Cần làm rõ thêm một số vấn đề tác chiến
Theo dòng diễn biến
- Ra đa của VNCH có quét tới Hoàng Sa? VNCH có cử máy bay trinh sát (dù còn xa nơi xảy ra HS)?. Mọi tin tức tình báo VNCH dựa vào Hạm đội 7 của Mỹ, trước khi xảy ra hải chiến, phía VNCH có biết gì về hoạt động của TQ ở Phú Lâm?
- Hải đội trưởng và các hạm trưởng, có ai biết trước địa hình quần đảo Hoàng sa?
- Kế hoạch hành quân: Ông Thoại bảo không có kế hoạch nào cả, trong khi đó nhóm SQ tham mưu (Hải Sử) cho rằng có lên kế hoạch chi tiết gồm 2 giai đoạn, kết hợp hải quân, không quân và biệt hải?
- Vì sao VNCH không dùng máy bay như C-7, C-123 đủ tầm xa để hổ trợ tác chiến và cứu hộ cho hải đội khi tình hình đã nóng lên từ ngày 18?
- TQ có máy bay trinh sát trước lúc xảy ra hải chiến?
- Tàu HQ-4 có ra đa có thông báo cho các tàu khác biết tàu TQ đang hoạt động?
- Có thật khi nổ súng hải chiến, tàu TQ tăng tốc tiến thẳng về tàu VNCH để tránh tầm pháo của hải quân VNCH?
- Pháo tàu HQ4... vì sao trở ngại tác xạ, các loại súng từ 20 ly trở xuống có hạn chế tầm gần nên không bắn được tàu TQ không? Trên các tàu Biệt hải có súng M-72 sao không sử dụng bắn? Sau hải chiến còn khoảng bao nhiêu đạn pháo 76 và 20 ly.
- TQ chiếm thêm đảo Quang Hoà, Duy Mộng; VNCH còn Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, hai bên đều thiệt hại năng nhưng VNCH còn 3 tàu và quân bộ còn trên 3 đảo vì sao có thể giữ mà rút bỏ?
- Theo ông Trục nguyên TB Biên giới viết trên báo dựa vào tài liệu nào mà cho rằng sau nổ súng, một số tàu cùng biệt hải tăng viện đến nhóm đảo Lưỡi Liềm, rồi rút về, thật không, ai biết?
- Kế hoạch dùng không quân tái chiếm Hoàng Sa, có văn bản không hay chỉ là lệnh miệng chuẩn bị. Không nghe nói kết hợp với Hải quân như thế nào? (một kế hoạch phản công tái chiếm khả thi phải có cả hai lực lượng phối hợp - lưu ý "kế hoạch này" ông Thoại TL vùng I HQ không biết).
- Nghe nhân chứng kể một số tàu hải quân VNCH neo đậu tại Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm HS là thật hay chỉ phỏng đoán, theo kế hoạch nào, thực tế trên cảng ra sao?
(đang soạn tiếp)
Ghi chú của TH,
Trước trận đánh
- Những vấn đề cần làm rõ thêm: Trung Quốc có âm mưu và lên kế hoạch chiếm nhóm Lưỡi Liềm từ bao giờ, phạm vi giành quyền kiểm soát hạn chế tới đâu hay đánh úp để chiếm trọn cụm đảo?
- TQ có phướng án tác chiến và huấn luyện chuẩn bị đánh ra sao, trên thực tế như thế nào có gì thay đổi?
Trung Quốc tăng viện tàu chiến, máy bay nhằm mục đích giải quyết vấn đề gì, giữ vững hiện trạng sau đánh hay tính chiếm nguyên quần đảo Hoàng Sa, nằm trong dự tính hay theo nhu cầu thực tế chiến trường cần phải thế?
- Có thật trước khi xảy ra hải chiến có máy bay lạ trinh sát (TQ) nhiều lần xuất hiện? Có thật là chiều 19/1 và ngày hôm sau có máy bay TQ? ném bom hay chỉ quần đảo uy hiếp hổ trợ bộ binh?
- VNCH có dự đoán trước Trung Quốc sẽ đánh không, chiến lược và kế hoạch tác chiến đối phó, VNCH tin mình chắc thắng hay có lường trước thất bại.
- Trước khi nổ súng, có hay không VNCH đều thêm 2 tàu nữa trên đường ra?. Hoàng SaHQ-11 đi đến đâu và khi Tư Lệnh Hải Quân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa, có hay không HQ-11?
- Vì sao VNCH không dùng không quân tác chiến cùng với hải quân sau khi có tin báo về tình hình đã căng thẳng?
- Tại sao quân VNCH súng lớn, tàu to, quân đông, có kinh nghiệm lại thua đối phương không bằng mình trên mọi phương diện?.
Cần làm rõ thêm quân số trên từng tàu VNCH, TQ, dân quân vũ trang TQ
Còn Uẩn-khúc nào về Trận Hoàng-Sa?
Đặng Đình Hiền, nguyên Biệt Đội Trưởng Người Nhái Hải Kích:
Lúc này chiếc HQ.11 vẫn còn lênh đênh trên đường từ Đà Nẵng đến vùng Hoàng Sa, mang theo khoảng 25 Người Nhái khác đến tăng viện, do tôi trách nhiệm.
Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.
Ngày 17/01, Biệt Hải từ chiến hạm HQ-16 đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc và ngày 18/01, Biệt Hải từ HQ-04 đổ bộ lên đảo Cam Tuyền
Tại sao không thấy có quân Trung Quốc, thông tin không chính xác hay quân TQ rút lên tàu hay tập trung về đảo Quang Hoà Tây?
Trong trận đánh
Đặng Đình Hiền, nguyên Biệt Đội Trưởng Người Nhái Hải Kích:
Tôi cũng được biết Đại Úy Cảnh đã bị cảnh cáo sẽ bị đưa ra tòa án quân sự về tội cự nự lệnh “đổ NN vào bờ giữa ban ngày và không cho NN được sử dụng vũ khí”, mà chỉ đi “tiếp xúc và điều đình thôi”. Bởi lẽ đó mà ngay loạt đạn đầu, anh Đơn và Long đã bị gục ngã.
Vì sao có chuyện như Thiếu tá Thự cho rằng "Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết." ngược lại Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn tàu HQ5 nói "HQ4, HQ5 bị đạn từ hơn 30 đến 50 vết đạn lớn, không kể rất nhiều vết đạn nhỏ khác, kết quả này do tài liệu của Hải Quân Công Xưởng VNCH kiểm chứng thiệt hại các chiến hạm sau trận chiến"
Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự.
Tại sao Tư Lệnh Hải Quân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa, khi tàu quay lại thì lệnh tiếp phải rút về Đà Nẵng. Điều Không quân tập kết chuẩn bị cất cánh ra bỏ bom đánh tàu chiến Trung Quốc thì lại có lệnh tiếp dừng kế hoạch.
Thực hư kế hoạch phản công tái chiếm, đòn gió hay là thực tế là vậy, tại sao hủy bỏ.
Có không TT Nguyễn Văn Thiệu gởi thư yêu cầu TT Nixon yểm trợ để tái chiếm
Mỹ có biết Trung Quốc sẽ đánh Hoàng Sa và có báo cho VNCH biết trước không? có bán đứng VNCH cho Trung Cộng không? Vì sao không cứu thuỷ thủ VNVH lâm nạn trôi dạt trên biển theo Luật hàng hải quốc tế
Đại úy người Mỹ Gerald Kosh: Do đâu có mặt và để làm gì ở đảo, sau đó làm báo cáo cho nước mình phục vụ cho việc gì?
Sau trận đánh
Sau cuộc chiến, hoạt động ngoại giao các nước liên quan, VNCH có kiện lên Liên Hiệp Quốc
Những vấn đề nảy sinh từ người trong cuộc chiến cần làm sáng tỏ:
Trước trận đánh
- Những vấn đề cần làm rõ thêm: Trung Quốc có âm mưu và lên kế hoạch chiếm nhóm Lưỡi Liềm từ bao giờ, phạm vi giành quyền kiểm soát hạn chế tới đâu hay đánh úp để chiếm trọn cụm đảo?
- TQ có phướng án tác chiến và huấn luyện chuẩn bị đánh ra sao, trên thực tế như thế nào có gì thay đổi?
Trung Quốc tăng viện tàu chiến, máy bay nhằm mục đích giải quyết vấn đề gì, giữ vững hiện trạng sau đánh hay tính chiếm nguyên quần đảo Hoàng Sa, nằm trong dự tính hay theo nhu cầu thực tế chiến trường cần phải thế?
- Có thật trước khi xảy ra hải chiến có máy bay lạ trinh sát (TQ) nhiều lần xuất hiện? Có thật là chiều 19/1 và ngày hôm sau có máy bay TQ? ném bom hay chỉ quần đảo uy hiếp hổ trợ bộ binh?
- VNCH có dự đoán trước Trung Quốc sẽ đánh không, chiến lược và kế hoạch tác chiến đối phó, VNCH tin mình chắc thắng hay có lường trước thất bại.
- Trước khi nổ súng, có hay không VNCH đều thêm 2 tàu nữa trên đường ra?. Hoàng SaHQ-11 đi đến đâu và khi Tư Lệnh Hải Quân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa, có hay không HQ-11?
- Vì sao VNCH không dùng không quân tác chiến cùng với hải quân sau khi có tin báo về tình hình đã căng thẳng?
- Tại sao quân VNCH súng lớn, tàu to, quân đông, có kinh nghiệm lại thua đối phương không bằng mình trên mọi phương diện?.
Cần làm rõ thêm quân số trên từng tàu VNCH, TQ, dân quân vũ trang TQ
Còn Uẩn-khúc nào về Trận Hoàng-Sa?
Vũ-Hữu-San
Cựu Hạm-Trưởng HQ.4
Lời giới-thiệu.
Tác-giả Vũ-Hữu-San là Cựu Hạm-Trưởng Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư
HQ.4. Với tư-cách là Sĩ-Quan Thâm-niên Hiện-diện trên Biển,
Ông được chỉ-định làm Chỉ-Huy-Trưởng cuộc Hành-Quân Bảo-Vệ
Hoàng-Sa. Quyền chỉ-huy này được HQ Đại-Tá Hà Văn-Ngạc đảm-nhận một
ngày trước cuộc hải-chiến. Hạm-Trưởng San, khi được hỏi vào
cuối năm 2003, đã cho rằng không còn uẩn-khúc nào về Hải-Chiến
Hoàng-Sa. Theo Ông lúc này tài-liệu đã đầy-đủ và rõ-ràng,
sẵn-sàng cho một quyển Sử mang đề-tựa “Hải-Chiến Hoàng-Sa”
xứng-đáng với danh-xưng ra đời.
Tại sao Không viết hồi-ký Hoàng-Sa?
Trong thời-gian 30 năm qua, có nhiều bạn bè hỏi tại sao tác-giả
bài này (Vũ-Hữu-San) không viết hồi-ký về trận Hải-Chiến
Hoàng-Sa?
Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc có tới 25 năm để trần-trừ không viết về trận
Hải-Chiến Hoàng-Sa, Ông viết. “Đã 25 năm kể từ ngày tôi
tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, tôi chưa từng trình bày hay viết
mô-tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đã thất hứa
với các bậc tiên-sinh yêu-cầu tôi thuật lại chi-tiết của cuộc
đụng độ…” Nhưng trước khi qua đời ít lâu, Ông đã viết mấy bài
khá dài về biến-cố đó. Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc có nhiều điều
suy-nghĩ cần được nói và Ông đã kịp viết ra. Nhờ đó mà chúng ta
được nghe nhiều quan-điếm của Ông về trận chiến này
Trường-hợp cá-nhân Vũ-Hữu-San tôi có hơi khác. Tôi không phải
là người viết văn, lại rất ngại thể “hồi-ký”. Một khi kể truyện
mà có sự hiện-diện của mình, thì một cách rất bình-thường, người
viết thường chủ-quan và cũng thường nói hay nói tốt cho mình.
Với quan-niệm “không có gì lạ dưới ánh mặt trời” tôi cho rằng
thời-gian không chôn vùi bí-mật. Tôi lại hy-vọng có ai đó
“ngẫu-nhiên” viết ra hết để mình khỏi viết[40]…
Thời-gian 30 năm qua nhanh, nhờ một số trang internet
Trung-Cộng, khi viết về HQ Trung-Cộng, họ đã ngẫu-nhiên “viết hộ
cho vai trò của các chiến-hạm HQVN” mà tôi có can-đảm cầm cây
viết “phụ” hôm nay cung-cấp tài-liệu để cùng cây viết đa-tài
Trần-Đỗ-Cẩm, cùng hy-vọng hoàn-thành tác-phẩm “Hải-chiến
Hoàng-Sa”.
Không còn uẩn-khúc
30 năm sau trận Hải-chiến Hoàng-Sa, trí nhớ của từng cá-nhân
tham-dự có thể lu-mờ nhưng tài-liệu chúng ta thu-góp được đã
gia-tăng đáng kể. Trong giai-đoạn 5 năm sau quyết-định cầm viết của
Đại-Tá Ngạc, nhiều điểm trước đây được coi là bí-mật hay
uẩn-khúc, nay đã được đưa ra ánh-sáng. Cá-nhân chúng tôi lúc
xưa, cũng thường thắc-mắc vài chi-tiết, thì hôm nay tất cả
những điều đó đã được giải-đáp.
Người ta có thể nhìn Hải-chiến Hoàng-Sa trên các khía-cạnh khác
nhau. Với kiến-thức sâu sắc hơn, nhiều người hôm nay hay ngày
mai, đặc-biệt là các Sử-gia, Nhà Bình-luận, Người Nghiên-Cứu… còn đi
tìm thêm nhiều yếu-tố khác nữa chăng? Tuy-nhiên trên cương-vị
của một quân-nhân thi-hành thượng-lệnh trong nhiệm-vụ giới-hạn
nhỏ bé, tôi may mắn hơn Đại-Tá Ngạc, vì hôm nay còn tại-thế để
tìm-hiểu, yên-tâm nghĩ rằng mình đã kiếm ra đủ những gì mình
cần biết.
Vậy có thể phát-biểu theo tình-huống cá-nhân là chẳng còn tí
uẩn-khúc nào về trận Hải-Chiến Hoàng-Sa này nữa. Tôi cộng-tác
với “Nhà Nghiên-Cứu Hải-Chiến Hoàng-Sa” Trần Đỗ Cẩm nhưng sẽ
không viết hồi-ký mà chỉ đi theo với Anh trong tư-cách một
người bạn truy-tìm tài-liệu và cùng Anh duyệt xét suy-đoán, cũng như
đánh-giá lại những gì đã thu-thập.
Theo cách nhìn và khả-năng giới-hạn của một quân-nhân, ngoài
những tài-liệu được mọi giới công-bố trước đây (ước-lượng chừng
15 bản)[41], cá-nhân chúng tôi đã thu-góp được thêm những tài-liệu quan-trọng, hầu hết là nguyên-bản sau đây:
- Công-Điện Hành-quân: Ngày 18.0020H/01/74
- Công-Điện Hành-quân: Ngày 18.2330H/01/74
- Về Lệnh Hành Quân Bảo-Vệ Hoàng-Sa của BTL/HQ/V1ZH ngày
16/1/1974, soạn thảo bởi Khối Hành-Quân V1ZH, Phó-Đề-Đốc Hồ-Văn
Kỳ-Thoại ký, chỉ-định HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San HQ.4 làm Chỉ-Huy-Trưởng
Hành-Quân với nhiệm-vụ bảo-vệ Quần-đảo Hoàng-Sa. Bản chính tuy
mất nhưng SQ và Nhân-viên soạn-thảo còn nhớ nhiều chi-tiết,
quan-trọng nhất là cựu TMP/HhQ: HQ Trung-Tá Nguyễn-Mạnh-Trí -
SQ trình-duyệt và một người nữa, cựu Hạm-Trưởng HQ.4:
Vũ-Hữu-San – SQ thi-hành Lệnh Hành-Quân trên.
- Phúc-trình “Diễn-Tiễn Hành-Quân Hoàng-Sa” của HQ.5, số 001/HQ5/PT/K ngày 23/1/1974.
- Phúc-trình “Hành-Quân Hoàng-Sa” lên BTL/V1ZH của HQ.4, ngày
22/1/1974. Phần chính bị mất nhưng những phần phụ-bản
quan-trọng còn lưu giữ lại được như: Sơ-đồ Thiệt-Hại HQ.4 với vị-trí
của 912 lỗ thủng và vết đạn Trung-Cộng lớn nhỏ trên vỏ
tàu, báo-cáo của Ban Kỹ-Thuật Chiến-hạm, diễn-tiến hoạt-động
phòng-tai ngày 19-1-1974 chi-tiết đến từng phút.
- Báo-cáo của Toán Đổ-Bộ đảo Cam Tuyền[42],
HS1 Bí-Thư (Nguyễn-Văn) Thắng HQ.4 ngày 23 tháng 5 năm 1974.
Chi-tiết được viết theo thể Hồi-ký “Những Người Về Từ Hoa-Lục
Đỏ”. Sinh-hoạt của toán 14 người kể từ khi HQ.4 đuổi tàu
Trung-Cộng ra xa, đổ-bộ trấn-giữ đảo Cam-Tuyền đến khi bị bắt
đưa về Trại Thu-Dung Tù-Binh, và được trao trả ngày 27-2-1974.
- Thơ của Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân CHT/ Sở Phòng-Vệ Duyên-hải nói
đến những quyết-định sáng suốt và kịp thời của Hạm-Trưởng HQ.4
khi điều-động các toán đổ-bộ Biệt-hải và Hải-kích trong sáng
ngày 19-1-1974, nhờ đó cứu sinh-mạng người sống, giảm-thiểu sự
hy-sinh vô-ích.
- Hình từ Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 chụp các chiến-hạm
Trung-Cộng như tàu 402 Nam Ngư 1, 407 Nam Ngư 2, Kronstadt 271,
Kronstadt 274, chiến-hạm tiếp-tế…
- Chang Yung-Mei. Battle of the Hsisha Archipelago- Reportage
in Verse. Peking. March 10, 1974. tập Thơ “Hải-Chiến Tây-Sa
Quần-Đảo” của Trung-Cộng.
- Hinh-ảnh trên Website của Trung-Cộng: Kronstadt tơi-tả, được tàu dòng đưa về bến.
- Chừng 20 tài-liệu phụ-thuộc như bản đề-nghị thăng-cấp,
tuyên-dương công-trạng đơn-vị và cá-nhân hữu-công, thơ bày tỏ sự
ngưỡng-mộ HT của TL/Hạm-đội, thơ thông-báo tin-tức của Tham-Mưu-Phó
CTCT Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân...
- Đáng kể nhất là “bất-thường” về những tài-liệu chúng tôi mới
tìm ra của phía Hồng-Quân Trung-Hoa. Cách viết của họ tỉ-mỉ
chi-tiết như “kiếm-hiệp Kim-Dung”. Những điểm “thắc-mắc” còn lại có
thể tìm thấy một phần lớn câu giải-đáp qua một tập sưu-tầm gồm
nguyên-ngữ Hoa-Văn và dịch-thuật Anh-ngữ chừng 600 trang giấy
khổ 5.5 X 8.5. Tình-trạng và vị-trí của Hộ-Tống-Hạm Nhật-Tảo
HQ.10 cũng được họ kể lại.
- Ngoài ra Đặc-San Lướt Sóng các năm 1974, 1975 và Đặc-San hội
Cựu Quân-Nhân Hải-Quân VNCH năm 1974 với các bài phỏng-vấn,
đặc-biệt cung-cấp chi-tiết về các hoạt-động chiến-hạm trong
hải-chiến. Chi-tiết về kỹ-thuật hải-pháo 76.2 ly bắn nhanh của
HQ.4 khá minh-bạch.
Chi-tiết chính-xác
Điển-hình cho những điều rõ-ràng[43] mà chúng tôi sẽ công bố tương-tự như vài đoạn tóm-tắt sau đây:
(a) Hệ-thống chỉ-huy
Thủy-thủ đoàn tác-xạ theo lệnh Hạm-Trưởng. Hạm-Trưởng nhận lệnh
bắn từ CHT/ Hành-Quân. Chỉ-Huy-Trưởng nhận lệnh từ Tư-Lệnh
Hải-Quân Vùng Duyên-Hải. Vị Tư-Lệnh này thi-hành chỉ thị của Tổng
Thống VNCH, vị Tư-Lệnh tối-cao của Quân-đội theo đúng Hiến-pháp
của Quốc-gia. Không có uẩn-khúc gì để mà phải đặt giả-thuyết
này hay nêu giả-thuyết nọ. Chính-xác là Hệ-thống quân-giai mà
thôi.
Đến đây tưởng cũng nên ghi nhận một điểm son về Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu khi Ông đích thân thăm viếng BTL/HQ/V1DH để
duyệt xét tình hình và ra lệnh cho Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại,
TL/HQ/V1DH toàn quyền hành động[44], kể cả việc xử dụng võ lực với Hải-Quân Trung-Cộng để bảo vệ Hoàng Sa[45].
(b) Sơ-đồ vị-trí vận-chuyển chiến-hạm được tái-tạo rõ ràng nhờ các yếu-tố chính-xác như sau:
(1) Vị-trí khởi-sự và vị-trí chấm-dứt cuộc Hải-Chiến là tọa-độ
được ghi trong Nhật-ký Hải-hành và bản Phúc-trình của HQ.5.
(2) Khoảng chạy tác-chiến (30 phút) của KTH hình vòng cung
(quay qua phía Đông Bắc) 10 hải-lý, TDH (quay qua hướng Tây)
8.5 hải-lý, để gặp nhau lại và theo lệnh di-tản của CHT/HhQ. Vòng
quay chiến-thuật của KTH và TDH rộng hẹp ra sao phải được
tôn-trọng.
(3) 912 vết đạn trên vỏ tàu HQ.4 cho thấy rõ ràng sự vận-chuyển
và hướng đi của HQ.4 ảnh-hưởng ra sao đến sự vận-chuyển và
hướng đi của chiến-hạm Trung-Cộng.
(4) Vị-trí nào khi hỗn-chiến, trái đạn 127 ly của HQ.5 đã vô-tình trúng vào HQ.16.
(5) Những tài-liệu chi-tiết để bổ-túc cho sơ-đồ này phù-hợp thế
nào với nội-dung (rất phong-phú) của các websites Trung-Cộng.
(c) Huyền-thoại Không-trợ và Phản-lực cơ F5
Nỗi khát-khao không-trợ đối với các đơn-vị ta ngoài Hoàng-Sa
to-lớn đến như thế-nào? Tường-trình quân-sự các năm 1974-1975
đều nói là phi-cơ F5 chỉ có thể yểm-trợ trong vòng 5 tới 15 phút mà
thôi vì khoảng-cách từ Đà-Nẵng tới Hoàng-Sa quá xa so với
nhiên-liệu dự-trữ. HQ Đại-tá Hà-Văn-Ngạc viết: “Tôi vẫn tin
rằng khi loan tin việc phi-cơ cất-cánh, Tham-Mưu-Phó Hành-Quân
(thuộc Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân) đã cho rằng tin này có thể làm cho
tôi vững-tâm chiến-đấu…”
Chúng ta đang sống trong thế-kỷ 21, những điều tương-tự thế này
không còn là huyền-thoại nữa. Duyệt lại tài-liệu, bấm vào máy
tính là có ngay…
Chúng tôi sẽ công bố phương-cách phân-tích và tổng-hợp các yếu
tố phức-tạp đã tạo nên Sơ-đồ Vận-chuyển chiến-hạm, cũng như
trình-bày các diễn-tiến Hải-Chiến rõ-ràng khác trong cuốn sách
“Hải-Chiến Hoàng-Sa”, dự-trù ra mắt trong vòng 5 năm sắp tới. [46]
Cơ hội khôi-phục lại phần đất bị chiếm
Tiêu-đề bài viết ngắn ngủi này là “Còn uẩn-khúc nào về
Hoàng-Sa?” theo quan-điểm một người lính chiến, câu trả-lời
khẳng-định là KHÔNG.
Kết-luận như vậy đã có. Nhân cơ-hội này, chúng tôi xin nêu lại
một vấn-đề quan-trọng trong tương-lai. Đó là: Cơ hội khôi-phục
lại Hoàng-Sa.
Theo di-cảo của Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc: “Dù thắng hay bại, chỉ có
một điều duy-nhứt không thể chối cãi được là các chiến-hữu các
cấp của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa trong trận hải-chiến đã anh-dũng
chiến-đấu bằng phương-tiện và kinh-nghiệm có trong tay để chống
lại một kẻ xâm-lăng truyền-kiếp của dân-tộc hầu bảo-vệ lãnh-thổ
của Tổ-quốc. Trước một thù địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc
chiến có hạn-chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng
ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường tập của đối
phương để tìm kiếm một cơ hội thuận tiện khác hầu khôi-phục lại phần
đất đã bị cưỡng chiếm”.
Những người Hoàng-Sa năm 1974 ấy nay đã già, chúng tôi những
mong mỏi hậu-thế tiếp-tục tìm kiếm cơ hội khôi-phục lại phần
đất, phần biển đã bị cưỡng chiếm.
Vũ-Hữu-San
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử Đặng Đình Hiền, nguyên Biệt Đội Trưởng Người Nhái Hải Kích:
Lúc này chiếc HQ.11 vẫn còn lênh đênh trên đường từ Đà Nẵng đến vùng Hoàng Sa, mang theo khoảng 25 Người Nhái khác đến tăng viện, do tôi trách nhiệm.
Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.
Ngày 17/01, Biệt Hải từ chiến hạm HQ-16 đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc và ngày 18/01, Biệt Hải từ HQ-04 đổ bộ lên đảo Cam Tuyền
Tại sao không thấy có quân Trung Quốc, thông tin không chính xác hay quân TQ rút lên tàu hay tập trung về đảo Quang Hoà Tây?
Trong trận đánh
Đặng Đình Hiền, nguyên Biệt Đội Trưởng Người Nhái Hải Kích:
Tôi cũng được biết Đại Úy Cảnh đã bị cảnh cáo sẽ bị đưa ra tòa án quân sự về tội cự nự lệnh “đổ NN vào bờ giữa ban ngày và không cho NN được sử dụng vũ khí”, mà chỉ đi “tiếp xúc và điều đình thôi”. Bởi lẽ đó mà ngay loạt đạn đầu, anh Đơn và Long đã bị gục ngã.
Vì sao có chuyện như Thiếu tá Thự cho rằng "Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết." ngược lại Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn tàu HQ5 nói "HQ4, HQ5 bị đạn từ hơn 30 đến 50 vết đạn lớn, không kể rất nhiều vết đạn nhỏ khác, kết quả này do tài liệu của Hải Quân Công Xưởng VNCH kiểm chứng thiệt hại các chiến hạm sau trận chiến"
Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự.
Tại sao Tư Lệnh Hải Quân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa, khi tàu quay lại thì lệnh tiếp phải rút về Đà Nẵng. Điều Không quân tập kết chuẩn bị cất cánh ra bỏ bom đánh tàu chiến Trung Quốc thì lại có lệnh tiếp dừng kế hoạch.
Thực hư kế hoạch phản công tái chiếm, đòn gió hay là thực tế là vậy, tại sao hủy bỏ.
Có không TT Nguyễn Văn Thiệu gởi thư yêu cầu TT Nixon yểm trợ để tái chiếm
Mỹ có biết Trung Quốc sẽ đánh Hoàng Sa và có báo cho VNCH biết trước không? có bán đứng VNCH cho Trung Cộng không? Vì sao không cứu thuỷ thủ VNVH lâm nạn trôi dạt trên biển theo Luật hàng hải quốc tế
Đại úy người Mỹ Gerald Kosh: Do đâu có mặt và để làm gì ở đảo, sau đó làm báo cáo cho nước mình phục vụ cho việc gì?
Sau trận đánh
Sau cuộc chiến, hoạt động ngoại giao các nước liên quan, VNCH có kiện lên Liên Hiệp Quốc
Những vấn đề nảy sinh từ người trong cuộc chiến cần làm sáng tỏ:
Sự phối hợp giữa các chiến hạm và vụ HQ-5 bắn nhầm HQ-16
HQ. Đào Dân : HQ 16 Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Lê Văn Thự - Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa
HQ. Đào Dân : HQ 16 Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Lê Văn Thự - Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Liên quan vụ HQ-5 bắn nhầm HQ-16
Chiến Sĩ Đặng Quốc Tuần, Giám Lộ Tuần Dương Hạm HQ 16
Tường thuật của Trương văn Liêm HQ-5
Truyện Nực Cười Mấy Anh Hải-Quân Bờ Ngớ Ngẩn
"HẢI CHIẾN HOÀNG SA"- SỰ BẤT TÀI VÀ HÈN NHÁT CỦA CẤP CHỈ HUY VNCH
"Hải chiến Hoàng Sa": Thêm một ý kiến khẳng định cấp chỉ huy bất tài và hèn nhát
Danh sách cơ sở nghi vấn
Những biện bạch vụng về
Thiếu Long - Thẩm định nguồn tin một cách khách quan, khoa học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét