Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Bối cảnh

Bối cảnh:TQ sau 10 năm hổn loạn do Cách mạng Văn hóa
....
Theo báo chí Trung Quốc, từ năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon do muốn giành thắng lợi ở cuộc bầu cử, đã quyết định rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Trước khi rút, Nixon đã ra lệnh để lại thiết bị quân sự tối tân cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, coi như chút trách nhiệm cuối cùng dành cho đồng minh thân thiết. Lúc đó hải quân miền Nam Việt Nam được trang bị hơn 10 tàu chiến tối tân của Mỹ với các trang thiết bị vượt xa hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Vì vậy ông Thiệu đã không hề sợ hãi Trung Quốc.
Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng tên gọi (Hoàng Sa).
Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn đề Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao, theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.
Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.
Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa, cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.
Lúc này, lãnh đạo của căn cứ hải quân Ngọc Lâm và các cấp đang ở Trạm Giang để tham gia hội nghị tập huấn quân sự thường niên của Hạm đội Nam Hải. Chỉ có phó tư lệnh căn cứ Ngọc Lâm là Ngụy Minh Sâm và Hồ Sinh Huy đều ở lại căn cứ. Độ nhạy bén nghề nghiệp đã khiến hai người sớm đánh hơi thấy mùi chiến tranh tiềm ẩn. Vì vậy công tác chuẩn bị đã được triển khai, hai người sớm phân chia trách nhiệm, họ Ngụy sẽ ra biển chỉ huy, họ Hồ sẽ ở nhà giữ căn cứ.
Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.
Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
http://www.thanhnien.com.vn/hai-chien-hoang-sa/tai-lieu-trung-quoc-ve-hai-chien-hoang-sa-lan-dau-he-lo-ve-vu-khi-5579.html
4/1956 quân Pháp phải rút lui khỏi Việt Nam, để lại khoảng trống bố phòng ở Biển Đông. Các nước trong khu vực trong đó có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho đây là cơ hội tốt để chiếm đóng trái phép Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

21/1/1956, quân đội Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm, Linh Côn và kiểm soát nhóm đảo phía Đông - An Vĩnh.
22/8/1956, quân đội VNCH đổ bộ lên đảo Hoàng Sa và kiểm soát nhóm đảo phía Tây - Lưỡi Liềm.
Cùng năm 1956

Ngày 1/6/1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận.

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lí, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Tây Sa (tức Hoàng Sa)...

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc.

Tháng 2/1959, nhiều dân chài Trung Quốc định đến đóng trên phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, nhưng không thành công, bị hải quân VNCH bắt và trả lại phía Trung Quốc.

Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174–N của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang.

Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong.


Từ năm 1970, Trung Quốc giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Bắc Việt Nam. Điều này khiến quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Bắc Việt Nam xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất.

Năm 1970, Hoa Kỳ trao trả căn cứ Okinawa và quần đảo Senkaku về dưới chủ quyền của Nhật Bản và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa.

Ngày 12/1/1974, Chính phủ VNCH tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc.

Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc xấu hẳn đi.

Năm 1973, Hiệp định Paris được bốn bên tham chiến ký kết; Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt mọi can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn duy trì viện trợ và cố vấn quân sự. Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa; như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.

Từ khi Mỹ rút lui thì viện trợ cho VNCH cũng giảm, từ 1.614 triệu USD năm 1972-1973 xuống 1.026 triệu USD năm 1973-1974.


1-3/1973, VNCH đã cho tiến hành khảo sát địa chất tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.

Tháng 12/1973, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh bắc Bộ, phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa.

miền Nam Việt Nam đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí ngoài khơi với các công ty phương Tây trong vùng Vịnh Bắc Bộ , phía tây bắc của quần đảo Hoàng Sa. [6]
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 16-1-1974, chính phủ VNCH đã ra tuyên cáo bác bỏ luận cứ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của VNCH trên hai quần đảo này.

Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.



Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm. Sau này, ông Hoàng Đức Nhã giải thích việc Việt Nam Cộng hòa không chú trọng bảo vệ Hoàng Sa là do lúc đó nhà nước này ưu tiên chống đỡ sự tấn công của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hơn bảo vệ Hoàng Sa.

Trước khi xảy ra giao tranh tại nhóm Nguyệt Thiềm
VNCH đang thực thi chủ quyền tại đây, vì thiếu phương tiện nên họ chỉ đồn trú trên đảo Hoàng Sa, còn các đảo khác bị bỏ không nhưng vẫn trong vòng kiểm soát của bộ binh và hải quân VNCH.
Trung Quốc có quân chiếm đóng bất lỳ đảo, bãi đá nào.
Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lúc xảy ra hải chiến không có dân thường trú, chỉ có tàu cá ngư dân Việt Nam, Trung Quốc đánh bắt cá ghé qua ở tạm.
Ngoài khơi là Hạm đội 7 của Mỹ đang khống chế kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Nơi xảy ra hải chiến ước tính cách căn cứ Du Lâm (TQ) 175 hải lý; cánh căn cứ Đà Nẵng (VNCH) 230 hải lý, như vậy về phía Trung Quốc gần hơn Việt Nam.

Diễn biến trước khi hai bên nổ súng

Ngày 11/1/1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ngay lập tức, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc. Từ thời điểm này, liên tục có những diễn biến căng thẳng cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao đến khi cuộc nổ súng bắt đầu.

Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.
10h, HQ16 đi tuần tiễu phát hiện trên đảo Cam Tuyền cắm cờ Trung Quốc và gần đó là một tàu đánh cá Trung Quốc màu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402, có đại bác 25 ly. Tàu HQ16 đã dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đảo nhưng tàu này không trả lời. Chiều cùng ngày, tàu Trung Quốc mới rời khỏi đảo.
Ngày 16/1/1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Sáng sớm hôm đó, HQ16 đi tuần và phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao gắn cờ Trung Quốc cùng một chiến hạm Trung Quốc di chuyển quanh đảo. HQ16 yêu cầu tàu này rút lui nhưng không có tín hiệu trả lời. Đảo Duy Mộng không có người nhưng có hai tàu nhỏ của Trung Quốc ở gần bờ.
Trưa 16/1, HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để thám sát, phát hiện có mộ và bia đã đề chữ Hán. Lúc 15h35, HQ16 ghi nhận tại Tây Nam đảo Cam Tuyền có hai tàu đánh cá Trung Quốc được vũ trang đại bác 25 ly, mang số 402 và 407.
Ngày 17/1, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.
Trên thực địa, lúc 11h, HQ16 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc. Nhóm này có nhiệm vụ phá hủy các tấm mộ bia và tổ chức phòng thủ trên đảo.
15h cùng ngày, HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền trong khi hai tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.
18h, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshtadt 271 và 274 từ đảo Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 đã dùng quang hiện yêu cầu các tàu này rời đi, tàu Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rút lui. Tiếp đó, các tàu này chạy quanh HQ4 và di chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp quy tắc hàng hải quốc tế.

18/1/1974, Trung Quốc nhận đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ
Ngày 18/1, một trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4 lúc 4h30. Nhưng sau khi HQ4 tiến sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa. 8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu Trung Quốc di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.
10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Cam Tuyền và rút tất cả 27 biệt hải trở về chiến hạm. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 407 tiến về phía HQ16.
15h cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Hải đoàn gồm HQ4, HQ5, HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích lên đảo. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía bên kia phải rời ngay lập tức. Với hành động cố tình chặn đường có thể gây đụng tàu, Hải đoàn trở về phía Nam đảo Hoàng Sa, tiếp tục theo dõi chiến hạm Trung Quốc.
19h15, HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.
23h, Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Vị Chỉ huy trưởng chia Hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 do trung tá Vũ Hữu San, chỉ huy với nhiệm vụ có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ hai toán hải kích và biệt hải. Phân đoàn hai gồm HQ10 và HQ16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo Nguyệt Thiềm để yểm trợ cho việc đổ quân. Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiếm hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và 274), còn quân Trung Quốc sẽ là mục tiêu tấn công cuối cùng.



Ngày 16 tháng một năm 1974, sáu sĩ quan quân đội Việt Nam và một người quan sát trên tàu khu trục Mỹ Lý Thường Kiệt (HQ-16) đã được gửi đến các quần đảo Hoàng Sa trên một tour du lịch kiểm tra. Họ phát hiện ra hai "tàu đánh cá bọc thép" Trung Quốc đặt ra đảo Drummond để hỗ trợ từ PLA đã chiếm đóng đảo. Lính Trung Quốc cũng đã được quan sát xung quanh một hầm trên đảo Duncan gần đó, với một con tàu hạ cánh thả neo trên bãi biển và hai pháo hạm tên lửa dẫn đường Kronstad-class bổ sung trong các vùng lân cận. Điều này đã được báo cáo kịp thời Sài Gòn , [10] [11] và một số tàu hải quân đã được gửi đến đối đầu với các tàu Trung Quốc trong khu vực. Hải quân Hàn Việt frigate hiệu phi đội Trung Quốc phải rút lui, và đổi lại nhận được yêu cầu tương tự. Các lực lượng đối thủ shadowed từng qua đêm khác, nhưng đã không tham gia.
Ngày 17 tháng 1, khoảng 30 lính Việt Nam lội vào bờ trên đảo Robert không mấy khó khăn và loại bỏ các lá cờ Trung Quốc họ tìm thấy bay. Sau đó, cả hai bên đã nhận được viện binh. Các tàu khu trục Trần Khánh Dư (HQ-4) gia nhập Lý Thường Kiệt (HQ-16), trong khi hai tàu hộ tống PLAN (# 274 và # 271) gia nhập Trung Quốc.
Vào ngày 18, các tàu khu trục nhỏ Trần Bình Trọng (HQ-5) đến mang theo người chỉ huy của hạm đội Nam Việt, Đại tá Hà Văn Ngạc. Các tàu hộ tống Nhật Tảo (HQ-10) cũng đạt các đảo, di chuyển một cách thận trọng vì bà chỉ có một động cơ hoạt động vào thời điểm đó.


Cán cân lực lượng


Bốn tàu chiến của Hải quân miền Nam Việt Nam do đó tham gia vào trận chiến: tàu khu trục nhỏ , Trần Bình Trọng (HQ-5) , [1] Lý Thường Kiệt (HQ-16) , [2]Trần Khánh Dư (HQ-4) , [3] , và các tàu hộ tống Nhật Tảo (HQ-10) . [4] Một trung đội biệt kích hải quân Nam Việt, một nhóm phá hủy dưới nước, và thường xuyên VNCH trung đội là bây giờ đóng quân trên đảo.

Trung Quốc cũng có bốn tàu chiến trên mặt: các PLAN tàu hộ tống # 271, # 274, # 389 và # 396. Đây là những tàu chiến cũ và nhỏ với chiều dài trung bình 49 mét và chiều rộng 6 mét, và họ đã không được duy trì tốt . Tuy nhiên, họ được gia cố bởi hai chasers Kronstad-Class tàu ngầm (# 281 và # 282) vào cuối của cuộc chiến. Ngoài ra, hai PLA tiểu đoàn hàng hải và một số không rõ của lực lượng dân quân thường xuyên đã được hạ cánh trên đảo.

Bốn tàu đã tham gia từ mỗi bên, nhưng tổng chuyển vị và vũ khí của tàu Việt Nam đã vượt trội so với những người của Trung Quốc. Các hỗ trợ và củng cố lực lượng của PLAN của Trung Quốc đã không tham gia vào cuộc chiến.

Lưc lượng

Trên đảo Hoàng Sa trước đó đã có một trung đội Địa phương quân khoảng 35 người, một tổ khí tượng thuỷ văn 2 người. Ngày 16/1 thêm một toán công binh 6 người (bao gồm 1 cố vấn Mỹ). Trước khi xảy ra nổ súng, các đảo còn lại Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Quang Hoà, Duy Mộng: không có người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét