Lưu Hỉ
Trung qua đời
vào ngày 19 tại Quảng Châu, ở tuổi 85.
Tây Sa Hải chiến 281 biên đội Chỉ Huy Viên Lưu Hỉ
Trung, Liêu trữ nhân, 1947 niên tham gia giải phóng quân, tam đẳng công
vinh lập giả, thì nhậm liệp tiềm đĩnh 74 đại đội Đại Đội Trưởng, Tây Sa Hải
chiến hậu nhậm Tây Sa tuần phòng khu chủ nhậm, Tây Sa thủy cảnh khu Tư Lệnh,
Du Lâm Cơ Địa phó Tư Lệnh Viên, Nam Hải hạm đội phó Tư Lệnh Viên (Hải Quân
Thiếu Tướng), hiện dĩ li hưu.
Vũ-Hữu-San, 2010
Việc
cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên
kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của
Trung Quốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH
không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho
Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của Nguyễn Hữu Hạnh: Lộ Diện Kẻ Đánh
Mất Hoàng Sa Sau 33 Năm, mà nhiều người đã đọc qua.[1]
Sau đây là các nét chính trong tổ-chức của Trung-Cộng khi chúng
thi-hành chiến-lược xâm lăng Hoàng-Sa với đầu não là Mao-Trạch-Đông
Một ngày đầu tháng 1 năm 1974. Chu Ân Lai, Thủ tướng Quốc Vụ viện và
Diệp Kiếm Anh, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đưa trình Chủ-Tịch Mao
Trạch Đông một báo cáo nêu ra: vì hành vi xâm lược của quân đội Nam
Việt, họ đã đề xuất đối sách nên áp dụng là tăng cường tuần tra với các
biện pháp quân sự tương ứng, bảo vệ quần đảo Tây Sa. Mao Trạch Đông đọc
qua báo cáo rồi chìm sâu vào trong hồi ức và suy nghĩ sâu xa. Chủ quyền
của Trung Quốc đối với các đảo Nam Hải là không thể tranh cãi; Tây Sa và
các đảo khác đều là một phần không thể chia cắt của lãnh thổ Trung
Quốc. Mao tự nói với mình: “xem ra không đánh một trận, không thể bảo vệ
quyền lợi Hải dương của Trung Quốc! Ý kiến của Ân Lai, Kiếm Anh rất
đúng!”
Được sự ủy nhiệm
và ủng hộ của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai chủ trì Hội nghị về vấn đề quần
đảo Tây Sa do Trung ương Đảng, Quốc Vụ viện, Quân ủy trung ương và
người phụ trách các mặt có liên quan họp tại Bắc Kinh, đã có đánh giá
đầy đủ việc có thể phát sinh vũ trang xung đột. Đêm khuya, Chu Ân Lai
chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, và đề nghị Quân ủy trung ương thành lập
tiểu tổ 5 người do Diệp Kiếm Anh đứng đầu và Vương Hồng Văn, Trương
Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên tham gia, thảo luận và xử lý
việc lớn của Quân ủy và công việc tác chiến khẩn cấp. Một lúc sau, ông
cùng Vương Hồng Văn liên danh báo cáo lên Mao Trạch Đông, một lần nữa
Mao Trạch Đông biểu thị đồng ý. Rồi sau đó tổ tăng thêm Tô Chấn Hoa
thành 6 người, thay trung ương Đảng xử lý vấn đề tác chiến Tây Sa, do
các đồng chí Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình (mới được khôi phục công
tác Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương ngày 5 tháng 1 năm 1974) phụ trách.[2]
5 giờ 40 phút ngày 19/1 lần thứ hai, Chu Ân Lai lại gọi điện cho Cục
Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu nói, xem ra ngày hôm nay có khả năng đánh
nhau. Họ Chu vừa đặt máy là Đặng Tiẻu Bình, Diệp Kiếm Anh v.v. đã đến
ngay phòng trực ban của Cục Tác chiến. Phó Tổng Tham mưu trưởng Hướng
Trọng Hoa, Phó Tư lệnh hải quân Khổng Chiếu Niên, Phó Tư lệnh Không quân
Trương Tích Tuệ cũng đến. Câu nói đầu tiên của Đặng là, hãy báo cáo
tình hình một chút. Sau đó Đặng nói, trước tiên cần xác định rõ quan hệ
chỉ huy, bộ đội lục, hải, không quân tham chiến do Hứa Thế Hữu, Tư lệnh
quân khu Quảng Châu chỉ huy. Tiếp đó Đặng Tiểu Bình ra lệnh tác chiến
bằng miệng. Sau khi các tham mưu tác chiến có ý kiến, Đặng sửa mấy chữ
và mấy dấu câu cá biệt, hỏi những lãnh đạo khác có ý kiến khác hay
không. Sau đó Đặng Tiểu Bình vung tay, nói quả đoán: “Gửi đi”. Và như
vậy điện báo đã được gửi tới Quân khu Quảng Châu.
Tổ 6 người do Diệp Kiếm Anh đứng đầu với Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa.
Tổ chỉ huy và Đặng Tiểu Bình họp bàn việc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Tại Quảng Châu, Tư lệnh Quân khu Hứa Thế Hữu chỉ huy các lực-lượng tham
chiến gồm Hải Lục Không quân, có phụ tá là Nam Hải Hạm Đội Tư Lệnh Viên
Trương Nguyên Bồi.
Nhóm đầu não Trung Cộng tạm thời thì đoàn kết như vậy, nhưng sau trận
này, chúng trở lại tiếp tục cấu xé, thanh toán nhau, đến cả Chủ Tịch
nước cũng mạng vong... Gia đình thân thích của họ vạ lây, nhiều người bị
thương tật, ném lầu, tù tội chết oan... Người Tàu Cộng với nhau thật là
tàn nhẫn, vô nhân đạo.
Người ta nhớ Mao Trạch Đông qua cuộc cách mạng văn hóa, loại dần Lưu
Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân, đưa Giang Thanh lên làm người
dương cao ngọn cờ văn hóa. Trương Xuân Kiều cùng Diêu Văn Nguyên và
Vương Hồng Văn là các lãnh đạo ở Thượng Hải hùa theo thành nhóm 4
người. Lưu Thiếu Kỳ (Chủ tịch nước) qua đời trong tù năm 1969. Thủ tướng
Chu Ân Lai chấp nhận Cách mạng Văn hóa nhưng không ủng hộ nhóm "Tứ Nhân
Bang", đã giành lại quyền hành và đưa Đặng Tiểu Bình (bị tống giam) trở
lại lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1973.
Lúc Mao Trạch Đông đang hấp hối (Mao chết 1976) một cuộc đấu tranh
quyền lực nảy sinh giữa Tứ nhân bang và phe liên minh của Đặng Tiểu
Bình, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Năm 1981, Tứ nhân bang bị đưa ra xét
xử trước tòa với tội danh chống Đảng, mức án tử hình . Sau khi được giảm
khinh và khi mãn hạn tù thì tật bịnh rất nặng, Giang Thanh qua đời,
Vương Hồng Văn mất năm 1992, Trương Xuân Kiều mất năm 2005 và Diêu Văn
Nguyên mất tháng 12/2005.
Sau dây là những nhân-vật ngoài tiền-tuyến:
Ngụy Minh Sâm (nguyên là Du Lâm Cơ Địa Phó Tư Lệnh Viên) là Tây Sa Hải chiến Tiền tuyến Tổng Chỉ huy.
TC không nói lý-do tại sao Ông này không được đề bạt, vẫn y nhiên "Phó
Quân Chức". Nguỵ vẫn trong quân-ngũ đến tuổi hưu, sống thầm-lặng ít phát
biểu cho đến khi chết vào năm 2007, "hưởng-niên" 88 tuổi.
Một số Quan Chỉ-huy Trung-Cộng cấp Chiến Hạm tham chiến trận Hải-Chiến
Hoàng-Sa năm 1974 nay cũng đã lớn tuổi, có người qua đời. Hầu hết bọn họ
đã được thăng-cấp Tướng Hải-Quân và thấp nhất là Hải-Quân Đại-Tá. Chúng
tôi ghi phiên-âm đầy đủ theo cách nói của Trung-Cộng[3] như sau đây:
1- Tây Sa Hải chiến Tiền tuyến Tổng Chỉ huy Ngụy Minh Sâm Tướng-Quân,
1937 niên 10 nguyệt tham gia bát lộ quân, thì nhậm Hải quân Du Lâm Cơ
Địa phó Tư Lệnh Viên (phó quân chức), Tây Sa Hải chiến hậu một hữu đắc
đáo đề bạt, đáo ly hưu thì y nhiên thị phó quân chức. 2007 niên 12
nguyệt, nguỵ lão bệnh cổ, hưởng niên 88 tuế.
2- Tây Sa Hải chiến 271 biên đội Chỉ Huy Viên Vương Khắc Cường,
nhị đẳng công, thì nhậm Liệp tiềm đĩnh 73 đại đội Đại Đội Trưởng, Tây
Sa Hải chiến hậu tiên hậu nhậm Hải quân Du Lâm Cơ Địa phó Tư Lệnh Viên,
Hải quân Học viện huấn luyện bộ Bộ Trưởng (Hải Quân Thiếu Tướng), hiện
dĩ thối hưu, tại Nam kinh an độ vãn niên.
3- Tây Sa Hải chiến 271 biên đội Chỉ Huy Viên Vương Sùng Vân,
thì nhậm Liệp tiềm đĩnh 73 đại đội Chánh Ủy, vinh lập cá nhân tam đẳng
công, Tây Sa Hải chiến hậu nhậm Quảng Châu Cơ Địa chánh trì bộ phó chủ
nhậm (Hải Quân Đại Tá), hiện dĩ thối hưu.
4- Tây Sa Hải chiến 389 biên đội Chỉ Huy Viên Tả Sùng Nghĩa,
nhị đẳng công vinh lập giả, thì nhậm Hải quân Tảo lôi hạm thập đại đội
Đại Đội Trưởng, Tây Sa Hải chiến hậu nhậm Quảng Châu Cơ Địa phó Tư Lệnh
Viên (Hải Quân Thiếu Tướng), hiện dĩ bệnh cố.
5- Tây Sa Hải chiến 389 biên đội Chỉ Huy Viên Dương Phúc Vinh,
tam đẳng công vinh lập giả, thì nhậm Tảo lôi hạm thập đại đội chánh trì
ủy viên, Tây Sa Hải chiến hậu nhậm Du Lâm Cơ Địa chánh trì bộ chủ nhậm
(Hải Quân Thiếu Tướng), hiện dĩ thối hưu.
6- Tây Sa Hải chiến 271 biên đội dự bị Chỉ Huy Viên La Mai Thịnh,
tam đẳng công vinh lập giả, thì nhậm 73 đại đội phó Đại Đội Trưởng, Tây
Sa Hải chiến hậu nhậm nghiễm châu hạm đĩnh học viện giáo nghiên thất
chủ nhậm (Hải quân Đại Tá), hiện dĩ thối hưu.
7- Tây Sa Hải chiến 281 biên đội Chỉ Huy Viên Lưu Hỉ Trung,
Liêu trữ nhân, 1947 niên tham gia giải phóng quân, tam đẳng công vinh
lập giả, thì nhậm liệp tiềm đĩnh 74 đại đội Đại Đội Trưởng, Tây Sa Hải
chiến hậu nhậm Tây Sa tuần phòng khu chủ nhậm, Tây Sa thủy cảnh khu Tư
Lệnh, Du Lâm Cơ Địa phó Tư Lệnh Viên, Nam Hải hạm đội phó Tư Lệnh Viên
(Hải Quân Thiếu Tướng), hiện dĩ li hưu.
8- Tây Sa Hải chiến 281 biên đội Chỉ Huy Viên Trương Chiêu Ngọc,
San đông nhân, 1956 niên nhập ngũ, thì nhậm liệp tiềm đĩnh 74 đại đội
phó chánh trì ủy viên, Tây Sa Hải chiến hậu nhậm Khu trục hạm Chánh Ủy,
Hải quân Quảng Châu Cơ Địa chánh trì bộ phó chủ nhậm (Hải Quân Đại Tá),
hiện dĩ thối hưu.
9- Tây Sa Hải chiến 274 đĩnh Đĩnh Trưởng Lí Phúc Tường,
San đông nhân, 1957 niên nhập ngũ, nhất đẳng công thần, anh hùng Đĩnh
Trưởng, Tây Sa Hải chiến hậu nhậm liệp tiềm đĩnh 73 đại đội phó Đại Đội
Trưởng, nhân tại Hải chiến trung não bộ thụ thương, 1978 niên bệnh thối
hồi san đông yên thai lão gia, lão bạn khứ thế hậu dữ nhân tử trụ tại
nhất khởi, sanh hoạt tình huống bỉ giác khốn nan.
10-. Tây Sa Hải chiến 389 hạm Hạm Trưởng Tiếu Đức Vạn,
Hồ nam nhân, 1961 niên nhập ngũ, nhất đẳng công thần, anh hùng Hạm
Trưởng, Tây Sa Hải chiến hậu nhậm Hải ti tác chiến bộ phó Bộ Trưởng, Bộ
Trưởng, Hải quân Phúc kiến cơ địa Tư lệnh bộ phó Tham mưu Trưởng, hạ
môn thủy cảnh khu Tư Lệnh Viên, Thượng Hải cơ địa phó Tư Lệnh Viên, Chu
San cơ địa Tư Lệnh Viên (Hải Quân Thiếu Tướng, chánh quân chức), hiện dĩ
thối hưu.
11- Chính-Ủy Phùng-Tùng-Bách Và Đĩnh Phó K-274 Chu Tích Thông chết vì đạn HQ-4 (ghi thêm: Đĩnh Trưởng K-274 Lí Phúc Tường cũng thụ thương não bộ).
12- Một Sĩ Quan tham chiến tại Hoàng Sa, sau này vang danh trong HQ/TC là Trần Vĩ Văn, Hải Quân Thiếu Tướng, chỉ-huy biên-đội tác-chiến Trưởng Sa 1988, tàn-sát nhiều HQND Việt Nam.
[1] BTV (TTX basam) viết. http://anhbasam.wordpress.com/2011/12/14/tai-lieu-mat-ve-hai-chien-hoang-sa-do-trung-quoc-tiet-lo/
[2] http://cpc.people.com.cn/GB/85037/8562040.html
[3]西沙海战指挥员今何在? tây sa hải chiến chỉ huy viên kim hà tại ? (chúng tôi có sửa vài chữ cho dễ đọc theo âm nước ta). Quý vị chỉ cho chỗ sai, chúng tôi xin cảm tạ trước.
Hình-ảnh hải-chiến trên mạng điện-tử Trung-Cộng ghi nhận hạm-đội của chúng đối đầu với HQ-4:
Hồi 10.35 giờ
Hồi 11.00 giờ
Hai lần HQ-4 (với giàn Radar khổng-lồ) một mình xung-kích vào giữa hạm-đội Tàu Đỏ (hồi 10.35 và hồi 11.00).
Vì
quan binh chúng rất kém kiến thức nên đã bị HQ-4 bắn cho thiệt hại nặng
đến độ tê-liệt. Nếu chúng biết sử dụng đạn xuyên thép nổ mạnh (HE -
High explosive-piercing) thì HQ-4 (lúc đó chiến-đấu hoàn-toàn đơn lẻ) đã
nguy-khốn rồi, đâu còn có thể đoạn chiến một cách an-toàn được. Khi
HQ-4 đoạn chiến, T-396, K-271, K-274 (tức là) ba tàu còn lại cũng bị thương tổn, đạn dược lại còn ít, nên chẳng biết làm gì...
TC tiết-lộ cảnh bi-đát của chúng lúc cuối qua các mạng tiêu-biểu như "china.com" & "xinhuanet.com"http://military.china.com/zh_cn/history4/62/20050222/12123210_3.html (ngày 22-2-2005) & http://news.xinhuanet.com/mil/2005-01/20/content_2484802.htm (ngày 20-1-2005) như sau:
Mặc
dù hạm đội của Nam Việt đã bị đánh tơi bời, tàu bên quân ta lúc này
cũng ở trong tình trạng không hay: Tàu 389 cháy mãi không tắt, thân tàu
bị nghiêng lệch nặng, buộc phải đưa vào bãi cạn với sự hiệp trợ của các
tàu bên ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị thương tổn, đạn
dược lại còn ít, nên chẳng biết làm gì với tầu tuần tiễu số 10 đã không
còn đủ năng lực tự vệ của Nam Việt. Cuối cùng phải để cho 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đưa tàu tuần tiễu số 10 của bên quân địch nhấn chìm xuống biển.尽管南越舰队被击溃,我方舰艇此时自己的状况也很不妙:389艇大火未熄,艇身严重倾斜,不得不在我方鱼轮的协助下冲滩搁浅,以免沉没。其余三艇也都带伤,并且弹药不多,竟然拿南越已无自卫能力的10号巡防舰都没有办法。最后由我方的281、282两艘猎潜艇把敌10号巡防舰送入海底。
... tẫn quản nam việt hạm đội bị kích hội , ngã phương hạm đĩnh thử thì tự kỉ đích trạng huống dã ngận bất diệu :389 đĩnh đại hỏa vị tức , đĩnh thân nghiêm trọng khuynh tà , bất đắc bất tại ngã phương ngư luân đích hiệp trợ hạ trùng than các thiển , dĩ miễn trầm một 。kì dư tam đĩnh dã đô đái thương , tịnh thả đạn dược bất đa , cánh nhiên nã nam việt dĩ vô tự vệ năng lực đích 10 hào tuần phòng hạm đô một hữu bạn pháp 。tối hậu do ngã phương đích 281、282 lưỡng tao liệp tiềm đĩnh bả địch 10 hào tuần phòng hạm tống nhập hải để 。...
Trên đây là di ảnh chân dung những tử sĩ TC tại Hoàng-Sa (tiexue.net).
Một phân cảnh "Trần Khánh Dư một mình giữa Hạm-Đội TC" trong game: HCHS &HQ-4
Vũ-Hữu-San
Nguồn: Haichienhoangsa
___________
Vũ-Hữu-San
Nguồn: Haichienhoangsa
___________
12 viên chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
(GDVN) - Trong khi ngày 5/8 Tân Hoa Xã đưa tin, Mao Trạch Đông chính là
người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm
1974 thì chỉ sau đó ít ngày, 9/8 tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc tiếp
tục đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 viên chỉ huy
chóp bu ở Bắc Kinh trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng
đánh chiếm Hoàng Sa. Hiện tại, một số lính Trung Quốc tham gia đánh
chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 như tên Vương Xương Thái thường
xuyên được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc và một số đơn vị quân
đội mời đi nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và
trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Chính Vương Xương Thái tiếp tục "điểm mặt,
chỉ tên" 12 viên chỉ huy quân Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Trong số đó, viên tổng chỉ huy
đã chết năm 2007, số còn lại đều thăng quan tiến chức. Để rộng đường dư
luận và góp phần vạch mặt âm mưu thâm độc của truyền thông Trung Quốc và
cung cấp thêm tư liệu về những kẻ đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xin
đăng tải chân dung 12 tên chỉ huy quân Trung Quốc đã trực tiếp tham
chiến.
Ảnh: Cuộc thi "Người chim" quốc tế tại Anh
Khu trục hạm Mỹ cập cảng Philippines lúc Biển Đông căng thẳng
Ảnh: Dân Indonesia thi leo cột chào mừng ngày Quốc khánh
Kiểm tra ngoại hình tuyển dụng nữ tiếp viên hàng không Trung Quốc
Tên Vương Xương Thái (áo đen) trực tiếp tham gia đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, nay cùng với giới truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử khi gọi trận đánh chiếm này là "chiến tranh phản kích tự vệ trên biển" nhằm đầu độc nhận thức của công luận |
Vương Xương Thái và đồng bọn (áo trắng) tham gia tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa cho một đơn vị lực lượng vũ trang Trung Quốc tháng 5/2012 và được tờ Nhân dân nhật báo sử dụng để tuyên truyền sai sự thật |
Ngụy Minh Thâm, Phó tư lệnh căn cứ quân sự Du Lâm, lon thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ngoài thực địa, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa vẫn giữ chức cũ, không được đề bạt thăng cấp bậc và quân hàm. Chết tháng 12/2007 |
Dương Phúc Vinh, chỉ huy tàu 389 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, sau này làm Phó tư lệnh căn cứ quân sự Du Lâm, lon thiếu tướng hải quân, đã nghỉ hưu |
Lưu Hỷ Trung, chỉ huy tàu 281 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Phó tư lệnh hạm đội Nam Hải, lon thiếu tướng hải quân, đã nghỉ hưu |
Lý Phúc Tường, chỉ huy tàu 274 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, bị đạn bắn trúng đầu, năm 1978 ra quân về quê tỉnh Sơn Đông sinh sống |
Chỉ huy tàu 389 Tiêu Đức Vạn đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Tư lệnh căn cứ quân sự Đan Sơn, lon thiếu tướng, đã nghỉ hưu |
Trương Thiệu Ngọc, chỉ huy tàu 281 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, sau làm Phó chủ nhiệm chính trị căn cứ hải quân Quảng Châu, lon đại tá, đã nghỉ hưu |
Vương Khắc Cường, chỉ huy tàu 271 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Trưởng phòng Huấn luyện học viện Hải quân Trung Quốc, lon thiếu tướng, đã nghỉ hưu |
Vương Sùng Vân, chỉ huy tàu 271 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Phó chủ nhiệm chính trị căn cứ hải quân Quảng Châu, lon đại tá, đã nghỉ hưu |
Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam chốt giữ và thực thi chủ quyền, quân Trung Quốc tổ chức khen thưởng cho sĩ quan, binh lính tham gia trận đánh chiếm cướp đoạt Hoàng Sa |
Hứa Thế Hữu, Tư lệnh đại quân khu Quảng Châu đến dự |
Trung Quốc đã liên tục bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử khi gọi cuộc chiến xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974 là "chiến tranh phản kích tự vệ trên biển" để đầu độc nhận thức của người dân Trung Quốc và công luận quốc tế |
Hứa Thế Hữu dẫn giới chức lãnh đạo đại quân khu Quảng Châu kéo ra Hoàng Sa sau khi quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo này của Việt Nam |
Hồng Thủy
Nguồn: Giaoduc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét