I – Thực trạng, mục tiêu, phương pháp
- Thực
trạng: hơn 50 năm sau Hải Chiến Hoàng Sa trong ngoài nước có nhiều
thông tin bài viết về cuộc hải chiến này. Ở trong nước chủ yếu là các
bài báo, ở hải ngoại thông tin nhiều hơn có những công trình biên soạn
công phu. Tuy nhiên các tài liệu này còn quan phương theo góc nhìn cá
nhân hoặc từng nhóm nghiên cứu, có những nội dung mâu thuẩn nhau về tình
tiết của trận chiến, về quan điểm đánh giá quan hệ nhân quả của trận
chiến…. Người đọc nhất là thế hệ trẻ thiếu cái nhìn tổng thể có hệ
thống, đa chiều về trận chiến này
- Mục
tiêu: mong muốn của người biên soạn là góp phần hệ thống những thông
tin, giúp người đọc có cái nhìn vừa cụ thể, vừa bao quát về cuộc chiến
này ở quan hệ của hai bên tranh chấp và cả bối cảnh quốc tế. Những diễn
biến trước, trong và sau trận chiến cùng những hệ lụy của nó.
Điều
rõ ràng nhất của cuộc chiến là tinh thần quả cảm hy sinh, xã thân bảo
vệ chủ quyền đất nước của những người Việt Nam trước sự xâm lược của
ngoại bang, cần khắc họa, tôn vinh những tử sĩ đã dũng cảm hy sinh anh
dũng như : Lê Văn Tây, Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Lê Văn Đơn….
- Phương
pháp: Tập hợp, biên khảo đối chiếu từ các nguồn tư liệu hiện có thành
bức tranh tổng thể và cụ thể, đồng thơi phân tích, so sánh góp phần lý
giải những mâu thuẩn trong các nguồn tư liệu về diễn biến trận chiến
cũng như quan điểm đánh giá.
II - Đề cương
Lời nói đầu của người biên soạn
Phần 1: Khái quát về đặc điểm, vị trí địa lý quần đảo Hoàng Sa
Phần 2: Việt Nam xác lập chủ quyền và khai thác sử dụng quần đảo Hoàng Sa liên tục từ lâu đời:
- Thời
phong kiến: nhà Nguyễn xác lập chủ quyền, tổ chức quản lý, khai thác
tài nguyên, các quan hệ đối ngoại có liên quan đến Hoàng Sa.
- Thời Pháp thuộc: các động thái của chính quyền Pháp đối với Hoàng Sa, các quan hệ giao thương quốc tế có liên quan đến Hoàng Sa
- Thời
chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa: Việc tiếp nhận chuyển
giao quyền quản lý. Hội nghị Sanfrancisco. Thiết lập tổ chức và thực
thi bảo vệ chủ quyền, khai thác và sử dụng hòa bình.
1- Bối cảnh trước khi xảy ra cuộc chiến
- Trung
Quốc tuyên bố gây hấn và xua quân xâm chiếm Hoàng Sa: Tuyên bố của Bộ
Ngoại giao Trung Quốc ngày 11-1-1974 là bước đi công khai mở đầu cho kế
hoạch xâm chiếm đã được Mao Trạch Đông phê duyệt
- Bộ Ngoại giao VNCH ngay lập tức có tuyên bố đáp trả.
- Hai
ngày chuẩn bị cho cuộc chiến: HQ 16 hành quân tuần tra và phát hiện tàu
Trung Quốc. Chỉ thị của Tổng Thống Thiệu. Kế hoạch hành quân của Duyên
Hải Vùng 1- Huy động lực lượng tham chiến - Hạm Đội Hải quân vào vùng
tranh chấp.
2- Chạm trán cân não trong ngày N -1:
- Các
chiến hạm VNCH đẩy đuổi chiến hạm Trung Quốc. So sánh lực lượng tham
chiến của đôi bên. Đêm Diên Hồng trước giờ nổ súng. Tinh thần rực lửa
sẳn sàng chiến đấu. Cuộc đổ bộ bất thành. Phương án tác chiến của Tư
lệnh Hải Quân Duyên Hải vùng 1
3- Cuộc chiến quyết tử ngắn ngủi:
- Lực lượng đổ bộ quay về tàu. Hạm Đội vào đội hình tác chiến. Đồng loạt nỗ súng. Dũng cảm, quyết tử và bất hạnh.
- Đoạn chiến và rút quân.
4- Kế hoạch tái chiếm bị bỏ dở
Phản
lệnh cho HQ 4, 5 trở lại vùng chiến- Tăng cường hai chiến hạm HQ6 và HQ
11. Kế hoạch không kích của Không Quân vùng 1. Cứu hộ những binh sĩ
đang đào thoát.
5- Những cuộc đào thoát đẩm máu và nước mắt.
Phần 4: Phản ứng của VNCH sau trận chiến
1- Chính quyền thông tin rộng rải, dư luận lên án mạnh mẽ
Thủ
tướng Khiêm họp nội các. Phủ Tổng ủy Dân vận phát hành tài liệu về cuộc
chiến. Tổ chức tiếp đón chiến hạm HQ 16. Báo chí Sài Gòn đồng loạt lên
tiếng. Người Việt trong ngoài nước biểu tình lên án Trung Quốc xâm lược.
2- Bộ Ngoại giao ra tuyên bố và những quan hệ ngoại giao chuẩn bị đưa vụ việc ra các diễn đàn quốc tế.
Tình hình quốc tế bất lợi cho VNCH. Những cố gắng tuyệt vọng trong quan hệ đối ngoại.
Kêu gọi chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và cả chính phủ VNDCCH hợp tác lên tiếng.
Những phản ứng, dư luận quốc tế đối với cuộc chiến. Người bạn đồng minh khoanh tay.
Phần 4: Thông tin mâu thuẩn và đánh giá trái chiều:
1- Thông tin chi tiết về hải chiến có nhiều mâu thuẩn:
- Bắn lên đảo hay lên tàu
- Vai trò của Tư lệnh Hạm Đội: Đội hình hành quân? Vị trí lúc nỗ súng? Các mệnh lệnh chỉ huy?
- HQ5 tham chiến hay bỏ chạy
- HQ 4 có bị trở ngại tác xạ
- Không quân VN CH có kế hoạch tham chiến?
2- Quan điểm đánh giá trái chiều”
- Chiến công hay thất bại?
- Chưa huy động hết khả năng, bố trí lực lượng chưa phù hợp
- Nếu khéo léo vẫn giữ được Hoàng Sa
- Người Mỹ đã bán đứng Hoàng Sa
Phần 5: Vinh vanh những tấm gương kiêu hùng ở lại với Hoàng Sa
- Cố thiếu tá Ngụy Văn Thà
- Cố đại úy Nguyễn Thành Trí
- Cố Thiếu Úy Lê Văn Đơn
- Cố hạ sĩ Lê Văn Tây
- ….
Phần 6: Phụ lục
1- Các văn bản của VNCH trước và sau Hải Chiến Hoàng Sa
2- Các văn bản quốc tế có liên quan
3- Danh sách các chiến binh VNCH hy sinh trong Hải Chiến Hoàng Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét