Ngày 19/1/1974 đã diễn ra một cuộc hải chiến giữa Việt Nam
Cộng hoà (VNCH) và Trung Quốc, VNCH thua trận, rút lui, từ đó toàn bộ
quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Sự việc đã lâu, trong bối
cảnh quân đội VNCH bắt đầu suy yếu trước QĐNDVN, sau đó chính thể VNCH
sụp đổ nên nguồn tư liệu chính thức của chế độ cũ không có, về phía
Trung Quốc chưa giải mật cuộc chiến. Thực tế cuộc chiến diễn ra thế
nào, những gì người Việt biết được là qua hồi ức của những người trong
cuộc, sĩ quan hạ sĩ quan trên các tàu tham chiến của VNCH kể lại, một
phần nào đó là từ phía những người tham chiến của Trung Quốc.
Tuy
cùng một trận đánh nhưng góc nhìn có khác nhau là điều tất nhiên không
thể tránh khỏi do do hạn chế nhất định trên từng hướng, ở từng cương
vị, nhiệm vụ khác nhau, dẫn đến chủ quan trong đánh giá sự việc cho nên
nhiều thông tin mẫu thuẫn, thậm chí đối lập lẫn nhau.
Không thể
tránh né vấn đề thường xảy ra ở mọi cấp chỉ huy (không chỉ có ở quân
đội VNCH) là thắng thì thổi phồng thành tích, thua bao biện sai lầm,
tại thế này thế khác...
Gì thì gì, bao liệt sĩ bỏ mình,
lãnh thổ di sản của cha ông để lại đã mất, đó là một thất bại chua cay
của Việt Nam. Chuyên đề này tuy tập trung về mặt tác chiến nhưng không
phải là khảo luận quân sự, người biên soạn không thể kiểm chứng đánh giá
nguồn tin, thiếu kiến thức hải quân, nên trong năng lực có hạn chỉ mổ
xẻ làm sáng tỏ khúc mắc với hy vọng cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khái
quát hơn và rõ thêm các vấn đề gây tranh luận.
Tư liệu
thu thập theo ý tưởng những mảnh ghép, lấy từ nhiều nguồn trên mạng
phát tán công khai nên khó thể xác định đâu là trang gốc, mong các tác
giả sách, bài viết và chủ trang bỏ quá, chân thành cảm ơn. Nếu có những
bình luận nhận xét không đúng sự thật, đụng chạm đến danh dự của ai đó
người trong cuộc mong được lượng thứ, xin cho ý kiến dẫn chứng...
Mong những ai quan tâm đến sự kiện này đóng góp để tiếp cận gần hơn theo sự thật đã từng xảy ra.
Vì
trận hải chiến xảy ra thời VNCH và nhân chứng kể là binh lính thời đó
nên bình luận, nhận xét của người biên soạn tư liệu giữ nguyên cách gọi
địa danh, từ ngữ quân sự thời đó để độc giả tiện theo dõi câu chuyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét