Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Những cục sạn không nuốt nổi của nguyên TB Biên giới về HCHS 1974

Nơi xảy ra trận hải chiến:
Ước tính nơi xảy ra hải chiến cách căn cứ hải quân Du Lâm 175 hải lý; cánh căn cứ Đà Nẵng 230 hải lý.

Những gì báo chí viết hầu như cóp nhặt, xào lại từ tài liệu Hải Sử Tuyển Tập do các sĩ quan BTL Hải quân đánh nhau trên bàn giấy soạn và từ những người trong cuộc tham gia hải chiến với tư cách nhân chứng kể lại, một số nhân chứng viết ngoài những gì họ thấy... Điều đáng trách là đa số báo chí không chịu khó đối chiếu nguồn tin, TS Trần Công Trục là một chuyên gia về biên giới cũng thế! Bỏ qua những chi tiết mâu thuẫn trong hải chiến vì diễn biến phức tạp của nó, mời các bạn xem lại những vấn đề lớn ông Trục viết có đúng khách quan như nó đã xảy ra như vậy.
Nguyên Trưởng ban Biên giới Quốc gia viết trên báo GDVN và... có lẽ ông Trục dựa vào tài liệu Tâm lý chiến VNCH và Hải Sử Tuyển Tập do các quan đánh nhau trên bàn giấy soan, vì có những đoạn thấy thông tin khá giống nhau. Đoạn trích dẫn là nắm trong ngoặc kép, dưới là nhận xét của Thợ cạo.

Về "Kế hoạch & Lệnh hành quân"?

"Ngày 17 tháng 1 BTL Hải quân ra Lệnh hành quân số 42 cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải thi hành. Phối hợp hành quân, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cùng Bộ Tham mưu luôn làm việc bên cạnh BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải, đồng thời BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 cử một Trung tá tham dự. Kế hoạch hành quân chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, tái chiếm các đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm đã bị quân TQ chiếm và cắm cờ. Các đảo này theo thứ tự từ trái sang phải gồm: Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond).
Giai đoạn 2, sau khi giai đoạn 1 kết thúc, tuần tiễu và rải quân bảo vệ các đảo còn lại, trên mỗi đảo sẽ có một nửa tiểu đội chốt giữ.
Lực lượng tham dự cuộc hành quân này gồm 4 tàu chiến: 1 tàu trục HQ4 (Trần Khánh Dư), 2 tuần dương hạm là HQ5 (Trần Bình Trọng), HQ16 (Lý Thường Kiệt), 1 tàu hộ tống HQ10 (Nhật Tảo). Binh lực tham gia có 2 toán biệt hải gồm 31 người do Sở phòng vệ Duyên hải tăng cường, 4 toán hải kích gồm 60 người do Liên đội người nhái tăng cường.
Lực lượng yểm trợ và dự bị gồm 1 đại đội quân địa phương và 4 máy bay trực thăng do BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 tăng cường, hai tàu yểm trợ (HQ 800 và HQ 801), 1 tàu hộ tống HQ11 và 3 tuần duyên đĩnh (VPB) HQ 709, 711, 723. Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ huy tổng quát chiến dịch. Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ huy trực tiếp...
Tàu HQ 800 đến Đà Nẵng ngày 17.1 chở theo 43 nhân viên hải kích của Liên đội người nhái...."

Giả như nếu có "Lệnh Hành Quân số 042", "Hành quân Trần Hưng Đạo 47" gì đó thì những điều quan trọng như thế thì tại sao hai người chỉ huy trực tiếp, cao nhất là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - Tư lệnh Vùng I Duyên Hải và Đại Tá Hà Văn Ngạc - Hải đoàn trưởng, cũng như các Hạm trưởng, chỉ huy người nhái không ai nhắc đến trong tường thuật của mình.
Hạm trưởng Vũ Hữu San nói rằng: 
"Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 tham-chiến tại Hoàng-Sa tháng 1-1974. Chúng tôi biệt phái Vùng 1 Duyên Hải, chưa bao giờ "biết cái vụ Hành-Quân Biển" này"
Ông Hồ Văn Kỳ Thoại nói rõ thế này, trong cuộc phỏng vấn:
"TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc như vậy thì trận chiến Hoàng Sa lúc đầu dự tính chỉ đuổi những ngư thuyền và chiến hạm ra khỏi lãnh hải, chứ không dự tính trước sẽ có một cuộc hành quân, một trận hải chiến dữ dội giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng?
PĐĐ HVK THOẠI: Không , không. Tôi nhấn mạnh là không có một cuộc hành quân gì cả. Hôm 18/1 tôi có ra lệnh bằng giấy trắng mực đen cho Đại Tá Hà Văn Ngạc có thể thi hành nhiệm vụ có giấy tờ, nhưng đó không phải là cuộc hành quân mà chỉ là việc làm rất là thường xuyên."
Tai nghe mắt thấy là cái Lệnh Hành quân số 1, ngày 18/1 lức 08 giờ của Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên hải trong Phúc-trình Hành-Quân Hoàng-Sa của HQ-5 có chữ ký và đóng dấu của HQ Trung-Tá Pham-Trọng-Quỳnh:



Nó chính là cái mà Đại tá Ngạc, Hải đội trưởng đề cập trong tường thuật của mình khi đã ở trong vòng chiến:
Vào khoảng 11:00 giờ tối ngày 18, một lệnh hành-quân, tôi không còn nhớ được xuất-xứ, có thể là của Vùng I duyên-hải, được chuyển mã-hóa trên băng-tần SSB (single side band) (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là công điện Mật/Khẩn chiến dịch mang số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74 do BTL/HQ/V1ZH gửi với tiêu đề: Lệnh Hành Quân Hoàng Sa 1).
căn cứ quân sự tiên sa hải quân việt nam cộng hòa ở đà nẳng
Căn Cứ  Hải-Quân Đà Nẵng (Vịnh Tiên Sa). Đây là nơi đặt BTL./HQ/V1DH. năm 1974.
Về cái gọi là "Lực lượng yểm trợ"?
Theo ông Trục:
"Tại Đà Nẵng, lúc 21giờ ngày 18.1, HQ11 và 3 VPB (HQ 709, 711, 723) khởi hành tiến về quần đảo Hoàng Sa chở thêm 91 quân địa phương, 15 hải kích, 1 y sĩ, 2 y tá và Chỉ huy phó Sở phòng vệ Duyên  hải...
Chiều ngày 19.1, các lực lượng hải quân VNCH đang neo tại phía tây tây nam Quang Ảnh nhận được lệnh của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tiến đến đảo Hoàng Sa với vận tốc nhanh nhất.
Theo mệnh lệnh này, HQ11 sẽ đổ bộ lên đảo Quang Ảnh 1 tiểu đội quân địa phương, lên đảo Hữu Nhật 1 trung đội và rút hết nhân viên hải quân về chiến hạm; số quân địa phương còn lại sẽ tăng cường phòng thủ đảo Hoàng Sa (Pattle); sau đó Hạm trưởng HQ11 sẽ điều động lực lượng tìm kiếm HQ10; trong công tác này Hạm trưởng HQ11 được toàn quyền áp dụng đội hình thích hợp để phòng không hoặc tránh né phi tiễn đĩnh Komar của TQ.
Trong ngày 18.1, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã phối hợp chặt chẽ với BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 trong kế hoạch hành quân tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặc biệt nhất là vấn đề hỗ trợ của không quân. Tuy nhiên, do quần đảo này nằm cách Đà Nẵng 170 hải lý, ngoài tầm hướng dẫn của Đài Kiêm báo Paloma (Tiền SHA) nên máy bay phản lực F5 của VNCH không thể hoạt động được. Do vậy Hải quân VNCH  phải chiến đấu đơn phương.
Hải đội trưởng lệnh cho các chiến hạm di tản khỏi vùng chiến sự vì 2 lý do: khả năng tác chiến của các tàu chiến đã suy giảm; chiến hạm cần rời xa để máy bay VNCH dễ dàng bắn phá chiến hạm TQ (do Vùng 1 Duyên hải thông báo)...
Trưa ngày 19 tháng 1, Hạm đội trưởng lệnh cho HQ4 và HQ5 vào Đà Nẵng. Ngay sau đó, theo ý kiến của Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã chỉ thị cho HQ4 và HQ5 phải trở lại tiếp tục chiến đấu, tìm kiếm HQ10 và HQ16, đồng thời bảo vệ đảo còn lại. Trường hợp bị tấn công vào nếu phải rút lui, chiến hạm cố gắng ủi bãi, sẽ có HQ6 và HQ17 đến  tiếp cứu.
Tàu HQ16 bị hư hỏng, nước vào nhiều ở hầm máy B.1, tàu nghiêng 13 độ, vừa di chuyển về Đà Nẵng vừa tự cứu, cách đảo Hoàng Sa (Pattle) 15 hải lý về phía Tây . BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị HQ11 đến vị trí trên với vận tốc nhanh nhất để tiếp cứu HQ16.
Chiều ngày 19.1, các lực lượng hải quân VNCH đang neo tại phía tây tây nam Quang Ảnh nhận được lệnh của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tiến đến đảo Hoàng Sa với vận tốc nhanh nhất.
Theo mệnh lệnh này, HQ11 sẽ đổ bộ lên đảo Quang Ảnh 1 tiểu đội quân địa phương, lên đảo Hữu Nhật 1 trung đội và rút hết nhân viên hải quân về chiến hạm; số quân địa phương còn lại sẽ tăng cường phòng thủ đảo Hoàng Sa (Pattle); sau đó Hạm trưởng HQ11 sẽ điều động lực lượng tìm kiếm HQ10; trong công tác này Hạm trưởng HQ11 được toàn quyền áp dụng đội hình thích hợp để phòng không hoặc tránh né phi tiễn đĩnh Komar của TQ.
Tuy nhiên vì e dè phản ứng của TQ, đồng thời không liên lạc được với các toán quân trên đảo nên không rõ tình thế và lại gần có nhiều đá ngầm và nước cạn nên suốt đêm 19.1, tàu của VNCH chỉ tuần tiễu bên ngoài, trong khu tứ giác phía tây cách đảo Quang Ảnh từ 20 đến 40 hải lý.
BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải ra lệnh cho HQ11 và 3VPB di chuyển về hướng tây nam với vận tốc tối đa, sẵn sàng phòng không và phòng phi tiễn đĩnh Komar cùng các chiến hạm TQ truy kích.
Ngay sau khi ra lệnh, tàu VNCH rời khỏi Hoàng Sa để tránh máy bay TQ tấn công. BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã tổ chức hành quân tiếp cứu với sự tham dự của HQ6 cùng 2 VPB do Hạm trưởng HQ6 chỉ huy, đồng thời phối hợp với không quân (máy bay C47, C119)" .

Hoàn toàn không có thông tin đối chứng, có chăng là ở bàn giấy, các chỉ huy tham gia hải chiến chỉ nghe thông báo... nào là HQ này HQ nọ, rồi máy bay trên đường tới. Trên thực tế không ai biết nó đi tới đâu, thập thò chỗ nào? Chẳng ông chỉ huy chiến hạm nào vỗ ngực cho rằng lúc ấy tàu mình đang ở gần khu vực nhóm đảo Lưỡi Liềm, nơi xảy ra hải chiến để sẵn sàng chi viện tiếp ứng cho đơn vị bạn.

Quân thuỷ: địch chạy sao ta rút, quân bộ: cá nằm trong rọ ác liệt nỗi gì?


... nào là Bộ Tư lệnh HQ theo dõi tin tức sát sao, chỉ đạo, ra lệnh kịp thời cho Hải đoàn VNCH đánh nhau với Trung Quốc. Hải Sử Tuyển Tập Kết luận: nhờ vào yếu tố “chủ động khai hoả” nên Hải Quân Việt Nam đã tạo được thành tích vẻ vang.
clip_image001
Vẫn ông Trục:
"10 giờ 30 phút sáng 19.1, tàu HQ5 bắt đầu khai hoả. Các tàu khác của VNCH ngay sau đó cũng khai hoả đồng loạt. Ngay loạt súng đầu tiên, tàu TQ số 274 bị trúng đạn của HQ5, chiến hạm TQ bốc cháy, bỏ chạy và ủi vào bờ san hô phía tây nam đảo Quang Hoà và coi như bị loại khỏi vòng chiến....
Tại mặt bắc, chiến hạm HQ10, HQ16 bắn thẳng vào tàu 396 và 389. Ngay loạt súng đầu tiên, HQ10 bắn trúng vào phòng lái 396, tàu này bị bốc cháy và mất lái nên quay vòng tròn, bị HQ10 đụng vào phía sau lái. Bị loại khỏi vòng chiến đấu, chiếc 396 chạy về hướng đông bắc và ủi vào bờ san hô phía tây bắc đảo Duy Mộng.
HQ5 phải dồn hoả lực bắn vào hai chiến hạm TQ 389 và 271.
Vùng chiến lúc đó mù mịt khói súng và khói do tàu TQ thả. Do súng 27 ly chỉ sử dụng được bằng tay, bắn rất chậm chạp và các ổ súng trước mũi hầu hết không sử dụng được nữa nên HQ5 phải di chuyển hướng đông nam để có thể sử dụng các ổ súng sau lái một cách hữu hiệu.
Khoảng 11 giờ 19.1, vì thiệt hại nhiều và không chịu nổi hoả lực của HQ5 nên 2 tàu TQ đã bỏ chạy về hướng bắc."

Trung quốc có 4 tàu trực tiếp tham chiến thì 2 chiếc cháy phải ủi bờ, 2 chiếc bị thương nặng bỏ chạy, thế thì 3 chiếc tàu của VNCH phải rút lui hay gọi là đào thoát, bỏ lại 2 toán quân trên đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh và chiếc HQ-10 đang trọng thương để Tàu Trung Quốc tăng cường đến xoá sổ. Lý do được biện minh thế này:
"HQ5 phát hiện có 3 tàu TQ vận tốc nhanh có hình dạng rất giống phi tiễn đĩnh Komar – phóng lôi hạm (guided missile frigate) cách 5 hải lý về phía đông bắc và máy bay MiG xuất hiện trên không. Do đó, để chỉnh đốn tình trạng chiến hạm đồng thời di chuyển tránh tên lửa, tàu HQ4 và HQ5 đã di chuyển về hướng bắc tây bắc...
Hải đội trưởng lệnh cho các chiến hạm di tản khỏi vùng chiến sự vì 2 lý do: khả năng tác chiến của các tàu chiến đã suy giảm; chiến hạm cần rời xa để máy bay VNCH dễ dàng bắn phá chiến hạm TQ (do Vùng 1 Duyên hải thông báo). Khi di chuyển về hướng đông nam, HQ5 đã quan sát thấy 3 chiến hạm TQ từ hướng bắc đông bắc cách 6 đến 7 hải lý đang tiến nhanh về hướng đảo Quang Hoà.".

Thực tế, lúc ấy chưa có tàu hay máy bay Trung Quôc nào uy hiếp, mãi 1 giờ rưỡi sau 2 tàu chiến TQ mới tiếp cận trận địa, nhà nghiên cứu Thẩm sơn Hà đối chiếu các tư liệu kết luận: 
"Từ các dẫn chứng trên có thể xác định là TC đã điều động 2 chiến hạm loại Hainan mang số 281 và 282 đến vùng lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm sau khi HQ4 và HQ5 đã triệt thoái về hướng Đông Nam và HQ16 đã ra khỏi lòng chảo trực chỉ về Đà Nẳng. Tại trận chiến các chiến hạm TC có lẽ đang tự cứu hoặc đến tiếp cứu lẫn nhau, bỏ mặc HQ10 hoàn toàn bất khiển dụng đang trôi dạt, trên tàu chỉ còn lại hai chiến sĩ anh hùng là Hạ Sĩ 1/VC Lê Văn Tây và Hạ Sĩ 1/VC Ngô Sáu đang ghìm chặt súng liều chết tử thủ chờ tàu địch đến gần, trong lúc đó 28 chiến sĩ HQ10 đã đào thoát trên các bè loang lỗ đầy vết đạn cũng cách HQ10 không xa lắm. Những gì xảy ra sau đó cho HQ10 đã được bài của TC diển tả tiếp :
    “…12 giờ 12 phút, phân đội 74 nhận lịnh công kích, chiến hạm 281 bắn xối xả vào HQ10 và thủy thủ đoàn tàu này chống trả mãnh liệt. Đến 14 giờ 52 phút, chiếc HQ10 chìm tại địa điểm phía Nam bãi Nam Dương ( bãi đá Hải Sâm -Antelope reef) cách 2,5 km..."



"Trưa ngày 20/1, các chiến hạm TQ chạy quanh các đảo Hữu Nhật (Robert) và đảo Hoàng Sa (Pattle), bắn súng dữ dội làm gãy cờ VNCH cắm trên nóc nhà trung đội quân địa phương. Sau 30 phút bắn phá, quân TQ hạ xuồng đổ bộ với lực lượng rất đông, ước chừng một tiểu đoàn một đảo.
Ngay từ đầu, quân phòng thủ VNCH trên 2 đảo chống trả mãnh liệt bằng súng M16 và M17 nhưng sau đó đành thúc thủ trước lực lượng đông đảo và hoả lực mạnh của quân TQ. Phía TQ bắt giữ tất cả quân trú phòng, tịch thu vũ khí."
Nói cho hay, thực tế binh lính trên đảo nào chống trả mãnh liệt khi các chiến hạm phe ta không còn hổ trợ, thì họ như cá nằm trong rọ. Trên các đảo toàn là san hô với các, cây cối lúp xúp thì núp vào đâu để chống cự? Toán 10 quân cơ hữu HQ-16 đổ bộ ở đảo Quang Ảnh, thấy tình thế như vậy đã đào thoát bằng bè. Toán 14 biệt hải ở đảo Hữu Nhật không sở trường địa chiến lại không được tiếp tế lương thực, nước uống. Còn 25 địa phương quân "lính vườn bị lưu đày" nổ súng vì cái gì?
Tất cả bắn đì đoàng chiếu lệ chờ quân Trung Quốc bắt làm tù binh, cơ may còn sống. Không quân bên nào, cả VNCH lẫn TQ chết, bị thương vì đánh nhau trên bộ.



Chuyện MiG-21 và MiG-23 TQ oanh tạc?

"Ngày 20/01, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 TQ oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa ... Tiếp đó, binh lính TQ đổ bộ tấn công các đơn vị VNCH đồn trú trên các đảo này, chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa."

... Cũng là máy bay tưởng tượng, nhà nguyên cứu Thềm Sơn Hà đã dẫn chứng khá rõ:
    “…không có những cuộc oanh kích nào để yểm trợ cho quân TC hay VNCH. Vì khoảng cách giữa 5 đảo của nhóm Nguyệt Thiềm tương đối ngắn, G. Kosh có thể phát hiện được sự yểm trợ của loại phi cơ có khả năng tác chiến cao ở bất cứ nơi nào trong nhóm Nguyệt Thiềm…”
Bài viết của Bí Thư Thắng ‘Tôi đã đến đó’, không thấy đề cập đến sự xuất hiện của phi cơ: “chúng tôi toàn thể 14 thủy thủ thuộc Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, trú đóng đảo Cam Tuyền (Robert) trong những giờ phút cuối cùng với hỏa lực khủng khiếp từ hạm đội địch cũng như lực lượng hùng hậu của địch đổ bộ...”
Trần Thế Đức trong Hoàng Sa qua những nhân chứng diễn tả rõ hơn: “...tàu TC bắn vào Hoàng Sa (Pattle). Anh em ra rừng và các đống phân nằm bố trí. Có cả tiếng máy bay phản lực rít lên nữa…)
Với kinh nghiệm và khả năng ghi nhận của G. Kosh, thêm vào dẫn chứng từ hai bài viết nêu trên, ta có thể kết luận là trong biến cố Hoàng Sa, Trung Cộng không xử dụng phi cơ trực tiếp thi hành công tác oanh tạc và tác xạ để yểm trợ cho lực lượng Hải Quân và Bộ Binh, tuy nhiên họ đã chuẩn bị sẵn để xử dụng chúng khi cần cũng như đã xử dụng một số phi cơ vào công tác thám sát và biểu dương lực lượng để uy hiếp tinh thần các chiến sĩ VNCH.
Về phía VNCH, nhân chứng thẩm quyền nhất là Thiếu Tá Nguyễn Văn Hồng trưởng toán Công Binh đã có mặt trên đảo Hoàng Sa và đã bị Trung Cộng bắt làm tù binh trong ngày 20-1-1974. Ông đã xác nhận trong lần tiếp xúc tại tư gia ông vào năm 2005 là phi cơ Trung Cộng không có dội bom đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa trong ngày 20-1-1974."

Chuyện liên quan: Kế hoạch phản công tái chiếm Hoàng Sa?
 (không có trong bài của ông Trục)


... Cũng ảo nốt! Chẳng có cái lệnh, kế hoạch trên giấy trắng mực đen nào suất, lên dây cót cho quân lính lên hơn là thực tế nó đã xảy ra.
Điều vô lý trong thực tế lức bấy giờ, tinh thần của binh sĩ không kém, có thể là khí thế đang hăng nhưng hải quân và không quân đang thiếu và cần cho việc yểm trợ bộ binh trên các chiến trường khác nhau. Một kế hoạch phản công tái chiếm khả thi phải có cả hai lực lượng phối hợp với số lượng tàu chiến, máy bay nhiều để đủ đương đầu với lực lượng hùng hậu của hải không quân Trung Quốc. Họ lấy đâu ra, chiến trường trên bộ là sự sống còn của chế độ, họ có dám chấp nhận phiêu lưu không?
Cho là Lãnh đạo và chỉ huy cao nhất của VNCH một lẫn nữa rất muốn đánh nhau với Trung Quốc, dùng không quân làm át chủ bài đánh úp hậm đội đối phương nhưng sau đó thì sao? họ có dám đương đầu với một cuộc chiến tổng lực với TQ và khi chưa biết ý kiến Hoa Kỳ có hậu thuẫn hay không? Chắc chắn không một ông nào dám quyết định. 
Ông Nguyễn Thành Trung còn nổ đã tập kết tại Đà Nẵng 5 phi đoàn F-5, 120 phi công sẵn sàng xuất kính, móc đâu ra?
Lãnh đạo VNCH và các sĩ quan cao cấp chỉ là họp bàn, chính thức không có bằng chứng nào cho thấy có lệnh hay kế hoạch từ những người có cương vị trách nhiệm quyết định để phản công tái chiếm nhóm đảo Lưỡi Liềm đã bị mất về tay Trung Quốc. Vì nguyên tắc việc quân ở cấp cao, ai ra quyết định người ấy chịu trách nhiệm, mệnh lênh phải được ghi nhân qua điện báo hay văn bản. Một ví dụ như Tổng thống Thiệu chỉ đạo đối sách cho Tư lệnh Vùng I Duyên Hải, ông Thoại phải cho người đánh máy thành văn bản gửi về Phủ Thủ tướng để làm bằng chứng. Giả như có lênh từ ông A, ông B có chăng là lệnh miệng, chỉ dừng lại ở việc cấp dưới linh hoạt điều quân sẵn sàng chiến đấu theo ý cấp trên, chưa có giá trị thực hành tác chiến và việc lên kế hoạch không có nghĩa là có kế hoạch thật sự được triển khai, mọi việc tường thuật từ những nhân chứng theo hướng tin đồn, người này nghe lại từ người kia, rồi suy đoán...

Bình luận thêm:
Lãnh đạo VNCH có những động thái kịp thời sửa chữa sai lầm, theo tin tình báo có khả năng Trung Quốc sẽ bành trường tiếp ở quần đảo Trường Sa nên ngay sau đó đầu tháng 2/1974, HQ.VNCH đã mở chiến dịch đưa quân chiếm đóng thêm 5 đảo (1973 - đảo Nam Yết) . Lịch sử ghi nhận động thái thức thời đó, nhờ vậy mà sau 1975, HQ.NDVN hiện nay mới thuận lợi trong việc mở rộng các đảo, bãi khác trong khu vực...

Bài trên báo GDVN:
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa
Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ
_______
Thợ Cạo đã đăng:

Truyên truyền biển đảo kiểu Vịt, ăn cho hết! (có liên quan đến TS Trục)
Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Những gì bạn biết có thể chưa hẳn thật.
Những quyết định khó hiểu của chỉ huy quân VNCH trong HCHS 1974?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét