Hải chiến Hoàng Sa Kỳ 5: HQ 10 tử chiến đâm vào tàu Trung Quốc, hai Hạ Sĩ quan ở lại chết theo tàu.
Trung Úy Nguyễn Đông Mai HQ10 -Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa
Chiếc HQ-10 khi bị trúng đạn, hư máy không chìm liền, sau đó một giờ 2 tàu TQ tăng cường đến bắn phá tiêu diệt nốt số người còn sống, tàu chìm hẳn, số quân nhân đào thoát lênh đênh trên biển chết thêm 5 người nữa...
Bản vẽ của Hà Đăng Ngân, lưu ý về hình vẽ này về vị trí khác thường của HQ10
Link tham khảo:Bảng Phân Tích Thời Gian Hộ Tống Hạm HQ10 – Nhật Tảo
Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ10) đi vào lịch sử
Không thấy Đại tá Hà Văn Ngạc, Hải đội trưởng nói gì về quyết định HQ-4 và HQ-5 rút khỏi trận đia, bỏ lại HQ-10 đang lâm nạn. Tàu HQ-16 đó vài hải lý, được cho là bị nghiêng không đến cứu được thì tại sao đi 230 hải lý về tới Đà Nẵng. Trong khi đó các tàu TQ cũng bị thiệt hại nặng không kém, 3 tàu này vẫn đủ khả năng giải vây cứu hộ cho HQ-10???
Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Trưởng toán công binh:
Cuộc đời tù binh
Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!
Di chuyển qua Trung Quốc
Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.
Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.
Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra. Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ...
Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh
Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!
Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.
Trao trả tù binh
Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.
Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.
Thiếu Tá Hồng sau khi được trao trả tù binh
Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.
Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh. Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.
Trung uý Võ Hà, Phó toán công binh trên đảo Hoàng Sa:
Cho đến 10h đêm hôm đó, một sĩ quan Trung Quốc nói với chúng tôi qua phiên dịch tiếng Việt “Chúng tôi coi các anh là tù binh”. Tù binh - Như vậy đồng nghĩa chúng tôi sẽ không bị giết.
Chúng tôi bị đưa đến đảo Hải Nam và giam lại. Nhóm sĩ quan tiếp tục bị đưa đến Quảng Châu giam chung với các tù binh Liên Xô, Ấn Độ,… Một tháng sau, nhóm tù binh đầu tiên trong đó có tôi được đưa về Thẩm Quyến để đến Hồng Kông và trả về nước.
Tại Hồng Kông lúc đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài của các báo danh tiếng như Times, The New York Times… đang túc trực để lấy tin về trận chiến Hoàng Sa.
Đại tá Ngạc
Tuần-dương-hạm HQ5, sau khi tái tiếp-tế đạn và hàn vá các hư-hại đã cùng HQ6 ra khơi tìm-kiếm các nhân-viên đào-thoát khỏi vùng Hoàng-Sa. Các phi-cơ C130 đã bay lượn trong một vùng duyên-hải hạn-chế để tránh sự hiểu nhầm về hành-động khiêu-khích của Việt-Nam đối với Trung-cộng. Các phi-cơ hướng-dẫn các chiến-hạm xem xét các vật trôi trên mặt biển nhưng vẫn chưa cấp-cứu được nhân-viên nào ngoại trừ vỏ một thùng xăng dự-trữ . Tôi vẫn có mặt trên Tuần-dương-hạm HQ5 để tham-dự cuộc tìm-kiếm.
Công tác tìm kiếm và cứu vớt các chiến sĩ đào thoát.
Lực lượng tham dự cuộc tìm kiếm gồm có Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6, hai chiếc Tuần Duyên Đỉnh (WPB) và 1 phi cơ C-119.
Bản
văn từ Tòa Đại Sứ Mỹ cũng cho biết là các giới chức thẫm quyền VNCH
quan tâm đến số phận của thủy thủ đoàn HQ10 mà lần sau cùng đã được thấy
không người điều khiển gần đảo Vĩnh Lạc (Money). Với dòng nước biển
chảy bình thường sẽ đưa HQ10 hoặc là nếu chiến hạm bị chìm sẽ đưa những
người sống sót đến khoảng 70 hải lý về hướng Tây Nam của khu vực nằm
trong các tọa độ A, B, C và D.
Bản
văn còn cho biết là chánh phủ VNCH chỉ thị phái đoàn VN ở Geneva lập
tức thông báo cho Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế những điều đã đề cập ở trên
và yêu cầu Hội thông báo Bắc Kinh về bản chất và phạm vi của cuộc hành
quân, ngoài ra còn yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ xử dụng các phương tiện
thông tin trực tiếp với Bắc Kinh trong nỗ lực để đảm bảo là Bắc Kinh
cũng biết rõ về chiến dịch hoàn toàn có tính chất nhân đạo này.
Về
phần Đại Sứ Martin, ông cũng khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Mỹ nên tiếp xúc
với Phái đoàn liên lạc TC ở Hoa Thịnh Đốn hoặc Văn phòng Liên Lạc Hoa
Kỳ ở Bắc Kinh để yêu cầu TC thông báo đến các giới chức thẫm quyền quân
sự của họ về chiến dịch này và Bộ Ngoại Giao có thể chỉ thị Phái Đoàn
Hoa Kỳ ở Geneva tạo điều kiện để Phái đoàn Việt Nam tại Geneva và Hội
HTT quốc tế gặp gỡ nhau.
Những
lời khuyến cáo của Đại Sứ Martin đã được Ngoại Trưởng Kissinger chấp
thuận, vì vậy ngay sau đó Ngoại Trưởng Kissinger đã gởi điện thư cho
Văn Phòng Liên Lạc Mỹ ở Bắc Kinh yêu cầu họ thông báo với Bộ Ngoại Giao
TC về cuộc hành quân cứu cấp này. Ngoài ra cũng giải thích cho Bắc
Kinh biết là Mỹ làm việc này theo sự yêu cầu của chánh phủ VN và với
tính cách nhân đạo, còn việc đề nghị Bộ Ngoại giao TC thông báo cho cấp
chỉ huy quân sự TC là tùy ở Văn Phòng Liên Lạc.
Trong
khi các chiến hạm và phi cơ VNCH đang bắt đầu việc tìm kiếm thì vào
lúc 6 giờ 30 chiều ngày 22-1-1974 tàu dầu Kopionella thuộc hảng Shell
mang quốc tịch Hòa Lan đã tìm thấy và vớt tất cả 22 người (5) thuộc
HQ10 còn sống sót lên tàu tại toạ độ 16 độ 10?T N và 110 độ 46?T E cách
Đà Nẵng khoảng 287 km về hướng Đông, như vậy toán đào thoát đã trôi
trên biển trong khoảng 78 giờ với khoảng cách độ 110 km.
Sau
khi lên tàu Thượng Sĩ Châu vì quá kiệt sức nên đã trút hơi thở cuối
cùng, ngoài ra có 4 người bị thương nặng. Tất cả đã được từ Thuyền
Trưởng, Thuyền Phó và phu nhân của các vị này cùng thủy đoàn tàu dầu
Kopionella tận tình chăm sóc. Với tư cách Sĩ quan thâm niên hiện diện,
HQ Trung Úy Phạm Văn Thì đã được Thuyền Trưởng đưa vào phòng của ông để
liên lạc với cấp chỉ huy Hải Quân Việt Nam.
Sáng ngày 23-1 lúc 5 giờ 15 tất cả đã được chuyển sang Tuần dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6 để đưa về Đà Nẵng.
Qua
lời thuật lại của các chiến sĩ sống sót, cuộc hành quân cứu vớt tiếp
tục sang ngày 23-1 với hy vọng tìm thấy bè bằng cây trên đó có TS/VC Đa
và TS/TP Nam, nhưng đến 6 giờ 15 phút chiều cùng ngày phi cơ tuần tiểu
đã phát giác hai mãnh ván tại tọa độ 15 độ 43?T Bắc ?" 110 độ 02?T
Đông, nhưng khi chiến hạm được điều động đến nơi mọi người đều thất
vọng vì chỉ thấy 2 miếng ván không người.
Cuộc hành quân tìm kiếm và cấp cứu đã được chấm dứt ngay sau đó.
Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)
07:00 | 08/01/2014
(PetroTimes)
- Đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Cộng bắt giữ sẽ
làm rõ nhiều vấn đề, nhất là về thái độ của các nước có liên quan trực
tiếp là Trung Cộng và VNCH cũng như tổ chức Hồng thập tự quốc tế, bởi
việc trao trả tù binh “không như bình thường”, báo chí đương thời bị
bưng bít nhiều thông tin, không tiếp cận được với các tù binh và những
người thực hiện việc trao trả tù binh.
Tái chiếm đảo
Sau
khi cuộc hải chiến diễn ra, cả hai bên giao chiến đều có những thiệt
hại nhất định dù ưu thế quân sự nghiêng về Hải quân Trung Cộng. Bởi
vậy, việc bắt chiến sĩ Hải quân VNCH làm tù binh theo những thông tin
báo chí lúc bấy giờ có những sắc thái khác nhau. Trong tổng số các chiến sĩ VNCH tham gia vụ Hoàng Sa, sau cuộc đụng độ đã phân tán thành 4 bộ phận khác nhau.
Bộ phận thứ nhất,
điển hình là các chiến sĩ thuộc Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16),
dù bị trúng đạn nhưng Tuần hạm dương vẫn còn hoạt động được và về đến
Sài Gòn. “Ngày 30-1-1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trúng đạn Trung
Cộng về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với
sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn".
Bộ phận thứ hai
là do phương tiện chiến đấu bị hư hỏng nên không thể hoạt động hoặc bị
chìm, sau đó được cứu trợ bởi tàu nước ngoài như trường hợp của 23
thủy thủ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). “Chiếc hộ tống hạm trên
chở 82 thủy thủ nhưng tàu của Hà Lan chỉ cứu vớt được 23 người. Theo
thiếu tá Trần Văn Ngà, phụ tá phát ngôn viên quân sự trong số 23 chiến
sĩ khi về tới Đà Nẵng, có hai người chết là Đại úy phó hạm trưởng và
một hạm viên, 21 thủy thủ còn lại có 2 người bị thương nặng".
Bộ phận thứ ba
là do Hải quân Trung Cộng bắt làm tù binh, “tổng số người mất tích
theo lời phát ngôn viên quân sự là 116 nhưng nhà cầm quyền Trung Cộng
nói, họ chỉ cầm giữ 48 người".
Bộ phận thứ tư
chính là những chiến sĩ VNCH đã bị mất tích trên biển. Tuy nhiên, có 3
vấn đề đáng lưu ý là: Hải quân Trung Quốc không bắt tất cả các chiến
sĩ Hải quân VNCH mà họ có thể bắt làm tù binh; sự im lặng bất thường
trong việc trao trả tù binh và sự trọng thưởng của chính quyền VNCH đối
với các chiễn sĩ tham gia trận hải chiến Hoàng Sa. Ba vấn đề này có
liên hệ khắng khít với nhau.
Các
binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải
quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của
Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ
không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này,
sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt
làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ
đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu".
Có
một câu hỏi được đặt ra là việc bắt binh sĩ VNCH làm tù binh được phát
ra từ cấp có thẩm quyền cao nhất của Trung Cộng, hoặc của Chỉ huy
trưởng lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa hay chỉ là quyết định của các
thuyền trưởng riêng lẻ trong lực lượng Hải quân Trung Cộng? Bởi việc có
một “chỉ thị” nhất quán sẽ nói lên những hàm ý về tính chất của tranh
chấp và việc giải quyết mâu thuẫn sau đó. Trên thực tế, các chiến sĩ
VNCH bị bắt chủ yếu là những chiến sĩ đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa
như Địa phương quân, nhân viên khí tượng và 14 nhân viên thuộc HQ-4 đã
đổ bộ lên đảo Cam Tuyền trước đó. Như vậy, Hải quân Trung Cộng không bắt
các chiến sĩ trực tiếp tham chiến trên 4 tàu chiến của Hải quân VNCH
làm tù binh mặc dù điều đó nằm trong tay của Hải quân Trung Cộng như
trường hợp của các chiến sĩ thuộc Hộ tống hạm HQ-10.
Ngay
sau khi các chiến sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) được cứu vớt
và về đất liền, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Cộng: “Đã xâm chiếm các
phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh
sĩ của Quân lực VNCH, vì vậy Trung Cộng phải có nhiệm vụ trả tự do ngay
cho các người này, chứ không cần phải có một thời gian nào đó thuận
tiện như là Tân Hoa xã đã loan tải". Dưới áp lực về ngoại giao và tổ
chức Hồng thập tự quốc tế, Trung Cộng đã tiến hành trao trả tổng số 48
tù binh, nhưng không được trao trả 1 đợt mà thành 2 đợt và tổ chức trong
im lặng.
Đợt thứ nhất
được trao trả vào ngày 31-01-1974 “gồm 4 chiến sĩ VNCH và 1 người Mỹ
tại Shumchun thuộc biên giới tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng". Đợt thứ
hai vào ngày 17/02/1974 có “43 tù binh VNCH vừa được Trung Cộng thả hôm
chủ nhật có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt gốc Hoa". Trong số đó
“có 13 hải quân, 23 chiến sĩ địa phương quân, 4 chiến sĩ công binh và 3
nhân viên khí tượng thuộc Đài khí tượng Hoàng Sa. Việc trao trả sẽ
được diễn ra tại Tân Giới giữa Hồng Kông và Trung Hoa lục địa".
Trong
đợt trao trả thứ nhất, chỉ có 5 tù binh và có người Mỹ, đồng nghĩa với
việc liên quan đến quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ, điều này hiển nhiên
sẽ tác động quyết định đến việc Trung Cộng cần trao trả càng sớm càng
tốt. Trong lần trao trả thứ hai, “có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt
gốc Hoa. Vì anh ấy là tù binh duy nhất nói được Hoa ngữ nên anh đã làm
thông dịch viên cho tù binh VNCH. Thủy thủ Lý Chánh Hùng nói rằng anh
không muốn ở lại Hoa lục vì mỗi ngày anh và các đồng đội phải trải qua 3
tiếng đồng hồ tuyên truyền chính trị của Trung Cộng mặc dù Trung Cộng
cho ăn uống khá”, vậy Trung Cộng cần giam giữ tù binh trong thời gian
lâu hơn và có người Hoa để “tuyên truyền chính trị” nhằm xuyên tạc
những sự thật lịch sử. Và, vô hình chung làm lộ rõ sự “bất chính” của
Trung Cộng đối với sự kiện hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Ngược
lại, VNCH muốn “đường đường chính chính” việc trao trả tù binh phải
diễn ra công khai và được báo chí xâm nhập để chính minh tính “chính
nghĩa” và là một “nạn nhân” như thế nào. Việc này VNCH không thể làm
theo ý mình vì việc trao trả tù binh diễn ra trên ở Trung Cộng và do họ
quyết định thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, chính quyền VNCH đã chứng
minh tính “chính nghĩa” bằng cách khác là tổ chức đón tiếp các chiến sĩ
tham chiến khi về Việt Nam và thưởng cho họ một cách nồng hậu, các chiến sĩ trở thành đại diện cho ý chí của Việt Nam trong việc chiến đấu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trước
hết là đối với các chiến sĩ chiến đấu trở về nhưng không bị bắt làm tù
binh, thì ngày 30-1-1974, “Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt về tới Sài
Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của
nhiều thân nhân thủy thủ đoàn. Đề đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân
VNCH đã trao Anh dũng Bội tinh cho Trung tá Lê Văn Thự, Hạm trưởng HQ-16
cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên thủy thủ. Các nữ sinh
cũng choàng vòng hoa chiến thắng và sau đó các thân nhân thủy thủ đoàn
được mời lên thăm chiến hạm".
Đối với các tù binh được trao trả, khi về đến Sài Gòn,
có “một buổi lễ tiếp đón vô cùng long trọng sẽ được Phủ TUDV phối hợp
với Tổng CTCT và các Tòa Đô chánh tỉnh Gia Định, với sự tham dự các
đoàn thể sinh viên học sinh của các Hội đồng dân cử, các thân hào nhân
sĩ. Tổ chức ngay tại phòng khách Danh dự phi trường Tân Sơn Nhất".
Đồng
thời, để “tưởng thưởng những chiến sĩ Hải quân can trường chiến đấu
tại Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao trao tặng một ngân phiếu một triệu đồng cho
các thương binh và gia đình của tử sĩ Hải quân tham chiến tại Hoàng Sa
ngày 19-01-1974 vừa qua…. Ngoài ra, để ghi ơn các anh hùng tử sĩ cao
đậm đã ngã gục lại hải đảo Hoàng Sa trong chiến trận vừa qua, tên tuổi
của một số anh hùng có thể sẽ được chính quyền chấp thuận cho đặt tên
một số đường phố tại Thủ đô".
Những
hành động trên của chính quyền VNCH là những phản ứng thể hiện sự đồng
thuận cao giữa chính quyền - người dân và các tầng lớp khác nhau trong
xã hội đối với việc bảo vệ chủ quyền một cách “chính đáng” trong bối
cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới lúc bấy giờ.
Võ Hà (tổng hợp)
Bị bắt
TT Hồng: Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.
11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ.
Đợt thứ nhất được trao trả vào ngày 31-01-1974 “gồm 4 chiến sĩ VNCH và 1 người Mỹ tại Shumchun thuộc biên giới tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng". Đợt thứ hai vào ngày 17/02/1974 có “43 tù binh VNCH vừa được Trung Cộng thả hôm chủ nhật có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt gốc Hoa". Trong số đó “có 13 hải quân, 23 chiến sĩ địa phương quân, 4 chiến sĩ công binh và 3 nhân viên khí tượng thuộc Đài khí tượng Hoàng Sa.
Kết
thúc trận hải chiến, phía VNCH có 19 quân nhân hy sinh hoặc mất tích,
35 quân nhân bị thương, 44 quân nhân bị TQ bắt trên đảo Hoàng Sa
(Pattle) và đảo Hữu Nhật (Robert).
Ngay
trong ngày 20.1, BTL Hải quân đã đề nghị Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu hội
Chữ Thập Đỏ quốc tế can thiệp với TQ trao trả các tù binh do TQ bắt
giữ. Kết quả, phía TQ đã trao trả 48 quân nhân vào 2 đợt.
Đợt 1 gồm 5 quân nhân bị thương vào 31.1.1974 và đợt 2 gồm 43 quân nhân vào ngày 17.2.1974).Chốt lại
TQ trao trả tù binh VNCH là 48 người và 1 người Mỹ qua ngả Hong Kong
Ngày 31/1 = 6 người
Ngày 17/2 = 43 người
Trong đó:
- 14 quân nhân cơ hữu tàu HQ-4
- 25 quân nhân Địa phương quân
- 5 quân nhân thuộc Quân đoàn I & Công binh
- 4 nhân viên Khí tượng
- 1 người Mỹ tên Gerald Emile Kosh
14 người bị bắt tại đảo Cam Tuyền (Hữu Nhật), số còn lại bị bắt tại đảo Hoàng Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét