Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

VNCH đồn trú Hoàng Sa, đúng nghĩa là giữ bãi chim ỉa!

Lão Cạo theo dõi những diễn biến trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 về phía VNCH, không thấy có sự hợp đồng giữa quân thuỷ và bộ, hoạt động của lực lượng đồn trú của VNCH ở đây rất mờ nhạt... Lão không khỏi tò mò, vậy lính đồn trú của VNCH ở đó đã làm gì cho đến khi bị TQ bắt.
Theo tài liệu và những gì nhân chứng đã từng sống ở Hoàng Sa tường thuật, đôi chỗ thông tin có mâu thuẫn nhau nhưng hình dung khái quát thế này:

Vô đề 
Về thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, túm lại cho bạn nào ít quan tâm dễ hiểu:
Quần đảo Hoàng Sa có 2 nhóm đảo, trên thực tế Trung Quốc chiếm đóng và kiểm soát nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc và VNCH chiếm đóng và kiểm soát nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây Nam.
Về lịch sử, bỏ qua thời nhà Nguyễn, đến thời Pháp họ có đóng quân ở đảo Phú Lâm (An Vĩnh), đảo Hoàng Sa (Lưỡi Liềm) và thỉnh thoảng dùng tàu tuần tra vòng quanh kiểm soát cả quần đảo, rồi thời Nhật chiếm đóng, Pháp lấy lại. Thời VNCH đóng quân chủ yếu là đảo Hoàng Sa, từ đó kiểm soát các đảo kế cận, còn Trung Quốc đóng quân đảo Phú Lâm, kiểm soát các đảo kế cận.
Lúc đầu có một tiểu đoàn Thuỷ quân Lục chiến VNCH đóng quân bảo vệ đủ 5 đảo, có ca nô đi tuần tra, sau giảm xuống một đại đội, từ 1959 chỉ còn một trung đội, rồi chuyển dần nhiệm vụ cho Bảo an, sau này là Địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam.
Quân số địa phương quân thường trực khoảng 30 đến 35 người, đóng quân trên 3 đảo là Hoàng Sa, Quang Hoà, Duy Mộng, rồi giảm tiếp quân số và "chết dí" một chỗ là đảo Hoàng Sa, họ không có xuồng ghe đi tuần tra nên các đảo gần đó có gì bất thường họ không hề biết.
Trong thời gian hải chiến Hoàng Sa 1/1974, thực tế có 25 lính và 4 nhân viên khí tượng tại đảo Hoàng Sa.

Công trình trên đảo Hoàng Sa thời Pháp "ất giáp bài bản":
Vũ lực không đem lại chủ quyền - Ảnh 1
Thời VNCH đảo Hoàng Sa "tệ như nhà vợ thằng đậu":
 

Họ là gồm những ai?

Là những lính Địa phương quân (lính vườn) kể cả trung đội trưởng vì do kỷ luật kém hay bị đì (đày)... được gom từ các đơn vị thành trung đội đưa ra đảo Hoàng Sa. Đa số họ có vợ con đùm đề ở quê nhà, lương trong đất liền vợ lãnh, khi về mang theo cá khô, rong biển... làm quà cho vợ con.

Nhiệm vụ, trách nhiệm?
Đi bộ vòng quanh đảo mất 20 phút, nhiệm vụ của họ là trấn thủ để bảo vệ và xác định chủ quyền của đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa chấm hết.

Công tác trong bao lâu?
Định kỳ là 3 tháng, phạm vị trễ 10 ngày, có nhân chứng cho rằng kéo dài mãi 6 tháng (chắc vì lý do nào đó, có tàu ra tiếp tế lương thực, thực thẩm). Khi đổi quân là thay toàn bộ lính lẫn tổ khí tượng, người cũ bàn giao cho người mới đến. Nhân viên khí tượng vần đi vần lại cũng bao nhiêu khuôn mặt đó, có người ra Hoàng Sa đến mười mấy lần, họ là những người biết rành nhất về Hoàng Sa.

Đi ra bao lâu và liên lạc bằng gì?
Từ Đà Nẵng đi  Hoàng Sa trên dưới 1 ngày tuỳ loại tàu và thời tiết. Trước đóng quân trên 3 đảo có máy thông tin liên lạc với nhau, sau không có. Muốn liên lạc về chỉ huy ở đất liền phải thông qua máy của đài khí tượng. Họ không có phương tiện truyền tin với các tàu như cờ, đèn hiệu ... (thậm chí cái ống nhòm cũng không nghe nhắc đến) nên muốn ra lệnh cho các tàu cũng không được.

Sống bằng gì?
Khi nhận ra công tác mỗi người mang theo lương thực, thực thẩm đủ dùng trong thời gian quy định. Nếu tàu định kỳ ra trễ, anh em phải giảm khẩu phần ăn cháo cầm hơi. Ban đầu, đơn vị có gia cầm mang theo, ăn hết thì thôi, có trồng ít rau gia vị... Thực phẩm hằng ngày là đánh bắt hải sản như cá, cua, ốc, vít... Uống nước từ bể chứa nước mưa dự phòng (đôi khi bị hết nước phải xài nước giếng), nước giếng dùng để tắm giặt vì bị nhiễm phốt phát. Do nhà cửa tạm bợ, gạo bảo quản không tốt, co khi họ phải ăn gạo mục mốc.

Cơ sở vật chất có gì?
Trên đảo có nhà kiên cố xuống cấp từ thời Pháp để lại là trạm khí tượng và vài nhà lợp tôn hoen rỉ cho lính, không còn cửa nẻo, mùa biển động phải dùng bạt che chắn, chịu cảnh ướt át lạnh lẽo mỗi khi có gió bão. Có lần tại đảo Duy Mộng , căn nhà anh em trú ngụ cũng bị bão đánh trốc cả mái , những tấm tôn lợp bay tứ tung ra rừng cây ráy biển, mọi người trên đảo phải phủ pon-cho ẩn nấp trong những hốc đá chờ bão tan họ mới cùng nhau đi tìm nhặt những tấm tôn mang về tu sửa lại nhà.

Việc phòng thủ có gì?
Không có hệ thống hào chiến đấu, không rào kẽm gai, không mìn, có mấy lô cốt cũ thời Nhật chiếm đóng. Nghe nói ngoài súng cá nhân M-16 còn có súng cối, đại liên, tất cả đều cất vào kho, lính thường ngày không mang súng (sợ bắn nhau), khi cần mới được dùng súng bắn cá, vít. Khi quân TQ đổ bộ vào không nghe sử dụng súng lớn để chống trả, có lẽ để lâu ngày bị rỉ sét hoặc họ không dám dùng.

Làm gì trên đảo?
Ngày bắt cá, đêm ngủ, lang thang ở trân lội bộ ra các rạn san hô thả lưới câu cá, không nghe nói tổ chức luân phiên canh gác. Lính phát hiện bằng mắt có máy bay, tàu lạ gõ kẻng báo động cho nhau, sau đó điện báo về đất liền. Nhân viên khí thượng thay nhau thả bóng khí tượng, ghi chép thông số, điện về đất liền dự báo bão. Ngoài ra để tránh buồn chán, họ, đờn ca, đánh bài giải sầu... Có vài lần tàu thuyền "nước lạ" ghé vào, sau hải chiến họ mới nghĩ ra là quân Trung Quốc giả dạng để nắm bắt tình hình phòng thủ trên đảo

Lỡ xảy ra bênh tật thì sao?
Thường có một y tá đi cùng với thuốc men thông dụng. Có trường hợp một người bị rắn biển cắn, chỉ huy điện liên tục về đất liền, không tàu ra, nằm chờ chết, may sao đến ngày về bị liệt người chứ không chết! Chuyện kể rằng khi Nhật đảo chính Pháp, anh em trên đảo bị bỏ rơi, bèn kiếm gỗ làm bè thả về đất liền, sau mấy ngày nhịn đói, họ táp vào bờ biển Qui Nhơn. Năm 1963, xảy ra đảo chánh lật đổ Tổng thống Diệm, cơ sở chế biên phân phốt-phát của bà Nhu ngưng hoạt động, toán công nhân ở đây suýt đói vì bị bỏ quên.  

Ngày xảy ra hải chiến, họ làm gì?
Không khí chiến tranh gần như không hề xuất hiện ở đây, tối cuối cùng trước khi trận chiến xảy ra, họ còn ngồi quây quần với nhau đàn hát nhạc của Trịnh Công Sơn... .Ngày 19/1 họ đứng xem hải quân hai bên bắn nhau như màn ảnh, hải quân.VNCH rút, quân Trung Quốc đổ bộ, họ bắn đì đoàng chiếu lệ, quân TQ vào bắt làm tù binh, không phải như mấy ảnh nói bắn hết đạn mới chịu đầu hàng...

Thơ của một chúa đảo Hoàng Sa
Tàu ra khơi anh mang theo nỗi nhớ
Gọi người tình giữa sóng nước mù
Em thành phố,anh miền xa hải đảo
Nhớ nhau xin soi mặt ánh trăng rằm .

Khói quyện tơ sầu trên ngón tay
Chiến y năm tháng nặng vai gầy
Hành trang nửa mãnh trăng đầu súng
Đi mãi cho tròn nghĩa nước mây .

Dư Mỹ

Đại úy Trần Kim Diệp nhận xét
Riêng về đội quân trấn đảo , tiếng là ‘’trấn thủ ‘’nhưng thực ra là đi tù . Họ gồm 22 quân nhân diện vô kỹ-luật thuộc những Đại-Đội ĐPQ của Quân-Khu 1, do 1 viên Sĩ-Quan cấp bậc Tr/U cũng vô kỹ-luật được chỉ định làm Trưởng Toán ( Đây là điều sai lầm vô cùng to-tát của các cấp lảnh đạo đã xem nhẹ và để mất quần đảo quý báu này ) .Vì là thành phần bị đi đày nên trong thời gian từ 3 đến 6 tháng ở đảo , họ không hề có tôn ti , cấp bậc mà sống theo ‘’luật của kẻ mạnh ‘’ và tất cả vũ-khí đều phải cất vào kho để tránh trường hợp họ dùng để thanh toán nhau .
Lương thực , thực phẩm mang theo thường được phung phí thật nhanh , sau đó hàng ngày toả ra bìa đảo để mò sò, ốc , bắt cua , cá , mực sống qua ngày . Vùng biển HS rất giàu hải sản , đặc biệt có loại ốc tai tượng rất to . Khi chúng tôi đến đảo thì được viên Sĩ-Quan Trấn Đảo Tr.U HY đải món khô gân ốc tai tượng nướng ăn khá ngon miệng .


 
 
Công trình trên đảo Hoàng Sa thời Pháp





 

Thợ cạo đã mổ:

Những cục sạn không nuốt nổi của nguyên TB Biên giới QG về Hải chiến HS...
Truyên truyền biển đảo kiểu Vịt, ăn cho hết! (có liên quan đến TS Trục)
Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Những gì bạn biết có thể chưa hẳn thật.
Những quyết định khó hiểu của chỉ huy quân VNCH trong HCHS 1974?
Hoàng Sa mất - Tại ải tại ai?
HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường Sa ...
.....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét