ngãi.
Tư-Lệnh cuối cùng: Phó-Đề-Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
....
Liên quan Lực lượng Người Nhái trong HCHS, theo từ dùng của các nhân chứng, có Biệt Hải và Hải Kích.
Tham gia có 2 toán biệt hải gồm 31 người do Sở Phòng vệ Duyên hải tăng cường, 4 toán hải kích gồm 60 người do Liên đội người nhái tăng cường.
Vậy Biệt Hải và Hải Kích là hai hay chỉ là một đơn vị, đơn vị Hải Kích (nếu có) trực thuộc cấp nào quản lý?
Cụm từ "Biệt đội Người Nhái Hải Kích" -Phải chăng từ "Hải Kích" để nói đến hình thái hoạt động của Biệt Hải?
Thông tin:
Sở Phòng Vệ Duyên Hải (SPVZH) trực thuộc Nha Kỹ Thuật. SPVZH có hai đơn vị trực thuộc chính, đó là Lực Lượng Hải Tuần và Lực Lượng Biệt Hải, đôi khi còn gọi tắt là Biệt Hải, đa số thuộc Liên đoàn Người nhái HQVNCH.
Liên đoàn Người Nhái, gồm có: Hải Kích (SEAL), Biệt hải (UDT - Underwater Demolition Teams)
Được thành lập năm 1961, gồm toàn quân nhân tình nguyện, toán Biệt hải đầu tiên được huấn luyện Đài Loan. 1962, khóa Biệt hải đầu tiên tại Việt Nam được huấn luyện tại Đà Nẵng bởi Người Nhái Mỹ (SEAL West coast) và một số Biệt hải Việt Nam tốt nghiệp tại Đài Loan.
Các khóa kế tiếp được huấn luyện tại các địa điểm khác nhau: Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu ...
Trước năm 1968, Liên đội Người Nhái chỉ phụ trách các công tác thám sát hành quân, đổ bộ, lặn, vớt tàu.
Từ năm 1968 trở về sau, khả năng Người Nhái hải Quân Việt Nam được tận dụng đúng mức khi Liên đoàn Người Nhái bắt đầu biệt phái nhân viên cho các toán Người Nhái Mỹ (SEAL team) khắp bốn vùng chiến thuật và cho cả chiến dịch Phụng Hoàng.
Năm 1968, Hoa Kỳ đã yểm trợ cho Hải Quân VNCH trong kế hoạch gửi sĩ quan và nhân viên đến Hoa Kỳ và Phi Luật Tân để theo học các khóa như Trục Vớt (salvage) chuyên vớt các tàu chìm, khóa Tháo Gỡ Chất Nổ (Explosive Ordenance Disposal, gọi tắt là EOD) chuyên tháo gỡ chất nổ và bảo vệ các chiến hạm đậu và neo trong các sông rạch ở ngoài khơi, chống đặc công thủy của Cộng quân đặt mìn phá hoại, khóa Underwater Demolition Team (UDT) chuyên phá hủy các chương ngại vật tại các bờ biển và hải cảng cũng như đặt mìn phá tàu địch quân.
Từ 1968 đến 1972, quân số Người Nhái từ 80 tăng lên 600. Liên đội Người Nhái trở thành Liên đoàn Người Nhái, gồm có: Hải Kích (SEAL), Biệt hải (UDT - Underwater Demolition Teams), Tháo gỡ đạn dược (EOD - Explosive Ordinance Disposal), Trục vớt (vớt tàu), Phòng thủ hải cảng, Giang đoàn yểm trợ Hải Kích (chuyên chở hành quân) và Toán yểm trợ tiếp vận.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ Người Nhái rất nguy hiểm như: xâm nhập vùng đất địch, chống đặc công thủy Việt Cộng, với tàu, cứu tù binh, v.v...
Phạm vi hoạt động: Người Nhái có thể hoạt động trong sông lẫn ngoài biển.
Sau khi "Việt nam hóa chiến tranh", Đại đội Hải Kích được biệt phái cho các giang đoàn, duyên đoàn hay các căn cứu Hải Quân khắp lãnh thổ. Nhiệm vụ của Hải Kích (SEAL) cũng tương tự như Biệt Kích, nghĩa là đột nhập vào các mục tiêu ven biển hoặc sông rạch. Một toán Hải Kích được biệt phái thường trực cho Căn cứ Hải Quân Năm Căn. Đại đội vớt tàu với các tàu trục vớt trang bị dụng cụ lặn và trục vớt, lưu động các nơi, nhất là vùng IV sông ngòi. Đại đội tháo gỡ đạn dược (EOD) cũng biệt phái nhân viên đi các bộ chỉ huy vùng.
Bất cứ lúc nào Liên đoàn Người Nhái cũng có từ 15 đến 20 toán thuộc các ngành, được biệt phái các nơi.
Liên Đoàn Người Nhái thì Phù Hiệu được 5 đơn vị như: Hải Kích, Trục Vớt, Tháo Gỡ Chất Nổ, và Phòng Thủ Hải Cảng
Cũng trong năm 1970, Liên Đội Người Nhái được đổi thành Liên Đoàn Người Nhái với 3 đơn vị cơ hữu: đơn vị Hải Kích, đơn vị Tháo Gỡ Chất Nổ, đơn vị Trục Vớt, mỗi đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện các công tác theo ngành chuyên môn riêng biệt.
Ðơn vị Hải Kích SEAL (Sea, Air and Land) chuyên về đột kích bất thần vào các sào huyệt của địch, đơn vị này đã tạo được rất nhiều chiến công oanh liệt. Họ đã tấn công chớp nhoáng vào các mật khu của địch, nhất là trong lúc có buổi hợp mặt của các cán bộ cao cấp của địch, Họ đã đánh và giải thoát các tù binh. Họ đã ngụy trang với quần áo bà ba đen và trang bị súng AK 47, đội nón cối, đi dép Bình Trị Thiên giống hệt như quân Việt Cộng để hoạt động trong lòng đất địch. Nhiều khi họ đã len lỏi vào hàng ngũ địch, ngồi ăn cơm với chúng mà chúng không biết. Ðã nhiều lần họ đột kích bí mật vào lãnh thổ miền Bắc bằng xuồng cao su và bơi từ ngoài khơi vào bờ.
Trong thời gian cuộc chiến Việt Nam kéo dài đơn vị này đã làm cho Việt Cộng ăn không ngon, ngủ không yên, vì không còn biết đâu là nơi an toàn. Miền Nam nước Việt có nhiều sông rạch vì vậy Việt Cộng lúc nào cũng tìm cách làm tắc nghẹn các thủy lộ của chúng ta bằng cách đánh chìm tàu bè của chúng ta để cản trở sự lưu thông bằng đường thủy. Vì vậy mỗi lần có tàu chìm ở đâu là Ðơn vị Trục Vớt được cấp thời phái tới để giải tỏa lưu thông. Ðơn vị này đòi hỏi người chỉ huy phải giỏi tính toán, biết nhiều về kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm. Vào năm 1968 cho tới khi chấm dứt chiến tranh, Việt Cộng tăng cường phá hoại bằng cách thả Người Nhái (đặc công thủy) đột kích phá hoại các tàu bè của ta và Ðồng Minh neo và đậu tại các bến, và trong các sông ngòi. Ðơn vị Tháo Gỡ Chất Nổ (EOD) đã hoạt động chống Người Nhái địch một cách rất hữu hiệu. Họ đã bắt sống và tiêu diệt nhiều Người Nhái địch và tháo gỡ nhiều trái mìn nổ chậm do Người Nhái Việt Cộng đặt vào tàu bè của ta.
_____________
Tóm lại:
Liên Đoàn Người Nhái với 3 đơn vị cơ hữu: đơn vị Hải Kích, đơn vị Tháo Gỡ Chất Nổ, đơn vị Trục Vớt, mỗi đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện các công tác theo ngành chuyên môn riêng biệt.
Tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 có 2 lực lượng Hải kích và Biệt hải phối thuộc các tàu chiến, dưới quyền chỉ huy chung của các hạm trưởng.
Lực lượng Hải kích đwọc không vận từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, có mặt tên các tàu HQ-5, HQ-16 (trực tiếp tham chiến). HQ-11 (25 hải kích trên đường tăng viện ra Hoàng Sa)
Đại úy Cảnh đã bị cảnh cáo sẽ bị đưa ra tòa án quân sự về tội cự nự lệnh “đổ NN vào bờ giữa ban ngày và không cho NN được sử dụng vũ khí”, mà chỉ đi “tiếp xúc và điều đình thôi”. Bởi lẽ đó mà ngay loạt đạn đầu, anh Đơn và Long đã bị gục ngã.
Hải kích (Sea, Air and Land) trực thuộc Liên đoàn Người nhái có sở chỉ huy ở Cát Lái, Sài Gòn - cấp trên là Bộ Tư lệnh Lực lượng Trung ương Đặc nhiệm 214
Biệt hải ( ) trực thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải có sở chỉ huy ở Đà Nẵng - Cấp trên là
Biệt-Hải được chia ra 3 nhóm: Vega, Lucky và Romulus. Cả ba nhóm đều sống trong các trại dọc theo bãi biển từ Mỹ-Khê đến chùa Non-Nước. Trại nọ cách trại kia khoảng một cây số. Trước mặt trại là biển và sau lưng là rừng dương liễu.
Cả 2 lực lượng đều do US.Navy SEALs huấn luyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét