Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Những gì bạn biết có thể chưa hẳn thật

Chiên da Cạo xem tả lả âm binh, rất tiếc toàn là chữ Việt, không biết nguồn Tàu để đói chứng, nếu không sẽ phán như thánh chứ chẳng chơi! Dzì vậy tóm tắt dưới đây của Thợ Cạo cũng có thể sai, theo kiểu "Có một sự thật khác".
Nhân chứng người trong cuộc hải chiến, mỗi ông kể một phách, có người khiêm tốn, có người nổ banh chành. Tài liệu Chiến tranh chính trị của VNCH chủ yếu để truyên truyền còn Hải sử hải ngoại của các sếp từng ở Bộ tư lệnh Hải quân VNCH oánh nhau trên bàn giấy nói cho hay. Đối với Thợ Cạo là phải "nói có sách mách có chứng" thì tui mới tin
. Dưới đây là théc méc lâu nay của lão cũng có thể là của bạn. Tạm chốt vướn đề như sau, nếu có sai xin Thiếu tá Nguỵ Văn Thà phù hộ.

Kế hoạch bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của VNCH như thế nào?
Không, theo định kỳ 3 tháng một lần, Hải quân VNCH mới phái tàu ra kiểm tra, tiếp tế cho trung đội Địa Phương quân (trừ phi có chuyện bất thường).

Trung đội Địa phương quân đồn trú ở đảo Hoàng Sa làm gì?
Nói có thể quá - Địa phương quân là lính vườn bị lưu đày 3 tháng, tà tà ở đó tự lực cánh sinh. Có nhiệm vụ chính là ở giữ đảo mà họ đóng quân, hàng ngày cử người quan sát bằng mắt thấy con người, tàu thuyền, máy bay lạ, thông qua tổ khí tượng báo về đất liền, họ không có phương tiện đi tuần tra các đảo lân cận...


VNCH có biết trước ý đồ thôn tính của Trung Quốc?

Hoàn toàn không biết gì hết, cho đến khi cho đến khi tàu HQ-16 đi định kỳ, đồng thời chở toán công binh ra khảo sát nhằm lập phi đạo ở đảo và để nghiên cứu việc tu sửa lại cầu tàu tại Hoàng Sa, tình cờ phát hiện một số hoạt động bất thường của Trung Quốc trong nhóm đảo Lưới Liềm, báo cáo về đất liền.Về mặt chiến thuật, ngay cả Trung đội Địa phương quân đóng ở đảo Hoàng Sa cách đảo Hữu Nhật không biết có TQ xâm nhập.

Trung Quốc có kế hoạch dùng vũ lực thôn tính nhóm đảo Lưới Liềm không? 
Ý đồ bành trướng thì có, kế hoạch dùng vũ lực chưa thấy bằng chứng nào, theo suy đoán có thể có (do tuyệt mật nên TQ chưa giải). Ban đầu Trung Quốc khéo léo dùng dân quân giả dạng ngư dân đánh cá xâm nhập các đảo trước, tàu chiến lảng vảng vòng ngoài để tránh bị phát hiện, sẵn sàng hổ trợ lực lượng xâm nhập trái phép. Ngày 18/1 hải quân hai bên so kè nhau, tình hình nóng lên, hai bên báo cáo về Bộ tư lệnh của mình. 11 giờ tối, Hải đội trưởng VNCH nhận Lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại một cách "hòa bình" các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh.


Lực lượng Trung Quốc và Hải quân VNCH có mặt khi nào?

Ngày 16/1, HQ-16 có mặt, lực lượng đổ bộ bị phát hiện danh chính là dân quân TQ (không loại  trừ có binh lính giả dạng trà trộn).
Ngày 16-17/1, Hải quân VNCH phát hiện dấu hiệu khả nghi, đổ bộ kiểm tra, dân quân TQ tạm thời rút khỏi đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh.
Ngày 18/1, Tàu chiến hải quân TQ xuất hiện ở khu vực, 2 tàu chiến VNCH đổ bộ biệt hải lên đảo Quang Hòa và Duy Mộng thì phát hiện có bộ binh TQ bắn chặn.

Hai bên tổ chức lực lượng thê đội 2 dự bị ra sao?
Không, về phía VNCH trên thực tế không có lực lượng dự bị sẵn sàng yểm trợ chi viện cho lực lượng phía trước. TQ ngay khi lên kế hoạch hành quân đã tổ chức lực lượng hổ trợ, ví dụ như điều 2 tàu săn ngầm tiến vào vùng gần đảo Phú Lâm làm nhiệm vụ chi viện, cho 2 máy bay trinh sát trên vùng trời...

Trước khi xảy ra hải chiến, hai bên đã chiếm đóng kiểm soát những đảo nào?
Về phía VNCH
- Tại đảo Hoàng Sa có 30 quân (25 Địa phưong quân và 5 Công binh)
- Tại đảo Hữu Nhật (Cam Tuyền) có 14 biệt Hải.
- Tại đảo Quang Ảnh (Vĩnh Lạc) có 10 Hải quân
Về phía Trung Quốc
-  Tại đảo Quang Hoà và đảo Duy Mộng có một đại đội Trung Quốc

Lực lượng trên đảo của hai bên đánh nhau có dữ dội không?
Không, vài nhân chứng kể cho hay vậy thôi. Hơi có ác liệt là ngày18/1, khi HQ-4 đổ bộ toán Biệt Hải vào đảo Quang Hoà Tây bị lính TQ bắn chết 2 người nhái. Sau hải chiến, 20/1 khi các tàu hải quân VNCH rút lui, quân TQ tấn công lên đảo, lực lượng VNCH chống cự chiếu lệ, chấp nhận bị bắt. Cả hai bên không ai thiệt mạng.

Không quân TQ có oanh tạc quân VNCH hay không?
Không, Những ngày trước hải chiến, máy bay TQ bay trên bầu trời chỉ làm nhiệm vụ trinh sát (có thể đồng thời dùng để đe doạ quân VNCH). Ngày 20/1 sau hải chiến, không có Mig-21, 23 nào yểm trợ cho quân TQ, tấn công quân VNCH trên các đảo.

Có thật VNCH đã điều 5 phi đoàn, 120 máy bay F-5 tại Đà Nẵng sẵn sàng xuất kích?
Nổ, Máy bay cần hệ thống phục vụ đi kèm, làm như bộ binh tóm cổ lên xe vả lại điều thế thì gần hết vốn lấy máy bay đâu cho chiến trường trên bộ. Có chăng 1 phi đoàn - 17 máy bay sẵn sàng chờ lệnh.


Hai bên có thể tránh hải chiến hay không và VNCH có thể giữ lại đảo nào?
Có thể, vì hai bên tranh chấp đều không có ý dùng vũ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ từ ban đầu, Trung Quốc dùng kế tầm ăn dâu, lần dần từng bước. Hải chiến xảy ra trong tình hình nóng lên đỉnh điểm trong dự kiến nhưngkhó thể kiểm soát, quân hai bên tuỳ cơ ứng biến. Giả như VNCH kiên trì mềm dẽo, chấp nhận đảo Quang Hoà, Duy Mộng mất về tay Trung Quốc, không tấn công trực diện quân TQ thì biết đâu có thể còn giữ lại đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh và Tri Tôn. Giữ được các đảo còn lại hay không tuỳ cuộc diện về sau.


Có thật VNCH đã có kế hoạch phản công tái chiếm? 
Không, việc lên kế hoạch là bước chuẩn bị, nó chỉ có giá trị thực tiễn khi nào Kế hoạch ấy được ban hành chính danh. Không có bằng chứng nào cho thấy có lệnh hay ban hành kế hoạch từ người có trách nhiệm quyết định. Vì nguyên tắc việc quân ở cấp cao, ai ra quyết định người ấy chịu trách nhiệm, mệnh lênh phải được ghi nhân qua điện báo hay văn bản. Sự việc.chỉ dừng lại ở việc cấp dưới linh hoạt điều quân kiểu "đi tắt đón đầu" sẵn sàng chiến đấu theo ý cấp trên.
....
còn mổ tiếp
_________

Thợ đã cạo:
Những quyết định khó hiểu của chỉ huy VNCH?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét