Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Đánh giá, bình luận chung


Năm 1972, quân đội NDVN mở những chiến dịch lớn tuy không đạt mục tiêu như ý trên chiến trường nhưng đã làm quân đội VNCH và Mỹ đối phó căng thẳng và nó cho thấy sự trổi dậy mạnh mẽ của đối phương.
Năm 1973, VNCH tập trung chiến lấn chiếm lãnh thổ và dân cư trên toàn Miền Nam.
Sự kiện Hoàng Sa 1974 diễn ra trong bối cảnh Mỹ rút quân khỏ Việt Nam, Hạm đội 7 thu dần đội hình, không còn kiểm soát chặt Biển Đông như trước. Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ cho chế độ VNCH, quân đội VNCH xuống tinh thần, trong khi đó quân đội NDVN ngày càng lớn mạnh, vây ép đối phương trên nhiều hướng. ưu thế trên chiến trường đã nghiêng dần sang phía Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Từ năm 1974, Bộ Chính trị Đảng CSVN hạ quyết tâm giải phóng Miền Nam, cho thấy sự sụp đổ của chế độ VNCH chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuy VNCH có quan tâm phần nào đến chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng việc giữ chân đứng trong đất liền mới là vấn đề sống chết của chế độ. Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội Mỹ rút, VNCH đang lâm nguy và VNDCCH đang đồn sức hạ đối phương để thôn tính cụm đảo Lưới Liềm, chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa.
Nói về tương quan lực lượng, VHCH có phần trội hiện đại hơn TQ về phương tiện hải - không quân , ngược lại TQ hơn VNCH về số lượng tàu chiến. Cả hai bên chưa từng hải chiến nhưng hải quân VNCH có kinh nghiệm trận mạc trong việc chặn ghe tàu trên biển từ Bắc xâm nhập tiếp tế vào Nam và tác chiến hổ trợ quân bộ trên các sông ngòi, của biển, Hải quân TQ chỉ diến tập, chưa từng đánh nhau với đối thủ nào. Tinh thần quân sĩ hai bên có thể là ngang ngửa nhau, VNCH tự tin ở kinh nghiệm và phương tiện, mơ hồ về lực lượng tiếp viện. TQ có tâm lý bành trướng, tự tin là quân cường quốc và phía sau sẽ có quân hổ trợ.




Tướng Weiming Sen
Chiến thắng hải quân này trong thời hiện đại đã trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên trong lịch sử chiến tranh hải quân. Chiến thắng trong cuộc chiến này nên hoàn toàn tất cả các quần đảo Tây Sa của tôi, người Việt Nam hiện nay chỉ vì biểu tình, và cho những ý nghĩa to lớn của trận hải chiến này, không có vấn đề gì từ mô tả là không quá nhiều. 

Theo Canglang, TQ
 
Sau khi quân ta đã phải trả giá với 18 người tử trận, 67 người bị thương, trận hải chiến Tây Sa đã kết thúc bằng thắng lợi về phía quân ta. Sau đó quân ta thừa thắng xuất kích, thu hồi hoàn toàn Tây Sa. Chiến thắng này làm cho quân ta hiểu được rằng ở nơi Nam Hải “nước xanh” mênh mông rộng lớn này còn có được chủ quyền và lợi ích không dễ gì xâm phạm chính bởi trận hải chiến này, mà việc thiết lập lòng tin về sự tác chiến của hải quân ta ở nơi cách xa đại lục đã dần dần được điều chỉnh, sau cuộc chiến ấy, căn cứ Du Lâm lập tức được tăng viện 2 tàu hộ tống. Có thể nói, kể từ khi ấy, Nam Hải mới đi vào tầm ngắm của sự phát triển chiến lược của hải quân ta. Cho nên, xét từ ý nghĩa này, trận hải chiến Tây Sa chính là bước khởi đầu cho hải quân ta tiến ra “biển xanh”.
 
Nhớ lại và suy ngẫm về vụ Hải Chiến Hoàng Sa (1974)


TH sơ bộ đánh giá kết luận, cần làm rõ thêm:
- Lãnh đạo VNCH không quan tâm đến chủ quyền biển dảo xa bờ. Quân đội VNCH tập trung cho chiến trường ở đất liền với quân đội NDVN nên Bô QP, Bộ TTM.VNCH không hề có kế hoạch phòng thủ chung và riêng nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

- Tổng thống VNCH phán chung, Bộ tư lệnh HQ vùng I gom người, gom tàu thành hạm đội, giao nhiệm vụ chỉ huy mà không hề có Quyết tâm chiến đấu, kế hoạch hải chiến, dự kiến tình huống, tổ chức thê đội dự bị, cứu hộ cứu nạn.

- Về tổng quan mà nói, tiềm lực của Hải quân VNCH không thể đương đầu tổng lực với Hải quân TQ, dù phương tiện có hiện đại hơn TQ nhưng ít về số lượng. Không thể rút các tàu chiến đang làm nhiện vụ trên 4 vùng để tập trung giải quyết trận chiến một mất một còn với TQ ở Hoàng Sa.

- Về mặt tác chiến, HQ.VNCH là hải quân tuần duyên ven bờ có nhiệm vụ hổ trợ bộ binh và chống đối phương xâm nhập nội địa nên tàu và pháo hạm không được quan tâm bảo trì. Hàng ngũ sĩ quan hải quân được đào tạo bài bản theo giáo trình Âu Mỹ, tuy nhiên trên thực tế sau đó không tập trận hải đối hải vì vậy không có kinh nghiệm hải chiến ở đại dương.


- Quyết định tấn công trước tàu TQ xuất phát từ Hạm trưởng, do ỷ lại những tàu của mình lớn hơn các tàu đối phương và tin bất ngờ đánh úp sẽ mang lại chiến thắng là một quyết định rất chủ quan vì hai bên đã so kè nhau, tình hình nóng lên thì yếu tố bất ngờ không phải là hàng đầu nữa. Một quyết định nóng vội không lường trước tính sau hậu quả, nếu thắng cũng phải trả giá đối đầu với thê đội 2 dự bị đông đảo của hải quân TQ.

- Giả như Lãnh đạo và Hải quân VNCH không chọn cách đương đầu trực diện, vờn nhau rồi thôi, chấp nhận hiện trạng lúc ấy thì TQ chiếm thêm đảo Quang Hoà, Duy Mộng; VNCH còn giữ được đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh vì thực ra TQ chủ trương lấn chiếm, không có chỉ dẫn nào cho thấy TQ có kế hoạch tác chiến đánh bạt quân VNCH ra khỏi, thôn tính trọn nhóm đảo Lưỡi Liềm.

- Hoa Kỳ chỉ đứng ngoài cuộc, không có chứng minh nào cho thấy Mỹ "bán đứng", tiếp tay cho TQ. Sự có mặt của người Mỹ nhân viên Lãnh sự quán Đà Nẵng G.K ở trên tàu chiến VNCH và đảo Hoàng Sa là tình cờ, không có chỉ dấu nào ngược lại là G.K làm công việc của một điệp viên hay công tác tình báo gì đó. Sau này G.K làm báo cáo cho... chẳng qua là Mỹ tận dụng nhân chứng thực tế để nắm thêm về quân đội Trung Quốc.

Cựu phó đề đốc Hải quân VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại kể:
"Tổng Thống chỉ thị là làm thế nào để chứng minh cái chủ quyền quốc gia của chúng ta trên các hải đảo bằng mọi biện pháp ôn hòa. Nếu họ không tuân lệnh thì bắt buộc mình phải dùng võ lực để mời họ ra."

Hồ Văn Kỳ Thoại chính là người đã ra lệnh khai hỏa vào ngày 19/1/1974 trong trận hải chiến Hoàng Sa.
"Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra. Cho tới sáng 19/1, tình hình hai bên cùng chĩa súng không thể kéo dài hơn được nữa."

Quan điểm ban đầu của lãnh đạo VNCH là đấu tranh xua quân TQ ra khỏi cụm Lưỡi Liềm tiếp là giành lại đảo Quang Hoà "tái chiếm hoà bình. TQ không nhượng bộ, hai bên so kè, diễn biến căng thẳng, dẫn đến việc Hải quân VNCH nổ súng tấn công trước Hải quân TQ.
Vấn đề đặt ra: Quyết định đó có đúng đắn không, nếu biết địch biết ta, mềm dẽo hơn, có thể giữa lại các đảo khác?
Chính người ra lệnh trực tiếp là Theo Đại Tá Hà Văn Ngạc, Hạm trưởng  đánh giá:
Nói về trận hải-chiến, dù Hải-quân VNCH giả thử có thắng được trận ngày đầu, thì chúng ta khó lường được sự tổn-thất nếu Hải-quân còn ở lại để cố-thủ Hoàng-Sa...
Tôi nghĩ rằng nếu chiếc khu-trục-hạm HQ4 không bị trở-ngại kỹ-thuật và trận-chiến đã xẩy ra gần như tôi đã dự-liệu và mong-muốn, nghĩa là ta thắng trận đầu, thì cường-lực hải-lục-không quân của chúng huy-động ngày hôm sau không những đủ sức tràn ngập quân trú-phòng và lại còn đủ sức truy-kích Hải-quân VNCH trong một vùng rộng lớn hơn...
Một lần nữa, giả-dụ rằng ta cứ để Trung-cộng có mặt trên đảo Quang-Hòa, trận hải chiến đã không xẩy ra thì chúng ta vẫn có thể tiếp-tục hiện-diện trên đảo Hoàng-Sa, tuy nhiên có thể phải trải thêm quân trên các đảo Cam-Tuyền, Vĩnh-Lạc và Duy-Mộng, để tránh sự lấn-chiếm, cộng thêm là Hải-quân Việt-Nam phải thường-xuyên tuần-tiễu với một hải-đoàn tương-đối mạnh.


Đại úy Trần Kim Diệp
Từ trận hải-chiến HS có không ít bài học mà ta có thể rút tỉa :
Về phía Ta :
- Cấp Lảnh Đạo đã không có được cái nhìn xa rộng để thấy được sự quý giá của quần đảo HS, tuy xa xôi nhưng có vị trí chiến lược và giàu có về tài nguyên ( phốt phát , dầu hoả , khí đốt , hải sản .. .) , nên đã không có phương sách hữu hiệu để bảo vệ .
- Do quá bận tâm đối phó với kẻ nội thù CSBV hung hiểm , nên đã thiếu cảnh giác về hoạ xâm lăng của giặc Tàu phương Bắc .Sớm quên bài học năm 1946 ( Tưởng Giới Thạch cướp nhóm Bắc Đảo của quần đảo HS ) nên lơ là trong việc giữ phần còn lại của quần đảo ( nhóm Nguyệt Thiềm ) .
- Lẻ ra nên mộ ngư dân và giúp phương tiện để họ có mặt , sinh sống và khai thác nguồn lợi kinh tế ở tất cả các đảo còn thuộc chủ quyền của ta và thay vì để 1 đơn vị nhỏ của ĐPQ không có phương tiện di chuyển trấn đảo thì nên giao trách nhiệm cho 1 đơn vị Hải Quân được trang bị những ngư thuyền vỏ trang , để vừa khai thác tài nguyên phong phú vừa luôn liên lạc được với tất cả đảo trong nhóm .
Bài học lịch sử thứ nhất: Ngoại giao là giải pháp đầu tiên… nhưng không phải là duy nhất
Không có bất cứ hiệp định khu vực và quốc tế nào có thể tạo thành lá chắn tuyệt đối trước các hành động đơn phương, dù là sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp tại Đông Nam Á là một bước ngoặt lớn nhưng lại không hoàn toàn hiệu quả. Trên thực tế, các hành vi đơn phương đe dọa sử dụng hay thực sự sử dụng vũ lực với mục đích lật đổ nguyên trạng hiện nay trên Biển Đông vẫn tiếp tục diễn ra như một xu thế áp đảo. Đoạn video hiện trường do đài CCTV Trung Quốc công bố vào tháng 1/2014 vừa qua đã quay lại một cuộc đụng độ giữa các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2007 ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Gần đây hơn, Biển Đông liên tục chứng kiến các vụ căng thẳng, bao gồm hành động quấy nhiễu tàu thăm dò địa chấn phía Việt Nam của Trung Quốc, vụ đối đầu Trung Quốc – Philippines tại Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tháng 4/2012, và tiếp đó là hành vi khoa trương lực lượng của các tàu tuần tra và khu trục hải quân Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines đang nắm quyền kiểm soát. Những tình tiết này chứa nhiều điểm tương đồng đến kỳ lạ với kịch bản đụng độ hải quân trước kia từng dẫn đến trận hải chiến dữ dội năm 1974
Trong khi các bên tranh chấp ở Biển Đông đã ngồi lại tham dự vào những cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), Bắc Kinh từ tuyên bố đơn phương trước đó về áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (air defense identification zone – ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 12/2013 đã lên tiếng khẳng định mình có đủ những quyền không thể tranh cãi cho việc thiết lập các vùng ADIZ lên những khu vực khác nếu muốn. Một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi được thiết lập chắc chắn sẽ củng cố lợi thế cho Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp ở đây, bởi nó hỗ trợ cho các lệnh cấm đánh bắt mà nước này đơn phương áp đặt hàng năm, tăng cường quyền thi hành luật biển mở rộng trước đó cho chính quyền đảo Hải Nam cũng như luật ngư nghiệp được thông qua mới đây, theo đó yêu cầu tàu bè đánh bắt cá của nước khác phải có sự cho phép của Bắc Kinh mới được hoạt động trên phần lớn Biển Đông. Những diễn biến trên nếu tiếp tục phát triển sẽ chỉ đẩy cao nguy cơ bùng nổ xung đột nóng trên Biển Đông, dù là vô tình hay có suy tính trước.
Bài học lịch sử số 2: Không phải lúc nào các cường quốc ngoài khu vực cũng ở kề bên, và không phải lúc nào họ cũng giúp đỡ
Hiện nay các cường quốc ngoài khu vực ngày càng có nhiều lợi ích ràng buộc tại Biển Đông. Ngoài chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe thời gian qua cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao của mình ở Đông Nam Á, một trong những mục đích của chính sách này là nâng cao lập trường lãnh hải của Tokyo trên biển Hoa Đông. Việt Nam chính là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược này. Nhân dịp Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 4 tổ chức tại Washington vào cuối tháng 10/2013, hai bên đã đi đến ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Cũng trong tháng này, có nguồn tin cho hay Tokyo đã rất nhiệt tình với việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam trong một phần của kế hoạch đẩy nhanh quá trình xây dựng tiềm lực an ninh hàng hải của quốc gia Đông Nam Á này. Đáng chú ý không kém, Hà Nội cũng đang có mối liên kết thân tình với New Delhi, trước đó họ đã chào đón nhiều chuyến viếng thăm cảng thường xuyên của Hải quân Ấn Độ trong một thập kỷ qua.
Tuy vậy, không có cường quốc ngoài khu vực nào thể hiện rõ thái độ đứng về một bên cụ thể trong các tranh chấp Biển Đông, mà chủ yếu chỉ hướng tập trung vào duy nhất tự do hàng hải. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả trong trường hợp các tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch bị bóng đen xung đột vũ trang trên Biển Đông đe dọa, và Washington hay Tokyo có nguyên nhân chính đáng để can dự vào đây, thì khả năng họ hay bất kỳ thế lực ngoài khu vực nào sẽ giang tay hỗ trợ cho các bên tranh chấp vẫn không thể đoán định. Ví dụ như nếu Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command) có thể phát hiện những ám hiệu về hoạt động quân sự bất thường phía Trung Quốc trên Biển Đông, siêu cường này có thể không phản ứng kịp thời. Trong quá trình triển khai một phần chiến lược tái cân bằng, Hạm đội Hải quân Số 7 của Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động tuần tra biển trong khu vực này: theo công bố, tàu chiến đấu ven biển mới mang tên U.S.S Freedom đang thực hiện những nhiệm vụ vượt mức công tác huấn luyện thông thường trong khu vực, trong khi có thông tin cho biết tuần tra biển trên không cũng đã được Hải quân Hoa Kỳ đẩy mạnh kể từ tháng 7/2012.
Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra giao tranh năm 1974, Sài Gòn từng tìm kiếm hỗ trợ từ Hạm đội Số 7 của Mỹ, nhưng lực lượng này đã tuân theo mệnh lệnh không can dự vào tranh chấp, và kết quả là Hải quân Nam Việt Nam hoàn toàn đơn độc khi chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày nay Washington cũng có lý do để áp dụng quan điểm tương tự, ngay cả nếu một cuộc giao tranh hải quân khác thực sự tái bùng nổ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là khi ở các tình huống đối đầu cục bộ, tranh chấp không hẳn sẽ gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải của các bên khác.
Hơn nữa, Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA hiện tại và trong tương lai không còn là một lực lượng yếu kém, chỉ bám sát ven biển và vận hành những trang thiết bị tấn công và tuần tra cỡ nhỏ thời Liên Xô cũ như trước nữa. Sau một thời gian tích lũy đầu tư nâng cấp về năng lực triển khai lực lượng, bao gồm cả khả năng tiến công đổ bộ, Hải quân PLA ngày nay đã sở hữu nền tảng vững chắc hơn so với thời kỳ năm 1974, đồng thời đủ sức triển khai lực lượng trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian dài liên tục, ở những khu vực xa bờ hơn để phục vụ cho mục tiêu khẳng định chủ quyền, và sức mạnh chiến đấu tổng quát của lực lượng này cũng hứa hẹn sẽ hùng mạnh hơn rất nhiều một khi được “cởi trói” ra Biển Đông.
Bài học lịch sử số 3: Cần phải sở hữu ít nhất một lực lượng kiểm soát biển hữu hạn
Chắc chắn Việt Nam sẽ không thể đuổi kịp năng lực hải quân của PLA trên Biển Đông về quy mô và số lượng. Như các phát biểu chính sách Hà Nội, một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc không chỉ là một ý định bất khả thi từ trứng nước, mà còn được đánh giá là chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với công cuộc Đổi mới mà Việt Nam đang tiến hành. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam thời hậu Chiến Tranh Lạnh đã được xác định là nhằm lấp đầy những thiếu sót năng lực sau hàng thập kỷ bị bỏ bê.
Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể khi sở hữu dàn máy móc mới thay thế cho những phương tiện lạc hậu từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, những trang thiết bị mới, chủ yếu là do Nga cung cấp như tàu khu trục nhẹ Gepard-3.9, tàu ngầm lớp Kilo, máy bay đa chức năng Su-30MK2V Flanker được trang bị để tấn công trên biển và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Yakhont/Bastion, các tàu hộ thống lớp SIGMA của Hà Lan cũng như những tàu tấn công và tuần duyên sản xuất trong nước,… tất cả để cho thấy một quá trình hiện đại hóa lực lượng chủ yếu nhằm vào mục tiêu ngăn chặn mọi thế lực thù địch tiếp cận với vùng tranh chấp. Dù vậy, những thiết bị này không chứng tỏ năng lực đảm bảo khả năng tiếp cận của chính Việt Nam.
Tuy nhiên, trận Hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 đã nhấn mạnh cho Việt Nam ngày nay một bài học: ngăn chặn kẻ thù chỉ bằng cách phong tỏa các thực thể đảo đá trên Biển Đông là chưa đủa, mà quan trọng hơn còn phải đảm bảo khả năng tiếp cận của chính mình tới những đơn vị đồn trú có vị trí dễ bị tấn công và nhạy cảm trên Biển Đông. Chỉ có cuộc chuyển đổi từ năng lực ngăn chặn sang kiểm soát trên biển mới hy vọng có thể đạt được điều này. Trong bối cảnh khu vực dọc biên giới trên bộ với các nước láng giềng vẫn được duy trì trong hòa bình, Việt Nam nên tân dụng cơ hội để tập trung vào năng lực chiến đấu trên biển bằng không lực.
Với một Việt Nam luôn đi theo hướng duy trì nguyên trạng (cũng giống như chính sách mà chính quyền Sài Gòn năm 1974 theo đuổi) và trong bối cảnh hải chiến trên Biển Đông có nguy cơ tái diễn, lực lượng quần đảo Việt Nam càng có thêm lý do để giành lại các thực thể trên biển đã bị chiếm cứ, hoặc ít nhất là củng cố những căn cứ mà họ đang đồn trú trước mối đe dọa bị tấn công vũ trang. Theo kịch bản này, tình thế khó khăn của quốc phòng Việt Nam có lẽ cũng không khác so với của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong chiến lược quốc phòng mới công bố gần đây, Tokyo đã vạch rõ tính cấp thiết của chính sách phòng ngự cơ động hợp nhất và mạnh bạo , để chủ động dự trù cho tương lai Lực lượng Tự vệ nước này cần tái chiếm các đảo thuộc biển Hoa Đông trong thời gian xảy ra chiến sự căng thẳng. Tất nhiên Việt Nam không thể hy vọng tập trung được trang thiết bị ngang với sức mạnh của Nhật Bản do còn nhiều hạn chế về kinh tế. Để xây dựng được quân lực kiểm soát biển tốt, ít nhất là ở mức hữu hạn, Hà Nội nên tập trung vào việc cải thiện khả năng báo hiệu sớm (early warning) và hải vận đổ bộ (amphibious sealift) trên phạm vi rộng.
Nhiệm vụ cảnh báo sớm của Việt Nam hiện tại đang được trao cho một mạng lưới giám sát điện tử cố định lắp đặt dọc bờ biển Việt Nam và trên những thực thể ở Biển Đông thuộc sở hữu của nước này, và chỉ những năm gần đây máy bay tuần dương mới được tăng cường bổ sung cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam. Những máy bay này có nhiệm vụ chủ yếu là do thám trên bề mặt biển, nhưng lại chịu hạn chế về thời gian hoạt động cũng như thiếu khả năng chiến đấu chống tàu ngầm phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thách thức trong lòng biển của PLA càng tăng cao. Một lực lượng không quân tuần dương với khả năng hoạt động kéo dài và được lắp đặt cảm biến tầm xa chính là phương tiện thích hợp cho thời điểm hiện tại, và có lẽ sẽ bám trụ tốt hơn những thiết bị lắp đặt cố định.
Thủy quân lục chiến của Việt Nam – lực lượng chuyên trách tiến công đổ bộ, sau nhiều lần cải tổ trong những thập niên qua đã trở nên gọn nhẹ nhưng cũng tinh nhuệ hơn, sở hữu trang thiết bị tiên tiến hơn. Mặc dù vậy, lực lượng này vẫn còn yếu về mặt chuyển quân, trong khi các tàu đổ bộ thời Liên Xô và tàu cổ của Mỹ đã quá cũ và gần như không thể hoạt động. Các công ty đóng tàu hải quân non kém của Hà Nội đến nay đã cho xuất xưởng một vài phương tiện vận chuyển tấn công mới, có vẻ như để lấp đầy lỗ hổng này. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến của Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số lượng tàu lớn hơn thế nếu muốn triển khai các lực lượng vững mạnh hơn, hoạt động với tốc độ cao hơn để có thể củng cố những căn cứ đóng quân trên Biển Đông hoặc tái chiếm chúng từ đối thủ.
Những suy nghĩ cuối cùng
Hải chiến Hoàng Sa đã qua đi bốn mươi năm. Tuy vậy, dù Biển Đông đến nay tương đối tĩnh lặng, đây vẫn là bài học nhắc nhở Hà Nội tiếp tục thận trọng qua việc duy trì nhịp độ đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân. Trong khi ngoại giao vẫn đang là phương sách được ưa chuộng và các cường quốc ngoài khu vực ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào khu vực, sức mạnh quân sự tương xứng theo chính sách phòng vệ tự lực vẫn còn rất cần thiết, nhất là khi khu vực tiếp tục còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Để duy trì nguyên trạng trên Biển Đông, so với quân lực VNCH, lực lượng Không quân và Hải quân của Việt Nam hiện tại và trong tương lai đang và sẽ phải đối mặt với một thách thức còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Tác giả: Ngô Minh Trí & Koh S.L. Collin | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Wiki: Đánh giá

Chiến thuật

Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại Khóa Chỉ huy tham mưu đặc biệt tại Long Bình, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa, nhận định Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc là nơi quân lực Việt Nam Cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của địch, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".[8]
Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau:
  • Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều điều khiển bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại gặp trở ngại kỹ thuật nên rút lui ngay từ đầu[9]
  • Hải đội của Việt Nam Cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch hành quân. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn: phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế nên hạm đội phải dùng máy PRC-25 liên lạc với nhau vì thế việc liên lạc không được liên tục, ổn định.[9]
  • Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.[9]
  • Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.[2]
  • Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.[9]
Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".[9]
Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng hoà gặp bất lợi rất lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị trở ngại kỹ thuật nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của tàu bạn là HQ-5 bắn nhầm, xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến. Điều này cho thấy hải quân Việt Nam Cộng hoà chiến đấu trong thế bị động, không có sẵn kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém dẫn đến HQ-5 bắn trúng HQ-16. Chỉ có HQ-10 và HQ-5 chiến đấu từ đầu đến cuối trận chiến. Như vậy lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hoà thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm do không có kế hoạch tác chiến và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến, trong khi Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất là Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc cho việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Chiến lược

Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định dù Hải quân Việt Nam Cộng hoà có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam cộng hoà phải dồn lực lượng chống Quân đội Nhân dân Việt Nam nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa. Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam cộng hoà đã kiềm chế không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam Cộng hoà và Trung Quốc.[8]
Tóm lại, về lâu dài, với lực lượng khi đó, Đại tá Hà Văn Ngạc cho rằng Việt Nam Cộng hoà không thể giữ được chủ quyền tại Hoàng Sa trước kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.[8]

Tổng quan & Nguyên nhân sự kiện mất Hoàng Sa

Âm mưu của Trung Cộng cướp đoạt Hoàng Sa

Thềm Sơn Hà
(Bài đã được đăng trong đặc san Đồng Nai-Cửu Long số 12- tháng 3, 2011 do GS Nguyễn Thanh Liêm chủ trương)
————————
Lời mở đầu: Dựa trên một số tài liệu mật về phía Hoa Kỳ, các bài viết, bài phỏng vấn và sách viết về trận hải chiến Hoàng Sa đã tìm được, đã đăng tải và đã phát hành từ trước cũng như gần đây; tác giả hy vọng sẽ trình bày một phần nào sự thật về lý do tại sao chúng ta mất Hoàng Sa. 
    Mặc dù các tài liệu liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa cho đến nay vẫn còn nhiều mâu thuẫn, nhưng có một sự thật không thể chối cãi được là trong trận hải chiến này, tất cả các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) trên các chiến hạm tham chiến đã chiến đấu một cách anh dũng và can trường trước kẻ thù truyền kiếp TC.
Ấn bản’Conway’s All the world Fighting Ships 1947-1982 – Part II ấn hành năm 1983’ đã viết như sau :”HQ/VNCH đã chứng tỏ sự dũng cảm trong tháng 1-1974.
Trung Cộng đưa một tiểu đoàn xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa cách 225 hải lý về hướng Đông Viêt Nam, nhưng cường quốc Cộng Sản đã phải trả gíá với 2 chiến hạm bị đánh chìm và 2 chiếc khác bị thiệt hại nặng bù lại một chiến hạm Việt Nam bị chìm”.
    Tác giả Ulysses O. Zalamea trong bài ‘Eagles and Dragons at Sea’đã có nhận xét trung thực và ngắn gọn:” Năm 1974, Hải quân TC đã dùng vũ lực chiếm quần đảo HS từ Việt Nam, để thực hiện điều này, TC đã chịu tổn thất nặng nề”.(1)
    Đặc biệt là Gerald Kosh (người đã chứng kiến những diễn tiến ngay từ đầu) rất khen ngợi các chiến sĩ Hải quân VN, ông ghi nhận họ có kỹ luật và niềm tự hào, các Sĩ Quan HQVN rất xuất sắc.
Ngoài ra Kosh còn nhận xét là toán chiến sĩ cơ hữu thuộc HQ 4 trên đảo Cam Tuyền trội hơn  quân TC đổ bộ lên đảo và đã được huấn luyện kỹ, chỉ huy giỏi.(2)
—————————————–
     Những diễn tiến dẫn đến việc Trung Cộng (TC) chiếm đoạt Hoàng Sa (HS) của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khởi đầu bằng bản tuyên cáo ngày 11 tháng 1-1974 của Bộ Ngoại Giao TC cáo buộc VNCH “…  đặt hơn 10 đảo thuộc quần đảo Nam Sa (Nansha Islands) của Trung Hoa (TH) dưới quyền quản trị của tỉnh Phước Tuy …”
    Hành động này của TC đã cho thấy một cách rõ ràng là để phản ứng lại nghị định ngày 6 tháng 9-1973 của chánh phủ VNCH xáp nhập một số đảo ở Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Mặc dù bản tuyên cáo nhấn mạnh vào quần đảo Trường Sa (TS) cách quần đảo HS khoảng 400 miles về hướng Nam, tuy nhiên cũng đã lập lại việc xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa ( Chungsha-Macclesfield) và Đông Sa  (Tungsha-Pratas).
    Tuy cũng tương tự như bản tuyên cáo phản đối chánh phủ Phi Luật Tân trong năm 1971, nhưng đây là lần đầu tiên TC cho là “…các tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển bao quanh các quần đảo này cũng thuộc về TH.”
    Ngoài ra, TC đã dùng lời lẽ cứng rắn có tính cách đe dọa như “nghiêm khắc lên án chánh quyền Sài Gòn vô cớ xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của TH”. (3)
*  *  *
    Biến cố Hoàng Sa đối với VNCH là một biến cố bất ngờ và trận hải chiến giữa Hải Quân (HQ)/VNCH và HQ /TC xảy ra sáng ngày 19-1 năm 1974 theo lời của Đề Đốc Trần Văn Chơn Tư Lệnh /HQ/VNCH như là một cuộc “…tao ngộ chiến..”. (4)
    Điều này rất chính xác trong vị thế của VNCH nhưng đối với TC là cả một sách lược và đã được nghiên cứu, chuẫn bị, thao dượt và thi hành rất là chu đáo.
    Chính Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã chấp thuận kế hoạch hành quân chiếm HS. Bộ Trưởng Quốc Phòng Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình người vừa được phục hồi chức vị 9 tháng trước đó được trao nhiệm vụ giám sát (5) (riêng Đặng Tiểu Bình cũng đã dự phần soạn thảo kế hoạch).
    Ngoại Trưởng (NT) VNCH Vương Văn Bắc đã nhận xét thật chính xác:”…. Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa (rồi Trường Sa về sau nầy) hẳn là theo một kế hoạch đã soạn thảo lâu và ở cấp cao nhất, nhằm biến biển Ðông thành một thứ “biển nhà, ao nhà” (Mare Nostrum), chứ không phải là kết quả của một phút bốc đồng, trong một cơn phẫn nộ nhất thời”. (6)
    Có nhiều nguyên do đã đưa TC đến quyết định chiếm đoạt HS, trong đó có lẽ hai nguyên nhân chính yếu nhất là thái độ của Hoa Kỳ (HK) và sự thiếu quan tâm trong việc phòng thủ nhóm Nguyệt Thiềm (NT) thuộc quần đảo HS cuả chánh phủ VNCH.
LÝ DO TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA.
1.- Nguồn tài nguyên hải sản và phốt phát : đây là 2 nguồn lợi đã có tự ngàn đời và đã được khai thác từ lâu nay. (7)
    a.- Hải sản: vùng biển Đông rất phong phú về hải sản và nguồn lợi này đã nuôi sống người dân trong vùng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngư dân nước ta vẫn thường xuyên ra tận vùng này để hành nghề từ bao năm trước và vì Hải Quân VNCH không đủ khả năng để kiểm soát vùng biển quá rộng lớn nên ngư dân TC cứ tiếp tục vi phạm lãnh hải nước ta để khai thác hải sản.
    Tháng 2 năm 1959 Hải quân VNCH đã bắt giữ 80 ngư phủ có vũ trang TC trong khu vực lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm và đã giải giao họ về Đà Nẵng.
    Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, kèm theo sự gia tăng dân số của TC (dự trù tăng gia khoảng 250 triệu người từ 1980 đến 2020, theo CIA dân số TC trong năm 2007 là 1,322 tỉ) đã làm giảm đi diện tích canh tác và đã đưa đến việc sản xuất nông nghiệp bị sút giảm. Điều này đã làm cho các nhà lãnh đạo TC phải chú tâm đến những nguồn dinh dưỡng khác trong đó có hải sản. Năm 1984, viên chức cao cấp trong chánh quyền TC đã khẳng định là việc cung cấp thực phẩm hàng ngày cho số lượng dân quá lớn lao sẽ  phải cần đến sự cung cấp chất protein lấy từ hải sản. Báo chí TC năm 1989 đã đưa ra lập luận là 80% tài nguyên trên quả địa cầu nằm trong lòng đáy biển và hải sản sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng chính yếu có chứa chất protein.
Tổng số lượng hải sản trong biển Đông được ước lượng có thể khai thác đến 30 triệu tấn mỗi năm, nhưng hiện nay chỉ có khoảng 13% là được khai thác.
Ngoài ra việc khai thác hải sản còn mang lại lợi tức cho gần 80 triệu người sinh sống dọc theo vùng duyên hải tiếp cận biển Đông. Nguồn lợi thiên nhiên này đã có tự ngàn đời trước và sẽ còn mãi trong tương lai.
    b.- Phốt phát: vốn là các đảo hoang từ ngàn năm trước nên chim chóc (chính yếu là chim Hải âu) đã tụ tập về đây trú ngụ và sinh đẻ, nhiều nhất là trên đảo Vĩnh Lạc và bãi Xa Cừ (cồn Quan Sát – Observation bank). Một đoạn trong bài “quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền VNCH” có viết:”…Trứng chim đầy dẫy trên đảo, phải tìm chỗ đặt chân trước khi bước đi. Trứng chim nhỏ hơn trứng gà một chút, có thể lượm được từ 3.000 đến 5.000 trứng mỗi lần, ăn ngon như trứng gà. Chim bị đuổi bay lên như một đám mây nâu che rợp một góc trời, lấy đá chọi cũng rớt.”
    Phốt phát do phân chim tác dụng trên chất vôi của san hô trải qua bao năm tháng dưới những cơn mưa, bão miền nhiệt đới tạo nên. Những lớp phốt phát chiếm khoảng từ 23% đến 25% trên một số đảo, khoảng 42% trên các đảo khác và chiều dày thường trên 1m
    Năm 1915, người Nhật đã khám phá sự hiện diện của phốt phát trong quần đảo HS. Tiếp theo vào năm 1921 hảng Nhật đã toan tính khai thác phân chim trên các đảo nhưng họ không định cư thường trực ở đây, từ 1925 đến 1933 người Nhật đã xin phép chánh quyền Pháp ở Đông Dương để được khai thác phốt phát (theo Chemillier Gendreau thì trong khoảng 1924-1926 các công ty Nhật đã dùng mìn để khai thác phân phốt phát và việc làm này đã làm hư hại rất nhiều cây cỏ trên đảo Cam Tuyền)
    Trong Đệ Nhị Thế Chiến, người Nhật đã chiếm cứ HS và tiếp tục khai thác phốt phát cho đến khi họ hoàn toàn rút khỏi HS vào tháng 2 năm 1946.
    Phần người Pháp, thì họ đã khám phá phốt phát vào năm 1925 khi chiếc tàu De Lanessan thuộc Hải Học Viện Đông Dương ra HS thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên.
    Theo E. Saorain trong cuốn “Archives Geologique du Vietnam” thì số lượng phốt phát có thể khai thác được trên quần đảo HS lên tới 10 triệu tấn.
    Căn cứ theo tài liệu của Tổng Nha Khoáng Chất và Công Kỹ Nghệ, số lượng phosphate trên các đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quyền kiểm soát của VNCH như sau:
- Đảo Hoàng Sa : từ 562.000 đến 960.000 tấn, trên đảo có hệ thống đường rầy và cây cầu nhỏ để mang phốt phát xuống tàu.
- Đảo Cam Tuyền : từ 675.000 đến 1.400.000 tấn. Để cho việc chuyển vận phốt phát được dễ dàng, nguời Nhật đã dựng lên những khối phốt phát để cản sóng và cây cầu sắt dài khoảng 300m. Những cơ sở này đã bị bỏ phế vì việc khai thác không mang lại lợi nhuận.
- Đảo Vĩnh Lạc : từ 787.000 tấn đến 1.200.000 tấn
- Đảo Duy Mộng : từ 675.000 tấn trở lên.
    Tài liệu của Tổng Cục/Chiến Tranh Chính Trị viết :”…Hồi năm 1959, công ty phân bón Việt Nam cũng tới khai thác được khoảng 20 ngàn tấn phosphate nhưng tới năm 1960 công việc bị bỏ dở.”, nhưng theo Trần Thế Đức thì có 2 công ty Việt Nam khai thác phân vào năm 1960 nhưng đến năm 1962 ngưng hoạt động.
2.- Triển vọng về dầu hỏa:
    Các cuộc thăm dò ngoài khơi biển Đông do cơ quan ECAFE  (Economic Commision for Asia and the Far East) thuộc Liên Hiệp Quốc bảo trợ vào cuối năm 1968 và đầu năm 1969 đã mang lại những kết quả rất khích lệ chứng tỏ có thể có những túi dầu dự trữ thật lớn nằm dưới lòng biển Đông nhất là trong khu vực TS kéo dài đến HS và khu vực  bãi ngầm Macclesfield nằm về hướng đông nam HS.
- Tháng 6-1971, chánh phủ VNCH loan báo ý định cấp quyền thăm dò và khai thác dầu hỏa trong khu vực trãi dài từ biển Đông cho đến vịnh Thái Lan. (8)
- Tháng 7-1973, 4 công ty dầu ngoại quốc Shell, Mobil, Esso và Sunnydale đã  trả lệ phí tổng cộng là 16,6 triệu dollars để được chánh phủ VNCH cấp quyền thăm dò dầu hỏa trong 8 lô trên tổng số 40 lô (mỗi lô rộng 7,000 km2). (9)
- Cũng trong năm 1973, Phi Luật Tân nhượng quyền khai thác cho công ty hỗn hợp Thụy Điển-Phi Luật Tân  ở khu vực ngoài khơi quần đảo TS nằm về hướng tây đảo Palawan.
    Văn thư của Đại Sứ Martin gởi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK (NSC-National Security Council) ngày 21 tháng 1-1974 có viết như sau :”…theo báo cáo sơ bộ thăm dò địa chất bắt đầu lộ ra, có thể có một số lượng khổng lồ dầu hỏa dưới lòng biển Đông trong vùng lân cận của các phần bất động sản này, nếu không thì chẳng có giá trị gì.” (10)
    Tuy VNCH không bao gồm HS trong các khu vực nhượng quyền khảo sát dầu hỏa nhưng TC nhận thức là đã đến lúc cần phải chận trước bằng cách chiếm trọn HS để điều này sẽ không xảy ra, ngoài ra hành động của TC ở HS cũng có thể có ý định hạn chế các cố gắng khai thác dầu của các quốc gia khác cùng xác nhận chủ quyền ở Trường Sa.
    Và sau cùng TC còn có ý cũng cố chủ quyền của họ trước khi hội nghị về luật biển sẽ diển ra vào tháng 6-1974  tại Caracas, Venezuela. (3)
    Việc đi tìm những nguồn cung cấp nhiên liệu là điều kiện thiết yếu của TC. Tháng 9-1993, Phó Đô Đốc Zhang Xusan thuộc Hải quân TC tuyên bố : “đã đến lúc Trung Hoa cần thay đổi chiến lược biển và cố gắng nhiều hơn để tìm nguồn lợi dầu hỏa và khí đốt trong biển Đông.” (7)
Điều quan tâm này của TC đã có từ lâu và đã chứng tỏ qua việc TC mang dàn khoan đến khu vực đảo Phú Lâm trước khi xảy ra cuộc xung đột. (3)
    Vì thế sau khi chiếm đoạt HS, vào tháng 6-1974, TC đã bắt đầu khoan thăm dò trong khu vực này, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy công bố kết quả. (7)
3.- Vị trí chiến lược và gia tăng hoạt động của Hải quân Nga Sô trong vùng biển Đông và Ấn Độ Dương:
    “….biển Đông bao phủ một khu vực rộng đến 3,5 triệu km2, nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là gạch nối quan trọng giữa các lục địa Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và Úc Châu.
    Chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát hải trình vùng phía Bắc biển Đông và hải trình nối liền Đông Nam Á với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
    Sự phát triển kinh tế vượt bực của các nước trong vùng biển Đông đã làm gia tăng số lượng hàng hóa, nguyên liệu và nhiên liệu xuất, nhập cảng. Do đó việc xử dụng thương thuyền để làm phương tiện chuyên chở cũng tăng theo.
    Điều này đã biến hải trình ngang qua biển Đông trở thành một trong những hải trình bận rộn nhất trên thế giới (đứng hàng thứ 2). Mỗi năm có hơn ½ hạm đội thương thuyền trên thế giới đi ngang qua eo Malacca vào biển Đông (khoảng 50,000 thương thuyền).
    Ngoài ra do nhu cầu gia tăng tiêu thụ nhiên liệu khoảng 80% số lượng dầu thô nhập cảng vào TC, Nhật, Đài Loan và Nam Hàn cũng đi ngang qua khu vực này.
    Những dẫn chứng kể trên cho thấy sự phát triển kinh tế của TC, các quốc gia trong vùng biển Đông và vùng Đông Bắc Á Châu lệ thuộc rất nhiều vào sự an toàn và tự do thông thương của thủy trình huyết mạch này.” (7)
    Sự kiện hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga tăng cường hoạt động trong khu vực biển Đông và Ấn Độ dương đã khiến giới truyền thông TC thường xuyên chỉ trích là để “đi tìm ưu thế về hải lực” và là một sự đe dọa cho “nền hòa bình và an ninh của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á”. Trong khi đó Nga Sô tố cáo TC “gieo gió trong biển Đông “ như là một phần trong kế hoạch ác hiểm của TC trong vùng Đông Nam Á. (8)
Vì vậy chiếm đoạt HS, TC cũng có ý định cũng cố sự hiện diện quân sự trong vùng biển Đông hầu đối phó với các hoạt động có tính cách chiến lược của Nga Sô.
4.-  Bất hòa giữa Nga-TC, gia tăng ảnh hưởng của Nga đối với Cộng Sản Bắc Việt (CSBV):
    Mối bất hòa giữa Nga và TC đã bắt đầu lộ diện qua việc TC trục xuất nhân viên Nga ở Bắc Kinh. Ngược lại, Nga Sô có ý định cô lập và kiềm chế TC cũng như cố gắng dành lấy ưu thế đối với CSBV.
    Trong khi đó mối giao hảo giữa TC và CSBV bắt đầu rạn nứt qua việc TC lo ngại CSBV gia tăng ảnh hưởng đối với Cao Miên và Lào, sự bất đồng gìữa TC và CSBV về các căn cứ HK trên đất Thái.
    Ngoài ra CSBV còn đứng về phía Nga Sô trong các vấn đề quốc tế như Nga Sô xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, đàn áp cộng sản Sudan năm 1971, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan, khủng hoảng Trung Đông.
Báo Nhân Dân ra ngày 20-11-1973 đã gián tiếp công kích Bắc Kinh qua bài bình luận chỉ trích nặng nề lời tuyên bố của Thủ Tướng Nhật Tanaka khi ông cho là “ lực lượng HK đảm bảo ổn định và an ninh ở Á Châu”, trong khi đó lại cố ý bỏ qua đoạn ông Tanaka ám chỉ là TC cũng ủng hộ hiệp ước quân sự Hoa Kỳ-Nhật Bản. (11)
    Sau cùng, TC lo ngại  CSBV sẽ không giữ mãi sự im lặng trước câu hỏi về vấn đề chủ quyền trên các hải đảo và nếu trong tương lai CSBV thôn tính VNCH, lợi thế của Nga sẽ làm trở ngại cho các hoạt động quân sự, kinh tế và thương mại của TC trong vùng biển Đông.
5.-Hoạt động cũng cố chủ quyền về phía VNCH:
- Tháng 8-1973, Hải Quân VNCH đã mở cuộc hành quân đổ bộ chiếm đóng đảo Nam Yết. Lần đầu tiên trong lịch sử, chánh quyền VNCH đã chánh thức thiết lập sự hiện diện thường trực của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. (12)
- 12 tháng 8-1973, từ Đà Nẵng một toán chuyên viên Việt-Nhật đã được Tuần dương hạm Trần Quang Khải HQ 2 đưa ra Hoàng Sa nghiên cứu về phốt phát. Phái đoàn trở về Đà Nẵng ngày 22 tháng 8-1973. (13)
-  6 tháng 9-1973, chánh phủ VNCH xáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
- 3 tháng 10-1973, một chiến hạm của HQ/VNCH đã rời Đà Nẵng chở theo toán chuyên viên của Tiểu Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo ra HS với nhiệm vụ thám sát địa điểm thích hợp để xây cầu tàu trên đảo Hoàng Sa và tái dựng lại bia chủ quyền trên đảo Cam Tuyền. Chiến hạm trở lại Đà Nẵng ngày 5 tháng 10 sau khi hoàn tất công tác.
    Trong điện thư gởi về BNG/HK ngày 30-10-1973, Đại Sứ Martin đã viết như sau:”….Chánh phủ VN gần đây đã có vài biện pháp để tái xác nhận chủ quyền trên hai quần đảo TS và HS. Các hành động này hình như là một phần của kế hoạch lâu dài đã được chánh phủ VN phối hợp để cũng cố vị thế VN trong việc sửa soạn cho một quyết định có thể xảy ra. Ngoài ra gần đây, chánh phủ VN đã gia tăng sự quan tâm trên các quần đảo này vì một số viên chức hy vọng vào tiềm năng tài nguyên phốt phát và dầu hỏa có thể , trong tương lai, mang đến sự tiếp sức cần thiết cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của VN.
Hành động của VN cũng có thể là phản ứng trước sự kiện gần đây Đài Loan đã tái xác nhận chủ quyền của họ trên quần đảo TS”. (14)
    Các hoạt động liên tục xác nhận chủ quyền ở TS và ý định cũng cố và khai thác HS của chánh quyền VNCH cũng là lý do khiến TC cấp tốc thi hành kế hoạch xâm chiếm HS. (chỉ tiếc một điều là đến lúc chánh phủ VNCH bắt đầu lưu ý đến HS thì đã quá muộn !!!)
     Tuy nhiên, những yếu tố trên cũng sẽ không đủ để TC thực hiện việc chiếm đoạt HS nếu không có thêm 2 yếu tố cần thiết nhất là TC chắc chắn HK sẽ không can dự và tình trạng phòng thủ yếu kém do sự thiếu quan tâm của VNCH đã là cơ hội tốt để TC lợi dụng dò xét tường tận hệ thống phòng thủ cùng địa thế trên tất cả các đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm, nhất là đảo có cơ sở quân sự của VNCH là đảo Hoàng Sa.
6.- Thái độ của Hoa Kỳ:
- 12 tháng 4-1972, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoàng Hoa (Huang Hua) Đại Sứ TC tại LHQ đọc bản thông điệp của TC trước sự hiện diện của Ngoại Trưởng HK Henry Kissinger. Bản thông điệp này có điểm nhấn mạnh đến HS như sau :” Phía TC ghi nhận sự cam kết trong bản văn mà TC đã nhận được ngày 3 tháng 4-1972 từ HK là chiến hạm và phi cơ HK sẽ không vượt quá giới hạn 12 hải lý trong quần đảo HS của Trung Hoa. (China’s His Hsa islands).
Đồng thời phía TC tái xác nhận quần đảo HS là lãnh thổ không thể chối cãi của TC và chiều rộng phần lãnh hải của TC đã được quy định là 12 hải lý và TC đòi hỏi các nước tôn trọng điều này”.
- 22 tháng 6-1972, Kissinger gặp Chu Ân Lai ở Bắc Kinh, trong dịp này Kissinger phát biểu :”HK đã công nhận việc TC phản đối chiến hạm và phi cơ HK vi phạm quần đảo HS và HK đã tiến hành việc giới hạn vào ngày 12 tháng 3”.
- ngày 27-1-1973 hiệp uớc Paris ra đời, chấm dứt sự can dự trực tiếp về quân sự của HK trong cuộc chiến VN.
- từ ngày 10 đến 14 tháng 11-1973, trong chức vụ Ngoại Trưởng, Henry Kissinger thăm TC và cho biết ý định muốn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tài liệu lưu trữ không thấy đề cập đến quần đảo HS nhưng có một số câu hỏi do Thủ Tướng Chu Ân Lai đặt ra với NT Kissinger có liên quan đến khả năng hoạt động của phản lực cơ F-5 mà HK đang trang bị cho Không quân Đài Loan. (Không quân VNCH cũng đang sử dụng loại phi cơ này) (15)
- 05 tháng 12-1973, để trả lời câu hỏi của nhà viết báo độc lập (freelance journalist) Mike Morrow về lập trường của chánh phủ HK trong việc TC tuyên bố chủ quyền trên khu vực rộng lớn của biển Đông, đặc biệt là vùng biển chung quanh Trường Sa, Tòa Đại Sứ/HK tại Singapore đã xin chỉ thị của BNG/HK. (16)
- 12 tháng 12-1973 BNG/HK gởi điện văn đến các TĐS Sài Gòn, Singapore, Manila, Taipei và Văn Phòng Liên Lạc HK ở Bắc Kinh xác nhận “lập trường của HK trước cũng như sau vẫn luôn là không đứng về bên nào trong những tranh chấp về chủ quyền trên các quần đảo.”  (17)
- 17 tháng 1-1974, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao HK tuyên bố HK không có chủ quyền trên các hải đảo và mặt khác không dính líu và vấn đề này do các quốc gia tuyên bố chủ quyền tự giải quyết với nhau. (18)
Trong cùng ngày, tại Sài Gòn, lo ngại trước sự việc các chiến hạm VNCH và TC được tăng phái đến nhóm NT có thể đưa đến đụng độ về quân sự. Đại Sứ Martin nhận chỉ thị từ BNG/HK, đã gặp và nhấn mạnh với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc 4 điểm sau (19) :
         1.- sự cần thiết làm dịu tình hình
         2.- tránh bất cứ hành động nào có thể đưa đến sự leo thang.
         3.- lập tức cố gắng đưa sự xung đột qua lãnh vực ngoại giao như Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
        4.- dù trong bất cứ trường hợp nào quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào. (Điểm cần ghi nhận ở đây là trong ngày 17-1, Tổng Thống Thiệu đang tiếp tục công tác ủy lạo chiến sĩ nhân dịp Tết Nguyên Đán tại Quân Đoàn II, không rõ Ngoại Trưởng Bắc có báo cáo cho ông về lập trường này của HK hay không?)
Bài viết của NT Vương Văn Bắc cũng đã có những nhận xét tương tự :”Hoa Kỳ cho hay rằng họ không muốn dính dáng vào một vụ tranh chấp có nguồn gốc khá phức tạp trong lịch sử; họ cầu mong đôi bên có được sự dàn xếp hòa bình. Nói rõ hơn, Hoa Kỳ không muốn can thiệp vào vụ nầy, không muốn đứng hẳn vào một bên để chống lại bên kia.” (6)
    Điểm quan trọng trong kế hoạch chiếm đoạt HS là TC phải đoán chắc được thái độ và lập trường của HK. Do đó sau khi vững tâm là HK sẽ đứng ngoài trước các sự xung đột về tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo trong vùng biển Đông, TC đã tiến hành kế hoạch này
7.- Lực lượng phòng thủ đảo Hoàng Sa:
    HS là đảo duy nhất trong nhóm Nguyệt Thiềm có lực lượng quân sự VNCH trú đóng.
- Quân số: trên đảo HS có một Trung đội Địa Phương Quân (ĐPQ) gồm 25 người trực thuộc Tiểu khu Quảng Nam do một Trung úy chỉ huy và toán nhân viên dân sự 4 người điều hành đài khí tượng.
Trong biến cố HS, còn có 5 quân nhân thuộc phái đoàn Công Binh công tác HS và một viên chức dân sự Hoa Kỳ thuộc toà Tổng lãnh sự Đà Nẵng.
-Trang bị vũ khí : hầu hết ĐPQ được trang bị vũ khí cá nhân M16 (theo Chuẩn Úy Nguyễn Văn Đức người từng giữ chức vụ đảo trưởng vào tháng 10-1969 thì toán ĐPQ còn có hai khẩu đại liên 50 ly (trích từ “Hoàng Sa trong ký ức một đảo trưởng “ của Thế Anh, báo Tuổi Trẻ ngày 8 tháng 9-2009.)
a.- Nhận xét về toán phòng thủ :
- Trần Thế Đức trong bài viết “Hoàng Sa qua những nhân chứng” (20) : “Những gắp đạn M16 trên thắt lưng thật là nặng nề. Thôi! Gửi lại vùng đất chiến tranh, chỉ đem tượng trưng vài gắp mà thôi. Còn khẩu súng nữa. Có lẽ còn lâu lắm, khi trở về đất liền nó mới được dùng tới. Trên biển cả mênh mông này chỉ quí nhất là chất nổ: nào lựu đạn, béta, plastic. Họ đem theo càng nhiều càng tốt. Đó là nguồn cung cấp thực phẩm trong những ngày sống lênh đênh trên hải đảo.
Nhóm người trên tàu ấy gồm một trung-đội địa-phương quân thuộc tiểu khu Quảng-nam, dưới quyền chỉ-huy của một Trung-úy trung đội trưởng. Họ phần lớn là những người bị trừng phạt, gom góp lại trong tiểu khu, không phải là một đơn vị thuần nhất. Cuộc sống quạnh hiu giữa trời, mây, nước sẽ làm họ nghĩ về nội tâm mà ăn năn, sửa đổi?…..”
- HQ Đại Úy Trần Kim Diệp/TP/Tình Báo/BTL/HQ/V1DH (21):” …   Riêng về đội quân trấn đảo, tiếng là “trấn thủ” nhưng thực ra là đi tù. Họ gồm 22 quân nhân diện vô kỹ luật thuộc những Đại đội ĐPQ của Quân khu 1, do 1 viên Sĩ-Quan cấp bậc Tr/Úy cũng vô kỹ-luật được chỉ định làm trưởng toán (đây là điều sai lầm vô cùng to tát của các cấp lãnh đạo đã xem nhẹ và để mất quần đảo qúy báo này). Vì là thành phần bị đi đày nên trong thời gian từ 3 đến 6 tháng ở đảo, họ không hề có tôn ti, cấp bậc mà sống theo “luật của kẻ mạnh” và tất cả vũ khí đều phải cất vào kho để tránh trường hợp họ dùng để thanh toán nhau“.
- Thiếu Tá Phạm Văn Hồng (22) :”Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn”.
- Cựu ĐPQ Phạm Khôi (23) : ông cùng đồng đội xuống tàu tại quân cảng Đà Nẵng để ra Hoàng Sa vào đêm 23 tháng Chạp năm 1969 “… Nói tiếng là bảo vệ, nhưng ra đảo Hoàng Sa anh em lính tụi tui ban ngày đi câu, ban đêm ngủ. Đảo Hoàng sa thời đó yên bình lắm…”  (Hoàng Sa trong ký ức của những chiến binh-Vietnam.net, 18-03-2010)
- Gerald Kosh (2) : “…toán Điạ phương quân trên đảo HS đã được chỉ huy rất yếu kém, không cố gắng để sự phòng thủ có hiệu quả. Sau khi họ đầu hàng, lính TC đã tỏ vẽ ngạc nhiên khi biết là toán lính ĐPQ chỉ có phân nữa được trang bị vũ khí cá nhân”.
    Sự lơ là trong việc phòng thủ đảo HS và bỏ ngỏ các đảo còn lại trong nhóm Nguyệt Thiềm đã là cơ hội hiếm qúy cho TC thực hiện giấc mộng chiếm đoạt HS.
b.- Nhiệm kỳ toán ĐPQ và nhân viên đài khí tượng trên đảo :
- “ Vì là thành phần bị đi đày nên trong thời gian từ 3 đến 6 tháng ở đảo, họ không hề có tôn ti……..” (21)
- ” Ông Nhự là một trong số ít những người đi ra Hoàng Sa đến 3 nhiệm kỳ (9 tháng, từ 1968-1971). (Báo Lao Động ngày 24-04-2009)
- “…Mỗi kỳ ở đảo ba tháng. Khi ra, họ mang gạo, đậu xanh, nếp, khoai tây đóng thành thùng”. (HS một thời tuổi trẻ – Tiền Phong 09-2009)
- [Ông Võ Như Dân nhớ lại:”...Trạm quan trắc trên đảo có 5 nhân viên, gồm 3 quan trắc viên, 1 vô tuyến điện và 1 phục vụ. Mỗi nhiệm kỳ công tác 3 tháng”]  (Ký ức Hoàng Sa -Tuổi Trẻ 23-12-2007)
- ”…..HQ 404 đang chuyển một Đại Đội ĐPQ từ thành phố Đà Nẵng ra thay thế một Đại Đội ĐPQ khác đang trú đóng ở đảo Hoàng Sa hơn 6 tháng trời…“  (Hoàng Đình Báu “Hoàng Sa và những kỷ niệm” – www.vn.net)
- “….Đại đội Địa phương quân ngoài Hoàng Sa đang mong ngóng được về gặp mặt vợ con. Tôi chỉ mới mười ngày không gặp gia đình mà đã ủ ê, huống hồ họ đã quá hạn sáu tháng….( Vũ Thất – Đường đến Hoàng Sa, www.nguoivietboston.com)
-“….thường thường thì cứ ba tháng có một chuyến tiếp tế cho Hoàng Sa bằng tàu HQ loại 400, có thể là tiếp tế nước, thực phẩm, vũ khí hay thay đổi nhân viên. Trong ba tháng mình không có ra đó thì mình hầu như không biết tình hình ngoài đó như thế nào…” (HQ Th/Tá Phạm Ngọc Lộ Giám Đốc TTHQ/Lưu Động Biển.)
- “… chiến hạm HQ 16 có sứ mạng vận chuyển một số quân nhân (một Trung đội) và bốn nhân viên dân chính thuộc nha khí tượng ra thay thế các quân nhân và công chức đã trấn giữ tại đảo này từ ba tháng trước. Đây là những công tác bình thường của hải quân VNCH.”
Sống ở ngoài này hoàn toàn lệ thuộc vào sự tiếp tế từ đất liền. Lúc đi, phải chuẩn bị thức ăn đầy đủ trong ba tháng…………Khi trao trả cho Việt Nam, tàu cứ ba tháng ra một lần.
Còn các binh sĩ khác, cũng như nhân viên khí tượng, ngoài quần áo đem theo, phải đem theo đồ ăn đủ trong ba tháng. Từ đây tới ba tháng sau không hề có chuyến tàu nào từ đất liền chạy ra, trừ phi có chuyện khẩn cấp. (20)
- ”…Cứ 3 tháng 1 lần tàu luân phiên đưa lính ra đảo để bảo vệ”. (cựu ĐPQ Phạm Khôi)
    Những bài viết trên cho thấy là các chuyến công tác định kỳ thay thế Trung đội Địa phương quân và nhân viên đài khí tượng trên đảo HS đã được thực hiện mỗi 3 tháng một lần, đôi khi vì lý do thời tiết có thể kéo dài thêm.
c.- Nhiệm vụ của Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt- HQ 16 :
    Sự hiện diện của HQ 16 trong chuyến công tác đặc biệt ra HS là một sự bất ngờ đối với TC và đã làm thay đổi dự tính của chúng.
    Việc xác nhận mục đích chuyến công tác của HQ 16 cũng là điểm rất quan trọng vì nó xác định rõ rệt ý định của TC.
- HQ Trung Tá Lê Văn Thự Hạm Trưởng HQ 16: “Ngày 15 tháng 1 năm 1974 tàu tôi, HQ 16, được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu Tá Bộ binh thuộc Quân đoàn 1……..Trong khi chờ đợi đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tàu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hòa (LTG : đúng ra là đảo Cam Tuyền). Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ”. (24)
- HQ Đại Úy Đào Dân : “… Sáng mai, HQ 16 phải chở ra HS một phái đoàn của Bộ Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật, nhằm khảo sát để thiết lập một phi trường cho C130 có thể đáp….Phái đoàn gồm 6 người : 1 Thiếu tá trưởng đoàn, 1 cố vấn Mỹ mặc áo dân sự, 2 Trung Úy cùng 2 Trung sĩ thuộc ngành Công binh  …………  Buổi sáng ngày 16/1/74 chúng tôi chở 6 người của phái đoàn lên đảo rồi sau đó đem xuồng về tàu”. (25)
- Thiếu Tá Phạm Văn Hồng : “…buổi sáng 15-1-74 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự……….ngoài tôi làm toán trưởng còn có một Trung Úy Liên đoàn 8 Công binh kiến tạo, một Trung Úy Liên đoàn 10 Công Binh Chiến đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung Úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo”. (22)
- HQ Đại Úy Lê Văn Thự Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân (TTHQ)/ Vùng I Duyên hải trong thời gian xảy ra trận hải chiến HS đã viết “…ngày 15-1-1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 của Hải Quân VNCH khởi hành ra HS. Chiến hạm chở theo phái đoàn Công Binh của Quân đoàn I, có nhiệm vụ khảo sát và nghiên cứu để xây một phi trường cho loại phi cơ vận tải cở nhỏ có thể đáp và cất cánh…” (26)
- HQ Đại Úy Trần Kim Diệp :”….tôi nhận lệnh của Đô Đốc Tư Lệnh HQ/V1ZH đi công tác đảo Hoàng Sa. Chúng tôi trực chỉ Hoàng Sa bằng phương tiện Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 với nhiệm vụ là thám sát đảo Hoàng Sa để nghiên cứu lập một phi đạo cho vận tải cơ C7 Caribou”. (21)
- Ngoại Trưởng HK Henry Kissinger nói về trường hợp của G.Kosh trong buổi gặp mặt Đại Sứ TC Han Hsu tại Bộ Ngoại Giao sáng ngày 23 tháng 1-1974 như sau :”… Ông ấy đã có mặt ở đó  theo yêu cầu của người Việt Nam có liên quan tới một số nhiệm vụ kỹ thuật tạm thời, điều này chính xác bởi vì chúng tôi nghĩ rằng đó là một giai đoạn yên ổn. Ông định chỉ ở lại một ngày hay như vậy, rất ngắn gọn, sau đó ông thấy mình bị bắt. Không người Mỹ nào có mặt thường trực hoặc ngay cả tạm thời trên các quần đảo này. Đây là một sự việc  đáng tiếc”. (23a)
- Đại Sứ Martin : trong điện thư mật gới cho Tướng Brent Scowcroft thuộc Hội đồng An ninh Quốc Gia HK (NSC- National Security Council) :” … thật là không may, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân VN vì cố gắng tránh sự can dự hoặc nguy hiểm cho nhân viên dân sự HK Gerald Kosh – người đã tháp tùng toán công binh để nghiên cứu về việc có thể xây một phi đạo ở Hoàng Sa – đã di chuyển Kosh khỏi tàu đưa lên đảo Hoàng Sa, ở đó Kosh được xem như là tránh khỏi hiểm nguy”. (10)
- Gerald E. Kosh : “tháp tùng HQ 16 ra HS với một toán đặc nhiệm HQ có ý định thám sát các đảo (đặc biệt là đảo Hoàng Sa) và quan sát hoạt động của TC trong vùng” (27).
- Vũ Hữu San &Trần Đỗ Cẩm:”…TDH Lý Thường Kiệt HQ-16 ra Hoàng Sa với nhiệm vụ chính chở phái đoàn Công Binh thám sát thiết lập phi trường, tình cờ phát hiện ngư thuyền và quân TC trong vùng.” (28 p.84)
    Ngoài ra công điện thượng khẩn do DAO ở Sài Gòn gởi về HK sau khi nhận báo cáo từ TTHQ/BTL/HQ vào lúc  6 giờ chiều ngày 15 tháng 1 có nội dung: “Lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1, chiến hạm HQ 16 của HQVN neo ở hướng đông đảo Cam Tuyền cách bờ 100m đã phát hiện tàu TC neo phiá ngoài đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo HS, cách bờ 100m. Tàu TC là loại tàu đánh cá khoảng 100 tấn, trang bị một số antenna. Trên đảo Cam Tuyền có cờ TC. HQ 16 ra hiệu yêu cầu tàu TC rời khỏi khu vực nhưng không có phản ứng.” (32)
    Và theo HQ Đại Úy  Đào Dân diển tả trong bài viết của ông:”….Tôi nhận quart trưa 1200 – 1500H. Không có việc gì làm, chỉ theo dõi tình trạng trôi của tàu, nếu cần điều chỉnh lại chút đỉnh. việc đổ bộ đã hoàn tất vào buổi sáng. Hạm trưởng xuống nghỉ trưa. Các sĩ quan phụ tá và nhân viên đi quart tụ lại nói chuyện phiếm…Bỗng tôi chú ý ở trước mặt đảo Robert, ngang hông chiến hạm, một chiếc tàu đang lửng lơ bên cạnh đảo. Chiếc tàu nhỏ, cỡ bằng những chiếc tàu đánh cá Ðài Loan mà tôi thường gặp trong vùng biển cận duyên. Tôi cũng cho đây là tàu đánh cá, nhưng hơi lạ là nó vào sát bờ quá “.(25)
     Qua dẫn chứng từ các nhân vật liên hệ trực tiếp và gián tiếp đến biến cố Hoàng Sa, thêm vào đó với công điện sưu tầm được, đã cho thấy là chuyến công tác của HQ 16 ra Hoàng Sa là một chuyến công tác đặc biệt, kéo dài khoảng 4 ngày với nhiệm vụ chính yếu là đưa toán Công Binh lên đảo Hoàng Sa để nghiên cứu khả năng thiết lập một phi đạo dành cho phi cơ vận tải loại nhỏ sử dụng.
Ngoài ra còn xác nhận một cách rõ rệt là HQ 16 tình cờ đã phát hiện tàu TC neo gần đảo Cam Tuyền, trên đảo có cờ TC; đồng thời cho thấy một sự kiện hiển nhiên là chiến hạm đã không nhận được lệnh hoặc chỉ thị đặc biệt nào khác của BTL/VIDH từ lúc rời Đà Nẵng cho đến khi hoàn tất công tác đưa toán 7 người lên đảo HS.
      (Có tài liệu cho là vào khoảng 10 tháng 1-1974, BTL/HQ được HK thông báo là TC đưa tàu và người xâm nhập nhóm Nguyệt Thiềm nên mới chỉ thị BTL/VIDH gởi HQ 16 ra HS quan sát.)
Ý ĐỒ CỦA TRUNG CỘNG    Chiếm đoạt trọn vẹn HS là ý đồ mà TC đã ôm ấp từ lâu và đây là sách lược mà chúng chỉ chờ đợi thời cơ thuận lợi là ra tay.
1- Công tác dọ thám và điều nghiên :
Trong bài viết này, tác giả xin được viện dẫn những ghi nhận rất trung thực của 4 nhân chứng đã có mặt trên đảo HS.
- Trần Thế Đức:”…Người Việt vốn quí khách. Khách tới, đi ca nô hay xuồng nhỏ vào đảo là được tiếp niềm nở. Nhất là những lúc khách gặp cơn hoạn nạn (cần nước ngọt, gặp bão) lại cần phải sốt sắng cứu giúp. Chủ và khách đều vui vẻ. Khách chân thật, không có gì đáng e ngại, vì khách thường từ các tàu cá tới , lại không có khí giới gì cả. Chủ lại được tự do xuống tàu xem nữa. Nhưng ôi thôi! Mấy chiếc tàu cá đó thối lắm! Xuống làm chi! Quen với những kẻ lạ thường xuyên tới, anh em chẳng bận tâm đến họ. Họ có thể lên đảo nghỉ ngơi hoặc chạy nhảy cho khỏi chồn chân tắm nước ngọt ở giếng. Họ có thể đem lưới và cá lên đảo phơi nữa, nhất là trên đảo Hữu Nhật (Cam Tuyền, Robert). Nghỉ ngơi xong, họ lại xuống tàu, nhổ neo đi. Sống quạnh hiu trên đảo, bỗng dưng có người tới thì cũng vui. Chủ và khách không cùng ngôn ngữ, nhưng rồi cũng hiểu nhau. Khách lạ tới là những lúc vui vẻ. Mà chủ cũng mong khách tới nữa. Khách thường rất rộng rãi: đổi vài thùng nước lấy thuốc lá, đồ ăn tươi, rau, trái cây lạ, quả là hời giá.” (20)
- HQ Đại Úy Trần Kim Diệp: ”… Một số quân nhân trên đảo còn cho tôi biết là trước đó vài hôm một số người Tàu đã lên đảo đổi chác thuốc hút và nước uống.” (21)
- Tài liệu của Bộ Lục Quân/HK/PTB (tổng hợp qua tường thuật của Gerald Kosh): “……….Từ cách thức cuộc tấn công đổ bộ đã được thực hiện, điều có thể nhận rõ ngay là TC đã nắm được tin tức tình báo chính xác về thành phần, sự bố trí và khả năng của lực lượng trú đóng VNCH trong nhóm Nguyệt Thiềm và địa thế trên từng đảo một. Sự thu thập dữ kiện thiết yếu phần lớn đạt được là do những ‘tàu đánh cá’ thi hành như là các điểm chính yếu cho việc dọ thám“.
    Các ‘tàu đánh cá’ TC đã được tự do ra vào trong hải phận của nhóm Nguyệt Thiềm từ nhiều năm qua. Vì các tàu đánh cá này bề ngoài có vẻ chú tâm vào hoạt động đánh cá thương mại nên những sự hiện diện thường xuyên của họ trong hải phận của VNCH không bị cản trở. Ngoài các hoạt động đánh cá thực sự, những tàu đánh cá này còn phục vụ như là nền tảng cho việc thu thập tin tức tình báo. Với sự ra vào hoàn toàn không bị giới hạn đến các khu vực được lựa chọn là mục tiêu tối hậu, thủy thủ đoàn của các ‘tàu đánh cá’ đã có cơ hội chụp hình mỗi đảo, cập nhật hóa trên hải đồ những vùng nước cạn, theo dỏi các hoạt động của VNCH và thám sát các bãi đổ bộ xử dụng sau này.
    Ông Kosh đã được người Việt Nam trú đóng trên đảo Hoàng Sa cho biết là nhiều lần trong khoảng mùa Thu năm 1973, một phái đoàn thiện chí TC đổ bộ lên đảo. Mỗi lần như vậy, một toán đổ bộ từ tàu đánh cá lên đảo và tặng quà ‘như thực phẩm và nước uống’ cho toán lính VNCH trú đóng trên đảo. Mặc dù bày tỏ mục đích thân thiện qua những lần thăm viếng nhưng qua sự quen thuộc với địa hình của đảo Hoàng Sa mà lực lượng tấn công đã chứng tỏ cho thấy một cách hùng hồn là những phái đoàn ‘thiện chí’ này thật ra chỉ là những toán thu thập tình báo”. (29)
- Thiếu Tá Phạm Văn Hồng: “… Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên”. (22)
2.- Công tác thao dượt :
    Sau khi thu thập đầy đủ các dữ kiện cần thiết, TC bắt đầu soạn thảo và thực hành kế hoạch thao dượt.
Tài liệu mật của Phòng Tình Báo/Bộ Lục Quân Hoa Kỳ tiết lộ các hoạt động bí mật của tàu đánh cá vũ trang TC đã được phi cơ không thám HK ghi nhận trong khoảng thời gian có thể bắt đầu từ tháng 9-1973 cho đến tháng cuối năm 1973 như sau : “…….. Có bằng chứng cho thấy sớm nhất là vào khoảng trung tuần tháng 12 và có thể trước đó vào khoảng tháng 9, TC đã tích cực huấn luyện lực lượng tấn công của họ cho cuộc hành quân vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Trong thời gian 10 ngày, khoảng hạ tuần tháng 12, 6 tàu đánh cá (loại tàu đánh cá NanYu mang số 401, 402, 405, 406, 407 và 408) đã được quan sát hoạt động từ hải cảng và cũng là căn cứ hải quân Bắc Hải (PeiHai). Những tàu đánh cá hoạt động từng cặp rời hải cảng vào mỗi buổi sáng và trở về vào mỗi buổi chiều”.
      Những chứng cớ dưới đây cho thấy một cách rõ ràng là hoạt động này dùng vào việc huấn luyện cho lực lượng đổ bộ:
            a) Có ít nhất 100 người trên boong mỗi tàu. Thủy thủ đoàn của tàu đánh cá ít khi trên 15 người. Như vậy việc một chiếc tàu chở nhiều hơn 100 người là một chuyện bất thường.
            b) Có ít nhất 2 trong số các tàu đánh cá này – chiếc mang số 402 đã được Việt Nam nhận dạng và chiếc mang số 407 đã được cả Kosh lẩn Việt Nam nhận dạng – được xử dụng làm tàu đổ quân cho ngày 20 tháng 1 tấn công đổ bộ.
            c) Có ít nhất 4, mặc dù có thể là 6, tàu đánh cá dùng làm tàu đổ quân cho cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa và con số (ít nhất) 100 người trên mỗi tàu (tổng cộng: ít nhất 600 người) phù hợp gần đúng với tổng số lực lượng đổ bộ ước lượng là 6 đại đội.
            d) Một số khu vực có lối vào, bãi biển rất giống với vùng bao quanh các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Hoàng Sa cách Bắc Hải khoảng 2 giờ hải hành. Sự thiếu kinh nghiệm của Hải quân TC với loại hành quân này cộng với sự nguy hiểm rỏ ràng khi hoạt động trong khu vực kế cận bãi đá ngầm khiến cho việc huấn luyện và tập dượt trong một khu vực với những địa thế tương tự là một điều tối cần.
            e) Các tàu đánh cá quan sát ở Bắc Hải và những chiếc đã tham dự trong cuộc tấn công đổ bộ đã hoạt động từng đôi. Mặc dù hoạt động này được quan sát trong tháng 12 nhưng có thể là những chuẩn bị cho cuộc hành quân tháng 1 thật ra đã được khởi sự vài tháng trước đó. Trong tháng 9, TC đã ban hành các biện pháp an ninh trong căn cứ hải quân Bắc Hải. Những biện pháp này không những được áp dụng nghiêm ngặt hơn những biện pháp thông thường trong vùng mà nó còn khắt khe hơn tất cả các hải cảng khác của TC trong cùng thời gian. Lý do cho sự thận trọng bất thường này không được rỏ nhưng có lẻ là liên quan đến các sự chuẩn bị tấn công đang tiến hành ở căn cứ hải quân. (29)
3.-Soạn thảo và thi hành kế hoạch hành quân
    Kế hoạch của TC đã được soạn thảo rất chi tiết và kỹ lưỡng, dự trù 2 trường hợp chiếm đoạt HS :
 a.- Áp dụng kế hoạch #1.
    Nếu không bị phát giác, theo kế hoạch tầm ăn dâu, chúng sẽ chiếm đoạt HS một cách êm thắm. Phương thức này đã được TC quyết định thi hành đầu tiên.
    Như đã trình bày, với sự điều nghiên cẩn thận, TC đã biết trước lịch trình thay đổi Trung đội ĐPQ và nhân viên đài khí tượng trên đảo HS. Chúng đã quan sát chuyến thay đổi quân cuối cùng xảy ra vào cuối tháng 11-1973 (20), như vậy chuyến công tác để thay đổi toán quân sắp đến theo chu kỳ 3 tháng sẽ xảy ra sớm nhất là vào khoảng đầu tháng 3-1974 hoặc trễ hơn.
    Vì vậy vào ngày 11 tháng 1 năm 1974, song song với việc đột ngột tuyên bố chủ quyền trên tất cả các hải đảo trong vùng biển Đông, chúng liền khởi sự kế hoạch tiến chiếm HS bằng cách đưa quân lên hai đảo không người là Quang Hòa, Duy Mộng cách đảo HS hơn 8 miles (khoảng 15 km). (29)
    Trưa ngày 15-1, HQ 16 phát hiện cờ TC trên đảo Cam Tuyền và tàu đánh cá của chúng neo gần đảo, qua hôm sau 16-1, HQ 16 tiếp tục tuần tiễu quan sát các đảo còn lại và ghi nhận trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ Trung Cộng. (4)
    Đào Dân cũng có nhận xét tương tự :“Thế cho nên khi chúng tôi phát hiện, thì quân đội Trung Cộng đã chiếm 2 đảo Duy Mộng và Quang Hòa không biết đã bao lâu rồi. Trên đó chúng đã đặt đài quan sát, xây dựng doanh trại “. (25)
    Sự kiện nêu trên đã chứng tỏ là sau khi đã thiết lập các cơ sở phòng thủ căn bản nơi đây, chúng bắt đầu di chuyển qua hai đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc.
    Điểm quan trọng trong kế hoạch này của TC là chúng chỉ cần sử dụng một lực lượng tối thiểu, vì vậy hai tàu đánh cá số 402 và 407 mang theo một số lính ngụy trang được xem như là thành phần chính yếu.
    Nếu như không có chuyến công tác đặc biệt của HQ 16, với lực lượng ĐPQ trên đảo Hoàng Sa quá yếu ớt, kỹ luật lỏng lẽo, vũ khí thiếu thốn, quá dễ dãi và thân thiện cũng như không phân biệt đâu là bạn, đâu là thù….chỉ cần một hoặc hai tàu đánh cá ngụy trang giả vờ lên bờ thăm viếng thiện chí như đã từng thực hiện trước đây, chúng sẽ dễ dàng áp đảo toán ĐPQ để chiếm đoạt đảo HS.
    Sau đó TC sẽ mang quân lên chiếm đóng và thiết lập hệ thống phòng thủ trên tất cả các đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm.
    Như vậy chúng sẽ chiếm HS một cách êm thắm và đặt VNCH trước chuyện đã rồi.
b.-Áp dụng kế hoạch #2.
       Nếu bị phát giác (như trong trường hợp HQ 16 công tác đặc biệt đã phát hiện chúng lăm le đưa người lên 2 đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc) và khi cơ hội thuận lợi đến trong tầm tay, chúng sẽ sử dụng lực lượng hổn hợp Hải Lục (và nếu cần sẽ có Không quân yễm trợ) để đổ bộ quân lính lên chiếm đảo.
    “…Khi mà dữ kiện tình báo đã có đầy đủ để cho phép việc sửa soạn kế hoạch chi tiết cho cuộc tấn công đổ bộ. Các ‘tàu đánh cá’ vẫn duy trì sự quan sát chặt chẽ các đảo đã được chọn làm mục tiêu. Qua sự theo dỏi này, TC đã có thể phát giác và báo cáo những sự thay đổi lực lượng bộ binh VNCH và sau nữa là sự điều động chiến hạm của VNCH.” (29)
    Theo TKD và Kosh thì khi HQ 16 đến HS, họ đã thấy 2 tàu đánh cá TC lãng vãng trong khu vực phía Đông nhóm Nguyêt Thiềm, và riêng Kosh quan sát thấy ít nhất có một lá cờ TC trên đảo Cam Tuyền,  như vậy chứng tỏ là chúng đã có mặt trong khu vực Cam Tuyền trước HQ 16. Tuy nhiên vì chúng hoạt động như những tàu đánh cá thông thường và vì chiến hạm không nhận được chỉ thị đặc biệt phải chú tâm đến chúng, hơn nửa chiến hạm cần phải hết sức thận trọng khi hải hành trong khu vực quần đảo HS nên các SQ và nhân viên HQ 16 khi đang đi quart ngang qua đảo Vĩnh Lạc và Cam Tuyền trên đường tiến vào đảo HS đã không phát hiện chúng sớm hơn.
    Trong thời gian HQ 16 tiến về đảo HS để đưa toán Công Binh lên đảo, tàu đánh cá di chuyển đến huớng tây đảo Cam Tuyền. (ở hướng này từ đảo HS không nhìn thấy chúng).
    Sau khi hoàn tất công tác, HQ 16 trở ra thả trôi gần đảo Cam Tuyền và tình cờ phát hiện tàu đánh cá TC vào lúc 02:43H. (30).
    Tuyên cáo do thông tấn xã Xinhua của TC phổ biến có đoạn: “Khoảng 1 giờ trưa ngày 15 tháng 1, chiến hạm do chánh quyền Saigon gởi ra đã có hành động quấy nhiểu và phá hoại tàu đánh cá Trung Hoa (TH) mang số 402 đang hành nghề gần đảo Cam Tuyền, bắn vào quốc kỳ của nước Cộng Hòa Nhân Dân TH đang cắm trên đảo và đuổi tàu TH ra khỏi vùng biển của họ một cách vô cớ.” (31)
    Tài liệu “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của VNCH” của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phát hành trong năm 1974 đã xác nhận:”Chiều ngày 15-1-1974, một ghe đánh cá Trung cộng chở người đến cắm cờ và dựng lều lên đảo Cam Tuyền (Robert) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tuần dương hạm VNCH dùng quang hiệu đuổi họ rời khỏi đảo nhưng vô hiệu.”
    Qua sự việc HQ16 bất ngờ xuất hiện và những ngày tiếp theo các chiến hạm HQ 4, HQ 5, HQ 10 đã được tăng phái. Thêm vào đó, ngày 17-1, HQ 16 đưa 15 quân nhân cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc và ngày 18-1, HQ 4 đưa một toán lính cơ hữu 14 người lên đảo Cam Tuyền đã làm thay đổi dự tính của TC và đã buộc họ phải chuyển sang áp dụng kế hoạch 2.
    Ngày 20 tháng 1, sau khi các chiến hạm VNCH đã hoàn toàn rút lui về Đà Nẵng, các thành phần của lực lượng Bộ binh và Hải quân TC đã phối hợp thực hiện các cuộc hành quân đổ bộ thật chu đáo tấn công lực lượng yếu kém của VNCH trên hai đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa trong nhóm Nguyệt Thiềm.
Sự kiện phía VNCH chịu tổn thất rất ít về nhân mạng cho thấy là quân đồn trú đã bị áp đảo và họ chỉ kháng cự yếu ớt, ngoài ra mặc dù TC quyết tâm dùng vũ lực để chiếm lấy Hoàng Sa nhưng họ chỉ xử dụng một lực lượng vừa đủ để đạt mục tiêu của họ mà thôi.(29)
Như vậy kể từ ngày 20 tháng 1 năm 1974,  toàn thể quần đảo Hoàng Sa đã thuộc về tay Trung Cộng.

Nhận xét
    Hoàng Sa đã mất về tay TC, chỉ trừ trong trường hợp chúng ta dùng vũ lực để chiếm lại, TC sẽ không bao giờ trả lại cho chúng ta.
    Bài học về HS rất đáng cho chúng ta ghi nhớ để trong tương lai không mất thêm những gì mà chúng ta đang có.
    Tóm lại, có 3 lỗi lầm quan trọng nhất đã dẫn đến việc mất trọn quần đảo HS vào tay TC:
1.- Thiếu sự quan tâm đến việc phòng thủ nhóm Nguyệt Thiềm:
    TC đã hiện diện và thiết lập căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc nhóm Tuyên Đức từ tháng 8-1955.
- Tháng 6-1956, phi cơ không thám HK phát hiện khoảng 75 dân TC trên đảo Cam Tuyền. Ngay sau đó chiến hạm HK đã được gởi đến nơi và đã đưa toán lính lên đảo để điều tra, kết quả toán người TC đã rời khỏi đảo. (trong thời gian này có 6 người Pháp và một số nhân viên người Việt trên đảo HS).
- Tháng 2-1959, chúng lại đưa ngư phủ xâm nhập nhóm Nguyệt Thiềm nhưng đã bị phát giác và ngăn chận.(7)
Các tàu đánh cá ngụy trang xuất phát từ miền Bắc xâm nhập miền Nam giữa đường khi bị không tuần HK phát giác thường quay trở lại nhóm Tuyên Đức để trốn lánh.
    Mặc dù đảo Phú Lâm chỉ cách đảo Hoàng Sa khoảng gần 50 hải lý (90 km) và TC lúc nào cũng luôn rình rập để chờ cơ hội chiếm đoạt, nhưng chánh quyền VNCH đã không có biện pháp nào để bảo vệ một cách hữu hiệu.
    Sau khi ký kết hiệp định Paris tháng 1-1973, mặc dù chánh quyền miền Nam đã thực hiện kế hoạch thiết lập chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nhưng các cấp chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ QĐI/QKI (TL/QKI và Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Quảng Nam) vẫn không có những hành động cấp thời để cũng cố hệ thống và gia tăng quân số phòng thủ trên đảo HS cũng như thay đổi quan niệm về việc hoán chuyển toán quân trú đóng, xem đây như là trách nhiệm thiêng liêng để giữ gìn và bảo vệ bờ cõi chứ không phải là nơi trừng phạt các thành phần vô kỹ luật trong quân đội.
    Ngoài ra, việc đưa quân thiết lập căn cứ trên các đảo còn lại, nhất là đảo Quang Hòa nằm ở phía đông nhóm Nguyệt Thiềm vẫn chưa được quan tâm đến.
    Trước 1973, HK vẫn thường xuyên biệt phái chiến hạm tuần tiễu và phi cơ thực hiện các phi vụ không thám trong nhóm Tuyên Đức do TC kiểm soát.
    Khi Hoa Kỳ bắt đầu rút quân về nước, chánh quyền VNCH cũng dư biết là đừng nên hy vọng gì nhiều vào người bạn đồng minh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực HS và có trách nhiệm báo cáo cho giới hữu trách VNCH các sự vi phạm lãnh hải của TC (32). Dù vậy việc xử dụng các chiến hạm VNCH trong công tác tuần tiễu vẫn chưa được cấp chỉ huy tại VIDH cứu xét.
    Mặc dù hải quân VNCH không đủ chiến hạm để tuần tiễu HS một cách thường xuyên nhưng ít nhất mỗi tháng 1 lần các chiến hạm loại Khu trục hạm hoặc Hộ tống hạm khi biệt phái công tác Vùng I Duyên Hải vẫn có thể ghé ngang nhóm Nguyệt Thiềm để quan sát toàn thể khu vực và để nâng cao tinh thần các quân nhân đốn trú.
    Không ai có thể phủ nhận là quân lực VNCH đã phải phân tán và phối trí lực lượng để giữ gìn an ninh lãnh thổ cho miền Nam chống lại Cộng Sản Bắc Việt, nhưng quần đảo HS tuy xa xôi vẫn là một phần khúc ruột của đất nước, vị trí nằm ngay trung điểm của nước VN và đảo Tri Tôn chỉ cách Cù Lao Ré khoảng 130 miles (240 km).
    HQ Đại Úy Trần Kim Diệp đã đưa ra những lời nhận xét thật chính xác :”…..  Cấp lãnh đạo đã không có được cái nhìn xa rộng để thấy được sự qúy giá của quần đảo HS, tuy xa xôi nhưng có vị trí chiến lược và giàu có về tài nguyên ( phốt phát, dầu hỏa, khí đốt, hải sản…), nên đã không có phương sách hữu hiệu để bảo vệ“.
    Do quá bận tâm đối phó với kẻ nội thù CSBV hung hiểm, nên đã thiếu cảnh giác về họa xâm lăng của giặc TÀU phương Bắc. Sớm quên bài học năm 1946 ( Tưởng Giới Thạch cướp nhóm Bắc đảo của quần đảo HS ) nên lơ là trong việc giữ phần còn lại của quần đảo ( nhóm Nguyệt Thiềm ).(21)
2.-Thiếu phản ứng cấp thời, thiếu kế hoạch phối hợp các quân binh chủng cùng các quyết định đúng mức trong lúc giao chiến.
    Từ ngày 11 tháng 1, sau khi TC tuyên bố chủ quyền trên cả HS lẫn TS, về phần Bộ Ngoại Giao VNCH đã có các phản ứng tức thời, nhưng về phần các giới chức ở Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, BTL/HQ, BTL/QĐI hình như là không quan tâm đến. Cựu Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã viết:” ….tôi cần minh xác là Bộ Ngoại Giao cũng như cá nhân tôi không hề được Tổng Thống hay quí vị Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tư Lệnh Binh Chủng hoặc Tư Lệnh Vùng tham khảo ý kiến hay thông báo diễn tiến vế các vấn đề quân sự, các cuộc hành quân…….. trong vụ Hoàng Sa, Bộ Ngoại Giao đã đề nghị và dự thảo bản tuyên cáo ngày 14 Tháng Hai 1974 của chính phủ VNCH nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau vụ xâm lược của Trung Cộng.
    Tôi không nhớ có một phiên họp của Nội Các VNCH vào ngày 17 Tháng Giêng 1974 hay không, nếu có thì phiên họp ấy đã đề cập đến những vấn đề gì và đưa ra những quyết định nào liên quan đến vụ Hoàng Sa.”(6)
    Chỉ đến khi Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 trong chuyến công tác đặc biệt ra đảo Hoàng Sa ngày 15-1, sau khi đưa toán Công Binh lên đảo, quay trở ra thả trôi gần đảo Cam Tuyền, tình cờ phát hiện tàu đánh cá TC, lúc bấy giờ BTL/HQ/VIDH mới bắt đầu đối phó, nhưng đây chỉ là cách đối phó cấp thời chớ không phải là một kế hoạch để đối phó với cả một âm mưu của TC.
    Ngày 16-1 đúng 8 giờ sáng (34), Tổng Thống Thiệu đến thăm VIDH có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐI tháp tùng. Nhân dịp này, Phó Đề Đốc (PĐĐ) Hồ Văn Kỳ Thoại TL/HQ/VIDH đã thuyết trình lên TT Thiệu về tình hình HS, trong đó ông nhấn mạnh “việc chiến hạm Việt Nam cố gắng mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải một cách ôn hòa nhưng tình hình trong 24 giờ qua cho thấy Trung Cộng có ý định khiêu khích..” Tiếp theo TT Thiệu viết thủ bút ra lệnh trực tiếp cho PĐĐ Hồ Văn Kỳ Thoại phương thức đối phó như sau : “Thứ nhứt là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải VNCH. Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền xử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ VNCH”.(35-p.157&159)
Nhưng theo lời của TL/HQ trong lần phỏng vấn gần đây nhất thì : “Khi ông Thoại báo cáo cho tôi về vấn đề HS, ông không báo cáo là có tàu binh của Trung Quốc mà chỉ nói là có hai chiếc tàu đánh cá có gắn súng đại liên thôi.”
    Tôi liền ra lịnh cho Đô Đốc Thoại đuổi 2 tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi hải phận của ta, nếu nó không nghe thì lôi nó giải giao về Đà Nẵng” (36-p.324).
    Chỉ thị trên của TL/HQ đã được các chiến hạm VNCH tuân hành từ bao năm nay. Trong vùng biển Phú Quốc, tàu đánh cá Thái Lan thường xuyên vi phạm lãnh hải ta. Mỗi lần bắt gặp chúng vi phạm, các chiến hạm HQ chạy đến chận bắt ngay, đôi lúc, phải nổ súng vào phía sau lái hoặc mũi để cảnh cáo lúc bấy giờ tàu mới chịu dừng lại, sau đó chiến hạm ta áp giải chúng về An Thới (Phú Quốc).
    Tháng 2-1959, một số tàu đánh cá và ngư phủ TC có võ trang xâm nhập bất hợp pháp đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng đã bị chiến hạm ta bắt giữ và giải giao về Đà Nẵng. (37) & (38)
Phương thức hành động lần này của TC tại HS trong tháng 1-1974 hầu như cũng tương tự như năm 1959, nhưng tiếc thay, phản ứng về phía ta lại khác.
    Mặc dù đã có chỉ thị rõ rệt từ TT Thiệu và TL/HQ, nhưng không hiểu sao lệnh này vẫn không được chuyển đến chiến hạm để thi hành. Dĩ nhiên là nếu nhận lệnh từ BTL/VIDH, HQ 16 và HQ 4 phải làm tròn nhiệm vụ kể cả việc xử dụng vũ khí để áp đảo và bắt giữ chúng, nhưng vì lệnh từ BTL/VIDH chỉ yêu cầu chiến hạm cố gắng đuổi chúng ra khỏi khu vực đảo HS và Cam Tuyền, không được bắt giữ và xủ dụng vũ khí.
    Qua cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15-12-2007, PĐĐ Thoại trả lời như sau : “Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của Tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra. Cho tới sáng 19/1, tình hình hai bên cùng chĩa súng không thể kéo dài hơn được nữa. Quân Việt Nam Cộng hòa phải dùng võ lực theo đúng chỉ thị của Tổng thống và khai hỏa lúc khoảng 10 giờ sáng 19/1/1974.”
    Dẫn chứng trên đã chứng tỏ là TL/VIDH chỉ thi hành lệnh thứ nhứt của TT Thiệu “là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải VNCH.” mà quên thi hành lệnh thứ hai “nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền xử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ VNCH”.
    Không những thế, lệnh của TL/HQ mà các Hạm trưởng đã từng áp dụng để đối phó với bất cứ tàu thuyền ngoại quốc nào vi phạm hải phận VN cũng không được PĐĐ Thoại tuân hành.
    Tài liệu tìm được cho thấy HQ 16 đã phát hiện tàu đánh cá TC mang số 402 từ trưa ngày 15-1 (30) và qua trưa ngày hôm sau 16-1, phát hiện thêm chiếc 407.  Theo lời thuật lại của Gerald Kosh, thì vào trưa ngày 17-1, hai tàu này không những ngoan cố không chịu rời lãnh hải VN, mà chúng còn quấy rối chiến hạm ta. Chiếc 402 di chuyển một cách bất thường rất gần với HQ 16, còn chiếc 407 đâm ngang trước mũi HQ 4 (vừa được tăng phái  đến HS) chỉ cách khoảng 10m, tạo cơ hội cho HQ 4 vận chuyển húc mũi tàu đâm vào hông chiếc 407 của Trung Cộng, lúc bấy giờ “hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ, rời vùng chạy vòng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng”.(28 p.40).
    Vì không được lệnh dùng vũ lực để bắt giữ chúng, nên từ Cam Tuyền, chúng di chuyển sang khu vực Quang Hòa , Duy Mộng. Như vậy chúng vẫn còn loanh quanh trong lãnh thổ của ta, rồi sau đó lại xuất hiện trong ngày hải chiến 19-1 để đưa quân lên đảo Quang Hòa và trợ giúp chiến hạm TC bị lâm nguy. Tiếp theo, trong ngày 20-1, chúng là thành phần chủ lực hướng dẫn các tàu đánh cá khác đưa lực lượng bộ binh đổ bộ lên chiếm các đảo Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc.
    Có thể nói việc BTL/VIDH không ra lệnh chiến hạm ta bắt giữ hai tàu đánh cá trá hình 402 và 407 là một thất lợi lớn cho ta, vì 2 tàu đánh cá này là hai chiếc chủ lực trong kế hoạch chiếm đoạt HS của TC. Chúng đã đảm nhận công tác dọ thám lực lượng và vị trí phòng thủ ta trên đảo HS, cũng như thăm dò thủy đạo, địa hình trên tất cả các đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm và chúng đã được gởi đến HS ngay sau bản tuyên cáo chủ quyền ngày 11-1 của TC. (29) Nếu chúng bị bắt giữ, TC bắt buộc sẽ phải cân nhấc kỹ lưỡng trước khi hành động, phần vì kế hoạch của chúng sẽ bị trở ngại, phần khác vì ta đã có sẵn con tin cùng bằng cớ hiển nhiên về ý đồ xâm lăng của chúng ( như vũ khí trang bị trên tàu, hệ thống antenna….) để chứng minh trước dư luận thế giới.
    Với thủ bút trao trực tiếp cho PĐĐ Thoại trước sự hiện diện của Tr/Tướng Trưởng, TT Thiệu ngay từ đầu đã giao cho TL/VIDH trách nhiệm đối phó với biến cố HS, trong khi ông chỉ có thẩm quyền chỉ huy và điều động các lực lượng hải quân trong vùng trách nhiệm là VIDH.(có lẽ đây là lý do có thể giải thích cho câu hỏi vì sao QĐI và BTTM/QLVNCH đã đứng ngoài trong trận hải chiến HS.)
    Nếu nhận thức được tầm mức quan trọng ngay từ giờ phút đầu, TT Thiệu đúng ra phải chỉ định Tr/Tướng Trưởng đảm nhận nhiệm vụ này, vì ông là TL/QĐI, người chịu trách nhiệm lãnh thổ và là người có thẫm quyền điều động tất cả các lực lượng Hải, Lục , Không quân trong vùng. Nếu trách nhiệm được trao cho Tr/Tướng Trưởng, kế hoạch hành quân sẽ được phân nhiệm rõ ràng và chi tiết hơn và chắc chắn là SĐI/KQ sẽ phải thi hành trách nhiệm tăng phái phi cơ khi được yêu cầu, do vậy cuộc diện có thể thay đổi khi có phi cơ VNCH tham chiến.
    Cũng vì vậy, từ ngày 15-1, khi HQ 16 báo cáo sự hiện diện của TC trên đảo Cam Tuyền cho đến ngày 19-1, không có một phi cơ nào của không quân VNCH được gởi ra để thi hành công tác quan sát. Và trong sáng ngày 19-1, khi cuộc đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa thất bại, phải triệt thoái toán quân về tàu và sau đó trận hải chiến bùng nổ, giữa lúc các chiến hạm VNCH đang chiến đấu một mất một còn với các chiến hạm TC vẫn không thấy một phi cơ chiến đấu nào của Sư Đoàn I/KQ bay ra yễm trợ mặc dù đã được hứa hẹn từ trước và lý do đã được đưa ra vào phút chót là vì thiếu nhiên liệu. *
(Bài phân tích của HQ/Hoa Kỳ cho thấy là các loại phi cơ F-5**, A-1 và AC-119 của không quân VN có khả năng bay từ phi trường Biên Hòa ra Trường Sa cách khoảng 400 hải lý trong khi phi trường  Đà Nẵng chỉ cách Hoàng Sa khoảng 200 hải lý.) (39)
    Bài viết của NT Vương Văn Bắc cũng đề cập đến khả năng của phi cơ VNCH : “…Tôi còn nhớ một chi tiết qua phần trình bày của Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng: Vì khoảng cách quá xa giữa Ðà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa, máy bay của ta dù có trang bị thêm những bầu chứa nhiên liệu cũng chỉ có thể tác chiến trong vùng trời Hoàng Sa khoảng mười lăm phút mà thôi…”) (6)
    Có lẽ các giới chức thẫm quyền chỉ xem đây là cuộc “tao ngộ chiến”, vì vậy trong ngày 19-1 các quyết định rất quan trọng về chiến lược và chiến thuật đã không được suy xét tận tường dẫn đến việc mất trọn quần đảo Hoàng Sa.
    Trong khi địch quân thông suốt về địa thế các đảo và khả năng phòng thủ của ta, thì bên ta lại mịt mờ về khả năng của chúng.
    Lệnh hành quân đổ bộ lên đảo Quang Hòa đã dựa trên những điều kiện thật là lý tưởng, không cần biết trước địa hình, địa thế, không quan tâm đến lực lượng phòng thủ và tăng viện của địch, không có kế hoạch dự trù không yễm. Ngay cả hải pháo cũng không được xử dụng để dọn đường cho lực lượng đổ bộ và các chiến sĩ hải quân trước khi đổ bộ lên đảo đã nhận lịnh từ Đại Tá Ngạc là  “ không được nổ súng và lên bờ yêu cầu toán quân của họ rời đảo “. (4 p.250)
    Thật là vô lý khi tàu đánh cá trá hình của TC đã bị chiến hạm ta húc mũi vào hông mà chúng vẫn lì lợm không chịu rời khỏi lãnh hải VN thì sá gì toán đổ bộ vài chục người của ta lên đảo, chỉ dùng lời mà chúng lại bằng lòng rời đảo hay sao trong khi lực lượng phòng thủ của chúng đông gấp đôi, gấp ba lực lượng ta ???!!! (Theo HSTT (4) thì có khoảng 2 đại đội lính TC đổ bộ lên phiá Đông Bắc đảo Quang Hòa; tài liệu (42) lấy từ BTL/HQ cho thấy là TC đã đổ bộ khoảng 2 đại đội gần đó và đã bao vây toán đổ bộ lúc 08:30H.)
    Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng NT Vương Văn Bắc đã có nhận định thật chính xác: “Tuy không có sự hiểu biết chuyên môn về vấn đề, tôi cũng ý thức được là trong một cuộc chiến hiện đại, nếu không đem lại cho các lực lượng đổ bộ không yểm đầy đủ thì toan tính cho quân đổ bộ chiếm lại quần đảo Hoàng Sa sẽ chỉ là một hành động phiêu lưu vô vọng.” (6)
    Chỉ tiếc là nếu như vị Tư Lệnh chiến trường, sau khi rút toán đổ bộ về lại chiến hạm, thay vì ra lệnh khai hỏa vào tàu địch, đổi lại bằng lịnh rút các chiến hạm về làm tuyến phòng thủ các đảo còn lại ở phía Tây nhóm Nguyệt Thiềm, đem toán Người Nhái và Biệt Hải lên tăng cường các đảo Hoàng Sa, Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Thêm vào đó, phân đội tiếp viện gồm có Hộ tống hạm HQ 11 và 3 Tuần Duyên đĩnh (HQ 709, 711,723) đã khởi hành vào lúc 2100H đêm 18-1 từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa chở theo 91 Địa Phương Quân và 15 hải kích có thể đã có mặt tại chiến trường vào khoảng trưa ngày 19-1 (40), [(4) p.301], như vậy ta đã có sẵn một lực lượng phòng thủ đáng kể đủ để đương cự với địch trong một thời gian.***
    Nếu VNCH tiếp tục gởi lực lượng tăng viện, chứng tỏ quyết tâm giữ HS bằng mọi giá, thế giới sẽ quan tâm đến tình hình HS, vì thái độ cứng rắn của VNCH có thể đưa đến nguy cơ của một trận chiến khốc liệt giữa một cường quốc và một nước nhược tiểu. Đây sẽ là cơ hội để dư luận quốc tế có dịp bàn cãi và thảo luận về lịch sử và chủ quyền quần đảo HS. Từ đó sẽ phát hiện những lý luận vô lý của TC khi họ dùng vũ lực để chiếm đoạt HS từ tay VNCH.
    Trước tình trạng này, TC sẽ phải duyệt xét lại kế hoạch của họ vì tiếp tục gây chiến TC sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tuyên truyền và sẽ làm giảm uy tín đối với các nước nhược tiểu cũng như làm tổn thương đến mối giao hảo với các nước trong vùng Đông Nam Á và các nước khác kể cả CSBV. Riêng HK, tuy muốn phát triển mối liên hệ ngoại giao với TC, nhưng HK cũng không thể khoanh tay khi cuộc xung đột lan rộng, bắt buộc HK sẽ phải lên tiếng để yêu cầu TC ngưng ngay các hoạt động quân sự.
    Như thế, cuộc xung đột sẽ được chuyển sang mặt trận ngoại giao vì kéo dài trận chiến sẽ không có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng.
    Một điều chắc chắn là ta sẽ mất hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng, nhưng ít nhất các đảo Hoàng Sa, Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Tri Tôn vẫn còn là một phần của tổ quốc VN.
    HQ Đại Úy Đào Dân trong bài viết “HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa” đã có nhận xét thật chí lý khi ông viết:”…….sau ngày họp thượng đỉnh với Tổng Thống Nixon tại Bắc Kinh. Trung Cộng bắt đầu có tham vọng bành trướng thế lực ở biển Ðông. Việc chiếm đóng hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên Trung Cộng không muốn dùng võ lực để giải quyết tranh chấp vì e ngại Mỹ, nên dùng chính sách tầm ăn dâu, nghĩa là điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa. Nghĩa là những đảo nào không có ai chiếm cứ, Trung Công sẽ đến thiết lập các căn cứ, và mọi chuyện sẽ trở thành chuyện đã rồi. Do đó, nếu sau khi đuổi 2 tàu đánh cá Trung Cộng đi khỏi 2 đảo Robert và Money, Việt Nam Cộng Hòa cứ cho quân đội ra xây dựng trên đó, giữ đảo, dùng ngoại giao để công kích, thì tuy không lấy lại được 2 đảo Duy Mộng và Quang Hòa, cũng không mất luôn 3 đảo lớn nhất vùng là Pattle, Robert, Money, và vĩnh viễn Hoàng Sa không bao giờ trở lại chủ quyền Việt Nam”.
    Ngoài ra, Tư Lệnh HQ đã đưa ra những kết luận thật chính xác về phía VNCH: “cuộc hải chiến giữa ta và Trung Cộng. Theo tôi nghĩ, chỉ là một cuộc “tao ngộ chiến”, đụng chạm nhau trên đường tuần tiễu bảo vệ hải phận quốc gia chớ chưa phải là một trận chiến có tổ chức , bởi vì chúng ta chưa nghiên cứu chính xác về địch tình, thiếu tin tức tình báo, thiếu không thám, thiếu không trợ, thiếu trận liệt.” (4)
    Và như PĐĐ Thoại đã trả lời: “tôi chỉ biết chúng ta phải làm đủ thủ tục theo lịnh của Tổng Thống và Tổng Tư Lịnh Tối Cao Quân Đội tức là có một hành động cụ thể chứng minh chủ quyền của các đảo mà thôi. Tôi không nghĩ là TT Thiệu có ý ra lịnh Hải Quân phải tiêu diệt lực lượng Trung Quốc hoặc bằng mọi giá giữ cho được các hải đảo” (36- p.353)
    Tóm lại trong biến cố HS, Hải quân VNCH đã đơn độc thừa hành nhiệm vụ tác chiến và chỉ huy. Quyết định của các cấp chỉ huy HQ chỉ có tính cách chiến thuật đối phó với diễn tiến của từng giai đoạn. Vì vậy đôi khi chỉ vì dựa vào lý do quá đơn giản là nỗ súng để chứng minh chủ quyền của các đảo, để  rồi đưa đến việc mất trọn cả quần đảo HS.
     Như thế làm sao có thể đương cự lại với cả một sách lược do chính các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Cộng chỉ đạo và giám sát cuộc hành quân cưỡng chiếm Hoàng Sa.(5)
3.- Không quan tâm đến lời cảnh báo của HK.
    Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong biến cố HS rõ ràng là địch biết ta ngược lại ta không biết chút gì về địch và không quan tâm đến lời cảnh báo của HK.
    Như đã trình bày ở phần trên, trước khi thi hành kế hoạch, TC đã hoàn toàn an tâm là HK sẽ đứng ngoài cuộc xung đột.
    Có rất nhiều bài viết đổ lỗi là HK đã phản bội VNCH bằng cách thỏa thuận ngầm để bán đứng HS cho TC, nhưng qua các tài liệu mật đã tìm được, không có bằng chứng rõ rệt để kết tội HK.
    Hiệp ước Paris 1973, chấm dứt sự can thiệp trực tiếp về quân sự của HK và lập trường không can dự vào những cuộc tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo đã là động lực khiến HK đưa đến quyết định là :” … dù trong bất cứ trường hợp nào quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào.” nếu cuộc chiến bùng nỗ giữa VNCH và TC.
    Ngày 17-1, trước tình trạng leo thang có nguy cơ dẫn đến xung đột bằng vũ lực (qua việc HQVN tăng cường HQ 4 và TC gởi 2 chiếc Kronstadt đến nhóm Nguyệt Thiềm), Đại Sứ Martin đã gặp và trình bày với NT Vương Văn Bắc về lập trường của HK [nhật báo Chính Luận có loan tin này (41)], cũng trong cùng ngày phát ngôn viên BNG/HK  tuyên bố là HK không có chủ quyền trên các hải đảo và không dính líu vào các vụ tranh chấp. Mục đích của HK  là mong muốn phía VNCH cố gắng làm dịu tình hình và tránh các hành động có thể đưa đến sự xung đột có vũ trang. Trong bài viết của ông, NT Vương Văn Bắc đã có nhận xét tương tự: “Hoa Kỳ không muốn can thiệp vào vụ nầy, không muốn đứng hẳn vào một bên để chống lại bên kia.”
(Không hiểu là NT Bắc có báo cáo sự việc này lên Thủ Tướng hoặc Tổng Thống ? Hay là có thể chính Ông cũng không thể tin là HK sẽ dững dưng đứng ngoài, vì vậy Ông không thấy cần phải trình lên thượng cấp??)
Về phía HK họ cũng không ngờ trận hải chiến sẽ xảy ra, vì vậy mặc dù vào lúc 0850H (4) các chiến hạm HQVN đã nhận được lịnh tác xạ vào đảo trong lúc triệt thoái toán Người nhái và Biệt hải về tàu nhưng không giao chiến với tàu TC (VNN SHIPS WERE ORDERED TO SHELL ISLAND WHILE EXTRACTING TROOPS, BUT NOT TO ENGAGE THE PRC SHIPS.), HK vẫn chưa có phản ứng. (42)
    Chỉ đến khi các chiến hạm nhận lịnh chuẫn bị khai hỏa vào chiến hạm địch, bấy giờ Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội HK mới gởi công điện thượng khẩn vào lúc 0950H ra lệnh cho tất cả các đơn vị trực thuộc tránh xa khu vực HS và tránh các hành động có thể được xem như là tham gia hay hỗ trợ cho VNCH. (43) (trận hải chiến khởi sự vào lúc 1025H)
    Trong văn thư gởi về BNG/HK sau khi TC đã chiếm HS, Đại Sứ Martin lấy làm tiếc là phải chi TT Thiệu có mặt ở Sài Gòn ông sẽ đề nghị giải pháp thích nghi hơn (10) và ông cũng cho là HS đã mất thì không làm cách gì để TC trả lại và HK đã từ chối một cách miễn cưỡng việc tìm kiếm những người sống sót.(19)
    Ngoại Trưởng Kissinger trong cuộc họp báo ngày 23 tháng 1 từ chối đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp ở quần đảo HS và HK “ lấy làm tiếc việc dùng lực lượng quân sự để giải quyết vấn đề”. (44)
    Vì vậy, ngoài việc không ước định được mưu đồ của địch và không tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp đối phó với TC, các giới chức VNCH cũng đã bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với Đại Sứ Martin để cố gắng tìm hiểu thêm về khả năng HK có thể giúp được ****, vì từ đó cho đến ngày 19-1 không thấy đá động đến những lần tiếp xúc tiếp theo giữa HK và VNCH.
    Như đã dẫn chứng ở phần trên, chủ đích ưu tiên của TC là áp dụng kế hoạch thứ 1, có nghĩa là chiếm đoạt HS một cách êm thắm. Và chúng đã hầu như hoàn tất kế hoach này nếu không có chuyến công tác đặc biệt của HQ 16 ra HS tình cờ phát hiện ra chúng.
    Có thể nói đây là cơ may của chúng ta, vì nếu như lúc bấy giờ các cấp lãnh đạo VNCH có những buổi họp thảo luận một cách sâu rộng để chọn ra đường lối ứng xử hợp lý cho từng giai đoạn, thì có lẽ chúng ta chỉ mất hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng mà thôi.
    Và ngay trong thời điểm này, nếu nhìn lại vấn đề, khi chúng ta nhận thức được là những lời khuyến cáo về phía HK có thể giúp chúng ta còn giữ lại một phần nào quần đảo HS, thì cũng đã quá muộn màng.
Thềm Sơn Hà
Phần dẩn chứng:
a.- Xác định ngày, giờ HQ 16 rời Đà Nẵng
- Sau 4-1975: vì dựa vào ký ức nên trong hai quyển sách tham khảo (28), (35) và trong hầu hết các bài viết về hải chiến HS đều cho là HQ 16 rời Đà Nẵng vào ngày 15-1. Tuy nhiên, trong tham khảo (4) (không cho biết lấy từ tài liệu nào) đã viết rất chi tiết  ‘Ngày 14 tháng 1 năm 1974 HQ 16 rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa hồi 18:00H’ và (36) [lấy từ (4)] viết là ‘Ngày 14/1/1974 BTL/VIDH gởi HQ 16 đi công tác thăm dò tình hình HS’
- Trước 4-1975: tài liệu “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của VNCH” do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị/QL/VNCH phát hành trong năm 1974 đã viết như sau: ” Chiều ngày 15-1-1974, một ghe đánh cá Trung cộng chở người đến cắm cờ và dựng lều lên đảo Cam Tuyền (Robert) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tuần dương hạm VNCH dùng quang hiệu đuổi họ rời khỏi đảo nhưng vô hiệu.”
    Tài liệu (30) đã cho thấy là HQ 16 phát hiện tàu TC vào trưa ngày 15-1.
    Về phía TC tài liệu tham khảo (31) đã xác nhận sự hiện diện của HQ 16 trưa ngày 15-1
    Do vậy từ các dẫn chứng (30), (31) và tài liệu TC/CTCT đã cho thấy HQ 16 phát hiện tàu đánh cá TC vào ngày 15-1. Ngoài ra các tài liệu đều viết là HQ 16 đến HS vào buổi sáng và khoảng thời gian HQ 16 hải hành từ Đà Nẵng đến HS mất khoảng 15 tiếng đồng hồ [dựa trên HQ 5 từ tham khảo (4)].
    Như vậy đã xác nhận ngày HQ 16 rời Đà Nẵng phải là ngày 14-1. Thêm vào đó tài liệu tham khảo (30) lấy từ nhật ký hành quân TTHQ/HQ cho biết là :” ngày 14-1 chiến hạm HQ 16 thuộc HQVN đã rời Đà Nẵng lúc 1750H”.
    Dựa trên tất cả dẫn chứng trên, có thể khẳng định là HQ 16 rời Đà Nẵng vào chiều ngày 14-1 lúc 17:50H.
b.-Xác định ngày, giờ HQ 16 phát hiện tàu đánh cá TC :

    Sau khi hoàn tất công tác đưa toán 7 người lên đảo, HQ 16 trở ra thả trôi gần đảo Cam Tuyền, lúc bấy giờ theo HQ Đại Úy Đào Dân diển tả trong bài viết của ông:”….Tôi nhận quart trưa 1200 – 1500H. Không có việc gì làm, chỉ theo dõi tình trạng trôi của tàu, nếu cần điều chỉnh lại chút đỉnh. việc đổ bộ đã hoàn tất vào buổi sáng. Hạm trưởng xuống nghỉ trưa. Các sĩ quan phụ tá và nhân viên đi quart tụ lại nói chuyện phiếm…Bỗng tôi chú ý ở trước mặt đảo Robert, ngang hông chiến hạm, một chiếc tàu đang lửng lơ bên cạnh đảo. Chiếc tàu nhỏ, cỡ bằng những chiếc tàu đánh cá Ðài Loan mà tôi thường gặp trong vùng biển cận duyên. Tôi cũng cho đây là tàu đánh cá, nhưng hơi lạ là nó vào sát bờ quá ….Tàu lại sơn màu tối, như màu ô-liu, phía đuôi có treo cờ tuy không trông rõ màu sắc. Lúc đó, mọi người trên đài chỉ huy chẳng ai quan tâm về sự hiện diện của tàu đánh cá, nhưng vì ngạc nhiên, tôi cho lệnh giám lộ viên đánh đèn để hỏi và đồng thời cho nổ máy, quay mũi, trực chỉ phía Nam………..và khi tàu đến gần hơn, nền cờ đỏ và 5 ngôi sao vàng ở ngay góc làm cho tôi hơi khựng lại.” (25)
    Sự phát hiện này của Đại Úy Dân trùng hợp với dẫn chứng từ tham khảo (30) là HQ 16 đã khám phá tàu đánh cá TC mang số 402 vào lúc 14:43H. Sau đó “chiến hạm VNCH đã bỏ neo để quan sát hoạt động của TC” (33). Do vậy, khoảng 17:00H, HQ 16 mới báo cáo về BTL/VIDH. 
    Tài liệu “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của VNCH” của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị phát hành trong năm 1974 đã xác nhận:”Chiều ngày 15-1-1974, một ghe đánh cá Trung cộng chở người đến cắm cờ và dựng lều lên đảo Cam Tuyền (Robert)…..”
    Tuyên cáo của thông tấn xã Xinhua của TC (31) cũng cho là HQ 16 phát hiện tàu đánh cá số 402 gần đảo Cam Tuyền vào khoảng 1 giờ trưa ngày 15-1.
    Trong phần trả lời ký giả Tuyết Mai, PĐĐ Thoại cho biết :”… Đêm 16 Tháng 1, trong công tác hải quân thường lệ, tôi được báo cáo có nhiều ngư thuyền lạ và có dấu hiệu của một vài hoạt động trên đảo.” trích trong “ Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Nói Về Hải Chiến Hoàng Sa “ Việt Báo, 1/12/2008” (LTG: PĐĐ Thoại nhớ sai ngày)
     Những dẫn chứng trên xác nhận là HQ 16 đã phát hiện tàu đánh cá TC mang số 402 vào lúc 14:43H  ngày 15-1(2 giờ 43 phút trưa 15-1) và đã báo cáo về BTL/VIDH vào lúc 17:00H ngày 15-1 (5 giờ chiều ngày 15-1).
c.- Xác nhận khả năng của phản lực cơ F5:
 - Tài liệu Hoa Kỳ :
      1.- Tài liệu tham khảo (39) “Phân tích khả năng của VNCH và TC“  phỏng dịch theo tài liệu của Hải quân HK đăng trong www.hqvnch.net/default.asp?id=1257 : “Quần đảo Trường Sa có khoảng cách xa nhất độ 400 hải lý từ căn cứ không quân Biên Hòa ở hướng Bắc Sài Gòn, nằm trong phạm vi tác chiến của 40 phi cơ F-5A của VNCH, tuy nhiên loại F-5 có thể gặp những trở ngại nghiêm trọng trong khi hoạt động.
        – Phần lớn các đảo nằm gần vòng đai ngoài cùng trong tầm tác chiến tối đa của loại F-5 khi được trang bị ít bom và mang thêm nhiên liệu. Do đó các phi cơ này chỉ có thời gian chiến đấu trong vòng vài phút trên mục tiêu thật chính xác đã được chỉ định trước trong khu vực trải rộng đến 10.000 sq.mi.
        – Trong khi loại F-5E sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân VNCH vào cuối năm nay, có tầm hoạt động xa hơn, nhưng sự hữu hiệu của loại phi cơ này cũng sẽ bị hạn chế bởi những sự khó khăn giống nhau trong lúc hoạt động như loại F-5A.
    Ngoài loại phi cơ F-5, Trường Sa còn nằm trong phạm vi của loại khu trục cơ một máy, một cánh quạt A-1 và loại phi cơ AC-119 của Không quân VNCH. Tuy nhiên, cả hai loại này sẽ bị yếu thế trước các khẩu đại bác phòng không trang bị trên các chiến hạm TC, trong khi đó loại F-5 với vận tốc nhanh có thể tránh né hữu hiệu hơn. Vì thế, việc xử dụng phi cơ khu trục A-1 và AC-119 ở khoảng cách quá xa và không được yểm trợ sẽ rất mạo hiểm.”
    2.- Trong tham khảo (10), Đại Sứ Martin viết là sáng ngày 21-1, ông nghe tin TT Thiệu ra lịnh cho KQVN oanh tạc lực lượng TC ở HS.
    3.- Trong tham khảo (15), Ngoại Trưởng HK Henry Kissinger đã trả lời câu hỏi của Thủ Tướng TC Chu Ân Lai về khả năng của F5 : “F5 là loại máy bay chiến đấu, dùng để yễm trợ chiến thuật. F5 có thể bay xa  600 miles nhưng chỉ có thể mang theo hai trái bom.” (Lời tác giả: khoảng cách từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa là 200 miles)
- Tài liệu Việt Nam :
     1.- Bài viết của NT Vương Văn Bắc đề cập đến khả năng của phi cơ VNC : “…Tôi còn nhớ một chi tiết qua phần trình bày của Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng: Vì khoảng cách quá xa giữa Ðà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa, máy bay của ta dù có trang bị thêm những bầu chứa nhiên liệu cũng chỉ có thể tác chiến trong vùng trời Hoàng Sa khoảng mười lăm phút mà thôi…”) (6)
    2.- Trong tham khảo (36) Thiếu Tá KQ Hồ Kim Giàu cho biết là phi đoàn 538 do ông chỉ huy đã nhận được lịnh chuẫn bị oanh tạc mục tiêu TC ở HS từ trưa ngày 19-1, đến trưa ngày 21-1 thì “Phủ đầu Rồng ra lệnh hủy bỏ cuộc hành quân HS”. Và cũng theo ông thì: “Mỗi phi cơ F5E mang thêm 2 bình xăng phụ dưới cánh, 1 bình xăng phụ dưới bụng, và 2 trái bom MK82, mỗi trái nặng 500 pounds”
    3.- Phi công Long Lý qua bài viết “Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử” đăng trong www.canhthep.com cũng đã có những ghi nhận tương tự như Thiếu Tá Giàu.
    Những dẫn trên đã chứng tỏ là phi cơ F5 thuộc SĐI/KQ có khả năng hoạt động trong khu vực quần đảo HS. Tuy nhiên thời gian duy trì trên không phận HS tùy thuộc vào mục tiêu được chỉ định (yễm trợ, oanh tạc hay không chiến).
    Cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi:” vì lý do gì và do áp lực nào, BTL/SĐI/KQ đã từ chối gởi phi cơ ra HS trong lúc đang xảy ra trận hải chiến và tại sao các cấp chỉ huy cao cấp hơn như Tư Lịnh/QĐI  hoặc Tổng TMT/QLVNCH lại không can thiệp vào????”.
Theo Giáo Sư Trần Đại Sỹ :”…Không quân thuộc Quân-khu I, không can thiệp. Vì vậy sau trận đánh, Tư-lệnh Hải-quân ra lệnh cho các sĩ quan tham dự, không thuyết trình cho Tư lệnh quân khu I.”
              ** Trong trận hải chiến HS, KQVN chỉ có loại F5 ( hay F5A). Tháng 3-1974, 4 chiếc F-5E đầu tiên đã được phi công HK bay từ căn cứ không quân Clark (Phi Luật Tân) thẳng sang Biên Hòa để chuyển giao cho KQ/VNCH. (Điện văn số 1365 ngày 26 tháng 2-1974 của TĐS/HK/Manila gởi BNG/HK).
d.-Xác định lệnh và chỉ thị trong hệ thống chỉ huy cao cấp.

- TT Thiệu: đến BTL/VIDH sáng 16-1, viết thủ bút ra lệnh cho PĐD HVK Thoại TL/VIDH biện pháp đối phó với tàu TC. PĐĐ Thoại cho đánh máy lại và phái SQ mang tay về Sài Gòn trong cùng ngày để trao cho Văn Phòng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và BTL/HQ.(36)
Gặp TL/HQ trong ngày 18-1 tại Đà Lạt, nhưng không có chỉ thị nào cho ông.
Gọi điện thoại vào TTHQ/VIDH sáng ngày 19-1. (24)
- Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm: họp Hội Đồng Nội Các ngày 17-1 [(tham khảo (4) và (36) viết chiều ngày 16-1, điều này không hợp lý). Không rõ trong buổi họp có ai, nhưng  NT Vương Văn Bắc xác nhận là: ”Tôi không nhớ có một phiên họp của Nội Các VNCH vào ngày 17 Tháng Giêng 1974 hay không, nếu có thì phiên họp ấy đã đề cập đến những vấn đề gì và đưa ra những quyết định nào liên quan đến vụ Hoàng Sa.”
Phái đoàn HQ có Đề Đốc Trần Văn Chơn TL/HQ và HQ Đại Tá Đỗ Kiểm với nhiệm vụ Thuyết trình viên. Không có chỉ thị nào cho Hải Quân sau buổi thuyết trình.
- Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT/QL/VNCH : đứng ngoài
- Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐI : đứng ngoài
- Đề Đốc Trần Văn Chơn TL/HQ :
        a.-không nhận được lệnh nào trực tiếp từ Tổng Thống hoặc Thủ Tướng và cũng không nhận lệnh nào của Tổng Thống về việc tái chiếm HS. (36)
        b.- theo TL/HQ :” Tổng Thống đã ra lệnh cho ông Thoại rồi ông Thoại mới báo cáo cho tôi và xin tàu ra, tôi nói Tổng Thống ra lệnh thì cứ làm đi.” (36)
        c.- BTL/HQ không có ra lệnh cho BTL/VIDH tổ chức hành quân Trần Hưng Đạo (THĐ) 47. Theo TL/HQ thì :”Tôi chỉ ra lệnh cho ông Thoại thôi. Trước đó, có hai tàu đánh cá Trung Quốc cứ khiêu khích hoài, tôi bảo ông Thoại bắt nó dẫn độ về Đà Nẵng như tôi đã nói ở trên.” (36).
- Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh TLP/HQ : nhận chỉ thị của TL/HQ ra Đà Nẵng :“để theo dõi cuộc chiến HS”. Có mặt ở Đà Nẵng vào chiều ngày 19-1 lúc bấy giờ trận hải chiến đã kết thúc. Ông không biết gì về “Lệnh Hành Quân Trần Hưng Đạo 47”. (36)
- Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy TMT/HQ: theo HQ Đại Tá Đỗ Kiểm trong "Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer's War" thì chính PĐĐ Thủy đã ra lịnh khai hoả:
["Well then, give them the order," said the chief of staff, breaking into a big smile.
"What order, sir?" asked Kiem.
"Shoot!" said the admiral.”]
Nhà báo Giao Chỉ trong bài ‘Lệnh khai hỏa trận Hoàng Sa 34 năm về trước” có viết như sau:”…Nhân lúc họp bạn với anh em hải quân để viết lại câu chuyện làm phim, chúng tôi có dịp nói chuyện thêm chi tiết với đô đốc Thủy. Bây giờ đại tá Hà văn Ngạc không còn nữa. Người viết chuyện tò mò muốn tìm hiểu đành phải suy nghĩ rằng trước khi nổ súng ông đã gọi Bộ Tư lệnh Hải quân để xin phép trước. Qua đô đốc Diệp quang Thủy ông được lệnh Sài Gòn. Sau đó ông cẩn thận xin lệnh Ðà Nẵng qua đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và lệnh khai hỏa bắt đầu.”
- Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại TL/VIDH : “..Tôi là người duy nhất và trực tiếp ra lệnh bằng âm thoại cho Đại Tá Ngạc khai hỏa, và tôi làm việc này theo đúng chỉ thị của TT Thiệu trong một tài liệu do chính Tổng Thống viết tay chỉ thị trực tiếp cho tôi.”
Theo PĐĐ Thoại thì ông “không nhớ rõ là có biết đến lệnh hành quân này hay không.” (lệnh hành quân THĐ 47)
Phụ chú :
- HQ Đại Tá Đỗ Kiểm Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/HQ đã xác nhận trong buổi họp HĐNC :”… Ông Thủ Tướng Khiêm lúc bấy giờ không nói gì hết, chỉ nói là sẽ trình lên Tổng Thống thôi.” (36
Ngoài ra ông viết trong “Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War” : “Vùng I thông báo BTL/HQ ở Sài Gòn; BTL bắt đầu họp với Tổng Thống Thiệu, Nội Các của Thiệu…”. Đoạn viết trên chỉ đúng với buổi họp Nội Các, còn Tổng Thống Thiệu lúc bấy gìờ đang thăm viếng và uỷ lạo các chiến sĩ nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Và theo Đại Tá Đỗ Kiểm thì :” chính ông cũng không rõ kế hoạch hành quân THĐ 47”
- HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê TMT/Hành Quân Biển xác nhận Hành Quân THĐ 47 chính là ‘Lệnh Hành Quân số 42 HQ/HhQ/LĐ/B’ do chính ông và Bộ Tham Mưu Hành Quân Biển soạn thảo. Lệnh này do TL/HQ ký ngày 17-1 và ban hành cho BTL/VIDH để thi hành.(36)
[Lời tác giả : HĐNC họp vào chiều ngày 17-1, HQ 4 đến HS trưa ngày 17-1.Trong thời gian này tại HS chỉ có 2 tàu đánh cá TC là 402 và 407 (2 chiếc loại Kronstadt 271, 274 xuất hiện lúc 18:02H cùng ngày)]
THAM KHẢO :
- (1)  Lt. Commander Ulysses O. Zalamea :” Eagles and Dragons at Sea” Naval War College Review, Autumn 1996.
- (2) Điện văn số 326202 ngày 01 tháng 2-1974 của ban thẩm vấn G. Kosh gởi cho
Tư Lệnh/LL/HK tại Thái Bình Dương.
            a.- Gerald E. Kosh, viên chức DAO (Defense Attaché Office) thuộc Toà Tổng Lãnh Sự/HK tại Đà Nẵng. Tháp tùng HQ 16 ra HS và bị TC bắt trong ngày 20-1-1974.
            b.-HQ Trung Úy Lê Văn Dũng (K.20/SQHQ/NT) là Sĩ Quan chỉ huy toán chiến sĩ cơ hữu 14 người thuộc HQ 4 đã được đưa lên phòng thủ đảo Cam Tuyền.
- (3) Phiếu trình  ngày 21-1-1974 của INR (Intelligence and Research ) thuộc BNG/HK.
- (4) Hải Sử Tuyển Tập “Hải chiến Hoàng Sa” Tổng Hội HQHH ấn hành 2004 – USA
- (5) Ang Chen Guan “The South China Sea dispute re-visited” Institute of Defence and Strategic Studies Singapore – August-1999
- (6) Vương Văn Bắc “ Nhớ lại và suy ngẫm về vụ hải chiến Hoàng Sa”, nhật báo Nguời Việt online Saturday, February 21, 2009.
- (7) Thềm Sơn Hà “Đại cương về quần đảo Hoàng Sa”  đăng trong www.hqvnch.net/default.asp?id=160 , 22 tháng 2-1959  TC đưa ngư phủ có võ trang xâm nhập bất hợp pháp đảo Cam tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng nhưng đã bị HQ/ VNCH kịp thời ngăn chận và đã bắt giữ 82 ngư phủ TC (Lưu Văn Lợi), (Theo BNG/HK có khoảng 50 người đã bị bắt giữ trong khu vực đảo Quang Hòa), (theo www.military.cn/html/00/t-38000.html  thì Trợ chiến hạm Nguyễn Văn Trụ HQ 225 đã bắt giữ 5 tàu đánh cá và 69 ngư phủ TC) .      
- (8) Lee Lai-to :”The PRC and the South China Sea” Feb 1977- VOL. XV No. 2. The Vietnam center and archive (www.Vietnam.ttu.edu).
- (9) Điện văn số 121269 ngày 16 tháng 7-1973 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (10) Điện văn số 0587 ngày 21 tháng 1-1974 của Đại Sứ Martin gởi Brent Scowcroft (NSC – National Security Council))
- (11) Điện văn số 118696 ngày 13 tháng 12-1973 của Tòa Tổng Lãnh Sự/HK/Hồng Kông gởi BNG/HK
- (12) Thềm Sơn Hà “ Hành quân chiếm đóng đảo Nam Yết tháng 8-1973” đăng trong www.hqvnch.net/default.asp?id=1483
- (13) Trần Hữu Châu “Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt phát tại quần đảo Hoàng Sa” Tập san Sử Địa số 29 – Sài-Gòn 1975.
- (14) Văn thư ngày 30-10-1973 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK.
- (15)  Foreign relations of the United States- Vol XVIII
- (16)  Điện văn số 034409 ngày  5 tháng 12-1973 của TĐS/HK/Singapore gởi BNG/HK
- (17)  Điện văn số 113809 ngày 12 tháng 12-1973 của BNG/HK gởi TĐS/HK/Singapore
- (18)  Điện văn số 009980 ngày 17 tháng   1-1974 của BNG/HK gởi TĐS/HK/SG
- (19)  Điện văn số 028302 ngày 20 tháng   1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (20) Trần-Thế-Đức: “Hoàng-Sa qua những nhân chứng.” Tập san Sử Địa số 29 – Sài-Gòn 1975
- (21) Trần-Kim-Diệp: “Bên lề trận hải chiến Hoàng-Sa.” Bản tin Tình-Đại-Dương (khóa 17 Sĩ quan Hải quân Nha-Trang) tháng 7, 2004.
HQ Đại-úy Trần Kim Diệp, trưởng phòng Tình Báo (P2) Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải nhận lệnh TL/HQ/VIDH tháp tùng HQ 16 đi công tác đảo Hoàng Sa. Đại úy Diệp đã có mặt trên HQ 5 trong lúc xảy ra trận hải chiến.
- (22) Thanh Phong “Bí ẩn trận Hoàng Sa” bài phỏng vấn Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, nhật báo Viễn Đông, ngày 22-12-2009.
Thiếu Tá Phạm Văn Hồng là SQ Lãnh Thổ/Phòng 3/BTL/QKI, được chỉ định ra công tác HS cùng 4 SQ và HSQ Công Binh với nhiệm vụ nghiên cứu việc thiết lập phi trường trên đảo HS. Ông và toán Công Binh bị TC bắt trong ngày 20-1-1974.
- (23) Vietnam.net “Hoàng Sa trong ký ức của những chiến binh”, 18-03-2010.
- (23a) Foreign Relations, 1969-1976
- (24) Lê Văn Thự (HQ Trung Tá Hạm Trưởng HQ 16): ” Sự thật về trận hải chiến Hoàng-Sa.” Calitoday March 08. 2004.
- (25) Đào Dân :”HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa” Nguyệt San Đoàn Kết – Austin, TX
(khi xảy ra trận hải chiến, ông mang cấp bậc HQ Trung Úy)
- (26) Lê Văn Thự (HQ Đại Úy Trung Tâm Trưởng TTHQ/HQ/V1DH) :” Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân”  www.hqvnch.net/default.asp?id=1267.
         * Trong những lần nói chuyện qua điện thoại về HS, HQ Đại Úy Lê Văn Thự có kể lại là ông rất đau lòng khi phải nói dối với Đại Tá Ngạc là phi cơ đang trên đường bay ra yễm trợ để cho ông an tâm.
- (27) Điện văn số 325606 ngày 01 tháng 2-1974 của ban thẩm vấn G. Kosh gởi cho
Tư Lệnh/LL/HK tại Thái Bình Dương.
Có lẽ vì được thẩm vấn ngay khi về đến căn cứ Không quân Clark (Phi Luật Tân) nên có một số chi tiết Kosh thuật lại không được chính xác, chẳng hạn như HQ 16 rời Đà Nẫng ngày 13-1 và chỉ có một máy khiển dụng.
- (28) Vũ Hữu San &Trần Đỗ Cẩm “Tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa” ấn hành 2004.
Đào Dân có đoạn viết về cú húc này như sau :” HQ 4 nổ máy đâm thẳng ngang hông tàu địch, đẩy nó ra khơi. vì vận tốc chậm, có lẽ khoảng 2 máy tiến 1, nên không có thiệt hại nào cho bên địch.” (25)
- (29) Thềm Sơn Hà “Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974” đăng trong www.hqvnch.net/default.asp?id=872 dịch từ tài liệu:”Chinese Amphibious Assaults in the Paracel Archipelago.” December 27, 1974 của Bộ Lục Quân HK (Department of the US Army).
Tài liệu này do chính tác giả đã tìm được và đã nhờ một người bạn đến tận thư viện Lục Quân HK để lấy ra. Gần đây có website phổ biến tài liệu đã được đánh máy lại từ nguyên văn.
- (30) Công điện thượng khẩn số 924 ngày 21 tháng 1-1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK.
- (31) Thềm Sơn Hà :” Tuyên cáo chính thức của TC về biến cố Hoàng Sa” trong www.hqvnch.net/default.asp?id=799
- (32) Công điện số 288592 ngày 15 tháng 1-1974 của DAO/Sài-Gòn
Sau khi cơ quan DAO thông báo HQVN là họ không biết rõ trên đảo Cam Tuyền có trọng pháo của TC, giới chức hữu trách HQVN yêu cầu HQ/HK cung cấp phi cơ không thám P3, DAO khuyên là HQVN nên yêu cầu  phi cơ không thám của Không Quân VN.
Không tìm thấy tài liệu chứng tỏ BTL/VIDH có yêu cầu BTL/SĐI/KQ cung cấp phi cơ không thám từ ngày 15-1 cho đến sáng ngày 19-1 trước khi lực lượng Người nhái và Biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa.
- (33) Điện văn số 046612 ngày 22 tháng 1-1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK.
- (34) Điện văn số 116390 ngày 16 tháng 1-1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK.
Tổng Thống Thiệu thăm VI/CT ngày 15 và 16-1, VII/CT ngày 17 và 18-1. Sáng ngày 19-1, ông rời Đà Lạt tiếp tục thăm viếng VIII/CT.
- (35) Hồ Văn Kỳ Thoại “Can trường trong chiến bại” USA, 5-2007.
Trả lời câu hỏi trong tham khảo (4), PĐĐ Thoại đã nói về thủ bút của TT Thiệu :”Tài liệu đó nói đại ý chỉ thị tôi sử dụng mọi biện pháp từ khuyến cáo đến vũ lực nếu cần để mời chiến hạm và quân lính ngoại quốc ra khỏi lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.”
Theo (36) thì PĐĐ thoại cho SQ mang thủ bút này về BTL/HQ ngày 16-1, nhung theo TL/HQ thì ông đọc lệnh này khi ra Đà Nẵng trưa ngày 19-1, lúc bấy giờ trận hải chiến đã chấm dứt. Ông không tiết lộ nội dung thủ bút.
- (36) Ủy ban nghiên cứu trận hải chiến Hoàng Sa “Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”-
Tháng 9-2010, USA.
- (37) Lưu-Văn-Lợi: The Sino-Vietnamese difference on the Hoàng-Sa and Trường-Sa archipelagoes.” Thế Giới Publishers – Hà-Nội 1996.
- (38) Đinh Phan Cư “Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”, Luận văn tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh-1972”, trang 105 :
”Ngày 22 tháng 2 năm 1959…, nhiều ngư phủ tới đánh cá tại vùng Nguyệt Thiềm, đổ bộ lên các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa dựng lều trại. Chính phủ VNCH liền phái tàu hải quân bỏ neo giữa biển, cấm đánh cá và xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Sau đó, Việt Nam Cộng Hòa đã áp dụng biện pháp cứng rắn, bắt 80 ngư phủ nói trên đưa về Đà Nẵng………….. Tuy nhiên dường như trong số các ngư phủ này, không phải tất cả đều dốt nát, một số người biết đọc, biết viết, lại biết vẽ bản đồ và đã từng bị Việt Nam bắt giữ hai ba lần rồi.”
 - (39) Thềm Sơn Hà “Phân tích khả năng của VNCH và TC“ đăng trong www.hqvnch.net/default.asp?id=1257
- (40)  Điện văn số 028322 ngày 20 tháng   1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (41)  Điện văn số 026265 ngày 19 tháng   1-1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK.
- (42)  Điện văn số 025483 ngày 19 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (43)  Công điện với nhóm ngày giờ 190150Z  JAN (giờ Sài Gòn 0950H) của TL/Đệ Thất Hạm Đội/HK
- (44)  Điện văn số 070943 ngày 23 tháng 1-1974 của BNG/HK gởi TĐS/HK/SG.
- (45)  Điện văn số 046612 ngày 22 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK.
- (46)  Tài liệu của Đại Sứ Martin ngày 10 tháng 1-1974
- (47)  Điện văn số 072480 ngày 24 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK.

***Trong tham khảo (36) có một câu hỏi tương tự đã được đặt ra với PĐĐ Thoại, nhưng không được ông giải đáp thỏa đáng.
**** Cần viết thêm là mặc dù HK đã thể hiện một cách dứt khoát ý định không can dự , nhưng sau đó vào ngày 22-1-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn gởi thơ đến Tổng Thống HK Nixon để yêu cầu HK “…hết lòng hỗ trợ về vật chất và chánh trị cần thiết “ bất chấp lời ngăn cản của Đại Sứ Martin. ( trích từ ‘Thư TT Nguyễn Văn Thiệu gởi TT Nixon” đăng trong www.hqvnch.net/default.asp?id=1047 )

Nguồn: Hqvnch
______________

Th09 bình luận thêm:

Tác giả có cái nhìn tổng quan, dẫn chứng thuyết phục. Tuy nhiên về nhận xét: còn một vấn đề quan trọng nữa không thể bỏ qua là sai lầm về sách lược và tác chiến (phải chăng TSH ngại đụng chạm và tránh vạch áo cho người xem lưng). Về cơ bản mà nói chỉ huy VNCH có kiến thức hải quân khá tốt cùng binh lính có tinh thần quyết chiến, sẵn sàng hy sinh đương đầu với quân Trung Quốc. Nhưng qua tường thuật của các hạm trưởng và lời kể nhân chứng về trận chiến nhiều mâu thuẫn trái ngược, thậm chí đổ lỗi cho nhau. Điều ấy bộc lộ những nhược điểm "chết người" dẫn đến hy sinh tổn thất và mất lãnh thổ quốc gia về tay Trung Quốc. Chuyện đã qua, không thể truy cứu trách nhiệm con người nhưng không thể không trách cứ một số người ra quyết định và chỉ huy cuộc chiến hải chiến.
Những bài học xương máu cần rút ra trong đối phó với giặc ngoại xâm Trung Quốc.
Lãnh đạo VNCH có những hạn chế ở tầm nhìn chiến lược về vai trò biển đảo nên đã phòng thủ hết sức lỏng lỏng lẽo như nói trên. So tổng thể tương quan lực lượng biết không có cửa chọi lại TQ, thay vì ra sức tiêu diệt tàu địch, có thể tập trung lực lượng thủy bộ cố gắng giữ được 3 đảo đã có quân ta là Hoàng Sa, Cam Tuyền, Vĩnh Lạc - đó là điều khả thi, thì ít nhất bây giờ VN đã không trắng tay ở quần đảo Hoàng Sa.
Cấp tối cao ra quyết định rồi mặc kệ tới đâu thì tới, hệ thống chỉ huy và hổ trợ tác chiến bày đủ mâm bát nhưng nhiều lỗ hổng trong tổ chức triển khai. Không có thê đội 2 chiến dịch và lực lượng cứu hộ.
Lúng túng với mục tiêu chiến thuật, bất nhất giữa đánh tàu và đánh đảo, đánh nhau kiểu AQ "không thành công cũng thành nhân". vv và vv....

Bình luận:

2014
Nhân kỉ niệm lần thứ 40 vừa qua, đã có hàng loạt các bài báo viết về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và lòng dũng cảm của quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tuy vậy, lại có ít thảo luận về điều thực sự diễn ra trong trận chiến.Trong hàng thập niên, nó vẫn được giữ kín, nhưng gần đây một vài cựu binh đã viết hoặc kể lại câu chuyện của mình. Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã công bố một vài tư liệu quan trọng từ kho lưu trữ. Gộp lại những thông tin đó, chúng kể ta nghe câu chuyện về những cá nhân anh hùng bị làm hại bởi kế hoạch tác chiến kém, lãnh đạo tệ hại, và lực lượng không cân sức.
Tháng 1/1974 là quãng thời gian rất khó khăn cho Nam Việt Nam. Lệnh ngừng bắn, được thiết lập sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, đã sụp đổ, buộc chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt. Sự kiện ở mấy mỏm đá ngoài khơi cách Đà Nẵng 350 dặm không phải là ưu tiên. Quân lính canh gác Hoàng Sa cũng không có đủ nguồn lực lẫn chiến lược đúng đắn để tự bảo vệ.
Vào thứ Hai 14/1, một tàu thủy của VNCH phát hiện hai tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo gần đảo Hữu Nhật (Robert), thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa do Nam Việt Nam chiếm giữ. Chỉ quen với việc đóng quân trên đất liền, quân VNCH đột nhiên phải đối diện với nguy cơ chiến đấu trên biển. Ngay ngày hôm sau, 15/1, tổng thống Thiệu đã trực tiếp đến thăm hải quân tại Đà Nẵng.
Hôm đó, Jerry Scott từ lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đề nghị Tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải và là bạn tốt của mình, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cho phép Gerald Kosh, một nhân viên dưới quyền, được lên tàu đi Hoàng Sa.
Ông Thoại nhanh chóng đồng ý‎ và Kosh đã có mặt trên tàu HQ-16. Con tàu này là một trong bảy chiếc tuần dương hạm cũ của Hoa Kỳ giao lại cho VNCH đầu những năm 1970. Mặc dù ra đời từ thời Thế chiến Đệ nhị, loại tàu này được trang bị những khẩu súng cỡ nòng lên tới 5 inch (127mm), tốt nhất trong cả lực lượng hải quân của VNCH. Kosh sau đó đã viết một bản tường trình dài về trận chiến mà hiện đã được phép công bố.
Ngày hôm sau, 16/1, HQ-16 đưa 16 lính Biệt Hải của VNCH đến bảo vệ đảo Hữu Nhật. Nhưng quân Trung Quốc đã có mặt trên đảo Duy Mộng (Drummond) và đảo Quang Hòa (Duncan) với lực lượng hỗ trợ ở gần đó. Tất cả những thông tin này đều được khẩn báo về Đà Nẵng.Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang. Tham mưu phó Hải quân Đỗ Kiểm, người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH, đã đề nghị phải phản ứng nhanh và kiên quyết. “Nếu chúng ta hàng động bây giờ thì có thể lấy lại được đảo,” ông Kiểm nhớ lại lời ông nói với tư lệnh hải quân, Đề đốc Trần Văn Chơn. Thay vì thế, theo lời ông Kiểm, ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó. Mấy giờ sau ông Kiểm đã phải tìm trong thư viện hải quân và phòng lưu trữ chỉ để tìm các tài liệu.
Vào ngày thứ Năm, 17/1, 15 lính Biệt Hải đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money). Trong 7 hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, lúc đó 3 được quân VNCH chiếm giữ và 2 nằm trong tay quân Trung Quốc. Thêm 3 tàu được vội vàng điều tới Hoàng Sa: HQ-5 (tuần dương hạm cũ của Mỹ), HQ-4 (tàu khu trục USS Forster cũ, được trang bị súng cỡ nòng 3 inch) và HQ-10 (tàu quét thủy lôi cũ USS Serene của Hoa Kỳ, được cải biên thành tàu tuần tra).
Vào sáng thứ Sáu ngày 18/1, tất cả 4 con tàu trên đã có mặt tại Hoàng Sa. Hải đội trưởng Hà Văn Ngạc quyết định thể hiện sức mạnh bằng cách cho lực lượng đổ bộ xuống đảo Quang Hòa. Nhưng hai tàu hộ tống Trung Quốc đã được điều động đến đó và ông Ngạc phải hủy kế hoạch. Quân Trung Quốc thắng hiệp 1.
Vào tối thứ Sáu, mật tin đã được gửi cho ông Ngạc từ Đà Nẵng. Một mệnh lệnh rất kì quặc: tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Ông Ngạc quyết định đổ bộ vào sáng hôm sau, thứ Bảy ngày 19/1. Vào lúc 8.29, khi đội lính đi vào đảo, quân Trung Quốc nổ súng, làm một lính VNCH thiệt mạng. Người thứ hai bị giết hại khi cố lấy lại xác đồng đội. Quân thủy đánh bộ VNCH phải rút lui.
Ông Ngạc liên lạc về để tìm mệnh lệnh. Trong trụ sở Hải Quân VNCH ở Sài Gòn, Đỗ Kiểm chạy đi tìm Đề đốc Chơn. Ông ta biến mất. Một trợ l‎ý bảo rằng ông Chơn đã ra sân bay để chuẩn bị đi Đà Nẵng. Ông Kiểm gọi cho phó của ông Chơn ở Đà Nẵng. Ông ta cũng biến mất, để ra sân bay đón ông Chơn. Ngay tại thời điểm mà số phận của Hoàng Sa đang ngàn cân treo sợi tóc, hai lãnh đạo tối cao của Hải Quân VNCH đều mất tích. Cuối cùng, ông Kiểm là người ra lệnh nổ súng.














Thật không may, súng trên tàu HQ-4 lại bị hỏng và con tàu nhanh chóng bị trúng đạn bởi một trong hai tàu hộ tống Trung Quốc. HQ-5 đã bắn trúng và làm hư hỏng nặng tàu hộ tống còn lại, nhưng rốt cuộc nó cũng bị trúng đạn. Mười lăm phút sau, HQ-5 vô tình bắn trúng tàu HQ-16. HQ-16 bị mất kiểm soát nguồn điện và bị nghiêng 20 độ. Sau đó tàu HQ-5 lại bị trúng đạn, hỏng mất tháp pháo và hệ thống radio. Cuối cùng, tàu HQ-10 nhỏ nhất đoàn, bị trúng tên lửa của quân Trung Quốc khiến cho đài chỉ huy bị phá hủy và thuyền trưởng thiệt mạng.Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, mặc dù đã làm hư hỏng nặng hai tàu của Trung Quốc, đội tàu của VNCH hầu như đã mất khả năng chiến đấu. HQ-10 bị chìm còn ba chiếc còn lại lê lết về được Đà Nẵng.
Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa.
Nhà báo Bill Hayton, làm việc ở BBC, là tác giả cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010). Tác phẩm mới của ông về tranh chấp Biển Đông, The South China Sea - dangerous ground, sẽ được xuất bản năm nay bởi NXB Đại học Yale.

Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.
Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.


Tướng Hải quân TQ Nguỵ Minh Sâm

"Nhược bằng kẻ địch quyết tâm quay lại tấn công các tàu đã bị vô hiệu hoá, thì khó nói ai là người chiến thắng"


Phó Đề đốc Thoại
Hải đội Việt Nam Cộng Hoà nổ súng chỉ là một hành động "tượng trưng nhưng cứng rắn" để chứng tỏ sự bảo vệ chủ quyền các đảo Hoàng Sa chớ không có mục tiêu hủy diệt hải đội của TC.

Sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21”




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét