Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Thông số các tàu tham chiến của Hải quân PLA

Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về vũ khí

(TNO) Trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chỉ có trong tay loại tàu săn ngầm lớp 6604 cũ kỹ.

Hình vẽ minh họa tàu săn ngầm lớp 6604 của hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa - Ảnh: ifeng.com

Tàu săn ngầm lớp 6604


Ngày 11.12.2007, đài Phượng Hoàng (news.ifeng.com) đã tiết lộ về các loại vũ khí mà Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Theo đó, có 4 tàu săn ngầm màu xám lớp 6604 do Trung Quốc sản xuất, với thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến II. Tức là tàu cũng có độ dài 49,5 m, rộng 6,2 m, độ choán nước 320 tấn, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 60 người (gồm 4 sĩ quan cao cấp, 56 lính). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của loại tàu này chỉ lên tới 12 hải lý/giờ.

Được biết, từ tháng 2.1954, Trung Quốc đã ký với Liên Xô một bản giao ước về việc chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến của Liên Xô, và phía Liên Xô đã cử hơn 30 chuyên gia tới Trung Quốc để chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Từ tháng 12.1954, Liên Xô đã vận chuyển nhiều thiết bị, phần thân của loại tàu săn ngầm này qua đường Mãn Châu vào Trung Quốc và vận chuyển tới Thượng Hải bằng đường sắt. Việc đóng tàu chính thức bắt đầu từ tháng 1.1955 tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải và Đại Liên, tới tháng 4.1955, tàu chính thức được hạ thủy. Từ năm 1954 - 1957, Trung Quốc sản xuất được 14 loại tàu săn ngầm này, trong đó 6 chiếc được phục vụ cho đại đội 73 ở căn cứ Ngọc Lâm tại Hải Nam.

Tàu lớp 6604 có khá nhiều phiên bản: tàu săn ngầm, tàu hộ vệ, tàu tuần tra…, theo tư liệu báo chí phương Tây. Tới nay, các loại tàu này đều đã “về hưu” do tuổi đời quá cao và thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu.

"Lết" vào cuộc chiến
Theo báo chí Trung Quốc, từ năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon do muốn giành thắng lợi ở cuộc bầu cử, đã quyết định rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Trước khi rút, Nixon đã ra lệnh để lại thiết bị quân sự tối tân cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, coi như chút trách nhiệm cuối cùng dành cho đồng minh thân thiết. Lúc đó hải quân miền Nam Việt Nam được trang bị hơn 10 tàu chiến tối tân của Mỹ với các trang thiết bị vượt xa hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Vì vậy ông Thiệu đã không hề sợ hãi Trung Quốc.

Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng tên gọi (Hoàng Sa).

Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn đề Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao, theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.

Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.

Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa, cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.

Lúc này, lãnh đạo của căn cứ hải quân Ngọc Lâm và các cấp đang ở Trạm Giang để tham gia hội nghị tập huấn quân sự thường niên của Hạm đội Nam Hải. Chỉ có phó tư lệnh căn cứ Ngọc Lâm là Ngụy Minh Sâm và Hồ Sinh Huy đều ở lại căn cứ. Độ nhạy bén nghề nghiệp đã khiến hai người sớm đánh hơi thấy mùi chiến tranh tiềm ẩn. Vì vậy công tác chuẩn bị đã được triển khai, hai người sớm phân chia trách nhiệm, họ Ngụy sẽ ra biển chỉ huy, họ Hồ sẽ ở nhà giữ căn cứ.

Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.

Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
Ngọc Bi


Lực Lượng Trung Cộng trong biến cố Hoàng Sa
Thềm Sơn Hà
Để thực hiện ý đồ cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng (TC) đã xử dụng một lực lượng hổn hợp gồm Hải, Lục, Không Quân và các đơn vị bán chánh quy trong khoảng thời gian từ ngày 11-01 (ngày chúng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo trong vùng biển Đông, trong đó có Hoàng Sa), cho đến ngày 20-1-1974 (ngày chúng đổ quân chiếm trọn các đảo còn lại.
- 15-1-1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt – HQ16 đến Hoàng Sa đã phát hiện sự hiện diện của chúng trên đảo Cam Tuyền cùng tàu đánh cá ngụy trang 402. Những ngày tiếp theo sau HQ/VNCH đã tăng cường thêm HQ4, HQ5 và HQ10. Để đối đầu, TC cũng đã tức khắc đưa vào các chiến hạm mang số 271, 274 , 389 và 396.
- 19-1-1974, trận hải chiến khốc liệt đã xảy ra. Sau đó các chiến hạm HQ/VNCH rút khỏi vòng chiến quay về Đà Nẳng, bỏ lại HQ10 đang trôi dạt và những gì xảy đến cho HQ10 tiếp theo đó cũng chưa được tường tận.
- 20-1-1974, TC đã huy động một lực lượng hùng hậu gồm Hải, Lục, Không quân mở các cuộc hành quân tấn công đổ bộ lên các đảo Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc. Những tài liệu đã được viết về các cuộc tấn công chiếm đảo của TC hầu hết đều không chính xác và thiếu chi tiết.
Gần đây tài liệu mật của Bộ Lục Quân Hoa Kỳ/Phòng Tình Báo (BLQHK/PTB): ‘Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974’ phổ biến trên website hqvnch.net đã viết ra một cách rõ ràng và chi tiết về lực lượng TC tham dự trong ngày 20-1-1974.
Dựa theo tài liệu trên và rất nhiều tài liệu khác, bài viết này hy vọng sẽ trình bày một cách đầy đủ và chính xác về lực lượng mà TC đã xử dụng trực tiếp trong biến cố Hoàng Sa nhất là thành phần chủ yếu là các chiến hạm của Hải Quân họ.
LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN
Trong biến cố Hoàng Sa, TC đã xử dụng một lực lượng Hải quân thật hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến Khu trục hạm Jiangnan.
Trong bài này, tàu Nan Yu được xếp chung vào lực lượng Hải quân TC, vì tuy là lực lượng bán quân sự (dân quân hàng hải), nhưng chúng đã đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực cho Hải quân TC. Ngoài ra ấn bản Jane’s Fighting Ships (gọi tắt là Jane’s) cũng đã xem chúng như là một thành phần của Hải Quân TC
Tàu đánh cá võ trang Nan Yu
 Nan Yu
Nan Yu
Đây là loại tàu đánh cá được xử dụng vào cả 2 mục đích quân sự và thương mại tùy theo nhu cầu. Dựa trên tài liệu ‘TC đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974’ của Bộ Lục Quân Hoa Kỳ/Phòng Tình Báo, ‘Hoàng Sa qua những nhân chứng’ của Trần Thế Đức và ‘Bên lề trận hải chiến Hoàng Sa’ của Trần Kim Diệp thì TC đã dùng tàu này để do thám, thám sát, theo dõi, dò xét thủy đạo, địa hình, chuyên chở quân lính với mục đích sau cùng là cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa..(xem hình cuối bài)
Jane’s 80-81 viết:
“Trong những năm đầu của thập niên 1950, một số tàu viễn duyên và những đoàn tàu đánh cá duyên hải đã được tổ chức thành lực lượng dân quân hàng hải (maritime militia). Các tàu đánh cá này đặt dưới sự kiểm soát của chi nhánh đảng bộ địa phương, mang theo đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và khi cần họ sẽ thi hành công tác yểm trợ hoặc như là phương tiện che đậy hoạt động bất hợp pháp hay bí mật cho lực lượng Hải quân. Công tác thường lệ của họ là do thám và theo dõi nhưng trong nhiều trường hợp họ đã được trang bị súng đại liên (trường hợp quần đảo Hoàng Sa năm 1974).”
Theo Blechman trong Guide To Far Eastern Navies thì các triều đại vua chúa Trung Hoa ngày trước đã dùng các đoàn tàu đánh cá để do thám và theo dõi và TC đã tiếp tục áp dụng chiến thuật này như Blechman viết tiếp :
“Trong biến cố ở quần đảo HS năm 1974, dân quân TC đã đụng độ với toán biệt kích VNCH ở đảo Cam Tuyền….những hình ảnh đã được Saigon phổ biến sau biến cố đã cho thấy các cây súng đại liên cở lớn trên các tàu đánh cá TC .”
Theo Sidney Trevethan trong ‘Prognosis For China’ thì :
“… rất nhiều tàu đánh cá TC trang bị vũ khí……và thực hiện công tác đôi vừa là tàu tuần tiểu kiêm nghề đánh cá vừa là tàu đánh cá…”
Sự việc tàu đánh cá TC có trang bị vũ khí đã được chứng minh rõ ràng qua hình ảnh chụp được từ HQ 4 lúc tàu đánh cá mang số 407 của TC cọ sát vào hông bên phải HQ4 trong ngày 18-1. Trần Thế Đức qua bài ‘Hoàng Sa qua những nhân chứng’ cũng đã viết :
“…tàu đánh cá lộ nguyên hình tàu chiến, ở đài chỉ huy có 2 cây đại liên, sườn tàu để hở các ô vuông chỉa súng ra…”.(xem hình cuối bài)
Ngoài các nhiệm vụ kể trên, theo Blechman, các tàu đánh cá này còn có nhiệm vụ đặt mìn và TC đã ngụy trang chúng thành tàu phóng thủy lôi để đánh chìm chiến hạm Trung Hoa Quốc Gia trong cuộc chiến Quốc Cộng.
Cũng nên nhớ là trong cuộc chiến Việt Nam, Cộng Sản Bắc Việt đã xử dụng rất nhiều tàu đánh cá ngụy trang (khác với loại Nan Yu) để chuyên chở người và vũ khí xâm nhập miền Nam.
Trong biến cố Hoàng Sa, TC đã xử dụng tất cả 6 chiếc tàu đánh cá mang số 401, 402, 405, 406, 407 và 408, trong số này 2 chiếc 402 và 407 đã được các chiến hạm VNCH nhận dạng từ ngày 15-1-1974 và dựa theo tài liệu của BLQ/HK/PTB thì 6 chiếc này đã có mặt trong những lần thao dượt xuất phát từ căn cứ Pei Hai (Bắc Hải) trong tháng 12-1973 hoặc có thể diển ra sớm hơn vào khoảng tháng 9-1973.(xem chi tiết trong trang website hqvnch.net)
Qua kinh nghiệm biến cố HS, ta có thể kết luận lực lượng tàu đánh cá ngụy trang của TC là một lực lượng rất nguy hiểm không những trong thời chiến mà cả trong thời bình. Cũng theo Blechman trong quyển sách của ông viết vào năm 1978 thì TC đã tiếp tục đóng hàng trăm chiếc tàu đánh cá võ bằng thép và hầu hết được trang bị súng đại liên hạng nặng. Như vậy đã chứng tỏ chủ ý của TC là sẽ còn tiếp tục xử dụng chúng trong vùng biển Đông nhất là trong khu vực quần đảo Trường Sa để thi hành các công tác tương tự như đã thực hiện ở Hoàng Sa, hơn nữa cũng để theo dõi hoạt động của các chiến hạm Đệ Thất Hạm Đội và các chiến hạm Đồng Minh.
Đây là điều mà các lực lượng bộ binh CS Việt Nam trú đóng trên các đảo và các chiến hạm tuần tiểu ngoài khơi trong khu vực quần đảo Trường Sa lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác .
Tuy nhiên vẫn còn mối nguy hiểm khác là trong tương lai TC có thể dùng tàu đánh cá ngụy trang để tạo nên các vụ xung đột với các ngư phủ hoặc các chiến hạm CS Việt Nam (những vụ thảm sát ngư phủ Việt Nam trong vùng biển Đông đã có liên hệ đến các tàu đánh cá này ????) và đây có thể xem như là ngòi nổ để TC tạo nên biến động lớn hầu xua quân chiếm đoạt Trường Sa.
Điều này các chức quyền liên hệ trong chánh phủ CS Việt Nam hiện tại phải cần quan tâm đặc biệt để có những biện pháp thích ứng hầu đề phòng và đối phó.
Đặc tính tàu đánh cá Nan Yu
Không tìm được tài liệu viết về đặc tính của loại tàu này, tuy nhiên qua hình ảnh và các tài liệu đã dẫn chứng có thể ước đoán là tàu này dài khoảng 30-40 mét, trọng tải khoảng 100 tấn, được trang bị 2 khẩu đại liên cỡ lớn hai bên hông tàu trên phòng lái và một số vũ khí cá nhân chứa dưới khoang tàu.
Thủy thủ đoàn khoảng chừng 15 người nhưng tàu có khả năng chở đến 100 quân lính khi dùng vào mục tiêu quân sự.
Kronstadt ( Type 6604 )
Kronstadt
Kronstadt
Kronstadt (K) được TC đặt tên Type 6604 là loại chiến hạm săn tàu ngầm (Submarine chaser/hunter, anti-submarine ship), ngoài ra còn được xử dụng vào công tác tuần tiểu và hộ tống như loại Hộ Tống Hạm (PCE/MSF) của HQ/VNCH.
Theo Conway’s All The World’s Fighting Ships 1947-1982, Part II: the Warsaw pact and non-aligned nations (gọi tắt là Conway’s) khoảng 230 chiếc K đã được hảng tàu Nga Sô Zelenodolsk đóng trong năm 1946-1956. Số lượng K chuyển giao cho các nước Cộng Sản và Trung Lập trong đầu thập niên 1950 và 1960 là 48 chiếc, trong đó TC tiếp nhận 6 chiếc vào năm 1956-1957 (theo Jane’s, 6 chiếc này mang các số 579, 611, 612, 615, 618, 622 nhưng về sau đã được thay thế).
Trong bài ‘Type 037 (Hainan) Family Sub-hunter Patrol Craft’ tác giả Xinhui viết:
“…TC nhập cảng 6 chiếc đầu tiên từ Nga, đóng 2 chiếc từ bộ phận do Nga cung cấp, 12 chiếc còn lại do hải xưởng Shanghai và Quangzhou đóng trong năm 1957”. Nhưng theo Jane’s thì:
“… ngoài 6 chiếc tiếp nhận từ Nga, TC đóng thêm 14 chiếc ở hải xưởng Shanghai và Quangzhou trong đó 12 chiếc hoàn tất năm 1956, chiếc sau cùng đóng xong năm 1957.”
Hai mươi chiến hạm K của HQ/TC đã được phối trí như sau:
- Hạm Đội Bắc Hải (North Sea Fleet): căn cứ ở Qingdao và Lushun, các chiến hạm mang số từ 251 đến 258.
- Hạm Đội Đông Hải (East Sea Fleet): căn cứ trên đảo Choushan, các chiến hạm mang số 262, 263, 630 và từ 633 đến 635.
- Hạm Đội Nam Hải (South Sea Fleet): căn cứ ở Yulin và Hainan, các chiến hạm mang số từ 651 đến 656.
Dưạ trên sự phối trí này thì 2 chiến hạm mang số 271, 274 (đã đối đầu trực tiếp với HQ 4 và HQ 5 trong trận hải chiến ngày 19-1-1974) không ở trong loại K mà trái lại chúng được xếp vào loại Hainan (xem tiếp phần viết về loại Hainan đoạn kế) và những chiếc đầu tiên của loại Hainan mang số 267 đến 285.
Để tìm câu trả lời trưóc những nhận xét tương phản, phần viết tiếp dưới đây sẽ trình bày tất cả các tài liệu liên hệ đến 271, 274 và từ đó có thể xác định một cách chính xác loại và vũ khí trang bị của 2 chiếc 271 và 274.
1. Xác định loại chiến hạm.
- Tài liệu của VNCH: sau trận hải chiến Hoàng Sa (HS), Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị (TC/CTCT) đã ấn hành tài liệu ‘Thế giới lên án TC xâm lăng Hoàng Sa của VNCH’ và Khối Chiến Tranh Chánh Trị /Phòng Tâm Lý Chiến (KCTCT/PTLC) thuộc Bộ Tư Lịnh Hải Quân (BTL/HQ) đã cho in ra đặc san Lướt Sóng số đặc biệt ‘Chiến thắng Hoàng Sa’. Trong hai tài liệu chính thức này của VNCH đều cho là TC đã xử dụng 2 chiến hạm loại Kronstadt mang số 271 và 274. Việc xác định loại của 2 chiến hạm này, nếu dựa vào hình ảnh 271, 274 đã chụp được từ HQ4 trước khi xảy ra trận hải chiến và theo ấn bản Jane’s lúc bấy giờ để tra cứu thì đúng là loại Kronstadt.
Ngoài ra hầu hết các tài liệu bằng tiếng Việt sau 1975 cũng có kết luận tương tự.
- Tài liệu của TC : bài viết của tác giả Xinhui cho là trong trận đụng độ với HQ/VNCH vào năm 1974, TC đã xử dụng 2 chiến hạm loại Hainan 281, 282 và 2 chiến hạm loại K 271, 274.
- Tài liệu trên mạng lưới internet ‘Woodsbear blogchina.com’ viết về loại chiến hạm Type 6604 (Kronstadt) do TC đóng:
“…ngày 12-7-1964, hai chiến hạm K mang số 272, 274 đặt dưới sự thống thuộc của các chiến hạm loại Hainan đã đánh chìm 2 tàu do thám và bắt sống 59 gián điệp Đài Loan. Ngày 19-1-1974 hai chiến hạm săn tàu ngầm loại K số 271, 274 thuộc Hạm Đội Nam Hải đã tham dự trận hải chiến HS.”
- Tài liệu ngoại quốc : trong Wikipedia bài ‘Kronstadt class submarine chaser’ viết là 2 chiếc thuộc loại K mang số 271, 274 đã tham dự trận hải chiến HS với kết quả là chiếc 274 bị thiệt hại nặng nề.
Qua hầu hết các tài liệu đã trích dẫn từ phía TC cũng như dựa trên cấu trúc và hình dáng, đủ để kết luận là hai chiến hạm mang số 271, 274 thuộc loại Kronstadt.
2. Xác định khẩu đại bác phía sân trước.
Các tài liệu viết về cỡ của khẩu đại bác trang bị phía trước chiến hạm K. không đồng nhất. Một số tài liệu cho là đại bác 100 ly (3.9 in.) và một số khác thì cho là đại bác 85 ly (3.5 in.)
- Đại bác 100 ly (3.9 in): trong khoảng năm 1974, nếu dùng ấn bản Jane’s 73-74 hoặc các ấn bản trở về trước để tra cúu về đặc tính của chiến hạm loại K thì sẽ biết được là loại K có trang bị một khẩu đại bác 100 ly ở phía sân trước. Có lẽ vì căn cứ vào Jane’s nên hầu hết các sách và bài viết bằng tiếng Việt liên quan đến trận hải chiến HS trước và sau 1975 đều cho là hai chiếc 271, 274 trang bị khẩu 100 ly (như trong đặc san Lướt Sóng số đặc biệt ‘Chiến thắng hoàng Sa’, ‘Tài liệu hải chiến Hoàng Sa’, ‘Hạm Đội HQ/QLVNCH- Hải chiến Hoàng Sa’, ‘Hải Sử Tuyển Tập’…)
- Đại bác 85 ly (3.5 in): nếu tiếp tục tra cứu ấn bản Jane’s 74-75 và các ấn bản trở về sau thì sẽ thấy một điểm khác biệt hẵn là khẩu đại bác của K không còn là 100 ly mà thay vào đó là khẩu đại bác cở 85 ly. Lý do đã đưa đến sự ghi nhận sai lầm này có lẽ cũng không có gì khó hiểu lắm vì trong thời điểm này, các nước Cộng Sản còn đang bị kềm kẹp dưới bức màn sắt, bí mật quốc phòng được bảo vệ một cách tuyệt đối. Do đó việc thu thập tin tức và hình ảnh chiến hạm là một điều rất khó khăn, hơn nữa dụng cụ trang bị trên các vệ tinh và phi cơ do thám cũng chưa được tinh vi lắm vì vậy không tránh khỏi thiếu sót và không chính xác.
Ngoài Jane’s từ ấn bản 74-75 trở về sau, các tài liệu Tây Phương trích dẫn dưới đây cũng cho khẩu đại bác này là loại 85 ly:
- Conway’s All The World’s Fighting Ships 1947-1982 Part II
- Guide To Far Eastern Navies
- Naval Weapons of the World
- Kronstadt Class /Project 122-B Patrol Craft
Về phía TC, các tài liệu đã dẫn chứng ở trên và một số bài viết về trận hải chiến HS đều ghi nhận loại K trang bị khẩu 85 ly.
Về phía Hạm Trưởng của các chiến hạm VNCH đã tham dự trực tiếp trận hải chiến HS, Hạm Trưởng HQ16 là HQ Trung Tá Lê Văn Thự đã có nhận xét cũng gần chính xác :
“…nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu TC số hiệu 271 dài chừng 70m, có súng tương đương với súng 76,2 ly, 40 ly ,20 ly và đại liên 12,7 ly của tàu tôi”.
Các tài liệu viện dẫn trên đã chứng tỏ là khẩu đại bác trang bị phía sân trước loại K nói chung và 2 chiếc 271, 274 nói riêng là loại đại bác cở 85 ly (3.5 in).
Lý do tại sao có một số chiến hạm loại K được xáp nhập vào loại Hainan vẫn chưa tìm được tài liệu giải thích rõ ràng. Tuy nhiên qua bài viết của Xinhui thì các chiến hạm đầu tiên được xếp vào loại Hainan mang số 267-285 và chiếc Hainan đầu tiên mang số 278 bắt đầu đóng vào tháng 8-1962 và được hạ thủy vào tháng 12-1963.
Cũng theo Xinhui thì sau khi hoàn tất chiếc K cuối cùng vào năm1957, khả năng đóng tàu tại các hải xưởng TC gia tăng, tình trạng căng thẳng tại eo biển Đài Loan đưa đến nhu cầu cần thêm nhiều chiến hạm. Ngoài ra cấp chỉ huy HQ/TC không hài lòng với khả năng hoạt động của loại K từ đó họ đã tìm cách thay thế K bằng một loại tàu mới.
Thoạt đầu, theo lời đề nghị của các cố vấn Nga Sô, TC dự tính cải tiến loại K đang có bằng một loại K mới với chiều dài ngắn hơn và mực nước thấp hơn, nhưng sau khi đóng xong một số họ vẫn không vừa ý vì chiến hạm không đạt dến vận tốc mong muốn là 28 knots, vì vậy họ đã thay thế bằng một loại hoàn toàn mới về hình dạng và vũ khí trang bị. Loại chiến hạm mới này được đặt tên là Type 037 hay Hainan và các chiến hạm mang số 267-277 tuy được xếp vào loại Hainan nhưng thực sự chúng là loại K và đã được đóng trong khoảng thời gian sau năm 1957 và trước năm 1963.
Từ các dẫn chứng trên, có thể khẳng định là trong trận hải chiến Hoàng Sa Trung Cộng đã xử dụng 2 chiến hạm loại Kronstadt mang số 271, 274 và chúng được trang bị một khẩu đại bác 85 ly (3.5 in) ở phía sân trước, tuy nhiên chúng lại được xếp vào chung với loại Hainan. Đây là trường hợp tương tự như trong loại Hộ Tống Hạm của HQ/VNCH có hai loại khác nhau là Trục Lôi Hạm (MSF- Minesweeper Fleet gồm có HQ 8, 9, 10 ,11 ,13) và Hộ Tống Hạm (PCE- Patrol Craft Escort gồm có HQ 7, 12, 14 ) nhưng có điểm khác biệt là 2 loại PCE và MSF có hình dạng và đặc tính gần giống nhau còn giữa Kronstadt và Hainan thì hoàn toàn khác biệt. Do đó khi tham khảo tài liệu nên thận trọng. Nếu căn cứ vào con số 271, 274 và dùng các ấn bản Jane’s, Conway’s, Guide To Far Eastern Navies để tra cứu thì sẽ dễ nhầm lẫn khi đi vào phần viết về loại Hainan và từ đó sẽ lấy ra những dữ kiện sai lầm về hình dạng và đặc tính.
Hainan ( Type 037 submarine chaser)
Hainan
Hainan
Đây là loại chiến hạm săn tàu ngầm giống như loại Kronstadt (K), ngoài ra chúng còn được dùng vào công tác tuần tiểu và hộ tống. Loại này hoàn toàn do Trung Cộng(TC) đóng trong đầu thập niên 1960 và đặt tên là Type 037. Chiếc đầu tiên mang số 278 được hạ thủy vào tháng 12-1973. Trong Jane’s 70-71, lần đầu tiên viết về loại này với các ghi chú rất thiếu sót và không chính xác, những ấn bản về sau đã được cập nhật hóa đầy đủ hơn có viết là loại Hainan thoát thai từ loại tàu tuần SO1 của Nga nhưng lớn hơn. Nhận xét này đã bị các nhà vẽ kiểu TC bác bỏ với lý do là TC không có một chiếc nào loại SO1 để bắt chước (tác giả Xinhui trong bài: ‘Type 037 (Hainan) Family sub-hunter patrol craft’).
Cũng theo Xinhui thì loại Hainan ra đời vì các lý do sau đây:
- Hải quân TC cần nhiều tàu cở nhỏ vừa có khả năng tuần tiểu vừa chống tàu ngầm để đối phó với tình hình căng thẳng tại eo biển Đài Loan vào thập niên 1960.
- không hài lòng với khả năng hoạt động của loại K về tốc độ, hỏa lực, tầm hoạt động…..
- gia tăng khả năng đóng tàu tại các hải xưởng.
Dưạ trên Jane’s 89-90 các chiến hạm loại Hainan mang số: 267-285, 290, 302, 305, 609, 610, 641, 642, 661- 670, 677, 678, 680, 686, 687,690 + 18 (trong Conway’s và Nasog.net cũng có các số gần giống nhau).
Theo Global Security khoảng 88 chiếc vẫn còn hoạt động tính đến năm 2005. Chiến hạm loại Hainan đã chứng tỏ rất hữu hiệu trong các nhiệm vụ được giao phó và rất thành công bán ra ngoại quốc.(xem hình cuối bài)
Xác định chiến hạm đánh chìm HQ10 (nguyên là MSF 300 của Hải Quân Hoa Kỳ)
Tài liệu do TC/CTCT/Quân LựcVNCH phổ biến năm 1974 viết : “TC đã xử dụng 4 phi tiển hạm Komar….và HQ10 bị trúng hỏa tiển Styx của TC”.
Trong ‘Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War’ của Kiem Do and Julie Kane có viết là trong ngày 17-1-1974 khu trục hạm HQ4 phát hiện hai phi tốc đỉnh loại Komar và sáng ngày 19-1-1974, HQ10 đã bị trúng hỏa tiển hải-hải của TC.
Trong “Navsource Naval History” phần nói về tiểu sử của USS Serene (tên của MSF 300 trước khi bàn giao cho HQ/VNCH) đã viết: “ngày 19-1-1974, Nhật Tảo (HQ10) đã bị chìm vì trúng hỏa tiển hải-hải”. Hầu hết báo chí ngoại quốc dựa trên lời tuyên bố của phát ngôn viên quân sự Trung Tá Lê Trung Hiền cũng cho là HQ10 bị chìm vì trúng hỏa tiển Styx do chiến đỉnh Komar phóng ra.
Tuy nhiên một số bài viết do chính các Sĩ Quan và nhân viên HQ10 còn sống sót sau lần đào thoát đã chứng minh ngược lại như Nguyễn Đông Mai trong bài ‘Lần đào thoát ở Hoàng Sa’ đã xác định rõ hơn: “Sau mấy vòng chạy quanh bắn xối xả vào HQ10, hai chiếc tàu địch 281 và 282 bỏ chạy…” và 3 bài viết của Vương Văn Hà, Tất Ngưu và Hà Đăng Ngân cũng đã cho thấy là 2 chiến hạm TC ( không nói rõ số) đã xử dụng hải pháo tác xạ vào HQ10. ‘Tài liệu hải chiến Hoàng Sa’ của Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm cũng có viết về 2 chiếc 281, 282 nhưng cho chúng là loại K: “…ngoài ra còn có 2 Kronstadt mang số 281 và 282 tới sau trận hải chiến…”
Trong Wikipedia bài ‘Type 037 class submarine chaser’ viết : “…trong các cuộc đụng độ giữa TC-VNCH ngày 19-1-1974, hai chiếc của loại này số 281 và 282 (2 trong tổng số 8 chiếc TC đang có) đã tham gia trong nửa phần sau của cuộc chiến, loại chiến hạm nhanh nhất được xử dụng trong trận chiến. Khởi đầu 2 chiếc này nằm chờ sẵn tại đảo Phú Lâm (Woody island) nhưng vì trở ngại truyền tin nên chúng đã không được thông báo kịp thời…”
Global Security viết về Hainan cho là TC đã xử dụng 2 chiếc loại này trong tháng 1-1974.
Về phía TC, ngoài Xinhui đã xác nhận :
“…trong trận hải chiến năm 1974 với Hải quân VNCH, hai chiếc loại Hainan (281 và 282) với 2 chiếc loại Kronstadt (271 và 274)…” còn có bài ‘On January 19, 1974 Xisha naval battle detailed solution’ đăng trong MilitaryChina.com đã viết rõ hơn :
“lúc 11 giờ 49 phút, 2 chiến đỉnh 281, 282 loại 037 (ta chỉ có 8 chiếc loại mới này)… đã tăng tốc độ tối đa để kịp đến vùng giao chiến…”
Từ các dẫn chứng trên có thể xác định là TC đã điều động 2 chiến hạm loại Hainan mang số 281 và 282 đến vùng lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm sau khi HQ4 và HQ5 đã triệt thoái về hướng Đông Nam và HQ16 đã ra khỏi lòng chảo trực chỉ về Đà Nẳng. Tại trận chiến các chiến hạm TC có lẽ đang tự cứu hoặc đến tiếp cứu lẫn nhau, bỏ mặc HQ10 hoàn toàn bất khiển dụng đang trôi dạt, trên tàu chỉ còn lại hai chiến sĩ anh hùng là Hạ Sĩ 1/VC Lê Văn Tây và Hạ Sĩ 1/VC Ngô Sáu đang ghìm chặt súng liều chết tử thủ chờ tàu địch đến gần, trong lúc đó 28 chiến sĩ HQ10 đã đào thoát trên các bè loang lỗ đầy vết đạn cũng cách HQ10 không xa lắm. Những gì xảy ra sau đó cho HQ10 đã được bài của TC diển tả tiếp :
“…12 giờ 12 phút, phân đội 74 nhận lịnh công kích, chiến hạm 281 bắn xối xả vào HQ10 và thủy thủ đoàn tàu này chống trả mãnh liệt. Đến 14 giờ 52 phút, chiếc HQ10 chìm tại địa điểm phía Nam bãi Nam Dương ( bãi đá Hải Sâm -Antelope reef) cách 2,5 km”.
Phụ chú:
Theo Hải Sử Tuyển Tập (HSTT): “Hồi 11:00H, HQ 5 phát hiện 3 tàu lạ và 2 phi cơ cách 5 hải lý về hướng Đông Bắc. Tàu lạ có hình dáng giống như Phi Tiển Đỉnh Komar của Hải Quân Trung Cộng và phi cơ giống như phản lực cơ Mig.”
HQ/Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hành Quân lực lượng HQ/VNCH trong biến cố Hoàng Sa trong bài ‘Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa’ cũng viết :
“Bất thần về phía Đông, vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của TC loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng kép hỏa tiển (loại hải-hải)”. (Có lẽ vì hai chiến hạm Hainan 281, 282 đã tăng vận tốc tối đa lên đến 30 hải lý nên từ xa có thể nhầm lẫn với loại Komar ???).
Nếu đúng như HSTT và Đại Tá Ngạc viết, thì các chiến đỉnh Komar này đã đến vị trí giao chiến có lẽ trước khi HQ10 chuẩn bị đào thoát và nếu chúng xử dụng hỏa tiển Styx thì chắc là HQ10 sẽ bị đánh chìm trong phút chốc.
Ngoài ra tài liệu của Trần Đại Sỹ cũng xác nhận là lực lượng tham chiến của HQ/TQ có 4 chiếc Phi Tiển Đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145 và theo báo New York Times ngày 21-1-1974 dựa trên lời tuyên bố của Trung Tá Hiền trong ngày 20-1-1974 thì: “TC đã đưa vào một hạm đội gồm 11 chiếc về sau tăng lên 14 chiếc trong đó có 4 phi tiển đỉnh 70 tấn loại Komar được trang bị hỏa tiển hải-hải”
Tuy nhiên, qua các bài viết do chính các Sĩ Quan và nhân viên HQ 10 đào thoát kể lại, phối hợp với các tài liệu dẫn chứng đã chứng minh là hai chiếc Hainan 281, 282 đã được điều động đến vùng và chính các khẩu đại bác trên 2 chiếc này đã khai hỏa đánh chìm HQ10.
Do đó để xác định sự hiện diện của phi tiển đỉnh Komar trong trận hải chiến HS, ta có thể dựa vào bài viết của các nhân chứng sống trên HQ10 trong trận hải chiến ngày 19-1-1974, sự quan sát trực tiếp của G.Kosk trong ngày 20-1-1974 khi TC mở cuộc hành quân đổ bộ tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa và các bài viết về phía TC.
Vì cho đến nay vẫn chưa tìm được tài liệu nào khác có thể xác định sự tham dự trực tiếp của các chiến đỉnh Komar nên phần viết về Hải quân Trung Cộng không đề cập đến loại này.
Điểm cần lưu ý thêm là bài viết ‘Hành quân Trần Hưng Đạo 47 trong HSTT’ của HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê không nói đến việc HQ10 bị chìm vì hỏa tiển Styx và ông cũng đặt câu hỏi về sự tham dự của 3 Phi Tiển Đỉnh Trung Cộng, ngoài ra Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm trong ‘Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa’ cũng đặt nghi vấn về việc TC xử dụng hỏa tiển Styx đánh chìm HQ10 và hai ông đã xếp ‘4 Khinh Tốc Đỉnh Hỏa Tiển loại Komar’ vào thành phần ‘Lực lượng ứng chiến trừ bị’ của HQ/TC.
T43 ( Type 010 ) Minesweeper
T43
T43
Đây là loại Trục Lôi Hạm (Minesweeper) tương đương với loại Hộ Tống Hạm (MSF-Minesweeper Fleet) của HQ/VNCH trong đó có HQ10 nhưng dài hơn 2 m.
T43 do Nga đóng từ 1948-1957 và đã chuyển giao hai chiếc cho TC vào năm 1954-1955.
Dựa trên kiểu mẫu của Nga Sô, TC đã đóng thêm 18 chiếc có hình dạng tương tự như T43 của Nga nhưng lớn hơn chút ít, tất cả hoàn tất năm 1956. Loại này được đặt tên là Type 010 Minesweeper.
So sánh với loại Kronstadt, T43 thực sự không nhỏ hơn như Đại Tá Ngạc đã viết : “…2 chiếc chiến hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396…” mà trái lại T43 dài hơn Kronstadt 8m, rộng hơn 2.3m, trọng tải gần gấp đôi và thủy thủ đoàn đông hơn khoảng 30 người.
Về trang bị vũ khí:
- Đại bác 85 ly T 43 không có K. có 1 khẩu
- Đại bác 37 ly T 43 có 4 khẩu K. có 2 khẩu
- Đại bác 25 ly T 43 có 4 khẩu K. không có
- Đại liên 14.5 ly T 43 có 4 khẩu K. có 6 khẩu
Do đó trong trận hải chiến Hoàng Sa, tuy T 43 không có loại đại bác tương đương với đại bác 127 ly trên HQ 16 và 76,2 trên HQ 10 nhưng với chiến thuật bám sát các chiến hạm ta trong khoảng cách gần các loại vũ khí này đã chứng tỏ rất lợi hại.
Ghi chú:
Theo “Naval Weapons Of The World” thì đại bác 37 ly trên các chiến hạm Trung Cộng được xem là tương đương với đại bác Bofors 40 ly trên các chiến hạm ta.
Jiangnan (Type 065)
Jiangnan
Jiangnan
Trong Conway’s viết về loại Jiangnan dưới tựa đề Kiangnan (Jiangnan) với chú thích Kiangnan cũng được viết (hay được đánh vần) là Jiangnan và một chiếc thuộc loại này đã giao chiến với chiến hạm VNCH trong năm 1974.
Trong Jane’s ấn bản 78-79 viết là loại Kiangnan có 5 chiếc mang số 209, 214, 231, 232, 233 và một chiếc của loại này đã được báo cáo là đã giao chiến với lực lượng VNCH trong ngày 19-20 tháng 1 năm 1974. (ấn bản Guide To Far Eastern Navies năm 1978 cũng dùng tên Kiangnan nhưng có các con số là 230, 231, 232, 233, 234).
Từ ấn bản Jane’s 82-83 trở về sau loại này đã có tên là Jiangnan với các số mới 501, 502, 503, 504 và 529. Cũng cần ghi nhận là nếu dùng tên Kiangnan để truy cập trên Internet thì sẽ không thấy kết quả, nhưng nếu dùng tên Jiangnan sẽ ghi nhận một số Website viết về loại này như Wikipedia, Global Secutity, Federation Of American Scientists…..
Loại Jiangnan là loại khu trục hạm tương đương với loại Khu trục hạm (DER-HQ4) và Tuần dương hạm (WHEC-HQ5, HQ16) của HQ/VNCH đã tham dự trận hải chiến HS, nhưng vũ khí được trang bị hùng hậu hơn.(xem hình trang cuối)
TC đóng loại Jiangnan vào năm 1965 và đăt tên là Type 065 dựa theo loại Riga của Nga Sô nhưng vị trí của các khẩu đại bác 100 ly đã được thay đổi với 1 khẩu ở phía sân trước và 2 khẩu ở phía sân sau (Riga có 2 khẩu trưóc và 1 khẩu sau).
Trong tài liệu ‘TC đổ bộ tấn công quần đảo HS tháng 1 năm 1974’của BLQHK/PTB thì vào sáng ngày 20-1-1974 , từ vị trí trên đảo HS, G. Kosh đã quan sát : “…2 chiến hạm tuần duyên thuộc loại Shanghai của HQ/TC… ngay tiếp theo đó 1 chiến hạm lớn hơn không xác định được loại nào …”. Tuy không xác định được loại nào, nhưng qua tiếng nổ của các quả đạn mà chiến hạm này đã tác xạ lên đảo Cam Tuyền, G. Kosh đã có 1 kết luận gần chính xác là chiến hạm này đã xử dụng loại đại bác 105 ly.
Qua trích dẫn từ Jane’s và Conway’s cùng sự quan sát trực tiếp của G. Kosh ta có thể kết luận là TC đã xử dụng một chiến hạm loại Jiangnan (chưa rõ số) để yểm trợ cho cuộc hành quân đổ bộ cưỡng chiếm quần đảo HS trong ngày 20-1-1974.
Ngoài ra theo Jane’s, khu trục hạm Jiangnan cũng đã có mặt trong ngày 19, báo New York Times ngày 20-1-1974 đăng lời tuyên bố của Phát ngôn viên quân sự QL/VNCH Trung Tá Lê Trung Hiền là TC đã đưa 750 lính và 11 chiến hạm gồm có 1 khu trục hạm trang bị hỏa tiển và 1 chiến hạm chuyển vận vào khu vực đảo Quang Hòa (Duncan) trong quần đảo Hoàng Sa. Như vậy khu trục hạm Jiangnan có thể đã hiện diện trong khu vực nhóm Nguyệt Thiềm sau khi xảy ra trận hải chiến trong ngày 19-1-1974, vì vậy chiếc này đã không bị các chiến hạm ta phát hiện.
Cũng cần nói thêm là trong các tài liệu viết về hải chiến HS bằng Việt ngữ trước và sau 1975, chỉ có quyển “Hạm Đội HQ/VNCH – Hải Chiến HS” của tác giả Bảo Biển ấn hành năm 1990 là có đề cập đến 2 loại Jiangnan và Kiangnan đã tham dự hải chiến HS (như đã viết ở phần trên chúng chỉ là một loại mà thôi), nhưng có lẽ vì không có tài liệu nào khác để kiểm chứng nên các tài liệu xuất bản về sau đã không viện dẫn từ tài liệu của ông.
Shanghai II ( Type 62 )
Shanghai II
Shanghai II
Đây là loại Tuần Duyên Hạm tương tự như loại PGM (Patrol Gunboat Motor) của HQ/VNCH nhưng lớn hơn, trang bị vũ khí hùng hậu hơn và vận tốc cao hơn.(xem hình cuối trang)
Loại này đã được cải tiến qua nhiều giai đoạn, những chiến hạm sản xuất đầu tiên được đặt tên là Shanghai I, kế tiếp là Shanghai II, Shanghai III và Shanghai IV (TC đặt tên cho loại này là Type 62). TC đã đóng trên 400 chiếc, trong đó có 8 chiếc chuyển giao cho Cộng Sản Bắc Việt vào tháng 5-1966.
Theo Xinhui trong ‘PLAN Type 62 Coastal Defense Boat’ TC bắt đầu đóng Shanghai I vào năm 1960 ( Conway’s, Jane’s, Guide To Far Eastern Navies cho là năm 1959) sau khi đóng xong 3 chiếc đầu tiên, ( Conway’s ghi chú là 25 chiếc) TC đã thay thế khẩu đại bác 57 ly bằng khẩu đại bác 37 ly đôi, tăng vận tốc lên 30 knts, giảm trọng tải 10 tấn và đặt tên cho loại chiến hạm mới này là Type 62- 0111A hay còn được gọi là Shanghai II.
Căn cứ vào tài liệu của Bộ Lục Quân HK/P.Tình Báo, qua sự ghi nhận của G.Kosh, vào sáng ngày 20-1-1974 TC đã xử dụng 2 chiến hạm loại Shanghai tác xạ đại bác 37 ly lên hai đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa để yểm trợ cho cuộc hành quân đổ bộ của bộ binh TC tiến chiếm hai đảo này.
Điều nhận xét của G.Kosh cũng đã được xác nhận qua bài viết của Trần Thế Đức: “…2 tàu lớn của TC và 2 tàu đánh cá tiến lại đảo Hữu Nhật (Cam Tuyền).
Từ hai tài liệu nêu trên đã xác nhận có 2 chiến hạm Shanghai II tham dự biến cố Hoàng Sa trong ngày 20-1-1974.
Chiến hạm chuyển vận
Trong Hải sử tuyển tập ghi nhận vào khoảng 6 giờ 30 sáng ngày 19-1 có 1 tàu chuyên chở TC ở phía Đông Nam đảo Duy Mộng, khoảng 7 giờ, hai tàu đánh cá 402 và 407 mỗi chiếc lấy khoảng 1 đại đội trên tàu này, sau đó đổ bộ chúng lên bờ phía Đông Bắc đảo Quang Hòa, điều này phù hợp với bài tường thuật trong báo NY times ngày 20-1-1974.
Trong ngày 20-1, TC đã xử dụng từ 4 đến 6 chiếc tàu đánh cá Nan Yu để chở khoảng 5 đại đội quân đổ bộ tấn công lên Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc, lần này 2 chiếc 402, 407 cũng đã có mặt. Lực lượng đổ bộ này chắc chắn cũng đã lấy từ chiến hạm chuyên chở đã có mặt trong vùng khoảng rạng sáng ngày 19-1.
HQ16 đến vùng hoạt động ngày15-1, ngay sau đó đã phát hiện 2 tàu đánh cá ngụy trang 402, 407 và 2 chiếc này đã hiện diện liên tục cho đến ngày 20 tháng 1. Qua nhận xét của G. Kosh và từ bài viết của các tác giả đã trực tiếp quan sát thì chúng có vẽ như là những tàu đánh cá thông thường với thủy thủ đoàn khoảng 15 người.
Như vậy chứng tỏ là các tàu đánh cá Nan Yu đã được phái đến HS với thủy thủ đoàn cơ hữu, còn số quân lính được xử dụng để đổ bộ lên đảo đã túc trực sẵn trên tàu chuyển vận.
Để kết luận, TC đã xử dụng ít nhất là một chiến hạm để chuyên chở binh sĩ và quân cụ từ đất liền ra Hoàng Sa và từ vị trí an toàn ở phía ngoài lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm, lực lượng bộ binh trên tàu được chuyển xuống các tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu để đưa đến mục tiêu đã được chỉ định.
Dựa trên Jane’s 74-75, lực lượng chuyển vận và đổ bộ của HQ/TC có 15 Dương Vận Hạm và 13 Hải Vận Hạm (LST và LSM do Hoa Kỳ đóng), ngoài ra còn 11 chiếc LST đã được chuyển sang hàng hải thương thuyền.
Năm 1971, TC bắt đầu đóng loại Yu Ling giống như LSM nhưng dài hơn khoảng 50 ft, căn cứ theo Jane’s 74-75, TC có 3 hay 4 chiếc loại này.
Đến nay vẫn chưa xác định loại và số của chiến hạm chuyển vận đã được dùng trong biến cố Hoàng Sa, tuy nhiên với lực lượng bộ binh vào khoảng một ngàn người có thể TC đã xử dụng 1 chiếc LST hoặc để che dấu sự theo dõi của không tuần Hoa Kỳ có thể đây là chiếc LST đã được biến đổi thành thương thuyền.
LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN
Từ các tài liệu và văn thư chánh thức của chánh phủ VNCH, các bài tường thuật của báo chí Hoa Kỳ, một số tài liệu ngoại quốc và tài liệu TC, lực lượng Không quân TC đã được ghi nhận có những hoạt động sau đây trong biến cố Hoàng Sa:
- Ngày 17-1-1974: lúc 19 giờ 40 một phi cơ lạ bay ngang qua chiến hạm HQ4 của HQ/VNCH rồi bay về hướng Đông Nam mất dạng (TC/CTCT).
- Ngày 19-1-1974: phi cơ lạ cũng đã được ghi nhận xuất hiện trong vùng vào lúc hừng đông và bay mất dạng về hướng Bắc, HQ4 cũng quan sát thấy 3 phi cơ lạ bay từ Bắc xuống Nam từ 06:00H đến 06:30H (HSTT).
Các dẫn chứng về sự xuất hiện của phi cơ lạ vào sáng ngày 19-1-1974 đã được ghi chép qua các bài ‘Lần đào thoát ở Hoàng Sa’ của Nguyễn Đông Mai, ‘Nhật ký trận Hoàng Sa’ của Tất Ngưu và ‘Hoàng Sa và HQ10’ của Hà Đăng Ngân.
Ngoài ra vào lúc 11:00 giờ, HQ5 phát hiện 2 phi cơ giống như phản lực cơ Mig cách 5 hải lý về hướng Đông Bắc.
Đặc san Lướt Sóng số đặc biệt ‘Chiến Thắng Hoàng Sa’ trang 15:
“… đến 11 giờ 27 phút, qua màn ảnh radar không thám, Trung Tâm Chiến Báo phát hiện và báo cáo một phi đội phản lực cơ địch đang trên đường tiến về đảo Hoàng Sa…” (trùng hợp với sự phát hiện của HQ5, nhưng khác thời gian).
Về phía TC bài viết ‘On January 19, 1974, Xisha defended the war’ cũng đã đề cập đến việc TC gởi 2 phi cơ đến Hoàng Sa thi hành nhiệm vụ thám sát trong ngày 19-1-1974.
Ngày 20-1-1974: “… lúc 10 giờ 20 phút 4 phi cơ Mig 21 và Mig 23 của TC đã oanh tạc các hải đảo Hoàng Sa (Pattle), Cam Tuyền (Robert) và Vĩnh Lạc (Money)”… đoạn viết này của TC/CTCT trùng hợp với bài đăng trong New York Times ngày 21-1-1974 tường thuật lời tuyên bố của Trung Tá Lê Trung Hiền Phát ngôn viên quân sự QL/VNCH.
Ngoài ra đặc san Lướt Sóng ‘Số đặc biệt chiến thắng Hoàng Sa’ tác giả Phạm Kim trong bài ‘Người về từ ngục tù Trung Cộng’ viết theo lời kể của một nhân viên HQ4 đã đổ bộ lên đảo Cam Tuyền : “…khoảng 9 giờ 45 phút, anh Thắng và các bạn đã thấy những hồi pháo kích như mưa và cả bom của phi cơ dội xuống quần đảo nhỏ ở gần đó.”
Điểm cần lưu ý là trong bức thơ do Tổng Thống Nguyển Văn Thiệu gởi Tổng Thống Nixon đề ngày 22-1-1974 (chuyển qua trung gian Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam) và trong bản văn của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc đọc trước các phái đoàn Ngoại Giao trong ngày 21-1-1974, cả hai đều đề cập đến việc Trung Cộng xử dụng phi cơ oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Hoàng Sa trong ngày 20-1-1974. Cho đến nay thực sự vẫn chưa rõ từ nguồn tin nào mà các giới chức thẩm quyền cao cấp nhất của VNCH lại xác định là phi cơ TC đã oanh tạc Hoàng Sa, Cam Tuyền và Vĩnh Lạc.
Trong Guide To Far Eastern Navies dựa theo lời tường thuật từ Bắc Kinh: “… phản lực cơ Mig 23 từ đảo Hải Nam cách xa khoảng 130 miles đã cung cấp không yểm …”.
Tài liệu TC ‘On January 19, 1974 Xisha naval battle detailed solution’ đã nói đến việc TC gởi phản lực cơ và oanh tạc cơ để che chở cho lực lượng đổ bộ trong ngày 20-1-1974. Điều cần ghi nhận là 2 tài liệu trên không nói đến việc phi cơ TC đã trực tiếp tham dự oanh tạc hoặc tác xạ vào các vị trí của quân trú phòng VNCH trên 2 đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, nhận xét này rất phù hợp với G. Kosh trong tài liệu của BLQ/HK/PTB:
“…không có những cuộc oanh kích nào để yểm trợ cho quân TC hay VNCH. Vì khoảng cách giữa 5 đảo của nhóm Nguyệt Thiềm tương đối ngắn, Kosh có thể phát hiện được sự yểm trợ của loại phi cơ có khả năng tác chiến cao ở bất cứ nơi nào trong nhóm Nguyệt Thiềm…”
Bài viết của Bí Thư Thắng ‘Tôi đã đến đó’, không thấy đề cập đến sự xuất hiện của phi cơ: “chúng tôi toàn thể 14 thủy thủ thuộc Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, trú đóng đảo Cam Tuyền (Robert) trong những giờ phút cuối cùng với hỏa lực khủng khiếp từ hạm đội địch cũng như lực lượng hùng hậu của địch đổ bộ…”
Trần Thế Đức trong Hoàng Sa qua những nhân chứng diễn tả rõ hơn: “…tàu TC bắn vào Hoàng Sa (Pattle). Anh em ra rừng và các đống phân nằm bố trí. Có cả tiếng máy bay phản lực rít lên nữa…)
Với kinh nghiệm và khả năng ghi nhận của G. Kosh, thêm vào dẫn chứng từ hai bài viết nêu trên, ta có thể kết luận là trong biến cố Hoàng Sa, Trung Cộng không xử dụng phi cơ trực tiếp thi hành công tác oanh tạc và tác xạ để yểm trợ cho lực lượng Hải Quân và Bộ Binh, tuy nhiên họ đã chuẩn bị sẵn để xử dụng chúng khi cần cũng như đã xử dụng một số phi cơ vào công tác thám sát và biểu dương lực lượng để uy hiếp tinh thần các chiến sĩ VNCH.
Lời chú thích:
Về phía VNCH, nhân chứng thẩm quyền nhất là Thiếu Tá Nguyễn Văn Hồng trưởng toán Công Binh đã có mặt trên đảo Hoàng Sa và đã bị Trung Cộng bắt làm tù binh trong ngày 20-1-1974. Ông đã xác nhận trong lần tiếp xúc tại tư gia ông vào năm 2005 là phi cơ Trung Cộng không có dội bom đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa trong ngày 20-1-1974.
LỰC LƯỢNG BỘ BINH
Với mưu đồ chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa (HS), TC đã xử dụng bộ binh phối hợp với hải quân và lực lượng dân quân hàng hải để thực hiện các cuộc hành quân đổ bộ quân lính lên các đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm.(xin xem chi tiết trong bài TC đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa trên trang hqvnch.net)
Hoạt động của bộ binh TC đã được ghi nhận trên các đảo sau đây:
- Đảo Quang Hòa (Duncan) : Ngày 16-1, HQ16 quan sát thấy trên đảo Quang Hòa (Duncan) đã bị TC chiếm đóng, có chòi canh, vọng gác, cờ TC.
Tài liệu BLQ/HK/PTB cho là TC đã đổ bộ lên đảo Quang Hòa trong ngày 11 hay 17-18 tháng 1 (không xác định rõ) với quân số 1 đại đội.
Tài liệu TC/CTCT cũng có con số tương tự : “…8: 30 ngày 19-1, 2 toán Biệt Hải thuộc QL/VNCH gồm 74 người đổ bộ lên đảo Quang Hòa và bị hơn 1 đại đội võ trang vũ khí đủ loại tấn công.”
Hải Sử Tuyển Tập thì cho là vào khoảng 2 đại đội : “tàu TC 402 & 407 đổ bộ tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ phía Đông Bắc đảo Quang Hòa”.
Báo New York Times ngày 20-1-1974 viết :”…Phát ngôn viên quân sự QL/VNCH Trung Tá Lê Trung Hiền tuyên bố TC đã đưa 750 lính và 11 chiến hạm gồm có chiến hạm chuyên chở quân lính và khu trục hạm trang bị phi đạn vào khu vực đảo Quang Hòa. Ông còn cho biết thêm là TC đã đổ bộ 1 Tiểu đoàn khoảng 600 quân lính lên đảo Quang Hòa…”
Các dẫn chứng kể trên không nêu rõ xuất xứ của các nguồn tài liệu về con số quân lính và chiến hạm. Điều dễ hiểu là để đề phòng các chiến hạm VNCH đưa quân lên tái chiếm đảo thì việc TC xử dụng từ 1 đến 2 đại đội trên đảo Quang Hòa là rất hợp lý. Ngoài ra cũng cần lưu ý là mặc dù HQ16 phát hiện đảo Quang Hòa đã bị quân lính TC chiếm đóng vào ngày 16-1 nhưng trên thực tế chúng đã chiếm đảo này vào khoảng vài ngày trước đó, vì theo chiến thuật vết dầu loang sau khi đã cũng cố xong hệ thống phòng thủ trên đảo Quang Hòa, ngày 15-1 chúng bèn lấn sang đảo Cam Tuyền.
- Đảo Cam Tuyền: chiều ngày 15-1, HQ16 phát giác 1 ghe đánh cá TC mang số 402 đưa một số người người lên đảo Cam Tuyền (Robert) cắm cờ và dựng lều, chiến hạm dùng quang hiệu đuổi họ rời khỏi đảo nhưng vô hiệu. Tuy nhiên trong ngày 17-1, sau khi HQ4 đưa toán Biệt Hải đổ bộ lên phía Tây đảo thì toán lính TC đã rời khỏi đảo. Nhưng sau cùng trong ngày 20-1, TC lại xử dụng 2 đại đội đổ bộ tấn công chiếm đảo.
- Đảo Hoàng Sa: TC đã dùng 2 đại đội để tấn công vào đảo
- Đảo Vĩnh Lạc: có lẽ TC đã biết trước sẽ không gặp phải 1 sự chống cự nào nên chúng chỉ xử dụng 1 đại đội đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc
Về phía TC không tìm thấy tài liệu viết về lực lượng bộ binh đã xử dụng trước ngày 20-1-1974, nhưng trong bài ‘On January 1974 Xisha Defended the War’ có viết là TC đã dùng tổng cộng 500 lính trong ngày 20-1-1974, và trong Guide To Far Eastern Navies qua lời tường thuật từ Bắc Kinh thì vào khoảng 600 lính đổ bộ tấn công đã ở trên các tàu khác nhau.
Các con số này cũng gần đúng với con số 600 người từ tài liệu của BLQ/HK/PTB (TC đổ bộ 2 đại đội lên đảo Cam Tuyền, 2 đại đội lên đảo Hoàng Sa và 1 đại đội lên đảo Vĩnh Lạc). Ngoài 5 đại đội đã xử dụng trong ngày 20-1, TC còn phải duy trì khoảng hơn 1 đại đội để phòng thủ đảo Quang Hòa.
Do đó có thể đi đến kết luận là Trung Cộng đã dùng một lực lượng bộ binh tổng cộng vào khoảng gần 1,000 người trong biến cố Hoàng Sa.
Thành phần và các đơn vị tham dự:
TC cho biết là lực lượng đổ bộ gồm có bộ binh và dân quân. Tuy nhiên theo nhận xét của G.Kosh (trong tài liệu BLQ/HK/PTB) thì với hiệu quả và kỷ luật mà lực lượng này đã chứng tỏ qua các cuộc đổ bộ tấn công, TC đã xử dụng quân lính lấy từ các đơn vị chánh quy hay địa phương mà đến nay vẫn không xác định được danh xưng.
HÌNH ẢNH CÁC LOẠI TÀU TRUNG CỘNG
Hainan
Hainan
Jiangnan
Jiangnan
Kronstadt
Kronstadt
Shanghai
Shanghai
T43
T43
 Nan Yu
Nan Yu
Thềm Sơn Hà

Tài liệu tham khảo:
- Bảo Biển Thái Văn A ‘Hạm Đội HQ/QLVNCH – Hải chiến Hoàng Sa’ (Melbourne, Úc 1990)
- Barry M. Blechman and Robert P. Berman, Guide To Far Eastern Navies (US Naval Institute Press Annapolis, Maryland 1978)
- Bí thư Thắng ‘Tôi đã đến đó’ đặc san Lướt Sóng số 73 năm 1998 (Hội Ái Hữu HQ Bạch Đằng miền Bắc California)
- Bộ Lục Quân Hoa Kỳ-Văn Phòng Phụ Tá Tham Mưu Trưởng về Tình Báo (viết tắt là BLQ/HQ/PTB) ‘Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974’ (hqvnch.net)
- Chinese Defence Today
- Conway’s All The World’s Fighting Ships 1947-1982 / Part II The Warsaw Pact and Non-Aligned Nations (Naval Institute Press, 1983)
- Điện thư số 00910 ngày 21-01-1974 của Tòa Đại Sứ Mỹ Saigon
- Điện thư số 1035 ngày 23-1-1974 của Tòa Đại Mỹ Saigon
- Hà Đăng Ngân ‘Hoàng Sa và HQ 10’ (hqvnch.net)
- Hà Văn Ngạc ‘Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa’ (Hải Sử Tuyển Tập (HSTT) – Tổng Hội Hải Quân&Hàng Hải (TH/HQHH) ấn hành 2004
- Jane’s Fighting Ships
- Kiem Do and Julie Kane ‘Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War’ (Naval Institute Press, Annapolis, Maryland – 1998)
- Kronstadt Class/Project 122-B (Russianwarrior.com)
- Lê Văn Thự ‘Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa’ (Calitoday, March 08, 2004)
- Liu Bingfeng ‘On January 19, 1974 Xisha defended the war’(military.china.com)
- Lướt Sóng ‘Số đặc biệt Chiến thắng Hoàng Sa’ ( Khối CTCT/P.Tâm Lý Chiến BTL/HQ/VNCH ấn hành 1974).
- Nasog.net/datasheets/warships
- Navsource Naval History ‘Serene (MSF 300)’
- Naval Weapons of the World
- Nguyễn Đông Mai ‘Lần đào thoát ở Hoàng Sa’ (HSTT-TH/HQHH, 2004)
- Phạm Mạnh Khuê ‘Hành quân Trần Hưng Đạo 47’ (HSTT-TH/HQHH, 2004)
- Sidney Trevethan ‘Prognosis for China’ (Federation of American Scientists)
- The New York Times ‘Sunday, January 20, 1974 và Monday, January 21, 1974’
-Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị/CụcTâm Lý Chiến ‘Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa’ của VNCH (TC/CTCT/C.TLC ấn hành 1974).
- Trần Đại Sỹ ‘Tìm hiểu trận hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974’ (www.hqvnch.net)
- Trần Kim Diệp ‘Bên lề trận hải chiến Hoàng Sa’ (Tình đại dương- bản tin K17/SQHQ/NT tháng 7/2004)
- Trần Thế Đức ‘Hoàng Sa qua những nhân chứng’ (Calitoday.com – 2004)
- Type 6604 Kronstadt (woodsbear.blogchina.com)
- Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm, ‘Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa’ ấn hành 2004 tại Hoa Kỳ.
- Vương Văn Hà ‘Người về từ Hoàng Sa” (HSTT-TH/HQHH, 2004)
- Wikipedia : ‘Type 010 class minesweeper”, “Kronstadt class submarine chaser’, ‘Type 62 class gunboat’, ‘Type 037 class submarine chaser’ ‘Jiangnan class (Type 065)’
- Xinhui ‘Type 037 (Hainan) Family Sub-Hunter Patrol’, ‘PLAN Type 62 Coastal Defense Boat’ (China Defense.com)
- Xisha naval battle detailed solution (Military.china.com)



Hải quân Trung Quốc
Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.
Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
Theo Thanh niên

Lực lượng tham chiến của TQ ở HS theo tài liệu TQ
 
Tàu 392
Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo.
Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đôi Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là T-396 và T-389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstad 271 và 274 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là K-271 và K-274) thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh (TTÐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu.
Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam còn phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Hòa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu còn phái 2 chiến hạm K-281 và K-282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm lực thành phần tiếp ứng.
Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K-271 thuộc Phân Đội 73.
Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ.
Nếu nhìn vào lực lượng Hải, Không và Lục quân được phái ra Hoàng Sa, mọi người đều thấy chúng ta chỉ đưa ra một lực lượng quân sự rất hạn chế với mục đích bảo vệ Hoàng Sa chứ không phải tiêu diệt hạm đội địch. 

Hộ tống hạm Kronstadt


Tại phía tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó, hải quân Sài Gòn có 3 tàu khu trục (báo chí Sài Gòn gọi là "tuần dương hạm") HQ-4, HQ-5, HQ-16 và 1 tàu hộ tống (hộ tống hạm) HQ-10. Họ dùng tên một số anh hùng giải phóng dân tộc của VN đặt tên cho các tàu này để che giấu bản chất bán nước phi nghĩa và ngụy trang "chính nghĩa". Ngoài ra, theo Wikipedia Tiếng Anh, quân đội Sài Gòn còn có 1 trung đội đặc công nước, 1 đội phá hủy dưới nước, 1 trung đội thường trú trên các đảo.

Theo Wikipedia Tiếng Anh, Trung Quốc có 4 tàu hộ tống dự phòng số 271, 274, 389 và 396; và cho biết các tàu đó đã rất cũ và nhỏ, và đã không được duy trì tốt trong nhiều năm. Sau hải chiến, lực lượng này được tăng cường bởi 2 tàu chống ngầm Kronstad-Class (số 281 và 282). Trong khi đó, tổng lực và vũ khí của hải quân Sài Gòn là đáng kể hơn so với Trung Quốc. Hai tàu tới sau của Trung Quốc không tham chiến.

Theo trung tá Lê Văn Thự, thuyền trưởng tàu HQ-16 thì chỉ có 3 tàu Trung Quốc tham chiến. Wikipedia Tiếng Anh cũng nói đến bi kịch tàu HQ-16 bị bắn tổn thương nặng bởi đồng đội HQ-5, phải lui chạy về phía tây. Trong khi đó, HQ-4 và HQ-5 cũng đã bị bắt buộc phải thoái lui.

Ngày 11/12/2007, đài IFeng của Trung Quốc đã đề cập tới các loại vũ khí mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sử dụng trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974. Tiết lộ này đã xác minh và làm rõ hơn thông tin trước đó của Wikipedia Tiếng Anh.

Cụ thể: Hai chiếc tàu 271 và 274 mà Wikipedia Tiếng Anh nói tới thật ra là tàu chống ngầm loại nhỏ của Liên Xô, được lắp ráp tại Trung Quốc với tên gọi "Type 6604". Hai tàu 389, 396 mà Wikipedia nói tới chính là 2 tàu dò mìn Type 010 do Trung Quốc nhái theo phiên bản lớp T-43 của Liên Xô. Còn 2 tàu 281 và 282 là tàu chống ngầm lớp T-037, hay còn gọi là lớp Hải Nam.

Minh họa so sánh tàu chiến của hải quân Sài Gòn (trên cùng) và tàu Trung Quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét