Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Diễn biến trận đánh

Nguồn tham khảo:
Trần Đỗ Cẩm: ... Lưc lương hải quân hai bên 
Vũ-Hữu-San: Các Chiến-hạm & Chiến-thuyền Tham-dự trận Hải-chiến
Lịch sử cuộc chiến VNCH -  Hải Chiến Hoàng-Sa 19-01-1974
Bí Mật Về "Hải Chiến Hoàng Sa 1974" và Những Điều Chưa Biết 
Tài liệu của Trung cộng - Quốc Trung dịch
Tây-Sa Hải-Chiến ("Lược-Sử Hải-Quân VNCH" Vũ-Hữu-S...
19/1/1974 魏鸣森lệnh mật khẩu


Trước khi hải chiến xảy ra


TQ: Vào lúc 10h30 ngày 15 tháng Giêng, các tàu hải quân Nam Việt 16 "Lý Thường Kiệt" dấu (Lý Thường Kiệt, HQ-16) kéo vào đảo Paradise, và biển Nam Trung Quốc công ty đánh cá ngư thuyền đánh cá "Fishing Nam 402.407." đối đầu tròn xảy ra, tiếp theo là bắn phá đảo Oasis kéo lá cờ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và 402 tàu thuyền đánh bắt cá trong vùng biển hơn hai trăm mét, đi từ các bến tàu, trong cùng một ngày 17 giờ sáng, miền Nam Việt Nam trên tàu 16 xuống một chiếc tàu chở bảy vũ trang Thủy quân lục chiến, sĩ quan có một walkie-talkie để cố gắng lên tàu đánh cá 402 lục lọi. 402 tàu thuyền đánh cá trong cuộc nổi dậy, thuyền Việt Nam quay lại và lái xe trở lại.


Buổi sáng ngày 16-1-1974, HQ16 cho xuồng đổ bộ phái đoàn Công Binh lên đảo Pattern, công tác hoàn tất tốt đẹp. Đến trưa, vị sĩ quan trực Quart 1200-1500H là Hải Quân Trung úy Đào Dân bỗng phát hiện một con tàu lạ trước mặt đảo Cam Tuyền (đảo Robert), chiếc tàu nhỏ, cỡ tàu đánh cá. Chiến hạm đánh đèn yêu cầu tàu lạ cho biết xuất xứ, đúng theo qui luật hàng hải quốc tế nhưng tàu lạ vẫn im lặng. Để gợi sự chú ý và cũng để đuổi tàu lạ ra khỏi lãnh hải, chiến hạm cho bắn chỉ thiên một tràng đại liên 30. Tiếng súng nổ dòn dã giữa buổi trưa yên tĩnh trên mặt biển nhưng đối tượng vẫn lì lợm, không nhúc nhích. Khi tàu ta đến gần hơn thì mọi người đều chưng hửng vì tàu lạ là tàu Trung Cộng, mang cờ nền đỏ với các ngôi sao vàng ở ngay góc. Sự xuất hiện của chiến hạm Việt Nam cũng làm khuấy động sự sinh hoạt trên tàu Trung Cộng, hàng chục binh sĩ của họ lên boong nhìn sang tàu ta bằng những đôi mắt soi mói, kỳ lạ lẫn ngạc nhiên 



Về mốc thời gian, vài nhân chứng và nhà nghiên cứu Thềm Sơn Hà thì ngày 14/1, chiếc HQ-16 xuất phát đầu tiên từ Đà Nằng theo định kỳ đi Hoàng Sa, ngày 15/1 có mặt tại nhóm đảo Lưỡi Liềm. 

- Trước đó tại đảo Hoàng Sa có một trung đội Địa phương quân VNCH đồn trú 25 người và một tổ nhân viên khí tượng 4 người.
- Sáng 16/1, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 chở theo toán công binh 6 người và 1 nhân viên người Mỹ đến khu vực, rồi đổ bộ họ lên đảo Hoàng Sa.

Sau đó, tiếp tục công tác tuần dương thì phát hiện một số tàu lạ đang lảng vảng trong vùng phía nam đảo Cam Tuyền, đồng thời phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng. HQ-16 lập tức báo cáo sự phát hiện về BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng đồng thời ra hiệu yêu cầu các tàu TQ phải rời khỏi lãnh hải Việt Nam, tàu TQ cũng đòi hỏi ngược lại. Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16-1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới trời tối TDH Lý Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng duyên hải của Quân khu I, bao gồm quần đảo Hoàng Sa trả lời trong cuộc phỏng vấn:
"... Trước khi cho nổ súng chúng tôi cũng đã cho chiến hạm của chúng tôi đuổi họ ra, nhưng sự khiêu khích của họ càng ngày càng nhiều hơn, cho nên Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc có bàn với tôi là phải đi tới quyết định “ khai hỏa”.
Tuyết mai: Thưa Đô Đốc như vậy thì trận chiến Hoàng Sa lúc đầu dự tính chỉ đuổi những ngư thuyền và chiến hạm ra khỏi lãnh hải, chứ không dự tính trước sẽ có một cuộc hành quân, một trậ­n hải chiến dữ dội giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng?
Phó Đô Đốc: Không , không. Tôi nhấn mạnh là không có một cuộc hành quân gì cả. Hôm 18/1 tôi có ra lệnh bằng giấy trắng mực đen cho Đại Tá Hà Văn Ngạc có thể thi hành nhiệm vụ có giấy tờ, nhưng đó không phải là cuộc hành quân mà chỉ là việc làm rất là thường xuyên.
Tuyết mai: Thưa Đô Đốc nói rõ những sự kiện trước khi quyết định khai hỏa, lúc đó Đô Đốc ở đâu?
Phó Đô Đốc: Lúc đó tôi đang ở Đà Nẳng.Trước khi khai hỏa , Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc cũng đã trình cho tôi rất chi tiết mọi hành động, mọi sự di chuyển của chiến hạm Trung Cộng cũng như của các ngư thuyền cùng mọi chuyện xảy ra trên đảo. Tôi đã ra lệnh mỗi chiến hạm cho một toán đổ bộ lên đảo để thám sát, cho nên chgºng tôi nắm rất vững tình hình. Trước khi khai hỏa thì Đại Tá Ngạc có nói với tôi rằng, sự khiêu khích đã đến cái độ thế nào rồi cũng phải nổ súng. Nếu để Trung Cộng nổ súng trước thì bên HQVN sẽ bị thiệt hại nặng nề vì chiến hạm của họ rất tối tân, trong lúc chiến hạm của HQVN to và chậm, lúc đó sẽ không xoay xở kịp. Đại Tá Ngạc có bàn với tôi và tôi đồng ý là khi tình hình không thể nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước, và chúng ta nổ súng đồng loạt thì địch phải phân tán hải pháo của họ ra.
Tuyết mai: Thưa Đô Đốc lực lượng hai bên lúc đó như thế nào?
Phó Đô Đốc: Không kể những ngư thuyền có trang bị vũ khí, lúc đầu họ có hai chiến hạm lớn, sau có tăng viện thêm hai chiếc là bốn, cho thấy rõ ràng là họ còn một lực lượng trừ bị, sẳn sàng tăng cường trong vài giờ . Về phía Việt Nam thì có hai chiến hạm và mất cả ngày mới có thêm hai chiến hạm nữa là bốn chiến hạm. Khi giao chiến thì mỗi bên có bốn chiến hạm.
Tuyết mai: Thưa Đô Đốc diễn tiến trận chiến như thế nào?Phó Đô Đốc: Buổi chiều 18 Tháng 1, 1974 khi bên HQVN đã ra dấu hiệu bật đèn cũng như ra nhiều dấu hiệu để mời họ ra, Tàu Trung Cộng đã không ra khỏi lãnh hải mà có hành động gây hấn như dọa nạt, chỉa súng vô chiến hạm HQVN và chạy rất gần. Lúc đầu HQ VN làm theo chỉ thị của Tổng Thống, nghĩa là ôn hòa mời họ đi ra, nhưng họ nhất dịnh không chịu ra."


- Sáng sớm ngày 17-1, khi HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam Tuyền thấy tàu Trung Cộng vẫn còn ở đó. Ngoài ra, gần đảo Vĩnh Lạc lân cận cũng có thêm tàu Trung Cộng xuất hiện 2 chiếc tàu cá TQ nguỵ trang dùng để chở quân Nam Ngư 402 và 407.
HQ-16 đổ bộ một toán nhân viên cơ hữu của tàu 10 người lên đảo Vĩnh Lạc để dẹp cờ Trung Cộng và cắm cờ VNCH, toán đổ bộ không gặp sức kháng cự nào.


- 2 giờ chiều 17/1, Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 chở thêm một trung đội Biệt Hải 27 người ra đến khu vực, hợp cùng với HQ-16 tuần tiễu. HQ-16 được lệnh vận chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng kìm xiết chặt hai chiếc tàu Trung Cộng vào giữạ Thấy lực lượng VNCH được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu Trung Cộng vẫn còn bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đòi bên kia phải rời khỏi hải phận của mình. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung Tá San vận-chuyển HQ-4 húc mũi tàu của mình vào ngư thuyền 407 của Trung Cộng, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáọ. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ, rời vùng chạy vòng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa ở hướng Đông Nam.

- Sau khi đuổi được hai tàu Trung Cộng, chiến hạm VNCH tiến hành việc đổ quân như đã dự trù, theo lệnh hành quân, HQ-4 đổ bộ 14 biệt hải lên đảo Cam Tuyền. Tại đây, Trung Cộng có 3 tàu neo gần đảo và mấy chiếc xuồng nhỏ để liên lạc với những người trên đảọ, khi thấy lực lượng VNCH đổ quân, những chiếc tàu Trung Cộng lặng lẽ thu quân rút lui không chống trả.

- Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng loại Kronstadt mang số 271 và 274 xuất hiện. Hai chiếc Kronstadt từ đảo Quang Hòa xả hết tốc độ hướng về phía các chiến-hạm HQ-4 và HQ-16 với thái độ khiêu khích thách thức. Đôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả, nhưng trước thái độ cương quyết của phía VNCH, hai chiếc Kronstadt đành nhập đoàn với những tàu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Dường họ có ý định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đã được đổ bộ lên đảọ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của Việt Nam cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát đảo Cam Tuyền và Vĩnh lạc.
Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, trung tá Thự phải báo cáo về bộ tư lệnh hải quân và xin được tăng viện.

- 3 giờ chiều 18/1, lực lượng tăng cường cho Hoàng Sa có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 chở thêm lực lượng Hải Kích 49 người đến khu vực. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau: ta có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16; phía Trung Cộng có hai tầu Kronstadt mang số 271 và 272, hai tầu chở quân võ trang mang số 402 (tên Nam Ngư) và 407, một tầu vận tải và môt ghe buồm. Hai chiến hạm Kronstdat chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Hòa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đã chiếm đóng đảo.
Các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đi hình tác chiến để quan sát và thăm dò phản ứng địch. Hồi 4 giờ chiều, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Ðông Ðông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lý, ba chiến hạm vào đi hình hàng dọc theo thứ tự HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Hòa là nơi các chiến hạm Trung Cộng đang tập trung. Tới 4 giờ 16 chiều, thấy các chiến hạm VNCH tới gần, lực lượng Trung Cộng cũng phản ứng. Hai chiến hạm Kronstadt vận chuyển về hướng Tây Nam đảo để nghênh cản và chận đường. Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, tình hình càng căng thẳng. Ðôi bên đều vào nhiệm sở tác chiến nhưng các hải pháo vẫn còn ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau. Vì chỉ muốn tham dò phản ứng địch, trước tình trạng gay cấn đó, các chiến hạm VNCH tạm bỏ ý định tiến đến gần đảo Quang Hòa và ngưng máy thả trôi tại vùng giữa đảo Cam Tuyền và Quang Hòa. Lực lượng Trung Cộng cũng không giám gây hấn, trở lại quanh quẩn tại chỗ cũ. 

êm ngày 18, TQ đưa 4 trung đội đến 3 đảo Duy Mộng (Tấn Khanh), Quang Hòa Đông (Sâm Hàng), Quang Hòa Tây (Quảng Kim).

- Hộ tống hạm HQ10 đến HS vào khoảng 11 giờ đêm ngày 18/1. Trong đêm 18 rạng ngày 19/1, bốn chiến hạm HQVNCH thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Quốc. 



- Sáng sớm ngày 19 tháng 1, thấy các chiến hạm VNCH bất thần bao vây và dàn đội hình tác chiến để uy hiếp đảo, lực lượng TC cũng chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 vận chuyển về hướng Tây Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronstadt còn lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Hòạ
Mặc dù phía Trung Quốc phản ứng mạnh, lực lượng VNCH vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa như đã dự trù. Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh: cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam, trong khi cánh Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòạ. Tới 7 giờ 42 sáng, vì gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ. Cũng trong lúc này, Trung Cộng cũng cho đổ thêm quân từ 2 tàu võ trang lên mặt Bắc đảọ

Tuy gặp khá nhiều khó khăn vì gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa vào lúc 7 giờ 45 sáng. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam di chuyển trong vùng từ Nam Đông Nam tới Tây Tây Nam của đảo Quang Hòa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lý để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ.

Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Cộng trên đảo đông hơn bắn cản, lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảọ. Tình hình lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng VNCH, nhưng vì tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho toán Hải Kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảọ Thấy quyết tâm chiếm lại đảo của các chiến sĩ Việt Nam, quân Trung Cộng nấp trong các công sự phòng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải Kích khiến 1 sĩ quan là Trung Úy Nguyễn Văn Đơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử thương và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải Kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. Còn toán Biệt Hải tuy cũng bị lính Trung Cộng đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự. Lúc 10 giờ sáng, soái hạm HQ-5 ở vị trí cách đảo Quang Hòa 5000 yards (khoảng 3 hải lý) về hướng Tây Nam (245 độ).

Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước tình hình bất lợi và áp lực địch quá mạnh có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt hết, Chỉ-huy-trưởng Phân-đội 1 (gồm HQ-5 và HQ-4) quyết-định rút tất cả hai toán Hải Kích và Biệt Hải kịp thời về chiến hạm, với sự đồng-ý của SQ/CHCT. Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được cả xác sĩ quan tử-thương. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4.

Trước những biến chuyển kém thuận lợi, SQ/CHCT ban hành chỉ thị mớị: Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng, các chiến hạm Việt Nam vận chuyển chiến thuật để thiết lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòạ Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảọ Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội hình mới, bốn chiếc tàu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Theo phúc trình hậu hành quân của soái hạm HQ-5, tình hình lúc đó đã hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên có lúc chỉ cách nhau 300 hay 400 yards[7] đều ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên ngồi trong các ụ súng. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng vào tàu địch trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt nhaụ

Lúc đó, vị trí các chiến hạm đều nằm về hướng Tây và Tây Tây Bắc của đảo Quang Hòạ Hải đội VNCH bao vây phía ngoài, cách đảo khoảng 4-5 hải lý, các tàu Trung Cộng nằm hơi chếch về phía bên trong, cách đảo chừng 3-4 hải lý. Vị thế tác chiến của các chiến hạm Việt Nam thiết lập thành hình vòng cung phia bên ngoài, thứ tự từ Bắc xuống Nam được ghi nhận như sau:

- HQ-16 chiếm vị trí cực Bắc của đội hình, sau đó là HQ-10.
- Kế tiếp là HQ-4 và HQ-5 ở vị trí cực Nam.
Trước khi hải chiến
HQ-5 có 33 hải kích, HQ-16 có 16 hải kích, HQ-4 có 24 biệt hải, riêng HQ-10 không.
phóng lựu M79 và đại liên M60

Các chiến hạm Trung Cộng cũng ở vị thế nghênh cản một chọi một như sau:
- Kronstadt 274 đối đầu HQ-5.
- Kronstadt 271 đối đầu HQ-4.
- MSF[8] 396 đối đầu HQ-10.
- MSF 389 đối đầu HQ-16.

Khoảng cách đôi bên, theo nhân chứng tường thuật:
Tàu HQ-5 cách tàu khoảng 1300 mét
Tàu HQ-4 cách tàu khoảng 1400 mét
HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung Cộng từ 3 đến 4 hải lý?

Trên các đảo trước khi trận đấu pháo xảy ra:
Về phía VNCH
- Tại đảo Hoàng Sa có 30 quân (25 Địa phưong quân và 5 Công binh)
- Tại đảo Hữu Nhật (Cam Tuyền) có 14 quân cơ hữu của HQ-4
- Tại đảo Quang Ảnh (Vĩnh Lạc) có 10 quân cơ hữu của HQ-16
Về phía Trung Quốc
-  Tại đảo Quang Hoà và đảo Duy Mộng có một đại đội quânTrung Quốc khoảng 100 người

Trên soái hạm HQ-5, SQ/CHCT chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm, đó là những tàu địch đối đầụ Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng. Trận hải chiến tại Hoàng Sa khởi đầụ



Hải Quân VNCH và HQTC bên nào khai hỏa trước?
- Trên bờ Trung Cộng đã nổ súng trước khi cản toán hải kích đổ bộ lên gần bờ biển làm cho hai người Nhái HQ/VNCH tử nạn trong đó có HQ. Trung Úy Người Nhái Lê Văn Đơn, trưởng toán.
- Trên biển các chiến hạm của VNCH khai hỏa trước: HQ.10 bắn pháo lệnh trước và các chiến hạm VNCH đồng loạt tác xạ vào các chiến hạm địch.








clip_image001
Tàu HQ-4 (phía sau, bên trái) và Tàu 274 (phía trước, bên phải) đang quần thảo nhau?

Tàu cá vũ trang Nam Ngư TQ chặn đầu cản đường tàu HQ-4 ngày 18-1-1974 ? cho rằng gần đảo Cam Tuyền?

ĐT Hà Văn Ngạc: Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa

Trên đảo
HQ. Đặng Quốc Tuấn, Giám Lộ của HQ.16
16.00h chiều ngày 19-01-1974, có 6 phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong vùng. Nhờ Trung Tâm Chiến Báo của chiến hạm mấy lúc sau này có trưng bày hình dáng phi cơ của địch để giúp nhân viên nhận dạng phi cơ đối phương, hình chụp nhìn ngang cũng như nhìn từ dưới lên của các phản lực cơ Mig17, Mig19 và Mig21, do đó chúng tôi nhận dạng 6 phản lực cơ này thuộc loại Mig19, vì chúng bay rất thấp lượn chung quanh các đảo ở Hoàng Sa rất nhiều lần, có lẽ là quan sát tình hình chung trong vùng, sau đó biến mất về hướng Bắc..
Sáng ngày hôm sau, 20-01-1974 chúng tôi thấy có đến 7 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng, 4 trong số này là loại Kronstadt Hộ tống hạm, còn 3 chiếc khác là loại chuyển vận hạm, chúng tôi đoán là họ đang chuẩn bị đổ bộ.
09.00h ngày 20-01-1974, các chiến hạm Trung Cộng đồng loạt bắn vào các bãi biển ở các đảo do ta trấn đóng để dọn bãi chuẩn bị lính cho của họ đổ bộ, trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi ẩn núp ở các hố cá nhân đã đào trước đây dưới các gốc cây lớn trong rừng phía Nam đảo, lúc này chúng tôi liên lạc đều đặn với các đơn vị trú đóng, chúng tôi được biết sau:
- Đảo Hoàng Sa (Pattle): nơi đặt đài khí tượng do nhóm Địa phương quân trấn đóng,Tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi và đang cho lính đổ bộ.
- Đảo Cam Tuyền (Robert): nơi nhóm nhân viên cơ hữu HQ4 trấn đóng.Tàu Trung Cộng vẫn còn đang bắn vào bãi biển.
- Đảo Vĩnh Lạc (Money): nơi chúng tôi trấn đóng, tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi, họ đang cho lính đổ bộ từ mặt Đông Bắc của đảo, chính mấy ngày trước đây chúng tôi đã đổ bộ lên đảo ở chỗ này vì nơi đây bờ biển sâu, rất thuận tiện cho việc đổ bộ, cũng chính nơi đây chúng tôi đã gài nhiều mìn và lựu đạn để tổ chức phòng thủ.



Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Trưởng toán công binh trên đảo Hoàng Sa:
Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng... Tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa...
Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.
Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.
Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra. Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.

Trung uý Võ Hà, Phó toán công binh trên đảo Hoàng Sa: 

Tàu Trung Quốc bắt đầu bắn pháo vào đảo để dằn mặt, sau loạt pháo đầu, họ đặt loa nói vọng vào bằng tiếng Việt đề nghị chúng tôi đầu hàng, nếu sau 3 tiếng không có câu trả lời họ sẽ tấn công.
Thiếu tá Hồng chạy lên đài khí tượng sử dụng máy của đài bên đó để liên lạc về Đà Nẵng xin chỉ thị. Bên Hải Quân cho biết cứ yên tâm sẽ có yểm trợ. Chúng tôi nhận được lệnh phải tử thủ, sau 3h sẽ có tiếp viện đến phá vây. Điều này làm mọi người yên lòng hơn và lên tinh thần.
Lúc bị vây trên đảo, cố vấn Mỹ duy nhất Gerald Kosh nói với mọi người hãy yên tâm, ông ta sẽ gọi cho Hạm đội 7 của Mỹ đang đi tuần gần đó vào giải vây. Hy vọng mới nhen nhóm nhanh chóng biến thành bầu không khí ảm đạm đi khi ông ta liên tiếp hét vào bộ đàm. Cuối cùng khi Kosh ném bộ đàm, chúng tôi hiểu là mình phải nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc tử thủ mà chỉ còn chắc mình chúng tôi - đơn độc.
Tử thủ trên đảo Hoàng Sa - điều chưa từng kể
Khoảng 10h sáng ngày 20/1, Trung Quốc cho canô chở lính đổ bộ vào đảo. Chiến thuật “biển người” tiếp tục được áp dụng, họ cho hàng trăm lính với nhiều súng ống, có cả lính thổi kèn xung phong dàn hàng ngang chạy vào từ cầu tàu Lệ Thủy - đường tiếp cận duy nhất. Chúng tôi cứ nhắm súng bắn vào từng hàng người, nhưng lính Trung Quốc đông quá, hết lớp này ngã xuống là lớp khác lại xông lên. Chẳng mấy chốc đã áp sát lô cốt phòng thủ của tôi.
Chúng tôi xả súng đến khi chỉ còn vài viên đạn trong băng thì nhận được lệnh rút về phía sau đánh cầm cự nhằm cố gắng kéo dài thời gian. Từng nhóm người rút về mỗi hướng trên hòn đảo nhỏ mong chờ sự tiếp viện.
Nhưng chúng tôi đã bị “thất hứa” khi không có quân tiếp viện nào cả. Lời của chỉ huy từ đất liền chỉ là lý do động viên tinh thần quân sĩ. Tàu HQ4 và 5 đã chạy về đất liền, kế hoạch chiếm lại Hoàng Sa cũng bị hủy bỏ. Sau này khi trở về, cấp trên giải thích với chúng tôi là nếu đánh thì chỉ thí quân. Khoảng 13h ngày 20/1, sự chống cự bị dập tắt, người hi sinh, người bị bắt.
Tôi không nhớ rõ lắm nhưng có thể dưới 20 người phía Việt Nam đã chết. Còn lại 45 người cùng 2 nhân viên khí tượng và 1 cố vấn Mỹ (tất cả 48, đây là số lượng tính cả một số lính biệt kích của phía Việt Nam đánh các đảo nhỏ xung quanh đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1 sau đó bị Trung Quốc đánh quật trở lại và bắt sống trong ngày 20/1).
Số lượng quân Trung Quốc ngã xuống không thể đếm hết, khoảng phải gần 100 nhưng họ không được tính vào các số liệu. Tôi xác nhận có người chết bên phía Việt Nam trên đảo nhưng không nhớ rõ số lượng lắm và một số bị thương vì tôi là người trực tiếp trên đảo cho đến khi bị bắt. Trong đó có Trung úy Đơn là người chết trên đảo mà tôi chứng kiến. Sở dĩ trên mạng chưa có số lượng người chết vì không có ai trực tiếp trên đảo. Mà trước đây chỉ nói đánh trên biển. Tôi là người tử thủ đảo từ đầu cho đến khi bị bắt. Báo Dân trí là báo đầu tiên có được thông tin này, trước đây các báo khác chưa có.
Chúng tôi tận mắt nhìn thấy họ (những binh sĩ sống phía Trung Quốc) lột áo quần của những xác người là đồng đội họ và ném xuống biển, tôi lạnh người và nghĩ rằng mình chết chắc rồi. Tôi xác nhận thông tin này một cách chính xác.


20/1 theo quan sát ước tính của người Mỹ Gerald E.Kosh:


Tiếp sau:
TQ cử 4 chiếc  F/J-5 bay ra. HQ-10 đã phát hiện thấy 1 chiếc là đúng, do liên lạc không tốt, chỉ chút thôi là các tàu TQ đã bắn vào các máy bay này, trong trang hồi ký này nói tàu chiến TQ suýt bắn máy bay TQ http://blog.sina.com.cn/s/blog_3ee29bcd010003xs.html
Để kết thúc cuộc chiến. Như xa như Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình nắm quyền chỉ huy sau khi nhận được chiến trường, xoắn ra khỏi bàn tay của thuốc lá, cho biết: "Chúng ta nên ăn nó" Trước khi rời khỏi phòng thường trực chiến đấu, Đặng Tiểu Bình điện tín cho Quân khu Quảng Châu, các thiết lập cuối cùng của lệnh Xisha đặc nhiệm hải quân: tiếp tục mở rộng các chiến đấu, phục hồi san hô, Oasis, vàng và bạc Isles. Để lúc 13:00 ngày 20 tháng 1, Hải quân PLA hồi ba hòn đảo, bắt 48 người khác, trong đó có một sĩ quan liên lạc Mỹ.

Phụ lục bản đồ, ảnh 





bia của trung cộng bị gỡ xuống trên đảo hoàng sa
Biệt Hải V.N.C.H. đổ bộ lên đảo Cam Tuyền, tịch thu lá cờ Trung Quốc và bảng gỗ ghi 17 chữ Hán.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét